Nền kinh tế Thế giới hiện nay đang phát triển một cách vượt bậc để đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng cao của con người. Theo dự đoán của nhiều Tổ chức Quốc tế thì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đà tăng dân số Thế giới cũng như mức sống xã hội sẽ kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành chế tạo vỏ lốp xe và các ngành công nghiệp khác sử dụng cao su thiên nhiên. Do vậy, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên Thế giới sẽ tăng cao trong những năm gần đây.
Bên cạnh đó, Việt Nam ta là nước có ngành cao su khá phát triển, là nước có sản lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu đứng thứ 4 trên Thế giới. Ngành cao su đã mang lại những tác động tốt tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta. Cao su đứng thứ 3 trong tốp các nông sản xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong năm 2007 giúp ngành cao su đóng góp một khối lượng lớn vào kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp của cả nước. Ngoài ra, ngành cao su đã đóng góp đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nhất là các vùng cây cao su tập trung (các tiểu điền, đại điền). Ngành cao su góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho hàng vạn dân cư, .
Tuy nhiên hiện nay, ngành cao su của Việt Nam ta vẫn chưa sử dụng các lợi thế phát triển ngành một cách có hiệu quả nhất (như các vấn đề về sử dụng đất đai quy hoạch cho phát triển cao su chưa thật hợp lý, vấn đề sử dụng lao động, .). Do vậy, việc nghiên cứu và phát triển ngành cao su một cách hợp lý và đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất có thể là điều cần thiết, đóng góp vào sự phát triển chung cho cả nước Việt Nam ta.
Nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp là đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đưa ra các đánh giá và dự báo cho sự phát triển ngành trong giai đoạn 2010 – 2020, qua đó đưa ra các định hướng phát triển ngành trong giai đoạn 2010 – 2020.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về chiến lược phát triển ngành cao su.
Chương 2: Thực trạng tình hình phát triển ngành cao su hiện nay.
Chương 3: Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 -2020.
111 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3822 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn
Trong kỳ học vừa qua, em là Phạm Mai Phương, sinh viên năm cuối Khoa Kinh tế Kế hoạch _ trường Đại học Kinh tế quốc dân đã có kỳ thực tập lý thú, bổ ích và hoàn thiện được báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Để đạt được kết quả đó, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo _ Thạc sĩ Bùi Đức Tuân đã tận tình chỉ bảo và sửa chữa bài chuyên đề thực tập, giúp em xây dựng được chuyên đề tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh nhất. Em xin cảm ơn bác Đinh Quang Diệu _ cán bộ Vụ Kinh tế Nông nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em được tiếp cận các thông tin, tài liệu chuyên ngành cũng như đã đưa ra các phân tích nhận xét giúp hoàn thiện báo cáo chuyên đề của em. Em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của các bác, các cô chú, các anh chị trong Vụ Kinh tế Nông nghiệp đã tạo điều kiện để em có được kỳ thực tập lý thú và bổ ích này.
Lời cam đoan
Qua khoảng thời gian thực tập vừa qua, với sự chỉ bảo giúp đỡ của thầy giáo _ Thạc sĩ Bùi Đức Tuân và bác Đinh Quang Diệu _ cán bộ Vụ Kinh tế Nông nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư và với sự nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành bài báo cáo chuyên đề thực tập của mình.
Em xin cam đoan đây là bài báo cáo do tự em viết có tham khảo thêm các sách báo tạp chí đã được chú giải như trong chuyên đề, ngoài ra không hề sao chép bất kì tài liệu hay bất kì các bài luận văn, chuyên đề nào khác.
