Chuyên đề Dậy thì – sức khỏe tình dục – sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên Việt Nam

Lời nói đầu Sự phát triển của vị thành niên và thanh niên luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. đây là thế hệ quyết định đến tương lai và vận mệnh của đất nước. Ở Việt Nam, vị thành niên và thanh niên tuổi từ 14 – 25 là nhóm dân cư đông nhất, chiếm gần một phần tư dân số cả nước (khoảng trên 20 triệu người – Tổng cục Tống kê, điều tra dân số và nhà ở năm 2009). Việc nắm bắt được những đặc điểm cơ bản liên quan đến đời sống xã hội, thái độ, nguyện vọng, những thách thức trong sự phát triển của nhóm dân số này là điều hết sức quan trọng. Trong khuôn khổ Dự án phòng chống hIV/AIDS cho Tanh niên, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (TcDS-KhhGđ) và Tổng cục Tống kê đã thực hiện cuộc điều tra quốc gia về Vị thành niên và Tanh niên Việt Nam (Survey Assessment of Vietnamese youth- gọi tắt là SAVy) lần thứ 2.

pdf44 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Dậy thì – sức khỏe tình dục – sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dậy thì – Sức khỏe tình dục – Sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên Việt Nam 2 1Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ 2 Báo cáo chuyêN đề Dậy thì – Sức khỏe tìNh Dục – Sức khỏe SiNh SảN ở thaNh thiếu NiêN Việt Nam BS. Đào Xuân Dũng chuyên gia độc lập hà Nội 2010 Dậy thì – Sức khỏe tình dục – Sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên Việt Nam 3 Lời nói đầu Sự phát triển của vị thành niên và thanh niên luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. đây là thế hệ quyết định đến tương lai và vận mệnh của đất nước. Ở Việt Nam, vị thành niên và thanh niên tuổi từ 14 – 25 là nhóm dân cư đông nhất, chiếm gần một phần tư dân số cả nước (khoảng trên 20 triệu người – Tổng cục Thống kê, điều tra dân số và nhà ở năm 2009). Việc nắm bắt được những đặc điểm cơ bản liên quan đến đời sống xã hội, thái độ, nguyện vọng, những thách thức trong sự phát triển của nhóm dân số này là điều hết sức quan trọng. Trong khuôn khổ Dự án phòng chống hIV/AIDS cho Thanh niên, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (TcDS-KhhGđ) và Tổng cục Thống kê đã thực hiện cuộc điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (Survey Assessment of Vietnamese youth- gọi tắt là SAVy) lần thứ 2. điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên (lần 1 và 2) là cuộc điều tra lớn và toàn diện nhất về thanh thiếu niên Việt Nam. cuộc điều tra lần 2 có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế, từ trung ương đến địa phương, với sự tham gia của 10.044 thanh thiếu niên từ 14 - 25 tuổi tại 63 tỉnh/thành phố, từ đô thị tới nông thôn và miền núi xa xôi hẻo lánh. Kết quả SAVy 2 mang lại một bức tranh khá toàn diện về giới trẻ Việt Nam hiện nay cũng như những thay đổi của họ so với những người cùng lứa 5 năm trước đây. SAVy2 giúp chúng ta thấy được các vấn đề liên quan đến sự phát triển của vị thành niên và thanh niên như giáo dục, việc làm, tình trạng sức khoẻ - sức khoẻ sinh sản, hIV/AIDS, sử dụng các chất kích thích, tai nạn thương tích, bạo lực. Bên cạnh những mặt tích cực, SAVy2 cũng cho thấy thanh thiếu niên hiện đang phải đối mặt với những thách thức nhằm thích ứng với môi trường kinh tế xã hội đang ngày càng biến chuyển sâu rộng. Nhóm thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn phải đương đầu với những khó khăn về điều kiện vật chất, học tập và việc làm. cuộc điều tra giúp chúng ta hiểu sâu sắc thêm suy nghĩ, thái độ, mong ước và hoài bão của giới trẻ Việt Nam trong cuộc sống hiện tại và hướng đến tương lai. Kết quả chung của SAVy2 được công bố vào tháng 6/2010. Trên cơ sở dữ liệu của cuộc điều tra, được sự hỗ trợ về tài chính của Ngân hàng phát triển châu á và hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (uNFPA), Tổng cục DS-KhhGđ đã phối hợp với các nghiên cứu viên trong nước biên soạn 9 báo cáo phân tích sâu theo chủ đề và 9 tài liệu tóm tắt chính sách. các chủ đề bao gồm: Dậy thì – Sức khỏe tình dục – Sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên Việt Nam 4 1.Giáo dục 2.Việc làm của thanh thiếu niên Việt Nam 3.Dậy thì-Sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên Việt Nam 4. Sức khỏe tâm thần của vị thành niên và thanh niên Việt Nam 5.Thanh thiếu niên Việt Nam với việc tiếp cận và sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng 6. Thái độ của thanh thiếu niên Việt Nam về một số vấn đề xã hội 7. chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt Nam 8. Sử dụng rượu bia và thuốc lá trong thanh thiếu niên Việt Nam. 9. Kiến thức và thái độ của thanh thiếu niên Việt Nam về hIV/AIDS và những người có hIV/AIDS. chúng tôi hi vọng rằng những phát hiện về cuộc sống xã hội, thái độ, hoài bão của vị thành niên và thanh niên Việt Nam và những khuyến nghị về chính sách trong 9 báo cáo này sẽ góp phần hữu ích trong việc hoạch định và thực thi các chính sách và chương trình nâng cao sức khỏe và phát triển toàn diện của thanh thiếu niên nước nhà. Tổng cục DS-KhhGđ trân trọng cảm ơn Ngân hàng phát triển châu á đã tài trợ cho cuuộc điều tra. chúng tôi xin trân trọng cám ơn Quỹ Dân số Liên hợp quốc (uNFPA) đã hỗ trợ kỹ thuật cho việc xây dựng các báo cáo chuyên đề và tóm tắt chính sách SAVy2; cảm ơn giáo sư Robert Blum, đại học Johns hopkins (Mỹ) và các chuyên gia Việt Nam đã hỗ trợ kỹ thuật và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình phân tích số liệu và hoàn thiện các báo cáo. chúng tôi đánh giá cao sự tận tâm và say mê của các tác giả của 9 báo cáo là Ts.Vũ Mạnh Lợi (Viện Xã hội học); Ts.Nguyễn hữu Minh, Ths.Trần Thị hồng (Viện Gia đình và Giới); Ts.Nguyễn Thanh hương, Ts.Lê cự Linh (đại học y tế công cộng); Ts.Bùi Phương Nga (chuyên gia độc lập); Ths. Nguyễn Thị Mai hương (Trung tâm Nghiên cứu phát triển y tế cộng đồng), Ths. Nguyễn đình Anh (Vụ Truyền thông và giáo dục- Tổng cục Dân số- KhhGđ), Ths. Ngô Quỳnh An (đại học Kinh tế quốc dân), Ths.Nguyễn Thanh Liêm, Ths. Nguyễn hạnh Nguyên, Ths.Vũ công Nguyên (Viện Xã hội học), Bs. đào Xuân Dũng (chuyên gia độc lập). Dậy thì – Sức khỏe tình dục – Sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên Việt Nam 5 Dù đã có nhiều cố gắng song các báo cáo phân tích sâu theo chủ đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Tổng cục DS-KhhGđ rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước quan tâm đến thế hệ trẻ Việt Nam để các báo cáo được hoàn thiện hơn. chúng tôi hân hạnh giới thiệu các báo cáo phân tích sâu theo chủ đề và khuyến nghị chính sách tới tất cả các nhà quản lý, các nhà khoa học, các tổ chức trong nước và quốc tế quan tâm đến sự nghiệp chăm sóc sức khỏe và phát triển toàn diện của vị thành niên và thanh niên Việt Nam. ts. Dương Quốc trọng Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình Dậy thì – Sức khỏe tình dục – Sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên Việt Nam 6 DaNh Sách BaN Điều hàNh Điều tra Quốc gia Về Vị thàNh NiêN Và thaNh NiêN Việt Nam lầN thứ 2 ts.Nguyễn Bá thuỷ, Thứ trưởng Bộ y tế, Trưởng ban ts.Dương Quốc trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Phó trưởng