Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng lĩnh vực Văn Hoá. Người đã nói rằng “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi trọng ngang nhau đó là: Chính trị - Kinh tế - Văn hoá - Xã hội.”. Lời nói của bác đã khẳng định vai trò to lớn của văn hoá trong sự nghiệp phát triển của đất nước.
Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và không ngừng phát triển những giá trị cao đẹp của nền văn hoá đất nước đã góp phần sức mạnh vào những thành quả đấu tranh giữ nước và dựng nước của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Từ xa xưa ông cha ta đã khơi nguồn sức mạnh từ nền văn hoá truyền thống của dân tộc, biết chắt lọc nền văn hoá tiên tiến của nhân loại, tạo nên giá trị cao đẹp của nền văn hoá nước nhà mang đậm bản sắc dân tộc, thấm đượm tinh thần nhân đạo cao cả. Tạo dựng được những giá trị truyền thống riêng của nền văn hoá Việt Nam.
Trong những thập kỷ gần đây, quá trình công nghiệp hoá và cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã đưa loài người tiến lên những nấc thang phát triển mới. Từ xã hội nông nghiệp cổ truyền chuyển sang xã hội hậu công nghiệp có nền kinh tế tri thức đóng vai trò chủ đạo. Cùng với sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng công nghệ và nền văn minh trí thức, trình độ dân trí, điều kiện sống và mức sống của con người được nâng lên rõ rệt. Từ đó nghị quyết đại hội Đảng VIII, IX, đến đại hội lần thứ X của Đảng đều xác định văn hoá trong thời kì đổi mới: “Văn hoá là nền tảng tinh thần trong xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế, văn hoá”. “Xây dựng nền văn hoá đậm đà bản săc dân tộc” là nhiệm vụ của toàn đảng toàn dân.
Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trước sau vẫn là một vấn đề sống còn là trách nhiệm nặng nề, nó có tầm ảnh hưởng rất quan trọng với sự phát triển của đất nước. Đây là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, quần chúng nhân dân trong đó Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giữ vai trò là nòng cốt.
47 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1817 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đoàn thanh niên huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập và từ khi chuẩn bị nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp. Chúng em đã được các thầy cô trong học viện dìu dắt, dạy bảo tận tình và tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng em hoàn thành khoá học.
Với cá nhân em, em xin được bày tỏ và gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám đốc học viện, phòng quản lý đào tạo tổ chức, các khoa phòng, các thầy cô bộ môn, thầy chủ nhiệm. Đặc biệt là cô Cao Thị Minh người đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực hiện chuyên đề này. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn Ban thường vụ huyện Đoàn Đầm Hà, các cơ quan đoàn thể đã tạo điều kiện thuận lợi để em có được tài liệu, số liệu để thực hiện chuyên đề này.
Với thời gian, tài liệu và bước đầu nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót không thể tránh khỏi.
Vậy, rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của quý thầy cô để em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ.
1. Về mặt lý luận.
Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng lĩnh vực Văn Hoá. Người đã nói rằng “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi trọng ngang nhau đó là: Chính trị - Kinh tế - Văn hoá - Xã hội...”. Lời nói của bác đã khẳng định vai trò to lớn của văn hoá trong sự nghiệp phát triển của đất nước.
Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và không ngừng phát triển những giá trị cao đẹp của nền văn hoá đất nước đã góp phần sức mạnh vào những thành quả đấu tranh giữ nước và dựng nước của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Từ xa xưa ông cha ta đã khơi nguồn sức mạnh từ nền văn hoá truyền thống của dân tộc, biết chắt lọc nền văn hoá tiên tiến của nhân loại, tạo nên giá trị cao đẹp của nền văn hoá nước nhà mang đậm bản sắc dân tộc, thấm đượm tinh thần nhân đạo cao cả. Tạo dựng được những giá trị truyền thống riêng của nền văn hoá Việt Nam.