Hà Nội, Ngày 24 tháng 4 năm 2008
Chữ ký của sinh viên
Phạm Mai Phương
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương 1: Khái quát chung về chiến lược phát triển ngành cao su: 9
I. Khái niệm và nội dung chiến lược phát triển ngành: 9
1.1.Khái niệm chiến lược phát triển: 9
1.2.Khái niệm về chiến lược phát triển kinh tế xã hội: 11
1.3.Khái niệm và nội dung của chiến lược phát triển ngành: 12
1.3.1.Khái niệm chiến lược phát triển ngành: 12
1.3.2.Các đặc trưng của chiến lược phát triển ngành: 12
1.3.3.Nội dung của chiến lược phát triển ngành: 14
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển ngành: 17
2.1.Tác động của môi trường vĩ mô: 17
2.1.1.Tác động của môi trường quốc tế: 17
2.1.2.Tác động của môi trường trong nước: 18
2.2.Tác động của môi trường ngành: 20
III. Sự cần thiết phải có chiến lược phát triển ngành: 26
3.1.Chiến lược phát triển ngành là căn cứ để hoạch định kế hoạch phát triển ngành: 26
3.2.Chiến lược phát triển ngành là cương lĩnh hành động của quản lý kinh tế xã hội riêng từng ngành: 26
IV.Khái quát chung về ngành cao su Việt Nam: 27
4.1. Giới thiệu về ngành cao su Việt Nam: 27
4.1.1. Lịch sử phát triển ngành cao su Việt Nam: 27
4.1.2. Vị trí và vai trò của ngành cao su: 29
4.2. Sự cần thiết của chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam: 29
4.2.1. Cơ sở pháp lý: 29
4.2.2. Cơ sở khách quan: 30
Chương 2: Thực trạng tình hình phát triển ngành cao su Việt Nam hiện nay 31
I. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cao su Việt Nam: 31
1.1. Tình hình chung về ngành cao su Việt Nam: 31
1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành: 31
1.2.1. Chủng loại sản phẩm: 33
1.2.2. Sản lượng sản xuất: 37
1.2.2.1.Sản lượng sản xuất toàn ngành: 37
1.2.2.2. Sản lượng sản xuất theo vùng: 43
1.2.2.3.Sản lượng sản xuất ngành cao su theo thành phần kinh tế: 46
1.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm: 47
1.2.4. Tác động chung đến hiệu quả kinh tế xã hội: 48
1.3. Thực trạng kiến trúc hạ tầng, khoa học công nghệ, lao động và tổ chức quản lý của ngành cao su VIệt Nam: 50
1.3.1.Thực trạng lao động của ngành cao su: 50
1.3.2.Thực trạng về mặt khoa học công nghệ của ngành cao su: 51
1.3.3.Thực trạng về mặt kiến trúc hạ tầng của ngành cao su: 53
1.3.4.Thực trạng về mặt tổ chức quản lý: 54
1.4. Thực trạng vốn đầu tư và hiệu quả kinh doanh: 56
1.4.1.Thực trạng vốn đầu tư: 56
1.4.2.Thực trạng hiệu quả kinh doanh: 56
II. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành cao su 57
2.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su: 57
2.1.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su trên Thế giới: 57
2.1.2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su trong nước: 59
2.2. Dự báo tình hình sản xuất cao su thiên nhiên thế giới: 61
2.3. Phân tích sự cạnh tranh trong xuất khẩu của ngành cao su: 62
2.3.1. Điều kiện về các yếu tố sản xuất: 63
2.3.1.1.Các yếu tố sản xuất căn bản: 63
2.3.1.2.Các yếu tố sản xuất tiên tiến: 65
2.3.2. Đánh giá về sức cầu nội địa: 69
2.3.3.Các ngành phụ trợ cho ngành cao su: 70
2.3.4.Thực trạng xây dựng chiến lược, cấu trúc và môi trường cạnh tranh trong ngành cao su: 70
2.3.5.Tác động của Nhà nước: 72
2.4. Một số nhận định chung về sự phát triển của ngành cao su Việt Nam: 74
2.4.1. Một số mặt thuận lợi: 74
2.4.2.Một số mặt khó khăn: 79
Chương 3: Định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 82
I. Căn cứ định hướng chiến lược phát triển ngành cao su: 82
1.1. Định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam: 82
1.2. Định hướng phát triển ngành cao su của Tập đoàn cao su Việt Nam: 82
1.3. Những vấn đề đặt ra đối với ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: 83
II. Điều kiện thực hiện định hướng phát triển: 85
2.1. Điều kiện về mặt quản lý Nhà nước: 85
2.2. Điều kiện về mặt cơ sở vật chất: 87
2.3. Điều kiện về mặt đội ngũ lao động : 90
2.4. Điều kiện về mặt khoa học kỹ thuật và công nghệ: 92
