Tỉnh Quảng Nam có diện tích 10.406km
2
nằm ở khu vực ven biển Trung Trung bộ
Việt Nam thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là nơi có 2 di sản văn hóa (khu Di
tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An) và khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm được thế giới công
nhận. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tuy nhiên đây
cũng là nơi chịu tác động mạnh mẽ của các thiên tai, theo thống kê chỉ trừ động đất, sóng
thần còn lại có đầy đủ các loại hình thiên tai, vì vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn còn rất
chậm so với những khu vực xung quanh. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của sự
thay đ ổi về khí hậu toàn cầu và sự phát triển kinh tế xã hội, thiên tai nói chung, các thiên tai
liên quan đ ến dòng chảy (lũ lụt, hạn hán) nói riêng trên địa bàn tỉnh ngày càng gia tăng một
cách bất thường và gây thiệt hại ngày càng lớn hơn. Trong các dạng thiên tai, thiên tai lũ lụt
và hạn hán được xếp hàng đầu về phạm vi ảnh hưởng, mức độ nghiêm trọng và số lần xuất
hiện và cũng là loại thiên tai gây thiệt hại lớn nhất về kinh tế, môi trường và xã hội trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam. Theo thống kê 5 năm gần đây từ 2003 đến năm 2008 thiên tai đã gây
thiệt hại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ước tính trung bình g ần bằng 6,26% tổng GDP và
những năm mưa lũ lớn, thiệt hại có thể lên đến 18 - 20% GDP và thiệt hại về người là vô
cùng to lớn. Riêng năm 2009, tổng GDP của Quảng Nam trong 6 tháng đầu năm là là 4.140
tỷ đồng, thế nhưng cơn bão lũ cuối tháng 9 đã “nuốt” hết 3.500 tỷ đồng. Điều này có thể lý
giải là khi có thiên tai lớn xảy ra trong lúc nền kinh tế đang phát triển mạnh hơn thời gian
trước mà chúng ta không có một giải pháp quản lý rủi ro thiên tai hiệu quả thì thiệt hại về
kinh tế sẽ lớn hơn, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Thiệt hại do các thiên tai liên quan đến dòng chảy trên lưu vực sông lũ trên sông Vu
Gia - Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam có đặc tính riêng. Trong mùa lũ, vấn đề chống ngập lụt
không cấp thiết bằng chống mất mát tài sản, chống hư hỏng công trình do nước chảy quá
mạnh. Số người chết do ở Quảng Nam chủ yếu do nước chảy cuốn trôi người và động vật,
vì vậy cần tổ chức các tuyến và cụm dân cư tránh ở các nơi tốc độ nước chảy lớn, tránh bị
bất ngờ khi lũ tràn về. Vào mùa kiệt, nguồn nước sông Vu Gia - Thu Bồn phong phú, tuy
nhiên sự phân chia nguồn nước vào các phân lưu thay đổi đã tạo ra thiếu nguồn nước tại
một số khu vực phát triển kinh tế mạnh, đặc biệt khu vực Nam Đà Nẵng, Bắc Quảng Nam.
Vấn đề thiên tai, cụ thể là thiên tai lũ lụt và hạn hán ở Quảng Nam đã và đang hạn chế
sự phát triển nền kinh tế của tỉnh đồng thời tàn phá môi trường, môi sinh tác động mạnh
đến đời sống xã hội của tỉnh. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, khi lượng mưa được
dự báo tăng nhưng tập trung chủ yếu là mùa mưa lũ và giảm đi vào mùa kiệt là nguyên
nhân gia tăng các thiên tai liên quan đến dòng chảy: lũ lụt, hạn hán.
Nhận thức được vấn đề này, trong chiến lược phòng tránh thiên tai của tỉnh Quảng
Nam đến năm 2020 đã nêu rõ phương châm trong công tác phòng chống thiên tai là: “Chủ
động phòng, tránh, thích nghi để phát triển”. Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất các giải
Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam
Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý
6
pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực tài nguyên nước, đặc biệt những giải
pháp thích ứng với dòng chảy cực đoan (lũ, kiệt) do phân mùa dòng chảy là hết sức cấp
thiết.