Trong những thập kỷ gần đây, quá trình công nghiệp hoá và cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã đưa loài người tiến lên những nấc thang phát triển mới. Từ xã hội nông nghiệp cổ truyền chuyển sang xã hội hậu công nghiệp có nền kinh tế tri thức đóng vai trò chủ đạo. Cùng với sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng công nghệ và nền văn minh trí thức, trình độ dân trí, điều kiện sống và mức sống của con người được nâng lên rõ rệt. Từ đó nghị quyết đại hội Đảng VIII, IX, đến đại hội lần thứ X của Đảng đều xác định văn hoá trong thời kì đổi mới: “Văn hoá là nền tảng tinh thần trong xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế, văn hoá”. “Xây dựng nền văn hoá đậm đà bản săc dân tộc” là nhiệm vụ của toàn đảng toàn dân.
Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trước sau vẫn là một vấn đề sống còn là trách nhiệm nặng nề, nó có tầm ảnh hưởng rất quan trọng với sự phát triển của đất nước. Đây là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, quần chúng nhân dân trong đó Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giữ vai trò là nòng cốt.
2.Cơ sở thực tiễn.
Ngày nay, đất nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý, điều tiết của nhà nước. Nền kinh tế của việt nam với đặc trưng của lịch sử văn hoá là luôn luôn giao lưu, đối thoại với các nền văn hoá mà chủ thể của nó thường là những kẻ đối đầu, có những những nền văn hoá hùng mạnh hơn vì vậy chủ thể văn hoá việt nam phải bao gồm những giá trị đặc biệt về ửng xử thông minh và khôn ngoan, để có thể tiếp thu chọn lọc những giá trị văn hoá của những nước có nền văn hoá phát triển, đồng thời có thể tránh được những âm mưu mà kẻ thù muốn đánh vào nền văn hoá đang phát triển của nước ta. Nhưng nền kinh tế mở cũng kéo theo những luồng văn hoá khác nhau du nhập vào nước ta. Lịch sử đất nước ta đã chứng minh được mạch sống lưu truyền đó. Kế thừa truyền thống văn hoá dân tộc vì văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. Bên cạnh đó còn có những thủ tục lạc hậu mê tín dị đoan còn tồn tại của một đất nước gồm 54 dân tộc anh em như nước ta. Làm cho nền văn hoá dân tộc “dậm chân tại chỗ” hay kém phát triển so với sự phát triển hiện đại của nền văn hoá các nước khác trên thế giới.
Với điều kiện thế giới hiện nay, để hội nhập, hoà chung vào dòng chảy của xã hội cũng như ta phải đáp ứng đòi hỏi là phải có một trình độ văn hoá tương ứng để tiếp biến các thành tựu của nhân loại, đồng thời chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của xu hướng “toàn cầu hoá ” mặt trái của quá trình “ hiện đại hoá ” đang diễn ra hiện nay.
Nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, không phải là của riêng ai mà là của chung tất cả mọi người ... Nước ta nói chung và ở huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh nói riêng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thanh niên là một vấn đề cấp bách, quan trọng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ, hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng và phát huy tối đa vai trò của người chủ vận mệnh đất nước.
Sự xuống cấp về tư tưởng đạo đức và lối sống trong thanh niên hiện nay ngày càng nhanh. Thanh thiếu niên quan tâm đến lợi ích của mình hơn tập thể, chạy theo lối sống thực dụng, theo văn hoá ngoại không có sự chọn lọc mà không quan tâm đến giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Một số người không thích vào Đoàn, không tham gia vào các tổ chức hoạt động của Đoàn thanh niên.
Chưa bao giời những vấn đề về văn hoá lại được quan tâm như hiện nay cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Điều đó được quyết định bởi vai trò của văn hoá đối với sự phát triển của một quốc gia. Trước tình hình đó đòi hỏi nó hướng tiếp cận phù hợp để tìm hiểu bản chất của văn hoá. Đồng thời tìm hướng xây dựng văn hoá đặc trưng của khu vực.
