Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO cùng với những cam kết về mở cửa thị trường, cắt giảm thuế, xoá bỏ sự đối xử phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp vốn nước ngoài …Từ đó sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng nhưng đầy quyết liệt giữa một bên là các công ty Việt Nam vốn đã quen với sự bảo hộ của nhà nước và bên kia là các công ty nước ngoài đã có lịch sử hàng trăm năm phát triển cạnh tranh theo cơ chế thị trường. Theo dự báo của các nhà kinh tế học, sẽ có một làn sóng đầu tư ồ ạt chuyển vào Viêt Nam, đặc biệt là ở lĩnh vực Ngân hàng và Xây dựng, phá bỏ tình trạng đóng băng trong thị trường bất động sản của nước ta trong những năm gần đây, đồng thời mở ra những nguồn huy động vốn rất lớn đầu tư vào xây dựng hạ tầng cơ sở. Do đó việc nâng cao hiệu quả trong đầu tư xây dựng của các doanh nghiệp trong nước là vô cùng cần thiết, chống thất thoát lãng phí là nhiệm vụ hàng đầu, có như vậy các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể cạnh tranh được ngay trên “ sân nhà”.
Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ là một doanh nghiệp Nhà nước hạng I trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội, hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thành lập từ tháng 11/1984. Đến nay với một bề dày kinh nghiệm, công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu vững mạnh trong Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại công ty, em đã được học hỏi rất nhiều về chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời xây dựng được chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình : “Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ ”.
93 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3556 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO cùng với những cam kết về mở cửa thị trường, cắt giảm thuế, xoá bỏ sự đối xử phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp vốn nước ngoài …Từ đó sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng nhưng đầy quyết liệt giữa một bên là các công ty Việt Nam vốn đã quen với sự bảo hộ của nhà nước và bên kia là các công ty nước ngoài đã có lịch sử hàng trăm năm phát triển cạnh tranh theo cơ chế thị trường. Theo dự báo của các nhà kinh tế học, sẽ có một làn sóng đầu tư ồ ạt chuyển vào Viêt Nam, đặc biệt là ở lĩnh vực Ngân hàng và Xây dựng, phá bỏ tình trạng đóng băng trong thị trường bất động sản của nước ta trong những năm gần đây, đồng thời mở ra những nguồn huy động vốn rất lớn đầu tư vào xây dựng hạ tầng cơ sở. Do đó việc nâng cao hiệu quả trong đầu tư xây dựng của các doanh nghiệp trong nước là vô cùng cần thiết, chống thất thoát lãng phí là nhiệm vụ hàng đầu, có như vậy các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể cạnh tranh được ngay trên “ sân nhà”.
Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ là một doanh nghiệp Nhà nước hạng I trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội, hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thành lập từ tháng 11/1984. Đến nay với một bề dày kinh nghiệm, công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu vững mạnh trong Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại công ty, em đã được học hỏi rất nhiều về chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời xây dựng được chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình : “Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ ”. Trong đây em xin trình bày những kiến thức thực tế em thu được trong quá trình thực tập và xin đưa ra một số giải pháp để làm tăng hiệu quả đầu tư phát triển và năng lực cạnh tranh của công ty.
Em xin cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong bộ môn kinh tế đầu tư, đặc biệt là thầy Nguyễn Hồng Minh đã trực tiếp theo sát hướng dẫn em. Đồng thời em cũng chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị phòng phát triển dự án công ty Cổ phần ĐTPT nhà và xây dựng Tây Hồ đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập. Với thời gian nghiên cứu và trình độ hạn chế, chuyên đề thực tập của em chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý, sữa chữa của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2007
Sinh viên thực hiên
Dương
Trương Quốc Dương
Mục lục
Lời mở đầu 1
Danh mục các từ viết tắt 5
Chương I: Tình hình Sản xuất kinh doanh - Đầu tư phát triển tại công ty 6
1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ 6
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 6
1.1.2.Vốn sản xuất kinh doanh 8
1.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty 8
1.1.4. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 9
1.1.5. Đặc điểm và vai trò của Ngành xây dựng đối với nền kinh tế quốc dân 15
1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh - đầu tư phát triển của công ty 17