Với mục tiêu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu và thích nghi với các thiên tai lũ
lụt và hạn hán tỉnh Quảng Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu, trên cơ sở báo cáo
chuyên đề 5 “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các thiên tai liên quan đến
dòng chảy (lũ lụt, khô hạn) tỉnh Quảng Nam, Việt Nam”, báo cáo đánh giá hiện trạng
quản lý rủi ro thiên tai lũ lụt và hạn hán, xác định các năng lực thích ứng với biến đổi khí
hậu như năng lực quản lý, nghiên cứu, dự báo, các hệ thống vật chất nhằm phòng tránh và
giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt, hạn hán gây ra và năng lực tuyên truyền, giáo dục, vận động
cùng ý thức phòng tránh thiên tai của toàn xã hội. Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, báo
cáo đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
+ Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp: Do điều kiện có hạn nên nhóm thực
hiện đề tài đã làm tham vấn ý kiến các cán bộ quản lý của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão
tỉnh Quảng Nam, Ủy ban nhân dân huyện Đại Lộc, người dân của các huyện Đại Lộc, Duy
Xuyên, Điện Bàn và TP. Hội An về năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt, hạn
hán
+ Phương pháp kế thừa, ứng dụng có chọn lọc tối đa các kết quả nghiên cứu khoa
học về các giải pháp giảm nhẹ thiệt hại của các dạng thiên tai (lũ lụt, hạn hán) của các nước
tiên tiến và các tổ chức quốc tế, kế thừa tối đa các kết quả nghiên cứu ở trong nước có liên
quan đến đề tài để đánh giá đồng bộ thiên tai lũ lụt và hạn hán trên lưu vực.
+ Phương pháp mô hình toán: Sử dụng bộ mô hình MIKE nhằm (1) đánh giá lũ và
ngập lụt các các trận lũ với tần suất xác định; (2) xác định nhu cầu sử dụng nước cùng khả
năng đáp ứng của các nguồn nước trong mùa kiệt. Trên cơ sở bộ thông số mô hình ổn định,
thay đ ổi các dữ liệu về lượng mưa, mực nước biển dâng theo các kịch bản phát thải trung
bình và cao xác định mức độ gia tăng của các thiên tai lũ lụt và hạn hán.
+ Phương pháp chuyên gia
Báo cáo ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo được trình bày trong 3 phần:
1. Đánh giá thiên tai liên quan đến dòng chả y (lũ lụt, h ạn hán) trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam
2. Hiện trạng quản lý thiên tai lũ lụt và hạn hán ở tỉnh Quảng Nam
3. Đề xuất các biện pháp giảm nhẹ và thích nghi với các thiên tai lũ lụt và hạn hán trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam
82 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3486 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN ĐỊA LÝ
DỰ ÁN P1-08-VIE
Chuyên đề 15
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH
VÀ GIẢM THIỂU THIÊN TAI LŨ LỤT, HẠN HÁN
TỈNH QUẢNG NAM
Chủ trì nhiệm vụ: TS. Vũ Thị Thu Lan
Tham gia : TS. Nguyễn Lập Dân
ThS. Hoàng Thanh Sơn
KS. Bùi Anh Tuấn
CN. Nguyễn Minh Thành
CN. Nguyễn Thanh Hoàng
Hà Nội - 2011
Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 1
Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Đặc trưng hình thái các lưu vực thuộc tỉnh Quảng Nam ........................................... 6
Bảng 2: Nguồn nước các sông thuộc Quảng Nam ............................................................... 10
Bảng 3: Đặc trưng dòng chảy mùa lũ trên sông tỉnh Quảng Nam ........................................ 11
Bảng 4: Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất ứng với tần suất trên các sông tỉnh Quảng Nam .......... 12
Bảng 5: Các đặc trưng lũ tiểu mãn trên lưu vực sông Thu Bồn ........................................... 12
Bảng 6: Đặc trưng dòng chảy kiệt trên sông tỉnh Quảng Nam ............................................. 13
Bảng 7: Dòng chảy nhỏ nhất ứng với tần suất trên các sông tỉnh Quảng Nam ..................... 13
Bảng 8: Dòng chảy kiệt nhỏ nhất trên các sông tỉnh Quảng Nam ........................................ 14
Bảng 9: Mức độ ảnh hưởng của thiên tai ............................................................................ 15
Bảng 10: Diện tích ngập theo các năm lũ lớn ...................................................................... 17
Bảng 11: Thời gian không mưa liên tục dài nhất ở các trạm quan trắc ................................ 20