Kết luận 94
Phụ lục 95
Bảng biểu
Hình 1.1 -Mô hình kim cương về năng lực cạnh tranh của M.Porter……….15
Bảng 2.1 -Mục tiêu phát triển ngành cao su Việt Nam đến năm 2005...........26
Hình 2.2 -Cơ cấu sản phẩm cao su chế biến năm 2005……….…………….28
Hình 2.3 -Cơ cấu sản phẩm mủ cao su năm 2000&2005……..………...…..29
Bảng 2.4 -Chủng loại sản phẩm cao su chế biến của Tập đoàn cao su Việt Nam………………………………………………………………………….30
Bảng 2.5 -Tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2006…………………………………………………………………….31
Hình 2.6 -Cơ cấu nguồn nguyên liệu mủ cao su của Việt Nam năm 2006….32
Hình 2.7 -Cơ cấu tiêu dùng cao su của Việt Nam năm 2006…….……...….33
Hình 2.8 -Giá xuất khẩu cao su Việt Nam bình quân…………….…………34
Hình 2.9 -Giá thành và giá bán mủ cao su sơ chế……………...….………..35
Hình 2.10 -Kết quả sản xuất cao su cả nước theo vùng……………….…….37
Bảng 2.11 -Diện tích, năng suất và sản lượng cao su năm 2005……………38
Hình 2.12 -Kết quả sản xuất kinh doanh cả nước theo thành phần kinh tế....40
Hình 2.13 -Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2006…........41
Bảng 2.14 -Dự đoán nhu cầu cao su thiên nhiên và nhân tạo đến năm 2035……….....................................................................................................52
Bảng 2.15 -Ước tính khối lượng sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu lốp xe của Việt Nam năm 2010…………………………………………………………53
Bảng 2.16 -Dự báo sản lượng cao su tự nhiên trên thế giới………………...55
Bảng 2.17 -Dự báo sản lượng cao su tự nhiên của các nước sản xuất cao su hàng đầu trên thế giới………………………………………………………..55
Bảng 2.18 -Tình hình xuất nhập khẩu cao su trên thế giới……………….…57
Bảng 3.1 -Dự kiến sản lượng cao su đạt được của Tập đoàn cao su Việt Nam đến năm 2015………………………………………………………………..77
Lời mở đầu
Nền kinh tế Thế giới hiện nay đang phát triển một cách vượt bậc để đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng cao của con người. Theo dự đoán của nhiều Tổ chức Quốc tế thì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đà tăng dân số Thế giới cũng như mức sống xã hội sẽ kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành chế tạo vỏ lốp xe và các ngành công nghiệp khác sử dụng cao su thiên nhiên. Do vậy, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên Thế giới sẽ tăng cao trong những năm gần đây.
Bên cạnh đó, Việt Nam ta là nước có ngành cao su khá phát triển, là nước có sản lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu đứng thứ 4 trên Thế giới. Ngành cao su đã mang lại những tác động tốt tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta. Cao su đứng thứ 3 trong tốp các nông sản xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong năm 2007 giúp ngành cao su đóng góp một khối lượng lớn vào kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp của cả nước. Ngoài ra, ngành cao su đã đóng góp đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nhất là các vùng cây cao su tập trung (các tiểu điền, đại điền). Ngành cao su góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho hàng vạn dân cư,….
Tuy nhiên hiện nay, ngành cao su của Việt Nam ta vẫn chưa sử dụng các lợi thế phát triển ngành một cách có hiệu quả nhất (như các vấn đề về sử dụng đất đai quy hoạch cho phát triển cao su chưa thật hợp lý, vấn đề sử dụng lao động,….). Do vậy, việc nghiên cứu và phát triển ngành cao su một cách hợp lý và đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất có thể là điều cần thiết, đóng góp vào sự phát triển chung cho cả nước Việt Nam ta.
Nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp là đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đưa ra các đánh giá và dự báo cho sự phát triển ngành trong giai đoạn 2010 – 2020, qua đó đưa ra các định hướng phát triển ngành trong giai đoạn 2010 – 2020.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về chiến lược phát triển ngành cao su.
Chương 2: Thực trạng tình hình phát triển ngành cao su hiện nay.