1.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh trong các năm gần đây 17
1.2.2.Một số chỉ tiêu kinh tế đạt đựơc 21
1.2.3. Các lĩnh vực đầu tư của công ty 22
1.2.3.1. Tình hình đầu tư chung 22
1.2.3.2. Đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc 24
1.2.3.3. Đầu tư nguồn nhân lực 26
1.2.3.3. Đầu tư xây dựng cở bản 28
1.2.3.4. Đầu tư vào sản vào tài sản vô hình và Marketing 48
1.2.4. Đánh giá hoạt động đầu tư của công ty và việc nâng cao khả năng cạnh tranh 48
1.2.4.1. Những kết quả khả quan 48
1.2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại 51
Chương 2: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển và khả năng cạnh tranh của công ty 54
2.1. Các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 – 2010 54
2.1.1. Thuận lợi 54
2.1.2. Khó khăn 55
2.1.3. Phân tích ma trận SWOT về khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần ĐTPT nhà và xây dựng Tây Hồ 56
2.1.4. Định hướng phát triển 58
2.2. Các giải pháp 60
2.2.1.Nhóm giải pháp về vốn và công tác quản lý vốn đầu tư. 60
2.2.2 Nhóm giải pháp về tăng cường chất lượng công tác quản lý các dự án đầu tư. 63
2.2.3. Đào tạo nguồn lực 63
2.2.4. Tiếp tục đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ 64
2.2.4.Các giải pháp đối với thị trường. 67
2.2.5.Chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật quyết toán công trình, dự án hoàn thành 68
2.2.6. Xây dựng các chủ trương, kế hoạch đầu tư hợp lý để hoạt động đầu tư đi đúng hướng và hiệu quả hơn. 68
2.2.5. Một số kiến nghị đề xuất 70
Danh mục tài liệu tham khảo 73
Danh mục các từ viết tắt
CNXH: chủ nghĩa xã hội.
ĐTPT: đầu tư phát triển.
XD : xây dựng.
CHH –HĐH : công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
CN : công nghiệp.
SX : sản xuất.
KHKT : khoa học kỹ thuật.
CBCNV: cán bộ công nhân viên.
CNVC: công nhân viên chức.
SXKD: sản xuất kinh doanh
ATLĐ: an toàn lao động.
DA: dự án.
Chương 1
Tình hình Sản xuất kinh doanh - Đầu tư phát triển tại công ty
1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Tên, địa chỉ doanh nghiệp
Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ là một doanh nghiệp Nhà nước hạng I trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội, hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thành lập từ tháng 11/1984. Đến nay với một bề dày kinh nghiệm,công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu vững mạnh trong Tổng công ty xây dựng Hà Nội.
- Tên công ty:Công ty ĐTPT nhà và XD Tây Hồ - Tổng công ty Xây dựng Hà nội - Bộ Xây Dựng.
- Địa chỉ: 9/2 Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.
- Điện thoại: (84-4)7192392 – (84-4)7184069
-Fax: (84-4) 7192339
- Tài khoản giao dịch : 2111 000 000 0177 Tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội.
- Mã số thuế : 0100105084.
Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Công ty ĐTPT Nhà và XD Tây Hồ là đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội. Tiền thân của Công ty ĐTPT Nhà và XD Tây Hồ là XNXD 106 được thành lập vào năm 1984 trực thuộc Công ty XD số 1 Tổng công ty XD Hà Nội.
- Ngày18/5/1990 theo Quyết định số 303/BXD -TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc chuyển hạng cho XN 106 từ hạng III lên hạng II và là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty XD Hà Nội kể từ ngày 1/6/1990.
- Ngày 26/3/1993 theo Quyết định số 148A/BXD - TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước từ XN 106 thành Công ty XD Tây hồ trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà nội với số vốn ngân sách và vốn tự bổ sung là 556.000.000 đồng.
- Ngày 26/7/2000 theo quyết định số 1026/QĐ - BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc đổi tên Công ty xây dựng Tây Hồ thành Công ty Đầu tư Phát triển nhà và Xây dựng Tây Hồ trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội với số vốn là 3.443.946.000 đồng.
- Ngày 20/7/2004 theo quyết định số 1173/QĐ - BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc xếp doanh nghiệp hạng I đối với Công ty ĐTPT nhà và XD Tây hồ thuộc Tổng công ty xây dựng Hà nội kể từ ngày 1/6/2004.
-Ngày 09/12/2004 theo quyết định số 1983/BXD của Bộ trưởng bộ xây dựng vế việc chuyển công ty đâu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ thuộc tổng công ty xây dựng Hà Nội thành công ty cổ phần.
-Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 0103006589 ngày 24/11/2006 của Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội
-Người đại diện theo pháp luật của công ty: ông Nguyễn Đình Phùng - Kỹ sư xây dựng - Chủ tịch hội đồng quản trị công ty
Từ khi thành lập đến nay Công ty đã được bổ sung nhiều lĩnh vực kinh doanh, bổ sung cơ cấu lãnh đạo quản lý và điều hành sản xuất, bổ sung vốn kinh doanh và duy trì sản xuất theo sự tăng trưởng.