Bảng 12: Chỉ số khô hạn trung bình năm khu vực Quảng Nam ........................................... 21
Bảng 13: Chỉ số khô hạn trung bình theo các tháng khu vực Quảng Nam ........................... 22
Bảng 14: Dòng chảy mùa kiệt trung bình tháng trên sông tỉnh Quảng Nam ........................ 23
Bảng 15: Một số đặc trưng hạn ở khu vực Quảng Nam ....................................................... 23
Bảng 16: Thiệt hại do lũ gây ra từ 1997 - 2009 ................................................................... 24
Bảng 17: Mức độ hạn hán tác động đến vụ đông xuân và vụ hè thu .................................... 26
Bảng 18: Thiệt hại do hạn hán qua các năm 2001 – 2005.................................................... 27
Bảng 19: Xu hướng thiên tai trong 5 năm gần đây ở Quảng Nam ....................................... 29
Bảng 20: Mức thay đổi lượng mưa (%) từng thập kỷ so với thời kỳ 1990 – 2007 theo kịch
bản biến đổi khí hậu ........................................................................................................... 30
Bảng 21: Diện tích ngập lụt ở tỉnh Quảng Nam ứng với các kịch bản nước biển dâng ........ 31
Bảng 22: Diện tích ngập lụt hạ du ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu............................ 33
Bảng 23: Một số đặc trưng về tốc độ xu thế của hạn ........................................................... 35
Bảng 24: Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) so với năm 1990 Quảng Nam ứng với các kịch
bản phát thải ....................................................................................................................... 26
Bảng 25: Mức tăng độ dài mùa hạn do biến đổi khí hậu ..................................................... 36
Bảng 26: Đánh giá dung tích các hồ chứa thủy lợi lớn ở Quảng Nam ................................. 38
Bảng 27: Đánh giá dung tích phòng lũ của một số hồ chứa thủy điện ................................. 39
Bảng 28: Danh mục các công trình đã xây dựng (vùng thượng lưu sông Thu Bồn) ............. 42
Bảng 29: Danh mục các công trình đã xây dựng (vùng hạ Vu Gia – Bắc Thu Bồn) ............. 43
Bảng 30: Danh mục các công trình đã xây dựng vùng hạ lưu sông Thu Bồn và sông Ly ly . 43
Bảng 31: Mức bảo đảm cấp nước cho các khu dùng nước hiện trạng .................................. 45
Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 2
Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam
Bảng 32a: Danh sách các trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và lân cận ............. 48
Bảng 32b: Các trạm thuỷ văn phục vụ cảnh báo thiên tai lũ lụt và hạn hán ......................... 50
Bảng 33: Các chỉ tiêu chống lũ cho lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn .................................. 58
Bảng 34: Biến động diện tích ngập với tần suất 1% khi có liên hồ điều tiết ........................ 59
Bảng 35: Hiện trạng sử dụng đất của hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn .................................. 59
Bảng 36: Tổng nhu cầu nước phân cho các ngành đến năm 2020........................................ 61
Bảng 37: Các công trình thuỷ lợi dự kiến xây dựng ............................................................ 62
Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 3
Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Bản đồ hình thể tự nhiên tỉnh Quảng Nam .............................................................5
Hình 2: Bản đồ ngập lụt tỉnh Quảng Nam (ứng với lũ 1% tháng 11/2007) ........................ 18
Hình 3: Bản đồ chỉ số hạn tỉnh Quảng Nam ...................................................................... 21
Hình 4: Bản đồ dự báo ngập lụt năm 2020 ........................................................................ 31
Hình 5: Bản đồ dự báo ngập lụt năm 2050 ........................................................................ 32
Hình 6: Bản đồ dự báo ngập lụt năm 20100 ...................................................................... 32
Hình 7: Sơ đồ các công trình thủy lợi, thủy điện tỉnh Quảng Nam .................................... 38
Hình 8: Sơ đồ phân vùng sử dụng nước ............................................................................ 41
