Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng mạnh mẽ nhất chi phối nền kinh tế thế giới. Xu thế này đã mở ra cho nhiều quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển nhiều cơ hội phát triển và thu hẹp dần khoảng cách đối với các nước phát triển, hòa nhập vào nền kinh tế chung.
Việt Nam, một quốc gia đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á cũng đã và đang bước lên những nấc thang của tiến trình hội nhập. Bằng chứng là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào cuối năm 2006 vừa qua, đồng thời là sự tham gia tích cực vào các tổ chức kinh tế, diễn đàn kinh tế trong và ngoài khu vực. Tiến trình này đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội, là đòn bẩy tạo nên những khởi sắc và thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế đất nước thời gian qua.
Theo nhịp phát triển đó, ngành hàng không trong những năm gần đây cũng không ngừng được nâng cao cả về chất và lượng: trong vòng 6 năm đội bay của hãng đã tăng gấp rưỡi về số lượng, chủng loại máy bay cũng được hiện đại hóa chú trọng tới các loại máy bay tải trọng lớn, kỹ thuật tiên tiến; mạng đường bay không ngừng mở rộng nối các vùng miền của đất nước với nhau và với các nước khác; chất lượng sản phẩm cũng ngày càng cao đáp ứng những nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, sự phát triển và lớn mạnh của ngành vận tải hàng không đã tác động tới sự phát triển của các ngành kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân và góp phần đưa hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
85 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2284 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty hàng không Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG I THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 9
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TCT HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 9
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam 9
1.1. 2. Những nhiệm vụ chính của Tổng công ty hàng không Việt Nam 11
1.1.3. Cơ cấu tổ chức 14
1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty hàng không Việt Nam 14
1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của Ban Tài chính - Kế toán 17
1.1.4. Hoạt động của TCT 18
1.1.4.1. Vận chuyển hành khách và hàng hoá 18
1.1.4.2. Các chỉ tiêu tài chính 19
1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TCT 22
1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh 22
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của TCT 23
1.2.2.1.Điểm mạnh 24
1.2.2.2.Điểm yếu 27
1.2.2.3. Cơ hội 29
1.2.2.4. Thách thức 32
1.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của TCT 35
1.2.3.1. Thị phần của TCT 35
1.2.3.2. Đội bay và mạng đường bay 35
1.2.3.3. Năng lực tài chính của TCT 38
1.2.3.4. Chất lượng nguồn nhân lực 38
1.2.3.5. Giá tri tài sản vô hình 40
1.3. ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở VNA TRONG GIAI ĐOẠN 2001- 2005 41
1.3.1.Tình hình đầu tư chung 41
1.3.2. Vốn đầu tư 43
1.3.3. Cơ cấu đầu tư 46
1.3.3.1 Đầu tư phát triển đội máy bay 46
1.3.3.2 Đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị 49
1.3.3.3 Đầu tư cho nguồn nhân lực 51
1.3.3.4 Đầu tư cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại 53
1.3.4. Đánh giá hoạt động đầu tư 55
1.3. 4.1. Những thành tựu đạt được 56
1.3.4.2. Những tồn tại trong đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở TCT 58
CHƯƠNG II GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 60
2.1.TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 60
2.1.1.Tình hình quốc tế 60
2.1.1.1 Những cơ hội phát triển 60
2.1.1.2 Những thách thức đối với sự phát triển 62