Quy mô hiện tại của Công ty
- Công ty ĐTPT Nhà và XD Tây hồ là l/22 thành viên hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội.
- Công ty thường xuyên đóng góp vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty.
- Công ty là 1/12 doanh nghiệp hạng I của Tổng công ty.
1.1.2.Vốn sản xuất kinh doanh
* Vốn điều lệ: 5.500.000.000đ
- Vốn thuộc sở hữu nhà nước: 3.016.300.000 đ
- Vốn sở hữu của các cổ đông: 2.483.700.000 đ
Cổ phần của nhà nước là cổ phần chi phối.
* Vốn lưu động
- Vốn ngân sách cấp : 1.615.971.706 đ
- Vốn tự bổ xung : 670.101.198 đ
- Vốn vay : 2.702.218.232 đ
- Vốn khác : 3.000.000.000 đ
Trong trường hợp nhận thầu các công trình có giá trị lớn công ty sẽ được các ngân hàng hỗ trợ cho vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
1.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
a.Mục tiêu và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ là thực hiện xây dựng các công trình gồm:
-Xây dựng các công trình dân dụng và phần bao che các công trình công nghiệp nhóm B.
-Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.
-Kinh doanh nhà ở, khách sạn, văn phòng cho thuê…
-Xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi…
-Sản xuất các cấu kiện bê tông,kinh doanh vật tư vật liệu xây dựng, trang trí nội, ngoại thất công trình.
Xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu xây dựng.
b.Các chức năng hành nghề
-Xây dựng các công trình công nghiệp, công cộng, nhà ở và xây dựng khác.
-Trang trí nội thất.
-Kinh doanh nhà.
-Sản xuất cấu kiện bê tông, phụ kiện kim loại cho xây dựng.
-Kinh doanh vật tư,vật liệu xây dựng.
-Đào đắp,vận chuyển đất dá, san lấp mặt bằng, đường , bãi, vận chuyển vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn.
-Xây dựng đường bộ cầu cống qua đường quy mô vừa và nhỏ.
-Sản xuất kinh doanh xây dựng kỹ thuất hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp.
-Thi công xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi.
-Xuất nhập khẩu vật tư, vật liêu xây dựng.
-Kinh doanh khách sạn.
-Nhận thầu thi công xây lắp các công trình bưu điện, đường dây và trạm biến thế (đến 500 KV).
-Tổng thầu tư vấn và quản lý các dự án xây dựng
-Tư vấn, xây dựng các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp và các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, đường dây trạm biến thế và các công trình kỹ thuật hạ tầng bao gồm: lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, khảo sát xây dựng, thí nghiệm, thiết kế, thẩm định dự án đầu tư, thẩm tra thiết kế tổng dự toán, kiểm định chất lượng, quản lý dự án, giám sát thi công, chuyển giao công nghệ.
-Kinh doanh dịch vụ các công trình thể dục thể thao ( bể bơi, sân quần vợt, nhà tập thể dục thể hình ) và tổ chức vui chơi giải trí.
-Thi công các công trình kỹ thuật, hạ tầng nông nghiệp và nông thôn.
-Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật và chính sách của Nhà nước.
-Khoan khai thác nước ngầm.
-Khai thác, chế biến khoáng sản phục vụ cho xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng.
1.1.4. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
a. Giám đốc Công ty:
- Giám đốc là người phụ trách chung toàn Công ty.
- Phân công các Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực.
- Chịu trách nhiệm trước Nhà nước, cơ quan chủ quản, cơ quan pháp luật, cơ quan đối tác về mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo luật pháp quy định.
- Điều hành cao nhất trong Công ty.
- Quyết định cao nhất trong các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức, tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng và quyết định hình thức trả lương cho CBCNVC trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh. Có quyền khen thưởng cán bộ công nhân viên chức theo quy chế được Đại hội CNVC thông qua trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh.
- Chủ tịch Hội đồng công ty về các lĩnh vực khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, mua bán tài sản thiết bị và đầu tư.
b. Các Phó Giám đốc Công ty:
- Phó Giám đốc đốc Phụ trách lĩnh vực đầu tư. Trực tiếp điều hành quản lý các phòng Phát triển Dự án, các Ban quản lý dự án.Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về công việc của mình trong lĩnh vực đầu tư.