Hình 9: Sơ đồ tổ chức của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn ........... 47
Hình 10: Vị trí các trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ........................ 49
Hình 11: Sơ đồ các giải pháp giảm thiểu và thích nghi với thiên tai lũ lụt, hạn hán ........... 57
Hình 12: Cấu trúc hệ thống hỗ trợ ra quyết định quản lý rủi ro thiên tai ............................ 67
Hình 13: Sơ đồ Ban Quản lý rủi ro thiên tai tỉnh Quảng Nam ........................................... 68
Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 4
Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam
MỞ ĐẦU
Tỉnh Quảng Nam có diện tích 10.406km2 nằm ở khu vực ven biển Trung Trung bộ
Việt Nam thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là nơi có 2 di sản văn hóa (khu Di
tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An) và khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm được thế giới công
nhận... Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tuy nhiên đây
cũng là nơi chịu tác động mạnh mẽ của các thiên tai, theo thống kê chỉ trừ động đất, sóng
thần còn lại có đầy đủ các loại hình thiên tai, vì vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn còn rất
chậm so với những khu vực xung quanh. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của sự
thay đổi về khí hậu toàn cầu và sự phát triển kinh tế xã hội, thiên tai nói chung, các thiên tai
liên quan đến dòng chảy (lũ lụt, hạn hán) nói riêng trên địa bàn tỉnh ngày càng gia tăng một
cách bất thường và gây thiệt hại ngày càng lớn hơn. Trong các dạng thiên tai, thiên tai lũ lụt
và hạn hán được xếp hàng đầu về phạm vi ảnh hưởng, mức độ nghiêm trọng và số lần xuất
hiện và cũng là loại thiên tai gây thiệt hại lớn nhất về kinh tế, môi trường và xã hội trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam. Theo thống kê 5 năm gần đây từ 2003 đến năm 2008 thiên tai đã gây
thiệt hại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ước tính trung bình gần bằng 6,26% tổng GDP và
những năm mưa lũ lớn, thiệt hại có thể lên đến 18 - 20% GDP và thiệt hại về người là vô
cùng to lớn. Riêng năm 2009, tổng GDP của Quảng Nam trong 6 tháng đầu năm là là 4.140
tỷ đồng, thế nhưng cơn bão lũ cuối tháng 9 đã “nuốt” hết 3.500 tỷ đồng. Điều này có thể lý
giải là khi có thiên tai lớn xảy ra trong lúc nền kinh tế đang phát triển mạnh hơn thời gian
trước mà chúng ta không có một giải pháp quản lý rủi ro thiên tai hiệu quả thì thiệt hại về
kinh tế sẽ lớn hơn, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Thiệt hại do các thiên tai liên quan đến dòng chảy trên lưu vực sông lũ trên sông Vu
Gia - Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam có đặc tính riêng. Trong mùa lũ, vấn đề chống ngập lụt
không cấp thiết bằng chống mất mát tài sản, chống hư hỏng công trình do nước chảy quá
mạnh. Số người chết do ở Quảng Nam chủ yếu do nước chảy cuốn trôi người và động vật,
vì vậy cần tổ chức các tuyến và cụm dân cư tránh ở các nơi tốc độ nước chảy lớn, tránh bị
bất ngờ khi lũ tràn về. Vào mùa kiệt, nguồn nước sông Vu Gia - Thu Bồn phong phú, tuy
nhiên sự phân chia nguồn nước vào các phân lưu thay đổi đã tạo ra thiếu nguồn nước tại
một số khu vực phát triển kinh tế mạnh, đặc biệt khu vực Nam Đà Nẵng, Bắc Quảng Nam.
Vấn đề thiên tai, cụ thể là thiên tai lũ lụt và hạn hán ở Quảng Nam đã và đang hạn chế
sự phát triển nền kinh tế của tỉnh đồng thời tàn phá môi trường, môi sinh tác động mạnh
đến đời sống xã hội của tỉnh. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, khi lượng mưa được
dự báo tăng nhưng tập trung chủ yếu là mùa mưa lũ và giảm đi vào mùa kiệt là nguyên
nhân gia tăng các thiên tai liên quan đến dòng chảy: lũ lụt, hạn hán.
Nhận thức được vấn đề này, trong chiến lược phòng tránh thiên tai của tỉnh Quảng
Nam đến năm 2020 đã nêu rõ phương châm trong công tác phòng chống thiên tai là: “Chủ
động phòng, tránh, thích nghi để phát triển”. Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất các giải
Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 5
Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam
pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực tài nguyên nước, đặc biệt những giải
pháp thích ứng với dòng chảy cực đoan (lũ, kiệt) do phân mùa dòng chảy là hết sức cấp
thiết.