2.1. 2. Tình hình trong nước 63
2.1.2.1 Những điều kiện thuận lợi 63
2.1.2.2 Những thách thức TCT phải đối mặt 65
2.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 67
2.2.1.Chiến lược phát triển chung 67
2.2.2. Kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 69
2.3. GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở TCT GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 73
2.3.1. Giải pháp đối với nguồn vốn đầu tư 73
2.3.1.1. Tăng khối lượng vốn đầu tư 73
2.3.1.2. Đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư 74
2.3.2. Cơ cấu đầu tư 74
2.3.2.1.Giải pháp đầu tư phát triển đội bay và mạng đường bay 74
2.3.2.2.Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực 76
2.3.2.3.Giải pháp đầu tư cho công tác marketing, nghiên cứu thị trường 78
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cty
Cty LD
HĐQT
NB
NSNN
PTGD
TCT
TSN
TT
TTKS
VNA
VP
XN
XN TM
XN TMMĐ
Công ty
Công ty liên doanh
Hội đồng quản trị
Nội Bài
Ngân sách Nhà Nước
Phó Tổng giám đốc
Tổng công ty
Tân Sơn Nhất
Trung tâm
Trung tâm kiểm soát
Vietnam Airlines
Văn phòng
Xí nghiệp
Xí nghiệp thương mại
Xí nghiệp thương mại mặt đất
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức được phê duyệt theo 372/QĐ-TTg
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức của TCT
Bảng 1.3. Kết quả vận chuyển hành khách và hàng hoá giai đoạn 2001 - 2006
Bảng 1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT giai đoạn 2001 - 2006
Bảng 1.5. Ma trận SWOT vận dụng đối với VNA
Bảng 1.6. Nguồn vốn chủ sở hữu của một số hãng hàng không (Đơn vị: triệu USD)
Bảng 1.7 Biểu đồ nguồn vốn chủ sở hữu của một số hãng trong khu vực
Bảng 1.8. Bảng số liệu đội bay của một số hãng trong khu vực
Bảng1.9 Bảng thống kê về đội bay của VNA
Bảng 1.10 Bảng số lượng điểm đến của một số hãng trong khu vực
Bảng 1.11 Số lượng lao động của TCT giai đoạn 2001 - 2006
Bảng 1.12 Cơ cấu vốn đầu tư theo các nội dung của VNA giai đoạn 2001 - 2006
Biểu đồ 1.13 Tỷ trọng vốn đầu tư theo các nội dung của VNA giai đoạn 2001 - 2006
Bảng 1.14 Qui mô vốn đầu tư của VNA giai đoạn 2001 - 2006
Biểu đồ 1.15 Biểu đồ thể hiên cơ cấu vốn đầu tư của VNA giai đoạn 2001-2006
Bảng 1.16 Vốn đầu tư cho máy bay giai đoạn 2001-2006
Biểu đồ 1.17 Vốn đầu tư cho máy bay giai đoạn 2001 - 2006
Bảng 1.18 Đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị
Biểu đồ 1.19 Đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị
Bảng 1.20 Đầu tư cho nguồn nhân lực
Bảng 1.21 Đầu tư cho quảng cáo và xúc tiến thương mại
Biểu đồ 1.22 Đầu tư cho quảng cáo và xúc tiến thương mại
Bảng 1.23: Hiệu quả tài chính của Tổng công ty giai đoạn 2001-2006
Bảng 1.24 Nộp NSNN giai đoạn 2001 - 2006
Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2006 – 2010
Bảng 2.2 : Kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2007 - 2010
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng mạnh mẽ nhất chi phối nền kinh tế thế giới. Xu thế này đã mở ra cho nhiều quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển nhiều cơ hội phát triển và thu hẹp dần khoảng cách đối với các nước phát triển, hòa nhập vào nền kinh tế chung.
Việt Nam, một quốc gia đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á cũng đã và đang bước lên những nấc thang của tiến trình hội nhập. Bằng chứng là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào cuối năm 2006 vừa qua, đồng thời là sự tham gia tích cực vào các tổ chức kinh tế, diễn đàn kinh tế trong và ngoài khu vực. Tiến trình này đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội, là đòn bẩy tạo nên những khởi sắc và thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế đất nước thời gian qua.
