Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam

Tiêu thụ là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh đặc biệt khi các doanh nghiệp đó hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp sau mỗi quá trình sản xuất phải tiến hành việc bán sản phẩm để thu lại những gì đã bỏ ra và có lãi. Qua hoạt động này, doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, ta thấy rằng không có tiêu dùng thì không có sản xuất. Quá trình sản xuất trong nền kinh tế thị trường thì phải căn cứ vào việc tiêu thụ được sản phẩm hay không. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ hàng hoá sang tiền, nhằm thực hiện đánh giá giá trị hàng hoá sản phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ bao gồm nhiều hoạt động và có liên quan chặt chẽ với nhau như hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường, tổ chức và quản lý hệ thống kho tàng, xây dựng mạng lưới tiêu thụ, xây dựng chương trình bán Để các hoạt động này có hiệu quả thì phải có những biện pháp và chính sách phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho hàng hoá của doanh nghiệp có thể tiếp xúc một cách tốt nhất với các khách hàng mục tiêu của mình, để đứng vững trên thị trường và để chiến thắng trong cạnh tranh, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh. Thực tế hiện nay công tác tiêu thụ chưa được các doanh nghiệp chú ý một cách đúng đắn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa hoàn toàn xoá bỏ được các quan niệm về tiêu thụ trước đây, việc tiêu thụ hoàn toàn do Nhà nước thực hiện thông qua các doanh nghiệp thương nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiên nay các doanh nghiệp không thể dựa vào Nhà nước giúp đỡ cho việc thực hiện hoạt động tiêu thụ mà doanh nghiệp phải tự mình xây dựng cho mình chương trình thích hợp nhằm đảm bảo cho tiêu thụ được tối đa sản phẩm mà mình sản xuất ra. Một trong các chương trình đó chính là chương trình về xây dựng các biện pháp và chính sách phù hợp. Vì vậy, qua quá trình thực tập tại công ty được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền và sự giúp đỡ của các bác, anh chị các phòng ban trong công ty với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam ” cho chuyên đề thực tập. Tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề rất rộng, vì vậy trong chuyên đề thực tập này em chỉ đi vào khảo sát thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam. Từ đó rút ra một số tồn tại, nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty. Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam Chương II: Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ tại Công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam

doc60 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3302 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Tiêu thụ là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh đặc biệt khi các doanh nghiệp đó hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp sau mỗi quá trình sản xuất phải tiến hành việc bán sản phẩm để thu lại những gì đã bỏ ra và có lãi. Qua hoạt động này, doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, ta thấy rằng không có tiêu dùng thì không có sản xuất. Quá trình sản xuất trong nền kinh tế thị trường thì phải căn cứ vào việc tiêu thụ được sản phẩm hay không. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ hàng hoá sang tiền, nhằm thực hiện đánh giá giá trị hàng hoá sản phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ bao gồm nhiều hoạt động và có liên quan chặt chẽ với nhau như hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường, tổ chức và quản lý hệ thống kho tàng, xây dựng mạng lưới tiêu thụ, xây dựng chương trình bán…Để các hoạt động này có hiệu quả thì phải có những biện pháp và chính sách phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho hàng hoá của doanh nghiệp có thể tiếp xúc một cách tốt nhất với các khách hàng mục tiêu của mình, để đứng vững trên thị trường và để chiến thắng trong cạnh tranh, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh. Thực tế hiện nay công tác tiêu thụ chưa được các doanh nghiệp chú ý một cách đúng đắn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa hoàn toàn xoá bỏ được các quan niệm về tiêu thụ trước đây, việc tiêu thụ hoàn toàn do Nhà nước thực hiện thông qua