Chính vì những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Đoàn thanh niên huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc” làm chuyên đề tốt nghiệp chương trình trung cấp lý luận chính trị và nghiệp vụ Đoàn - Hội - Đội tại Học Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu thực trạng của địa phương tìm ra nguyên nhân của thực trạng đưa ra giải pháp khắc phục có tính khả thi để nhằm nâng cao hơn việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
1. Khách thể nghiên cứu.
Đoàn thanh niên cơ sở và thông qua các hoạt động của họ trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
IV. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.
- Đọc tài liệu liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng phân tích đánh giá mặt mạnh, yếu kém.
- Phân tích rút ra bài học kinh nghiệm.
- Nêu lên giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao việc giữ gìn và đề xuất kiến nghị nâng cao hơn nữa sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1. Về không gian:
Trên địa bàn huyện Đầm Hà.
2. Thời gian:
Từ năm 2007 đến nay.
3. Thời gian thực hiện chuyên đề:
Từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2009
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Đọc tài liệu.
- Khảo sát thực tế trên địa bàn.
- Tổ chức toạ đàm, phỏng vấn.
- Cùng hoạt động, tham gia hoạt động và tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm.
VII. BỐ CỤC CHUYÊN ĐỀ.
Ngoài phần mục lục, danh mục tài liệu tham khảo chuyên đề gồm có 3 phần chính sau:
Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Phần thứ hai: Thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tại huyện Đầm Hà - tỉnh Quảng Ninh.
Phần thứ ba: Giải pháp và kiến nghị.
Kết luận và tài liệu tham khảo
PHẦN THỨ NHẤT
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. HỆ THỐNG CÁC KHÁI NIỆM
1. Kh¸i niÖm vÒ ®oµn TNCS Hå ChÝ Minh.
§oµn TNCS Hå ChÝ Minh lµ mét tæ chøc chÝnh trÞ - x· h«Þi cña thanh niªn ViÖt Nam do §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam vµ Chñ tÞch Hå ChÝ Minh s¸ng lËp l·nh ®¹o vµ rÌn luyÖn. §oµn bao gåm nh÷ng thanh niªn tiªn tiÕn, tù nguyÖn phÊn ®Êu v× sù nghiÖp x©y dùng ViÖt Nam ®éc lËp d©n chñ, giµu m¹nh c«ng b»ng vµ v¨n minh theo ®Þnh híng XHCN.
2. Khái niệm văn hoá, bản sắc văn hóa dân tộc
Thuật ngữ “văn hoá” đã xuất hiện rất lâu trong lịch sử ngôn ngữ của loài người, cả ở phương Đông và phương Tây.
Phương Đông: Trung Quốc là nước có nền văn hoá phát triển rất sớm, rực rỡ và vĩ đại trở thành một trong bốn chiếc nôi văn hoá: Ai Cập cổ đại, La mã, Trung Hoa, Ấn Độ. Từ văn hoá xuất hiện từ đời chu Trung Quốc cách đây 3000 năm.
Ở phương tây: Thuật ngữ “văn hoá” xuất hiện từ thời cổ Hy Lạp cách đây 2000 năm..
Từ thế kỷ V đến XIV nhân loại trì trệ trong đêm trường Trung cổ. Đến nay thời kỳ phục hương xuất hiện rất nhiều nhà văn hoá khổng lồ về văn học nghệ thuật: Sexpia, lêona, đaxnhi..Khai thác nhân văn, họ coi “văn hoá” là năng lực để con người sáng tạo ra những giá trị.
Vào thế kỷ XIX khoa học văn hoá ra đời. Taylor là người đầu tiên đã đưa ra định nghĩa “văn hoá” trong tác phẩm văn hoá 1871: “Văn hoá là một tổng thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực của thói quen mà con người đạt được trong xã hội”, “Văn hoá là tất cả những gì do con người sáng tạo ra một cách có ý thức và vì sự tiến bộ của nhân loại”.
Ngày nay thuật ngữ “văn hoá” còn đang được bổ sung và hoàn thiện, do lịch loài người luôn vận động phát triển. Theo các nhà nghiên cứu văn hoá thì hiện nay có khoảng 400 thậm trí hàng ngàn định nghĩa văn hoá theo các góc độ khác nhau.