Theo nhịp phát triển đó, ngành hàng không trong những năm gần đây cũng không ngừng được nâng cao cả về chất và lượng: trong vòng 6 năm đội bay của hãng đã tăng gấp rưỡi về số lượng, chủng loại máy bay cũng được hiện đại hóa chú trọng tới các loại máy bay tải trọng lớn, kỹ thuật tiên tiến; mạng đường bay không ngừng mở rộng nối các vùng miền của đất nước với nhau và với các nước khác; chất lượng sản phẩm cũng ngày càng cao đáp ứng những nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, sự phát triển và lớn mạnh của ngành vận tải hàng không đã tác động tới sự phát triển của các ngành kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân và góp phần đưa hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Những năm trở lại đây Tổng công ty luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 15 - 25% một năm, thành tựu đạt được như vậy là kết quả của những nỗ lực không ngừng của toàn thể Tổng công ty. Trong một nền kinh tế mở cửa như hiện nay, để duy trì được những kết quả đó là cả một thử thách lớn lao bởi vì vấn đề cạnh tranh giữa các quốc gia, các ngành nghề lĩnh vực đang ngày một gay gắt hơn. Đứng trước bối cảnh đó nhiệm vụ tăng cường, nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty trở nên cấp thiết hơn, vì vậy Tổng công ty đã có những chính sách chiến lược cụ thể nhằm kịp thời điều chỉnh và thích nghi với môi trường kinh doanh mới.
Qua tìm hiểu nghiên cứu tài liệu và thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty; được sự nhất trí của cô giáo hướng dẫn thực tập em đã lựa chọn đề tài: "Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty hàng không Việt Nam trong giai đạon 2007 - 2010.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, nội dung chính của chuyên đề được trình bày trong hai chương:
Chương I: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty hàng không Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006
Chương II: Giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty hàng không Việt Nam giai đoạn 2007 - 2010.
Tác giả gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ và nhân viên ban Tài chính - Kế toán nói chung và phòng Tài chính - Đầu tư nói riêng đã giúp đỡ nhiệt tình, đồng thời cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới cô giáo hướng dẫn ThS. Trần Mai Hương đã tận tình giúp đỡ hoàn thành bài viết này.
Do hiểu biết còn hạn chế và thời gian thực tập chưa được nhiều nên bài viết không tránh khỏi sai sót kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô và cbạn.
CHƯƠNG ITHỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TCT HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Tổng công ty Hàng không Việt Nam có một lịch sử phát triển khá dài với nhiều bước thăng trầm, có thể chia thành các mốc quan trọng như sau:
- Mốc thứ nhất: theo Nghị định 666/TTg ngày 15/01/1956 : thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộc Thủ Tướng Chính Phủ. Trong thời gian này hoạt động của hãng tương đối hạn chế, chủ yếu phục vụ liên lạc, các thông tin khí tượng, chuyên chở nhiên liệu và hàng hóa. Đội bay của hãng chỉ có năm chiếc cánh quạt loại nhỏ.
- Mốc thứ hai: Theo Nghị định 26-CP ngày 11/02/1976 Thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam trên cơ sở Cục Hàng không dân dụng (HKDD) Việt Nam. Sự thống nhất của Việt Nam vào năm 1975 đã tạo nên sự bùng nổ về dịch vụ vận tải hàng không nhờ có sự phát triển đầy ấn tượng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Giai đoạn này, hãng đã có một đội bay hiện đại với nhiều loại máy bay như IL14, AN24, LI2, YAK40, DC3, DC4 và sau đó là hai chiếc Boeing 707. Tổng cục HKDD cũng điều hành một mạng lưới phòng vận tải và sân bay trên cả nước. Năm 1977 hãng đã chuyên chở 21000 hành khách ( 7000 khách nước ngoài) và 3000 tấn hàng hóa.
- Mốc thứ ba: Theo Nghị định 112/HĐBT và quyết định số 225/CT ngày 29/08/1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức và thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Trong đó Tổng cục HKDD thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về HKDD và TCT HKVN thực hiện chức năng kinh doanh vận tải hàng không và các dịch vụ đồng bộ.
- Mốc thứ tư: Theo quyết định số 224/NQ-HĐNN8 ngày 31/03/1990 của Hội đồng Nhà nước: giao cho Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện đảm nhận chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành HKDD (ngành HKDD tách khỏi Bộ Quốc phòng) đồng thời giải thể Tổng cục HKDD. Vụ hàng không thuộc Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện được thành lập theo Nghị định 151/HĐBT ngày 12/05/1990.