các doanh nghiệp thương nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiên nay các doanh nghiệp không thể dựa vào Nhà nước giúp đỡ cho việc thực hiện hoạt động tiêu thụ mà doanh nghiệp phải tự mình xây dựng cho mình chương trình thích hợp nhằm đảm bảo cho tiêu thụ được tối đa sản phẩm mà mình sản xuất ra. Một trong các chương trình đó chính là chương trình về xây dựng các biện pháp và chính sách phù hợp. Vì vậy, qua quá trình thực tập tại công ty được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền và sự giúp đỡ của các bác, anh chị các phòng ban trong công ty với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam ” cho chuyên đề thực tập. Tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề rất rộng, vì vậy trong chuyên đề thực tập này em chỉ đi vào khảo sát thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam. Từ đó rút ra một số tồn tại, nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty. Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam Chương II: Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ tại Công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam Do thời gian và kiến thức có hạn, các ý kiến em đưa ra còn xuất phát từ ý chủ quan của bản thân. Vì vậy chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô và anh chị trong công ty. Sau 4 tháng thực tập và làm chuyên đề thực tập em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, và sự giúp đỡ to lớn của Ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Sinh viên: Nguyễn Thanh Tuấn LỜI CAM ĐOAN Trong quá trình làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp, với việc lựa chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam” dựa trên những kiến thức mà em đã được học, cùng với sự tham khảo các nguồn tài liệu, các văn bản, quy chế mà Công ty cung cấp em xin cam đoan những thông tin mà em sử dụng trong chuyên đề là hoàn toàn chính xác và không có sự sao chép từ bất kỳ nguồn tài liệu nào. Nếu không đúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên: Nguyễn Thanh Tuấn CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TÁC ĐÁ VIỆT NAM 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1. Lịch sử hình thành Công ty Cổ Phần Chế tác đá Việt nam được thành lập theo biên bản thoả thuận góp vốn thành lập công ty ngày 22/01/2007, bao gồm các cổ đông sáng lập là Công ty CP Đá ốp lát cao cấp Vinaconex, Công ty CP Phát triển Thương Mại Việt Nam và Ông Phạm Trí Dũng.Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 13/02/2007 và thay đổi lần 3 ngày 23/07/2008 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tây cấp (nay là Thành Phố Hà Nội). Sau khi thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng và được hơn một trăm nhà đầu tư sở hữu, Công ty đã nộp hồ sơ Công ty đại chúng cho Uỷ Ban chứng khoán theo quy định, và trở thành Công ty đại chúng hoạt động theo Luật chứng khoán và Luật doanh nghiệp. ( Giới thiệu về Công ty: Tên công ty : Công ty cổ Phần Chế tác đá Việt Nam Tên giao dịch quốc tế : Viet Nam Stone Work - Top Fabrication Joint Stock Company - Tên viết tắt : STONE VIETNAM, JSC Trụ sở chính : Khu CN Bắc Phú Cát, xã Thạch Hoà, huyện Thạch Thất, Hà Nội Điện thoại : 04 – 33688306 Fax : 04 – 33688305 Email : info@stonevietnam.vn Website : www.stonevietnam.vn ( Vốn điều lệ : 50.000.000.000 VND ( Mệnh giá một cổ phần : 10.000 đồng/cổ phần. ( Người đại diện theo pháp luật: Ông Hồ Xuân Năng, Chủ tịch Hội đồng quản trị ( Người công bố thông tin: - Bà Nguyễn Thị Hoàn - Chức vụ: Trưởng Phòng tài chính - Kế toán ( Hội đồng quản trị : - Ông Hồ Xuân Năng, chủ tịch - Ông Lưu Công An, Uỷ viên - Ông Phùng Văn Toàn, Uỷ viên - Ông Phạm Trí Dũng, Uỷ viên - Ông Phạm Minh Hùng, Uỷ viên Bảng 1.1 :Danh sách cổ đông của công ty TT  Loại cổ phiếu lưu hành  Số lượng cổ phiếu  Tỷ lệ (%)   1  Hạn chế chuyển nhượng         1.1  Cổ đông sáng lập  1.738.100  57,94   Trong đó    CTCP Đá ốp lát cao cấp VINACONEX  1.530.000  51,00    Ông Phạm Trí Dũng  8.100  0,27    Ông Phạm Minh Hùng  200.000  6,67   2  Tự do chuyển nhượng  1.261.900  42,06      Tổng (1+2)  5.000.000  100   (Nguồn: P.Tài chính kế toán) ( Ban giám đốc: - Ông Lưu Công An, Giám đốc - Ông Phùng Văn Toàn, phó giám đốc ( Ban Kiểm soát: - Ông Lương Xuân Mẫn, Trưởng Ban - Ông Trịnh Quốc Hùng, Thành viên - Bà Nguyễn Phương