Với mục tiêu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu và thích nghi với các thiên tai lũ
lụt và hạn hán tỉnh Quảng Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu, trên cơ sở báo cáo
chuyên đề 5 “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các thiên tai liên quan đến
dòng chảy (lũ lụt, khô hạn) tỉnh Quảng Nam, Việt Nam”, báo cáo đánh giá hiện trạng
quản lý rủi ro thiên tai lũ lụt và hạn hán, xác định các năng lực thích ứng với biến đổi khí
hậu như năng lực quản lý, nghiên cứu, dự báo, các hệ thống vật chất nhằm phòng tránh và
giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt, hạn hán gây ra và năng lực tuyên truyền, giáo dục, vận động
cùng ý thức phòng tránh thiên tai của toàn xã hội. Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, báo
cáo đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
+ Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp: Do điều kiện có hạn nên nhóm thực
hiện đề tài đã làm tham vấn ý kiến các cán bộ quản lý của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão
tỉnh Quảng Nam, Ủy ban nhân dân huyện Đại Lộc, người dân của các huyện Đại Lộc, Duy
Xuyên, Điện Bàn và TP. Hội An về năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt, hạn
hán
+ Phương pháp kế thừa, ứng dụng có chọn lọc tối đa các kết quả nghiên cứu khoa
học về các giải pháp giảm nhẹ thiệt hại của các dạng thiên tai (lũ lụt, hạn hán) của các nước
tiên tiến và các tổ chức quốc tế, kế thừa tối đa các kết quả nghiên cứu ở trong nước có liên
quan đến đề tài để đánh giá đồng bộ thiên tai lũ lụt và hạn hán trên lưu vực.
+ Phương pháp mô hình toán: Sử dụng bộ mô hình MIKE nhằm (1) đánh giá lũ và
ngập lụt các các trận lũ với tần suất xác định; (2) xác định nhu cầu sử dụng nước cùng khả
năng đáp ứng của các nguồn nước trong mùa kiệt. Trên cơ sở bộ thông số mô hình ổn định,
thay đổi các dữ liệu về lượng mưa, mực nước biển dâng theo các kịch bản phát thải trung
bình và cao xác định mức độ gia tăng của các thiên tai lũ lụt và hạn hán.
+ Phương pháp chuyên gia
Báo cáo ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo được trình bày trong 3 phần:
1. Đánh giá thiên tai liên quan đến dòng chảy (lũ lụt, hạn hán) trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam
2. Hiện trạng quản lý thiên tai lũ lụt và hạn hán ở tỉnh Quảng Nam
3. Đề xuất các biện pháp giảm nhẹ và thích nghi với các thiên tai lũ lụt và hạn hán trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 6
Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam
1. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THIÊN TAI LIÊN QUAN ĐẾN DÒNG CHẢY (LŨ
LỤT VÀ HẠN HÁN) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
1.1. Đặc điểm phân phối tài nguyên nước tỉnh Quảng Nam
1.1.1. Đặc điểm mạng lưới sông suối trong tỉnh
Địa hình tỉnh Quảng Nam có đầy đủ các kiểu cảnh quan địa hình từ kiểu núi cao
phía Tây, kiểu trung du ở giữa, dải đồng bằng và cồn cát ven biển. căn cứ vào đặc điểm
chung, có thể phân ra 03 vùng địa hình như sau:
- Địa hình vùng núi: Địa hình vùng này có độ cao trung bình từ 700 - 800m, hướng
thấp dần từ Tây sang Đông; bao gồm 06 huyện: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang,
Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My. Với diện tích chiếm 72% đất tự nhiên với nhiều
ngọn cao trên 2.000m như Lum Heo (2.045m), Tion (2.032m), Gole – Lang (1.855m) và
cao nhất là đỉnh Ngọc Linh (2.598m) - đây cũng là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn.
- Địa hình vùng gò đồi, trung du là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía Tây và
vùng đồng bằng ven biển, độ cao trung bình từ 100 - 200m, độ dốc trung bình từ 15 – 200,
địa hình đặc trưng có dạng hình bát úp và lượn sóng; bao gồm chủ yếu của các huyện Tiên
Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn và phần phía Tây huyện Quế Sơn.