Chương 3: Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 -2020.
Chương 1: Khái quát chung về chiến lược
phát triển ngành cao su:
I. Khái niệm và nội dung chiến lược phát triển ngành:
1.1.Khái niệm chiến lược phát triển:
Trước khi đi sâu nghiên cứu chiến lược phát triển ngành nói riêng, chúng ta sẽ đi nghiên cứu vê chiến lược phát triển nói chung.
Trên thực tế, khái niệm chiến lược đã có từ rất lâu đời. Từ khoảng thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên tại Trung Quốc, khi vạch ra kế hoạch và chỉ huy chiến tranh người ta sử dụng các khái niệm “mưu toán” với ý nghĩa là chiến lược.(1)
Còn ở phương Tây, từ chiến lược được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ “Strategem” hoặc “Strateges”. Sau này nhiều nước sử dụng từ chiến lược lý giải về ý nghĩa chung là “nghệ thuật thống soái”, về sau mới có nội dung của từ chiến lược ngày nay, và nó khác với chiến thuật và chiến dịch.(2)
Trong cuốn “lý luận chung về chiến thuật” do một người Pháp tên là Gilbert viết năm 1772 có nêu ra hai khái niệm “đại chiến thuật” và “tiểu chiến thuật”. Khái niệm “đại chiến thuật” có ý nghĩa tương đương với chiến lược ngày nay, còn “tiểu chiến thuật” có ý nghĩa là chiến thuật như ngày nay.(3) Như vậy cũng đã tồn tại cách hiểu rằng chiến lược có nghĩa là “nghệ thuật của tướng lĩnh” để tìm ra con đường đúng đắn nhất giành chiến thắng.
Trong một thời gian dài, từ chiến lược chỉ được dùng như một thuật ngữ quân sự. Trong cuốn “Vấn đề chiến lược trong chiến tranh cách mạng Trung Quốc”, Mao Trạch Đông đã khái quát một cách khoa học khái niệm về chiến lược “Vấn đề chiến lược là vấn đề nghiên cứu quy luật toàn cục của chiến tranh”, “phàm là mang tính chất của các phương diện và các giai đoạn, tất cả đều là toàn cục của chiến tranh”.(4)
Với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội ở thời kỳ cận đại, từ chiến lược đã dần được sử dụng vào lĩnh vực chính trị, do vậy các khái niệm chiến lược cách mạng, chiến lược chính trị lần lượt được ra đời. Với khái niệm chính trị, chiến lược có ý nghĩa bao quát hơn sách lược. Stalin đã viết: “chiến lược và sách lược là khoa học chỉ đạo cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản”, “chiến lược chính là quy định hướng tấn công chủ yếu của giai cấp vô sản trong một giai đoạn nhất định của cách mạng, là vạch kế hoạch bố trí tương ứng các lực lượng cách mạng (lực lượng hậu bị chủ yếu và thứ yếu), là đấu tranh thực hiện kế hoạch ấy trong suốt quá trình của giai đoạn cách mạng đó”. (5)
Về mặt lĩnh vực kinh doanh, lập kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp phổ biến vào những năm 1960 đối với các doanh nghiệp lớn khi mà hoạt động của chúng trở nên phức tạp hơn, cạnh tranh gay gắt, đa dạng hơn trong khi các tiến bộ về khoa học công nghệ trở nên tăng tốc hơn, đòi hỏi phải có những kế hoạch dự trù cho việc hoạt động đạt được hiệu quả cao nhất.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở phương Tây đã lưu hành khái niệm chiến lược Quốc gia. Chiến lược Quốc gia là chiến lược ở tầm vĩ mô, là chiến lược cao nhất ở tầm quốc gia. Chiến lược này là đại chiến lược.
Trong giai đoạn hoà bình, chúng ta có khái niệm chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Như vậy, “chiến lược là những mưu tính và quyết sách đối với những vấn đề trọng đại có tính chất toàn cục và lâu dài. Khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận và phương pháp đưa ra các quyết sách những vấn đề trọng đại và lâu dài gọi là chiến lược học”.(6)
1.2.Khái niệm về chiến lược phát triển kinh tế xã hội:
Nếu chiến lược được nhìn từ góc độ quản lý thì đó là quyết sách toàn cục của một phạm vi không gian rộng lớn trong một thời gian dài. Và là sự trù tính của chủ thể đối với toàn cục phát triển của sự vật.