- Dưới đây là một số định nghĩa về văn hoá:
Theo ABRaHam Moles(người pháp): “Văn hoá - đó là chiều hạn trí tuệ môi trường lãnh đạo do con người xây dựng nên trong tiến trình đời sống xã hội của mình”.
Vũ Khiêu (Việt Nam) : “Văn hoá thể hiện trình độ vun trồng của con người trong xã hội. Văn hoá là trạng thái của con người ngày càng tách ra khỏi giới động vật, ngày càng xoá bỏ đi những đặc tính của động vật để khẳng định những đặc tính của con người, trong đó giáo dục là cốt lõi và văn hoá là đặc trưng cơ bản của con người. Văn hoá là tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển của xã hội.
Pederico Mayor Tổng giám đốc tổ chức văn hoá giáo dục liên hợp quốc (UNNESXCO) 1998: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, trải qua bao thế kỷ nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm về văn hoá từ trước cách mạng tháng 8: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích sống, loài người mới sáng tạo ra và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật... Những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo đó là văn hoá”.
Năm 1982 tại Mexico, hội nghị thế giới về các chính sách về văn hoá đã thông qua định nghĩa nổi tiếng của khái niệm văn hoá, kết hợp văn hoá với sự phát triển một cách chặt chẽ : “Văn hoá... là một tổng thể những tính chất tinh thần, vật chất, trí tuệ và cảm xúc đặc biệt đặc trưng cho xã hội hay một nhóm xã hội. Văn hoá bao gồm không chỉ nghệ thuật và văn học, mà bao gồm cả phương thức sống các quyền cơ bản của con người, hệ thống giá trị, các truyền thống và tín ngưỡng”.
Đến đây ta có rhể định nghĩa văn hoá như sau: “Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị tinh thần và vật chất do con người sáng tạo, giao lưu, tích luỹ và phát triển thông qua hoạt động cải biến và ứng xử với thiên nhiên, xã hội và bản thân mình, được biểu hiện dưới các hình thức ngày càng sâu sắc, đa dạng, để tôn vinh và phát triển toàn diện con người, nhằm làm cho thế giớ có tính người...”.
Từ khi xuất hiện loài người, rồi trải qua hàng ngàn năm đấu tranh, hàng năm trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Nhưng trên bước đường phát triển của xã hội loài người văn hoá không phải là giá trị bất biến,đông cứng vì xét đến cùng, cơ sở kinh tế là nhân tố quyết định. Sự biến đổi được đẩy mạnh hơn do giao lưu văn hoá, ban đầu giữ các tộc người gần gũi nhau, cùng trình độ, về saugiữa các tộc người hay dân tộc có trình độ khác nhau.Sự biến đổi của bản sắc văn hoá dân tộc chịu sự chi phối của nhiều nhân tố. Những nét lạc hậu, lỗi thời sẽ mất đi được thay thế bằng những gì được khẳng định là hiện đại, là văn minh. Phong cách ăn mặc, để tóc, làm nhà...lâu nay vẫn được khẳng định là bản sắc dân tộc cần phải giữ gìn, nay bị bỏ để thay bằng một phong cách mới, gọn gàng hơn theo lối Tây Âu. Nhưng,người Việt Nam vẫn là người Việt Nam và người ta đã nhìn bản sắc dân tộc ở khía cạnh khác, trong quan hệ giữa người với người, trong gia đình làng xóm, trong nghệ thuật sân khấu, trong ý thức cộng đồng...
Trở về với lịch sử xa xưa của chúng ta hiểu hơn về bản sắc dân tộc và mối quan hệ giữa dân tộc và giao lưu văn hoá. Dân tộc ta có một lịch sử lâu đời.Điêu đó có ý nghĩa to lớn trong sự trưởng thành, củng cố và giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Không những thế, trong lịch sử lâu đời đó có cả một lịch sử đấu tranh kiên cường hàng ngàn năm để không bị sát nhập vào thế giới Hán hoá cũng như có hàng chục cuộc kháng chiến anh hùng bảo vệ nền độc lập. Trong sự nghiệp đấu tranh kiên cường đó, vấn đề đặt ra đối với con người Việt Nam không chỉ là độc lập dân tộc mà còn là bảo vệ bản sắc văn hoá của mình.