- Vùng đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, ít biến đổi, có độ cao
dưới 30m gồm những dải đồng bằng nhỏ hẹp phía Đông và vùng cồn cát, bãi cát ven biển;
bao gồm chủ yếu các huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, TP. Hội An, vùng đông huyện
Quế Sơn, Thăng Bình, TP. Tam Kỳ, Núi Thành. Vùng ven biển phía đông sông Trường
Giang là dải cồn cát chạy dài từ Điện Nam, Điện Bàn đến Tam Quan, Núi Thành.
Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá phát triển, tập trung trong 2
hệ thống sông chính là Vu Gia - Thu Bồn (10.350km2) và sông Tam Kỳ (1.040km2) và hai
hệ thống sông này được nối với nhau bởi sông Trường Giang (bảng 1).
Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn: Đây là lưu vực sông lớn thứ 2 so với các lưu
vực nằm phía sườn Đông dãy Trường Sơn. Bắt nguồn vùng núi cao nhất dãy Trường Sơn -
vùng núi Ngọc Lĩnh ở độ cao 1600m, dòng chính (Thu Bồn được coi là dòng chính) với
chiều dài sông 205km đổ ra biển tại vịnh Đà Nẵng qua 3 phân lưu: sông Hàn (Đà Nẵng),
cửa Đại (Hội An) và Trường Giang (cửa Lở).
Sự sắp xếp của các dãy núi đã tạo ra hướng dốc chính của địa hình lưu vực sông Vu
Gia - Thu Bồn là hướng Tây Nam - Đông Bắc; Đặc điểm của lưu vực có dạng hình bàu, với
chiều dài lưu vực gấp 2 lần chiều rộng bình quân lưu vực và các sông trong lưu vực có hệ
số uốn khúc cao, xấp xỉ 2 như dòng chính 1,86, sông Bung 2,02, sông Tĩnh Yên 2,67... Do
Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 7
Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam
địa hình núi đồi chiếm tỷ trọng diện tích khá lớn (trên 60%) nên lưu vực sông Vu Gia - Thu
Bồn có độ cao bình quân (552m) cũng như độ dốc bình quân lưu vực (25%) và mạng lưới
sông suối trong lưu vực phát triển mạnh dạng tia toả - đặc trưng cho mạng lưới sông suối
vùng núi cao, tuy nhiên do cấu trúc địa chất nên độ phân cắt ngang của lưu vực không cao vì
vậy mạng lưới sông suối kém phát triển với mật độ lưới sông 0,47km/km2. Phần thượng du
lưu vực độ dốc địa hình lớn trên 30%, cấu tạo địa chất vùng núi là các đá Granit sườn dốc,
đỉnh núi nhọn nên mạng lưới sông suối trong vùng chỉ phát triển ở những vùng thấp còn ở
phần sườn núi hầu như không xuất hiện dòng chảy thường xuyên, mật độ lưới sông
0,38km/km2. Phần hạ du sông chảy trong vùng đồng bằng ven biển thấp, trũng có lớp vỏ thổ
nhưỡng chủ yếu là đất cát, đất đỏ nên sông chảy quanh co, mật độ sông suối 0,57km/km2. Hệ
thống sông Vu Gia - Thu Bồn có ba phân lưu đưa nước ra biển đó là sông Hàn, dòng chính
và sông Trường Giang. Mạng lưới sông trên lưu vực phát triển tới các phụ lưu cấp IV và
trong tổng số 78 phụ lưu có chiều dài sông chính lớn hơn 10km được phân chia theo các
cấp : 19 phụ lưu cấp I, 36 phụ lưu cấp II, 22 phụ lưu cấp III và 2 phụ lưu cấp IV.
Sông Tam Kỳ: bắt nguồn từ vùng núi Tiên Phước đổ ra biển tại Vụng An Hòa với
chiều dài 70km. Nằm ở ven biển có địa hình chủ yếu là gò đồi và đồng bằng nên độ cao
bình quân lưu vực chỉ đạt 84m và độ dốc bình quân đạt 9,4%. Lưu vực sông có dạng dài với
mật độ lưới sông trung bình đạt 0,5km/km2. Do nằm trong vùng thấp nên hệ số uốn khúc
sông đạt tới 2,33. Năm 1980, hồ Phú Ninh (diện tích lưu vực 235km2) được xây dựng trên
nhánh sông Tam Kỳ đã khống chế và điều tiết một phần dòng chảy của hệ thống sông này.