- Phó Giám đốc Phụ trách lĩnh vực thi công Xây lắp. Trực tiếp điều hành quản lý các đơn vị thi công thực hiên các hợp đồng xây dựng do đơn vị ký kết với khách hàng hoặc thi công các công trình do Công ty làm Chủ đầu tư. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về công việc của mình trong lĩnh vực thi công xây lắp và ATLĐ trên tất cả các công trình công ty nhận thầu xây lắp và và các công trình do công ty làm Chủ đầu tư.
c. Phòng Tài chính kế toán.
- Quản lý tài chính của toàn công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Hạch toán các chi phí của sản xuất kinh doanh báo cáo kết quá sản xuất kinh doanh theo niên độ trong nội bộ và báo cáo cấp có thẩm quyền.
- Đầu tư vốn cho quá trình sản xuất và thu hồi vốn sau chu kỳ sản xuất.
- Tìm nguồn vốn và khai thác vốn phục vụ cho đầu tư và sản xuất kinh doanh.
- Đối chiếu công nợ giữa công ty với khách hàng, với cấp trên , Nhà nước và với các đơn vị trong nội bộ Công ty.
d. Phòng Kế Hoạch Kỹ thuật:
- Quản lý kỹ thuật trong toàn công ty. Lập và duyệt biện pháp thi công kèm theo các biện pháp an toàn các công trình lớn có tính phức tạp về mặt kỹ thuật. Chủ trì trong việc lập hồ sơ dự thầu các công trình xây lắp. Phân tích chi phí cho thi công, sử dụng thiết bị phục vụ theo yêu cầu của khách hàng.
- Tổ chức ký kết các hợp đồng kinh tế, kiểm tra thực hiện hợp đồng và thanh lý các hợp đồng.
- Quản lý hồ sơ các công việc, công trình theo yêu cầu của ngành.
- Lập kế hoạch SXKD tháng, quý, năm của công ty. Theo dõi việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị trực thuộc.
- Kiểm tra hướng dẫn thực hiện về công tác ATLĐ định kỳ theo yêu cầu chuyên môn. Kiểm tra nghiệm thu từng phần việc đã làm theo đúng biện pháp thi công an toàn đã được duyệt.
e. Phòng Tổ chức tổng hợp :
- Quản lý nhân sự và lao động trong toàn công ty, tính toán cân đối sự cần thiết cho sản xuất theo mô hình tổ chức quản lý và điêu hành của Công ty.
- Bố trí, sắp xếp, điều chuyển các nhân sự, lao động trong nội bộ Công ty, báo cáo Giám đốc ra quyết định.
- Báo cáo cân đối nhân sự và lao động để tuyển dụng bổ xung lực lượng lao đông khi cần thiết.
- Quản lý công tác đào tạo nâng cao chất lượng cho lao động.
- Tính toán và quản lý chế độ tiền lương, quỹ lương.
- Quản lý thực hiện chế độ cho người lao động.
- Quản lý việc trang bị, cấp phát, tu bổ, chi phí hành chính cho công tác quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty.
- Tổ chức ký hợp đồng lao động và hướng dẫn thủ tục hợp đồng.
f. Phòng kinh doanh:
- Lập phương án kinh doanh về: giá bán, phương thức bán và các hoạt động dịch vụ sau bán hàng để trình Hội đồng định giá công ty duyệt.
- Đề xuất các phương án tiêu thụ sản phẩm xây lắp, sản phẩm sản xuất công nghiệp và sản phẩm của các lĩnh vực khác theo phương án kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xây dựng và tổ chức mạng lưới bán hàng hợp lý và hiệu quả.
- Xây dựng phương thức quảng cáo bán hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
g. Phòng Phát triển dự án :
- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc dự báo tình hình đầu tư, khả năng đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư để quyết định có xin chủ trương đầu tư và báo cáo nghiên cứu khả thi hay không.
- Tham gia đóng góp để tìm phương án tối ưu cho các giải pháp về quy hoạch mặt bằng, giải pháp kiến trúc, giải pháp kỹ thuật điện nước… cho các dự án từ thiết kế sơ bộ.
- Tham gia tính toán các phương án kinh tế cho các dự án khả thi.
- Kiểm tra kết quả thực hiện của các dự án. Phân tích rõ kết quả khi kết thúc công việc. Báo cáo kết quả công việc giữa giao khoán và thực hiện.
- Thanh toán khối lượng chi phí cho các dự án. Báo cáo kết quả thực hiện dự án và kế hoạch giao.
h. Các ban quản lý dự án :
- Trực tiếp giám sát quản lý toàn bộ hoạt động xây lắp của các đơn vị thi công trong quá trình thực hiện đầu tư tại các công trường.
- Ký xác nhận khối lượng hoàn thành, các biên bản nghiệm thu kỹ thuật để làm thủ tục kết toán theo giai đoạn quy ước, quyết toán khi kết thúc công trình bàn giao.
i. Các xí nghiệp sản xuất trực tiếp:
- Chủ động trong sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của công ty giao.