Trong bản sắc văn hoá dân tộc trước hết phải thấy được tinh thần yêu nước, hạt nhân của tinh thần sáng tạo của dân tộc. Đây là tài sản có giá trị nhất trong hành trang của người thanh niên Nguyễn Tất Thành lúc xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. Nó là cơ sở xuất phát, là động lực, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Bằng tình yêu nước chân chính, nhiều dân tộc trên thế giới như Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên... đã chiến thắng kẻ thù xâm lược. Với dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, cũng như tinh thần yêu nước của nhân dân các dân tộc trên thế giới.
Cũng như Mác - Ănghen - Lê Nin, Hồ Chí Minh là một nhà Mác-xít-lê-nin-nít chân chính. Những con người vĩ đại đó là những nhà cách mạng chân chính nên họ nhất quán nhấn mạnh và đề cao văn hoá dân tộc.
Di chúc Hồ Chí Minh là kết tinh của bản sắc văn hoá Việt Nam đậm đà chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” - điểm hội tụ, hạt ngọc lung linh toả sáng của tinh thần yêu nước được Hồ Chí Minh đứng lên chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Hồ Chí Minh từng nói rằng chiến thắng đế quốc, đó là sự chiến thắng của văn minh chống tàn bạo. Văn minh ở đây đồng nghĩa với văn hoá mà hạt nhân là chủ nghĩa yêu nước.
Trong cuộc đấu tranh anh dũng và gian khổ, nhân dân và chiến sĩ đã xây dựng đời sống văn hoá tinh thần để cổ vũ lòng hăng hái xả thân chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Cùng với lòng yêu nước là lòng nhân ái, nhân nghĩa. “Thương người như thể thương thân” vốn là một khía cạnh đặc sắc trong bản sắc văn hoá dân tộc, là một giá trị văn hoá tinh thần lớn của dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh: Nhân dân ta từ lâu đời đã sống với nhau có tình nghĩa. Và tình nghĩa ấy được Người cùng với Đảng cộng sản Việt Nam nâng lên “Cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà”.
Để chiến thắng thiên tai dịch hoạ, con người Việt Nam từ rất sớm đã có một tình cảm tụ nhiên, đó là: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”.
“Người trong một nước”đó là tình cảm cộng đồng của trực quan hệ gia đình ( nhà )- làng - nước. Hệ thống cơ cấu này là trụ cột làm nên sức sống của dân tộc, là một sợi dây chuyền trong đó kết tinh những giá tri tư tưởng và tình cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ và tài năng...không có gì phá vỡ nổi.
Ngay từ năm 1947, khi khói lửa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh nói đến “Đời sống mới”của một người, một nhà, một làng và khắp nước, trong trường học, công sở, xưởng máy. Xoay quanh hạt nhân của đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính bên cạnh đó là “thuần phong mĩ tục”của dân tộc ta. Nhiều lần Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến việc “Cần xây dựng và phát triển thuần phong mĩ tục”tức là một trong những giá trị văn hoá tinh thần truyền thống, biểu hiện mặt nổi của bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, trân trọng giữ gìn thuần phong mĩ tục bao giờ cũng đi liền với phê phán bài trừ đồi phong, bại tục. Chúng ta cần trân trọng các giá trị của người xưa để lại như: Tương thân, tương ái, tận chung với nước, tận hiếu với dân...Những cái xấu cái phiền phức cần xoá bỏ như là: tính lười biếng, tham lam, chủ nghĩa cá nhân, tục cúng cơm, cưới hỏi quá xa xỉ...