Sông Trường Giang chạy dọc bờ biển theo hướng gần bắc nam với chiều dài 44km
nối 02 sông Vu Gia - Thu Bồn và sông Tam Kỳ và là sông tiêu thoát lũ ở khu vực vùng
đồng bằng. Đoạn phía nam chạy cạnh bờ biển cách khoảng 2km trở lại, đoạn phía bắc
khoảng cách rộng hơn, đoạn lớn nhất cách bờ biển khoảng 7km. Đầu sông phía nam đổ ra
biển tại cửa Hòa An (hay An Hoà), huyện Núi Thành, đầu sông phía bắc đổ ra biển tại cửa
Đại, thị xã Hội An. Ở giữa là huyện Thăng Bình và TP. Tam Kỳ
Có thể thấy rằng, trong suốt chiều dài gần 125km bờ biển, lưu vực sông Vu Gia -
Thu Bồn chỉ có 3 cửa sông thoát ra biển là cửa Hàn (sông Vu Gia), cửa Đại (sông Thu Bồn)
và cửa Lở (Trường Giang, Tam Kỳ). Các cửa sông này hiện đang trong tình trạng biến
động lớn, luôn dịch chuyển và bị bồi lấp, khả năng thoát lũ kém vì vậy tình trạng ngập lụt ở
vùng đồng bằng tỉnh Quảng Nam rất nghiêm trọng
Ngoài mạng lưới sông suối ở trên, trong tỉnh Quảng Nam còn có nhiều hồ, đầm tự
nhiên và hồ chứa. Một số hồ tương đối lớn như hồ Thạch Bàn, hồ Vĩnh Trinh (thể hiện ở
hình 1)
Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 8
Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam
Hình 1: Bản đồ hình thể tự nhiên tỉnh Quảng Nam
Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 5
Bảng 1: Đặc trưng hình thái các lưu vực thuộc tỉnh Quảng Nam
Đặc trưng trung bình lưu vực
Độ cao Chiều dài Chiều dài Diện tích
Mật độ
TT Sông Đổ vào nguồn sông sông lưu vực lưu vực Độ cao Độ dốc Độ rộng Hệ số
2 lưới sông
(m) (km) (km) (km ) (m) (%) (km) uốn khúc
(km/km2)
1. Thu Bồn – Vu Gia Biển Đông 1600 205 148 10350 552 25,5 70 0,47 1,86
1.1 Đắc Công Thu Bồn T 2000 25 21 142 1390 26,6 6,8 0,42 1,47
1.2 Đắc Mê A Thu Bồn P 850 16 16 114 1000 23,4 7,1 0,23 1,28
1.3 Đắc Rô Rơ Thu Bồn P 1200 16 15 80,5 5,3 1,33
1.4 Đắc Se Thu Bồn T 3500 34 33 297 790 19,3 9,0 0,2 1,39
1.5 Giang Thu Bồn T 1000 62 55 496 670 23,7 9,0 0,27 1,48
1.6 PL số 6 Thu Bồn T 100 10 11 28 2,5 1,33
1.7 PL số 7 Thu Bồn T 300 14 12 47 3,9 1,52
1.8 PL số 8 Thu Bồn P 100 20 15 58,5 3,9 2,35
1.9 Bung Thu Bồn T 1300 131 74 2530 816 37 34 0,31 2,02
1.10 PL số 10 Thu Bồn P 700 15 12 78 6,5 2,14
1.11 Kôn Thu Bồn T 800 47 34 627 527 31 18,4 0,66 1,62
1.12 PL số 12 Thu Bồn T 1000 11 8 48 6,0 1,83
1.13 PL số 13 Thu Bồn T 1000 14 10 41 4,1 1,47
1.14 Tĩnh Yên Thu Bồn P 2000 163 85 3690 453 21,3 43,4 0,41 2,67
1.15 PL số 15 Thu Bồn P 300 16 14 52 3,7 1,46
Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý 6
Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam
Đặc trưng trung bình lưu vực
Độ cao Chiều dài Chiều dài Diện tích
Mật độ
TT Sông Đổ vào nguồn sông sông lưu vực lưu vực Độ cao Độ dốc Độ rộng Hệ số
2 lưới sông
(m) (km) (km) (km ) (m) (%) (km) uốn khúc
(km/km2)