- Bộ phận quản lý thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở chi phí đã được phân tích và giao khoán.
- Thực hiện hoàn thành khối lượng hợp đồng được Công ty ký kết với các bên A, xác định khối lượng hoàn thành với chủ đầu tư, báo cáo khối lượng hoàn thành về phòng kế hoạch kỹ thuật công ty.
- Lập kế hoạch vay vốn để thực hiện công việc, thanh toán hoàn trả vốn vay với phòng Tài chính kế toán.
- Nhập xuất các chi phí cho thực hiên công việc theo chi phí thực tế và tỷ lệ phần được hưởng trong quá trình thực hiện công việc.
- Đối chiếu khối lượng thực hiện, hoàn tất công việc với chủ đầu tư, báo cáo kết quả công việc, bàn giao công trình cho chủ đầu tư.
- Quyết toán các chi phí, đối chiếu với phần được hưởng và phân chi phí, báo cáo kết quả chi phí trực tiếp cho công việc, công trình, dự án.
Bảng 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty
Các đơn vị sản xuất trực thuộc công ty
-Xí nghiệp xây dựng số 1.
-Xí nghiệp xây dựng số 2.
-Xí nghiệp xây dựng số 3.
-Xí nghiệp xây dựng số 4.
-Xí nghiệp xây dựng số 5.
-Xí nghiệp xây dựng số 6.
-Xí nghiệp xây dựng số 7.
-Xí nghiệp đầu tư xây dựng và thương mại Tây Hồ.
-Trung tâm tư vấn thiết kế Tây hồ.
-Chi nhánh Bắc Ninh.
-Chi nhánh miền Nam.
Các đội,cửa hàng vật liệu xây dựng trực thuộc công ty:
-Đội xây dựng số 6.
-Đội xây dựng số 7.
-Đội xây dựng tổng hợp.
-Đội cấn cẩu tháp.
-Tổng đội máy thi công và giàn giáo cốp pha.
-Bộ phận kinh doanh vật liệu xây dựng.
1.1.5. Đặc điểm và vai trò của Ngành xây dựng đối với nền kinh tế quốc dân
a, Đặc điểm của đầu tư xây dựng
Ngành xây dựng là một ngành công nghiệp chủ đạo trực tiếp tạo ra cở sở hạ tầng cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đầu tư phát triển ngành xây dựng cũng bao gồm các đặc điểm của đầu tư nói chung,ngoài ra có một số đặc điểm riêng của ngành là:
Thứ nhất, vốn đầu tư trong hoạt động xây dựng là rất lớn và vốn này nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư.
Thứ hai, Đầu tư trong xây dựng có tính chất lâu dài được thể hiện ở thời gian thực hiện dầu tư ( thời gian xây dựng công trình), thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ số vốn đã bỏ ra là lâu dài.Do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế.
Thứ ba, Các thành quả của hoạt động đầu tư xây dựng có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm, có khi hàng trăm năm, thể hiện giá trị lớn lao của công cuộc đầu tư, đồng thời các công trình này lại nằm cố định ở một nơi.Do đó, các điều kiện về địa lý, địa hình tại đó có ảnh hưởng lớn không chỉ đến quá trình thực hiện đầu tư mà cả quá trình vận hành các kết quả đầu tư sau này. Để đảm bảo cho công trình xây dựng được tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao thì trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác chuẩn bị.Có nghĩa là phải xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, pháp lý…có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư, đến sự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của công cuộc đầu tư. Phải dự đoàn được các yếu tố bất định ( sẽ xảy ra trong quá trình kể từ khi thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc hoạt động của dự án) có ảnh hưởng đến sự thành bại của công cuộc đầu tư.
Thứ tư, do thời gian kéo dài và vốn đầu tư lớn nên trong hoạt động xây dựng có thể gặp rủi ro như: do vốn đầu tư lớn nên không có phương án vay vốn chắc chắn thì khả năng kéo dài thời gian thi công là có thể xảy ra hay rủi ro do không giải toả được dân cư buộc phải thu hẹp hoặc khước từ dự án.
b,Vai trò của ngành xây dựng đối với ngành kinh tế quốc dân
- Vai trò trong việc phát triển các ngành phía sau:
+ Để tiến hành hoạt động sản xuất bất kỳ ngành nào cũng cần phải có cở sở vật chất ban đầu như văn phòng, nhà xưởng, khu làm việc ăn ở…Ngành xây dựng với các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và xây dựng cơ sở hạ tầng đã tạo ra