ban Ông Ngô khang cường, Nguyên Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Giáo dục, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hoá gia đình, Phó trưởng ban Bà trần thị thanh mai, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Giáo dục, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hoá gia đình Ông Nguyễn Duy khê, Vụ trưởng Vụ bảo vệ Bà mẹ Trẻ em, Bộ y tế. Bà Nguyễn thị hoà Bình, uỷ viên đoàn chủ tịch, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phụ nữ phòng chống hIV/AIDS và chăm sóc sức khoẻ sinh sản - hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Ông Phùng khánh tài, uỷ viên Thường vụ Trung ương đoàn Thanh niên cộng sản hồ chí Minh Ông Nguyễn Văn kính, Nguyên Phó cục trưởng cục Phòng chống hIV/AIDS, Viện trưởng Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Bộ y tế Bà lê thị hà, Phó cục trưởng cục phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ông Nguyễn Đình chung, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch - đầu tư Ông lã Quý Đôn, Phó Vụ trưởng Vụ công tác học sinh - sinh viên, Bộ Giáo dục và đào tạo Dậy thì – Sức khỏe tình dục – Sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên Việt Nam 7 Nhóm tác giả Viết Báo cáo chuyêN Đề Và tóm tắt chíNh Sách Điều tra Quốc gia Về Vị thàNh NiêN Và thaNh NiêN Việt Nam ths. Ngô Quỳnh an, đại học Kinh tế Quốc dân ths. Nguyễn Đình anh, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Giáo dục, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hoá gia đình Bs. Đào Xuân Dũng, chuyên gia độc lập ths. trần thị hồng, Viện Gia đình và Giới ts. Nguyễn thanh hương, đại học y tế công cộng ths. Nguyễn mai hương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển y tế cộng đồng (ccRD) Pgs.ts. Vũ mạnh lợi, Trưởng phòng Xã hội học Gia đình, Viện Xã hội học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Pgs. ts.lê cự linh, đại học y tế công cộng ths. Nguyễn thanh liêm, Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển ts. Nguyễn hữu minh, Viện trưởng Viện Gia đình và Giới ts. Bùi Phương Nga, chuyên gia độc lập ths. Nguyễn hạnh Nguyên, Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển ths. Vũ công Nguyên, Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển chuyên gia quốc tế: Giáo sư robert Blum, chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật, đại học Johns hopkins Dậy thì – Sức khỏe tình dục – Sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên Việt Nam 8 mục lục 1. giới thiệu chuNg .....................................................................................9 2. Dậy thì .............................................................................................9 2.1. có kinh /Xuất tinh lần đầu không phải là bắt đầu tuổi dậy thì ........9 2.2 Nguồn và sự chia sẻ thông tin ................................................................11 3. hàNh Vi Và thái Độ Với tìNh Dục ......................................12 3.1 Tuổi quan hệ tình dục lần đầu ...............................................................12 3.2 Nơi quan hệ tình dục lần đầu................................................................14 3.3 Quan hệ tình dục trước hôn nhân........................................................15 3.4 Thay đổi ở quan hệ tình dục trước hôn nhân từ SAVy1- 2 .............18 3.5 Bạn tình .....................................................................................................19 3.6 Sống thử, nên hay không nên ? .............................................................20 3.7 Mại