Một nét riêng mà thế giới nhận ra ở Việt Nam đó là truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc để bảo vệ độc lập dân tộc và góp phần tích cực cho nền hoà bình thế giới. Sử sách Việt Nam đã ghi nhận những gương mặt tiêu biểu cho sự đấu tranh giành độc lập dân tộc của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, các bậc hiền tài thi sĩ, đã giày công vun đắp lên nền văn hoá dân tộc. Chúng ta càng tự hào và vô cùng biết ơn Bác Hồ kính yêu vị anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hoá lớn của thời đại, người cộng sản mẫu mực, người chiến sĩ quốc tế trong sáng thuỷ chung, tấm gương sáng về người, về lòng yêu nước thương dân, về tư tưởng, trí tuệ, nhân cách, lối sống cho các thế hệ Việt Nam.
Những giá trị văn hoá mà cha ông đã để lại cho chúng ta thật to lớn, chung ta phải khai thác những giá trị ấy phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, ấm no, tự do và hạnh phúc.
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, văn hoá Việt Nam hình thành trên nền văn hoá Nam - Á và Đông Nam Á (lớp văn hoá thứ nhất) trải qua nhiều thế kỷ nó đang phát triển trong sự giao lưu mật thiết với văn hoá khu vực, trước hết là lớp văn hoá Trung Hoa (lớp văn hoá thứ hai). Từ vài thế kỷ trở lại đây nó đang chuyển đổi dữ dội nhờ sự giao lưu càng chặt chẽ với nền văn hoá Phương Tây (lớp văn hoá thứ ba). Nhưng du trải qua ba lần lột xác mạnh mẽ như thế, văn hoá Việt Nam vẫn mang trong mình những nét đăc sắc văn hoá riêng.
Sống trong một nước nông nghiệp, nhỏ, lạc hậu kéo rài, dù vậy các dân tộc ở nước ta vân có thể sáng tạo ra văn hoá vật chất, văn hoá xã hội và văn hoá tinh thần từ trình độ thấp, đơn giản thô sơ tiến lên trình độ cao hơn, phức tạp hơn, đa rạng hơn, có hiệu quả cao hơn.
Nhưng trình độ lạc hậu của nền nông nghiệp nhỏ, trong đó bên nghề lúa nước ở vùng thấp, vùng trung du, vùng đồng bằng còn có nghề lúa, nương lúa, trồng hoa màu..., với kĩ thuật thô sơ, bị kìm hãm bởi chế độ phong kiến cho nên xã hội nước ta chậm phát triển.
Trong các di sản văn hoá, chủ yếu sống tiềm tàng trong nhân dân, ít có công trình lớn để lại.
Nền văn hoá Việt Nam vừa là tiếng còi xung trận, vừa gìn giữ các giá trị truyền thống. Trong những năm tháng kháng chiến ác liệt từ năm 1945 - 1975 mặc dù nhân dân ta phải liên tiếp, Đảng, nhà nước ta do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã đề ra chính sách “kháng chiến hoá văn hoá, văn hoá là kháng chiến”. Các lực lượng văn hoá, văn nghệ đều phải tham gia cứu nước.
Trong cuộc đấu tranh anh dũng và gian khổ nhân dân và chiến sĩ đã xây dựng đời sống văn hoá tinh thần để cổ vũ long hăng hái xả thân chiến đấu vì độc lập tự do .
Tiêu chuẩn của nền văn hoá không phải là ở quy mô to lớn (tất nhiên có được công trình đồ sộ từ người xưa để lại, thì càng là niềm tự hào lớn).
Một nền văn hoá thật sự trở thành những giá trị tinh thần ở bài học về phẩm chất con người ở chủ nghĩa nhân văn truyền lại cho đời sau.
Nền văn hoá nhiều dân tộc của Việt Nam như vườn hoa nhiều hương sắc, 54 dân tộc cùng chung sống trong một Tổ quốc, chung một lí tưởng độc lập tự do và XHCN, chung một Đảng lãnh đạo, chung một chế độ quản lí của chính quyền nhà nước XHCN nhưng mỗi