- Mốc thứ năm: Theo Nghị định 242/HĐBT ngày 30/06/1992: Giải thể Vụ hàng không và thành lập Cục HKDD Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện. Theo chỉ thị 243/CT ngày 01/07/1992 của HĐBT về hướng dẫn tổ chức lại ngành hàng không Việt Nam và ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của cục HKDD Việt Nam.
- Mốc thứ sáu: Theo Quyết định số 745 QĐ/TCCB-LD ngày 20/04/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam được thành lập.
- Mốc thứ bảy: Theo Quyết định 328/TTg ngày 27/05/1995, Tổng công ty hàng không Việt Nam được thành lập trong đó lấy Hãng hàng không quốc gia Việt Nam làm nòng cốt. Hiện nay Tổng công ty hàng không Việt Nam đang được tổ chức và hoạt động theo Nghị định 04/CP ngày 27/01/1996. Tính đến thời điểm những năm 1995 các tuyến bay đã tăng lên rất nhiều tới Singapore, Manila, Kuala Lumpur, Hong Kong tiếp đó là Paris, Taipei, Kaosiung, Seoul, Osaka, Sydney, Melbourne và Phnom Penh. Mức tăng trưởng trung bình hàng năm về vận tải hành khách và hàng hóa là 35%/năm. Đến tháng tư năm 2001, Tổng công ty hàng không Việt Nam đã tăng tần suất giữa các vùng lãnh thổ đông đúc dân cư. Tuyến bay mới nhất tính đến đầu năm 2007 là giữa thủ đô Hà Nội bay thẳng đi Buôn Ma Thuột.
- Mốc thứ tám: Theo Quyết định 372/TTg ngày 04/04/2003, Tổng công ty hàng không Việt Nam được thí điểm tổ chức theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
Ý tưởng về mô hình Công ty mẹ - Công ty con đối với các Tổng công ty 91 của Nhà nước được biết đến đầu tiên do sự đề xuất của Tổng công ty hàng không Việt Nam. Tại thời điểm hiện nay, hầu hết các Tổng công ty đã chuyển đổi thành công theo mô hình này. Hiện giờ, theo Quyết định 259/06/QĐ-TTg ngày 13/07/2006 phê duyệt điều lệ của Tổng công ty mẹ, VNA đang hoàn tất các bước cuối cùng để chuyển đổi. Trong tương lai, việc áp dụng mô hình quản lý kiểu mới sẽ giúp cho VNA hoạt động có hiệu quả hơn nữa, đem lại nhiều lợi ích hơn nữa.
1.1. 2. Những nhiệm vụ chính của Tổng công ty hàng không Việt Nam
- Thực hiện kinh doanh, dịch vụ về vận tải hàng không đối với khách hàng, hàng hóa trong nước và nước ngoài theo quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành HKDD của Nhà nước.
- Cung ứng dịch vụ thương mại, kỹ thuật hàng không và các ngành có mối quan hệ gắn bó với nhau trong dây chuyền kinh doanh vận tải hàng không; xây dựng kế hoạch phát triển.
- Đầu tư tạo nguồn vốn.
- Thuê, cho thuê, mua sắm máy bay.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, nguyên, nhiên liệu cho ngành hàng không.
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong, ngoài nước.
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của Pháp luật.
- Đầu tư trực tiếp, hay gián tiếp vào các dự án trong, ngoài nước; mua một phần hay toàn bộ doanh nghiệp khác theo quy định của Pháp luật.