dâm.....................................................................................................21 3.8 Tình dục đồng giới và rối loạn bản sắc giới.........................................23 3.9 Bạo hành tình dục ....................................................................................24 4. Sức khỏe SiNh SảN ...................................................................25 4.1 hiểu biết về bệnh lây truyền theo đường tình dục ...........................25 4.2 hiểu biết và thái độ đối với các biện pháp tránh thai.......................27 4.3 hiểu biết và thái độ đối với sử dụng bao cao su ................................28 4.4 Nhận thức về sinh lý thụ thai ................................................................32 4.5 Nạo phá thai .............................................................................................35 4.6 Tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS .........................................................35 tài liệu tham khảo ...................................................................................37 Dậy thì – Sức khỏe tình dục – Sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên Việt Nam 9 1. Giới thiệu chung điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (tên viết tắt tiếng Anh là SAVy) là cuộc điều tra lớn nhất và toàn diện nhất về thanh thiếu niên Việt Nam. SAVy 1 đã được tiến hành vào năm 2003 và SAVy2 được thực hiện năm 2008. Mẫu điều tra của SAVy 2 bao phủ 63 tỉnh, với 10.044 thanh thiếu niên tham gia cuộc điều tra. các câu hỏi điều tra trong SAVy2 được thiết kế để đảm bảo khả năng so sánh giữa SAVy2 với SAVy 1, bao gồm nhiều chủ đề khác nhau, trong đó có Dậy thì - Sức khoẻ tình dục - Sức khỏe sinh sản. Những dữ liệu thu thập được từ 2 cuộc khảo sát lớn chưa từng có ở nước ta là SAVy 1 và 2 về Dậy thì, Sức khoẻ tình dục (SKTD) và Sức khoẻ sinh sản (SKSS) sẽ là nguồn thông tin rất có ích để đánh giá một giai đoạn phát triển quan trọng của đời người là tuổi vị thành niên và thanh niên - nguồn nhân lực tiềm năng của đất nước. Khoảng cách giữa 2 cuộc điều tra là 5 năm (2003 và 2008) rất thích hợp để có thể so sánh những dữ liệu, nhận định những tiến bộ cũng như phát hiện những vấn đề còn tồn tại, nhất là khi xã hội ta cũng đang diễn ra những biến đổi lớn ở thập kỷ thứ 2 của công cuộc đổi Mới. Mặc dầu bộ câu hỏi của SAVy 1 và 2 đã được thiết kế để thu thập một lượng lớn thông tin liên quan đến Dậy thì – Sức khoẻ tình dục – Sức khoẻ sinh sản nhưng vẫn nằm trong khung cảnh một cuộc điều tra toàn diện chứ không phải chuyên đề, vì vậy có những vấn đề chưa thể khai thác sâu (tuổi bắt đầu dậy thì, bản sắc giới). Dựa trên kết quả khảo sát của SAVy 2, báo cáo này trình bày nhiều vấn đề về SKSS và SKTD mà thanh thiếu niên Việt Nam đang đối diện. Tuổi dậy thì và sự trưởng thành thể chất chỉ được đề cập đến một cách ngắn gọn, trọng tâm của báo cáo tập trung đánh giá sự hiểu biết, thái độ và hành vi liên quan đến SKSS, SKTD nhằm đề xuất được những chính sách và chương trình can thiệp. Vì thế, báo cao tuân thủ những hướng dẫn sau: 1) Tôn trọng những thông tin quan trọng dựa trên kết quả của 2 cuộc khảo sát đem lại. 2) So sánh kết quả khảo sát của SAVy1 và 2 khi có thể. 3) Người viết báo cáo đưa ra những nhận xét/ bình luận với các chủ đề nêu ra. 2. Dậy thì 2.1. Chứng minh tuổi có kinh lần đầu/Xuất tinh lần đầu không phải là bắt đầu tuổi dậy thì. Tuổi dậy thì là thời điểm đánh dấu những thay đổi về thể chất và tâm lý ở nam và nữ. Dấu hiệu quan trọng của tuổi dậy thì là thời điểm có kinh nguyệt lần đầu ở nữ, và mộng tinh hay xuất tinh lần đầu ở nam nhưng