Ta có, chiến lược phát triển KTXH của mỗi Quốc gia sẽ là sản phẩm của Nhà nước đó. Nhà nước trên cơ sở nhận thức các quy luật phát triển kinh tế xã hội khách quan, các mối quan hệ nội tại trong quá trình phát triển, dựa vào điều kiện hoàn cảnh bên trong của đất nước và điều kiện quốc tế ở mỗi thời kỳ nhất định để đưa ra những kế sách chung, có tính toàn cục về sự phát triển kinh tế xã hội trong một thời gian tương đối dài. Thời gian của chiến lược có thể là 10 , 15, 20 năm hoặc lâu hơn.(7)
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội là hệ thống các mục tiêu phát triển cả lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội, được đặt trong cùng mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau cũng như dựa vào đó để đưa ra giải pháp thực hiện đồng bộ và có hiệu quả cao nhất những mục tiêu kinh tế và xã hội đã đặt ra.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội về cơ bản được xem là một hệ thống các phân tích đánh giá và lựa chọn về căn cứ của chiến lược, các quan điểm cơ bản (tư tưởng chỉ đạo và chủ đạo), các mục tiêu tổng quát và mục tiêu chủ yếu, các định hướng phát triển chủ yếu trong các lĩnh vực của đời sống đất nước, các giải pháp cơ bản, chủ yếu là chính sách về cơ cấu và cơ chế vận hành hệ thống kinh tế xã hội, các chính sách về bồi dưỡng, khai thác,huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển, các biện pháp về tổ chức thực hiện chiến lược(8).
1.3.Khái niệm và nội dung của chiến lược phát triển ngành:
1.3.1.Khái niệm chiến lược phát triển ngành:
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội bao gồm cả chiến lược phát triển ngành, do vậy chiến lược phát triển ngành là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế xã hội (xét theo cấp độ quản lý). Chiến lược phát triển ngành phải phục tùng chiến lược Quốc gia.
Chiến lược phát triển ngành là một hệ thống các mục tiêu và các biện pháp thực hiện của ngành đặt ra.
Như vậy, chiến lược phát triển ngành là hệ thống các phân tích đánh giá và lựa chọn về căn cứ định hướng của chiến lược phát triển, các quan điểm cơ bản (ta tưởng chủ đạo và chỉ đạo), các mục tiêu tổng quát và mục tiêu chủ yếu, các định hướng phát triển chủ yếu, các giải pháp cơ bản (chủ yếu thông qua các chính sách, quy hoạch phát triển, bồi dưỡng, khai thác, huy động và phân bổ, sử dụng các nguồn lực phát triển, biện pháp về tổ chức thực hiện chiến lược dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của cả đất nước).
1.3.2.Các đặc trưng của chiến lược phát triển ngành:
Đặc trưng của chiến lược phát triển ngành cũng giống chiến lược, nó bao gồm những đặc trưng sau đây:
- Chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài của chiến lược:
Thời gian của việc thực hiện một chiến lược phát triển ngành là từ 10 năm, 15 năm, 20 năm hoặc lâu hơn.
Chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài vì nó định hướng các mục tiêu có tính tổng quát cho toàn ngành, nó xác định các mục tiêu cần đạt đến của ngành trong một khoảng thời gian dài. Những mục tiêu tổng quát đó sẽ được thực hiện gắn liền với những thay đổi lớn về khoa học và công nghệ, làm chuyển biến căn bản về lực lượng sản xuất, các mối quan hệ sản xuất. Hay có thể hiểu mục tiêu tổng quát sẽ được đề ra trên cơ sở các dự báo dài hạn về sự phát triển của khoa học và công nghệ.
Chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài vì nó phải mang tính định hướng, phản ánh xu thế vận động đi lên của toàn ngành cũng như sự phát triển của toàn ngành trong sự phát triển chung của toàn nền kinh tế.