SƠ ĐỒ 1.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐƯỢC PHÊ DUYỆT THEO 372/QĐ-TTG
1.1.3. Cơ cấu tổ chức
1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty hàng không Việt Nam
Từ sau năm 2006, theo Quyết định 372/QĐ-TTg ngày 04/04/2003 Tổng công ty hàng không Việt Nam được thí điểm tổ chức theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
TCT có một bộ máy nhân sự qui mô khá lớn với nhiều phòng ban và hệ thống các văn phòng đại lý ở nhiều địa phương trong nước cũng như các cơ quan đại diện ở nước ngoài. TCT bao gồm các cơ quan đơn vị như sau:
Cơ quan quản lý điều hành tại TCT:
18 cơ quan tham mưu giúp việc
- 06 cơ quan thường trực
03 tổ chức chính trị, xã hội
Các đơn vị thành viên TCT:
12 đơn vị hạch toán độc lập
06 đơn vị hạch toán phụ thuộc
10 đơn vị trực thuộc hãng
29 chi nhánh, VP đại diện của VNA tại nước ngoài
01 đơn vị sự nghiệp
Các đơn vị có vốn góp của TCT:
04 công ty liên doanh
04 công ty cổ phần
Hiện nay các cơ quan giúp việc của TCT gồm có
Văn phòng đối ngoại
Ban Tổ chức cán bộ - lao động tiền lương
Ban Tài chính - kế toán
Ban Kế hoạch – đầu tư
Ban Khoa học công nghệ
Ban Đào tạo
Phòng Pháp chế - thanh tra
Ban Kỹ thuật
Ban Quản lý vật tư
Ban Đảm bảo chất lượng
Ban Kế hoạch thị trường
Ban Tiếp thị hành khách
Ban KH Tiếp thị hàng hóa
Ban Dịch vụ thị trường
Ban Điều hành bay
Ban An toàn an ninh
Phòng Tổng hợp (HĐQT)
Các đơn vị hạch toán độc lập:
Công ty xăng dầu hàng không.
Công ty in hàng không.
Công ty xuất nhập khẩu hàng không.
Công ty dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài
Công ty dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng.
Công ty dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất.
Công ty nhựa cao cấp hàng không.
Công ty tư vấn khảo sát thiết kế hàng không.
Công xây dựng công trình hàng không.
Công ty vận tải ô tô hàng không.
Công ty cung ứng dịch vụ hàng không.
Công ty cung ứng lao động hàng không.
Các đơn vị hạch toán phụ thuộc
XN thương mại mặt đất Nội Bài.
XN thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất.
XN thương mại mặt đất Đà Nẵng.
XN sửa chữa máy bay A75
XN sửa chữa máy bay A76
Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO).
Tạp chí Heritage (mới thành lập).
Các đơn vị trực thuộc hãng
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Văn phòng khu vực miền Bắc
Văn phòng khu vực miền Nam
Văn phòng khu vực miền Trung.
Đoàn bay 919
Đoàn tiếp viên.
Trung tâm huấn luyện bay.
Trung tâm Thống kê và tin học hàng không.
Trung tâm kiểm soát khai thác Nội Bài
Trung tâm kiểm soát khai thác Tân Sơn Nhất.
Cùng với sự phát triển của đất nước, bộ máy tổ chức của TCT đã dần trở nên phù hợp với yêu cầu thực tế, sơ đồ tổ chức theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con đã thể hiện những nỗ lực của TCT trong việc cải tổ bộ máy, tạo điều kiện cho các thành phần có thể phát huy khả năng tự quyết, TCT do đó sẽ trở về với chính nhiệm vụ của mình là một doanh nghiệp vận tải hàng không quốc gia.
1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của Ban Tài chính - Kế toán
Ban Tài chính - Kế toán là một trong số các cơ quan giúp việc của TCT . Nhiệm vụ chính của ban là thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài chính (trừ kế hoạch tài chính) và các nghiệp vụ kế toán thuộc cấp TCT. Ban gồm 7 phòng với khoảng 160 lao động, cụ thể:
Phòng Tài chính - Đầu tư.
Phòng Kế toán tổng hợp.
Phòng Kế toán thu.
Phòng Thanh toán chi.
Phòng Chế độ.
Phòng Bảo hiểm.
Phòng Quản lý vốn đầu tư ra ngoài
Tuy nhiên chức năng nhiệm vụ giữa các phòng trong cùng ban hay giữa các ban luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau trong việc thực hiện những mục tiêu chung của TCT.