có thể căn cứ vào đó để xác định thời điểm bắt đầu dậy thì không ? Dậy thì – Sức khỏe tình dục – Sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên Việt Nam 10 2 dấu hiệu này chỉ chứng tỏ nam nữ đã có khả năng sinh sản hơn là thời điểm bắt đầu dậy thì vì có nhiều dấu hiệu khác còn xuất hiện trước cả 2 dấu hiệu nói trên mà vẫn được coi là những dấu hiệu đặc trưng của giai đoạn dậy thì . Theo y văn, tuổi dậy thì (thường kéo dài vài năm) diễn ra theo 5 giai đoạn (phân loại Tanner) và thường bắt đầu khoảng tuổi 8 – 13 cho nữ và 9 – 14 cho nam, ví dụ với nữ lớn phổng, cấu hình cơ thể thay đổi, mông đùi đã nở nang và vì thế vóc dáng đã có đường cong. Vú hình chũm cau rồi to dần, nhạy cảm đau nhận thấy sớm hơn nhiều so với sự ra kinh lần đầu - dấu hiệu xuất hiện muộn của cả giai đoạn dậy thì. Theo phân loại của Tanner, tỷ lệ (incidence) có kinh lần đầu ở các giai đoạn dậy thì như sau: Giai đoạn I : 0% Giai đoạn II : 0% Giai đoạn III: 25% Giai đoạn IV: 65% Giai đoạn V : 10% (Kulig JW. Adolescent menstrual disorders. In: Strasburger Vc, ed. Adolescent Gynecology: an office guide. Baltimore: urban & Schwarzenberg; 1990). Với nam giới cũng vậy, mộng tinh/xuất tinh lần đầu cũng diễn ra muộn ở giai đoạn dậy thì. Xác định các giai đoạn dậy thì của thiếu niên Việt Nam xứng đáng để có một nghiên cứu toàn diện và sâu hơn: Những biểu hiện tuổi dậy thì ở thanh thiếu niên nước ta bắt đầu từ tuổi nào ? Dấu hiệu nào xuất hiện sớm nhất để từ đó có những khuyến cáo về những gì bất thường. Phù hợp với văn liệu trên thế giới, các em gái sống ở thành thị bắt đầu hành kinh sớm hơn các em gái ở nông thôn, nhất là các em gái dân tộc thiểu số, phần lớn số này cũng sống ở khu vực nông thôn. Trên thực tế, các em gái sống ở thành thị hành kinh lần đầu sớm hơn gần 1 năm so với các em gái người dân tộc thiểu số. trung bình SaVy2 trung bình SaVy1 Nam 15.52 15.61 Nông thôn 15.58 15.67 Thành thị 15.31 15.45 Kinh/hoa 15.56 15.6 Dân tộc thiểu số 15.33 15.67 Nữ 14.21 14.46 Nông thôn 14.35 14.63 Thành thị 13.81 13.97 Kinh/hoa 14.15 14.4 Dân tộc thiểu số 14.57 14.86 BảNg 1. Tuổi có kinh/xuất tinh lần đầu Dậy thì – Sức khỏe tình dục – Sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên Việt Nam 11 Sự khác biệt giữa các em nam thành thị và nông thôn cũng tương tự tuy nhiên không lớn như giữa các em gái. 2.2 Nguồn và sự chia sẻ thông tin Nguồn thông tin liên quan đến tuổi dậy thì, tính chung cả nước, Tivi (TV) chiếm tỷ lệ cao nhất (58,5%) ở SAVy2 ; với các em gái, mẹ là nguồn thông tin quan trọng trong việc cung cấp thông tin về tuổi dậy thì nhưng đối với các em nam thì cả cha mẹ đều không phải là nguồn tin chính. TV và tiếp theo là thầy cô giáo, sách báo là những nguồn thông tin quan trọng khác đối với các em gái và là nguồn thông tin có ý nghĩa nhất đối với các em trai (bảng 2). Khi thanh thiếu niên được hỏi có chia sẻ với người khác về nhiều vấn đề của tuổi dậy thì không (bảng 3) thì 3/ 4 trong số họ đều thừa nhận “có nói” với cả tình yêu và dậy thì. Tuy nhiên, với các chủ đề khác như thai nghén, kế hoạch hoá gia đình (KhhGđ), các phương pháp tránh thai, tình dục, hôn nhân thì dữ liệu thu được lại thể hiện sự dè dặt, kín đáo (bảng dưới đây).Và cán bộ y tế cũng không phải là nguồn tin cậy của họ.Tại sao ? có thể lý giải rằng những vấn đề thai nghén, tránh thai (các phương pháp KhhGđ), hôn nhân đã trở thành riêng tư và số đông đã có thể đủ hiểu biết để tự tìm kiếm giải pháp/sự lựa chọn cho mình, không cần đến sự giúp đỡ/tư vấn của người khác. Ðiều này có cơ sở vì những dữ liệu về nguồn thông tin mà thanh thiếu niên tiếp