Ngoài ra, chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài vì cần phải có thời gian lâu dài mới có được những biến đổi căn bản trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các quan hệ sản xuất mới, các nguồn lực khác…
- Chiến lược phát triển ngành có tính toàn diện:
Cũng giống như chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển ngành cũng phải phản ánh mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Muốn đạt được những mục tiêu tổng quát đã đặt ra thì trước hết phải đạt được các mục tiêu bộ phận và như vậy cần phải phán ánh được các mục tiêu bộ phận đó.
- Chiến lược phát triển ngành có tính hệ thống: Chiến lược phát triển phải bao gồm nhiều chiến lược bộ phận tuỳ theo cách tiếp cận. Việc thực hiện thành công mục tiêu chiến lược phải bao gồm việc thực hiện thành công các mục tiêu bộ phận. Tính hệ thống được biểu hiện trong tất cả các nội dung của chiến lược.Tính hệ thống thể hiện tính thống nhất, toàn diện, cân đối trong toàn bộ quá trình phát triển.
- Chiến lược phát triển ngành có tính hiệu quả:
Đây chính là hiệu quả kinh tế xã hội. Cần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội vì đây là vấn đề có tính quy luật phổ biến, là quy luật mà bất cứ thời kỳ nào cũng phải đặt ra. Do vậy việc lựa chọn các bước thực hiện hiện chiến lược, các chính sách, giải pháp huy động nguồn mực nhằm mục tiêu tổng quát đều phải được thực hiện trên nguyên tắc hiệu quả.
- Chiến lược phát triển ngành có tính chủ thể Nhà nước:
Nhà nước có hai chức năng là chức năng giai cấp và chức năng xã hội. Vai trò quản lý kinh tế thuộc chức năng xã hội trong đó hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển là một nội dung quan trọng.
1.3.3.Nội dung của chiến lược phát triển ngành:
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội bao gồm những nội dung sau:
- Các căn cứ của chiến lược phát triển ngành :
Để xây dựng chiến lược phát triển ngành nói riêng cũng như chiến lược phát triển nói chung, ta đều phải dựa trên kinh nghiệm cũng như lịch sử phát triển của chính quốc gia và các nước khác, dựa trên các số liệu, tài liệu thu thập được trong một khoảng thời gian gần nhất (khoảng 10 năm trước thời kỳ chiến lược).
Cần phải xác định được điểm xuất phát, ta đang ở giai đoạn nào của quá trình phát triển, cơ sở tiển đề cho sự phát triển đấy là gì,…
Cần thực hiện được các đánh giá, dự báo nguồn lực, các lợi thế so sánh và môi trường trong nước, quốc tế, các tác động từ bên ngoài đến ngành trong thời kỳ chiến lược (địa lý, tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn,…).
- Các quan điểm cơ bản của chiến lược phát triển ngành:
Quan điểm cơ bản của chiến lược là những tư tưởng chủ đạo và chỉ đạo thể hiện tính định hướng của chiến lược. Nó sẽ quyết định con đường và phương hướng cho các giải pháp lớn. Việc xác định các quan điểm cơ bản có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra các bước ngoặt của con đường phát triển, tạo động lực cơ bản xuyên suốt quá trình phát triển.
Các quan điểm cơ bản tạo nên một hệ quan điểm, nó sẽ là bộ khung cho việc xác định các mục tiêu phát triển cũng như các giải pháp lớn để đạt được mục tiêu đó trong một thời kỳ nhất định.
Như vậy hệ quan điểm chiến lược có ý nghĩa chủ đạo trong việc xây dựng chiến lược, nó là linh hồn, là tư tưởng của bản chiến lược mà trong từng phần nội dung của chiến lược phải thực hiện được. Nó sẽ thể hiện những nét khái quát đặc trưng nhất, có tính nguyên tắc về mô hình và con đường phát triển nhằm hướng đến mục tiêu dài hạn.
- Các mục tiêu phát triển ngành:
Mục tiêu phát triển là mức phấn đấu cần phải đạt được qua một thời kỳ nhất định. Mục tiêu bao gồm cả phần định tính và phần định lượng, phản ánh một cách toàn diện những biến đổi quan trọng của nền kinh tế. Nó phải phản ánh được sự thay đổi về chất của nền kinh tế xã hội.
Việc xác định muc tiêu phát triển phải xuất