Vấn đề tài chính và đầu tư là một trong những vấn đề hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp, đây chính là nhiệm vụ lớn lao đặt lên vai các cán bộ quản lý và nhân viên phòng Tài chính - Đầu tư. Phòng Tài chính - Đầu tư có các chức năng cơ bản như sau:
Quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, thuê mua máy bay, mua sắm trang thiết bị, …
Quản lý vốn, tài sản của TCT
Thanh toán các hợp đồng lớn ( chủ yếu là các hợp đồng về thuê mua máy bay, đại tu sửa chữa lớn, …)
Huy động vốn cho đầu tư.
1.1.4. Hoạt động của TCT
Các chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT như sau
1.1.4.1. Vận chuyển hành khách và hàng hoá
Đối với một hãng kinh doanh dịch vụ vận tải, việc xem xét các chỉ tiêu về vận chuyển hành khách và hàng hoá được kể đến trước tiên.
Bảng 1.3. Kết quả vận chuyển hành khách và hàng hoá giai đoạn 2001 - 2006
Nội dung
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng
Vận chuyển hành khách
Triệu lượt
3,39
4
4,5
5,1
5,85
6,8
29,64
Tốc độ tăng liên hoàn
%
11,8
12,3
16,8
15,9
16,2
Vận chuyển hàng hoá
Nghìn tấn
71,8
76,9
82,1
89,4
97
106
523,2
Tốc độ tăng liên hoàn
%
7,1
6,7
8,8
8,5
9,2
Nguồn: Ban Kế hoạch – thị trường
Những thống kê cho thấy số lượt hành khách vận chuyển liên tục tăng qua các năm với tốc độ trung bình là 14,6%/năm. Năm 2001, số lượt hành khách vận chuyển là 3,39 triệu lượt nhưng đến cuối giai đoạn, tức là vào năm 2006 số lượt hành khách vận chuyển đã tăng lên gấp hai lần, đạt 6,8 triệu lượt hành khách.Trong cả giai đoạn, tổng số lượt hành khách vận chuyển được là 29,64 triệu lượt.
Vận chuyển hàng hoá cũng thu được những kết quả khả quan. Năm 2001 TCT vận chuyển được 71,7 nghìn tấn hàng hoá nội địa và quốc tế, vào cuối năm 2006 các báo cáo cho thấy lượng hàng hoá vận chuyển đã tăng 1,5 lần, tương ứng với 106 nghìn tấn hàng hoá. Lượng vận chuyển hàng hoá qua các năm liên tục tăng với tốc độ trung bình khoảng 8%/năm.
Theo những thống kê mới nhất của quý I năm 2007 cho biết vận tải hành khách đạt 2.029.966 lượt hành khách, vượt 16,8% so với cùng kỳ năm 2006 và vượt 26,4% kế hoạch năm; vận tải hàng hoá cũng rất khả quan, đạt 26.395 tấn hàng hoá tương đương với 22% kế hoạch năm và tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Các kết quả trên cho thấy hoạt động kinh doanh vận tải của hãng đang trên đà tiến triển hết sức tốt đẹp.
1.1.4.2. Các chỉ tiêu tài chính
Các kết quả hoạt động kinh doanh của TCT trong giai đoạn 2001 – 2006 được thể hiện ở dưới bảng sau
Bảng 1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT giai đoạn 2001 - 2006
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
1.Tài sản lưu động
Giá trị thực
3144
2351
2625
2780
3460
4350
Tốc độ tăng liên hoàn
0.75
1.12
1.06
1.24
1.26
2. TSCD và đầu tư dài hạn
Giá trị thực
1800
3577
7732
19040
13690
19457
Tốc độ tăng liên hoàn
1.99
2.16
2.46
0.72
1.42
3. Vốn kinh doanh
Giá trị thực
1940
2755
2975
3382
3803
4322
Tốc độ tăng liên hoàn
1.42
1.08
1.14
1.12
1.14
4. Kết quả kinh doanh
4.1. Tổng doanh thu
Giá trị thực
6820
8280
8904
12837
15492
17438
Tốc độ tăng liên hoàn
1.21
1.08
1.44
1.21
1.13
4.2. Tổng chi phí
Giá trị thực
6412
7531
8610
12259
14936
18190
Tốc độ tăng liên hoàn