cận nhiều nhất và đã nâng cao được hiểu biết là TV, ấn phẩm (gồm sách, báo, tạp chí, sách nhỏ), tiếp theo mới là cha mẹ hay bạn bè. TV Sách, báo, tạp chí Bạn bè cha Mẹ Thầy cô Nam 66,7 12,3 34,3 4,5 3,2 21.9 Nữ 50,05 5,4 36,6 3,2 60,8 22.9 Ðã từng nói với ai về Dậy thì/Kinh lần đầu/ Xuất tinh lần đầu Thai nghén/Kế hoạch hoá gia đình Tình dục Tình yêu hôn nhân Trả lời có Trả lời không 70,6% 29,3% 41,8% 58,1% 41,5% 58,4% 74,02% 25,9% 45,9% 54,9% 1 Sách do chương trình cung cấp (SAVY2), Việt Nam, bảng 5.2.1 cha mẹ là những người đầu tiên thanh thiếu niên chia sẻ, chiếm tỷ lệ cao nhất (45%), tiếp theo là bạn bè (12,8%), anh chị (4,39%). Những dữ liệu này chứng minh mối quan hệ gần gũi và tin cậy giữa cha mẹ và con cái. Từ lâu, các chuyên gia về giáo dục giới tính (GDGT) đã coi gia đình là môi trường có ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách theo kỳ vọng của xã hội và cung cấp Dậy thì – Sức khỏe tình dục – Sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên Việt Nam 12 những hiểu biết về sinh lý sinh sản cho vị thành niên. Không ai có thể làm tốt hơn người mẹ trong việc giúp con gái hiểu biết về sự phát triển thể chất, cơ chế kinh nguyệt và cả những vấn đề về văn hoá ứng xử, giao tiếp. Và người bố cũng có thuận lợi hơn người mẹ khi con trai đến tuổi dậy thì và gặp những vấn đề về giới tính. Mối quan hệ bố - con như “2 người đàn ông” được vun trồng từ nhỏ đặt nền móng thuận lợi để đến tuổi vị thành niên (VTN), trẻ dễ dàng chấp nhận chia sẻ với bố những vấn đề về tình bạn, tình yêu hay lựa chọn nghề nghiệp. Ở SAVy2, tỷ lệ chia sẻ với cha mẹ về tuổi dậy thì ở các em gái cao hơn nhiều so với các em nam (80,4% và 6,47%)2 nhưng tỷ lệ nam chia sẻ với bạn bè lại cao hơn các em nữ ( 17,7% và 4,2%). Ở 3 nhóm tuổi, cha mẹ vẫn là sự hỗ trợ cho con cái khi các em gặp khó khăn ở tuổi dậy thì (43,4% ; 42,9% và 41,3%). điều tương tự cũng nhận thấy ở vị thành niên dân tộc Kinh/hoa so với các em thuộc dân tộc khác, tương ứng là 44,2% và 34,5%. Tỷ lệ các em vị thành niên không chia sẻ với ai tính trên cả nước là 1/3 (29,4%), điều này đáng được các nhà giáo dục và các bậc cha mẹ lưu ý. Nguyên nhân gì có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái (ví dụ các gia đình bất hòa hay cha mẹ quá bận bịu vì công việc làm ăn ).Tỷ lệ nam không chia sẻ với ai cao vượt trội so với nữ (tương ứng là 54,5% và 3,4%) cho thấy điều khác thường, chính VTN nam lại “kín đáo” hơn nữ khi đối diện với những vấn đề của lứa tuổi. Ở SAVy1, nữ cũng chia sẻ với cha mẹ nhiều hơn hẳn so với nam (80,6% so với 14,9%). Tỷ lệ nữ nói chuyện với một người nào đó trong gia đình cũng nhiều hơn so với nam (91,1% so với 24,2%). có nhiều cách lý giải: Nữ coi sự ra kinh lần đầu là bất ngờ, đáng lo và cần giúp đỡ hơn hoặc mối quan hệ mẹ - con gái gần gũi hơn? Số liệu nêu trên cho thấy các nguồn thông tin có ý nghĩa nhất với tuổi vị thành niên. Nâng cao hiểu biết cho con gái về các vấn đề SKSS có vai trò đáng kể của người mẹ và bạn bè. Thầy cô giáo cũng giúp nhiều cho cả VTN nam và nữ (tương ứng là 22,9% và 21,9%), điều này càng chứng tỏ giáo dục giới tính có điều kiện thuận lợi để đưa vào nhà trường. 3. hành vi và thái độ với tình dục 3.1 Tuổi quan hệ tình dục lần đầu Những dữ liệu thu thập được từ SAVy 2 củng cố thêm nhận định rằng thanh thiếu niên có xu hướng hoạt động tình dục sớm. Ở SAVy 2, trong số những người nói đã từng có quan hệ tình dục, tuổi trung bình của quan hệ tình dục lần đầu là 18,1 (18,2 với nam và 18 với nữ), giảm 1,5 năm so với SAVy 1 (19,6 tuổi). Số liệu cho nam là 18,2 (giảm 1
Luận văn liên quan