Thuý, Thành viên 1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quy mô thị trường của công ty 1.2.1. Ngành nghề kinh doanh Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm: Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng. Sản xuất, mua bán sơn, khoá, bản lề, cửa, đồ sành sứ,thuỷ tinh, pha lê, thiết bị vệ sinh, hàng cơ khí. Sản xuất, gia công, mua bán phôi thép, thép các loại; Sản xuất mua bán các sản phẩm trang trí nội, ngoại thất. Sản xuất, chế biến, mua bán gỗ và đồ gỗ (trừ loại gỗ nhà nước cấm). Sản xuất, mua bán vật tư, máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp (không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y). Sản xuất và mua bán hàng dệt, may mặc, đồ da, hàng thủ công ,mỹ nghệ. Mua bán vật tư, máy , móc thiệt bị ngành cơ khí xây dựng; Mua bán vật tư máy móc thiết bị ngành dệt, may mặc, đồ da. Mua bán, sửa chữa thiết bị, linh kiện, phương tiện giao thông vận tải. Mua bán rượu, bia, thuốc lá, đồ mỹ nghệ, đồ giải khát, đồ gia dụng, điện, điện tử, điện lạnh. Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí: cầu lông, bóng bàn, bia, tennis ( Không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar). Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật. Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh. Chuyển giao công nghệ. Khai thác chế biến các loại khoáng sản. Dịch vụ vận tải hàng hoá. - Đầu tư phát triển nhà ở, khu đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp; kinh doanh bất động sản. 1.2.2. Tình hình hoạt động Công ty Cổ Phần Chế tác đá Việt Nam (STONE VIETNAM) đã cơ bản hoàn thành việc đầu tư xây dựng nhà xưởng và máy móc thiết bị, thiết lập và hoàn thiện hệ thống tổ chức nhân lực, thực sự bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất từ quý 2 năm 2007. Tiến độ thực hiện dự án về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đề ra mặc dù còn gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Công ty là Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư “Xây dựng Nhà máy sản xuất đá ốp lát, chế tác đá trang trí nội thất”, với triển vọng phát triển đầu ra của sản phẩm chủ yếu là thị trường quốc tế và các dự án chung cư cao cấp trong nước. Tuy nhiên, trước biến động không thuận lợi của tình hình kinh tế thế giới giai đoạn cuối năm 2008 và vẫn tiếp tục kéo dài đến năm 2009, làm ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu sản phẩm của Công ty. Hiện nay, điểm mạnh của STONE VIETNAM là có những sản phẩm độc đáo về kích thước, chủng loại, màu sắc... và gần gũi, thân thiện với môi trường, được kết tinh từ hơn 40 năm nghiên cứu với bí quyết công nghệ độc đáo. Hiện tại, trên 90% sản phẩm của Công ty được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và có mặt tại trên 20 nước ở năm châu lục. Trong đó có những thị trường lớn như: Úc, Ý, Singapore và các nước Châu Âu. 2. Cơ cấu tổ chức của công ty Cơ cấu tổ chức của công ty thời điểm hiện nay như sau : Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty STONE VIETNAM 2.1. Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp thường kỳ mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông thông qua chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty, bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát là cơ quan thay mặt Đại hội đồng cổ đông quản lý Công ty giữa hai kỳ Đại hội. 2.2. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là những người nắm giữ lượng cổ phiếu lớn nhất, đại diện cho quyền sở hữu. Những thành viên hội đồng quản trị không nhất thiết là những người trực tiếp điều hành công ty. Nhưng trong công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam, những thành viên nắm cổ phần lớn chính là những nhà quản trị cấp cao của công ty. Hiện nay hội đồng quản trị Công ty có 05 thành viên, trong đó có 02 thành viên độc lập không điều hành. Danh sách như sau: 1. Ông Hồ Xuân Năng: Chủ tịch HĐQT (thành viên độc lập không điều hành). Số lượng cổ phần đang nắm giữ: Đại diện phần vốn của Công ty Vicostone, chiếm 51% vốn điều lệ: 2.550.000 CP). 2. Ông Phùng Văn Toàn: Phó giám đốc - Uỷ viên HĐQT. Số lượng cổ phần đang nắm giữ: 17.500 cổ phần. 3. Ông Phạm Trí Dũng: Uỷ viên HĐQT. Số lượng cổ phần đang nắm giữ: 13.500 cổ phần. 4. Ông Lưu Công An: Giám Đốc - Uỷ viên HĐQT. Số lượng cổ phần đang nắm giữ: 8.300 cổ phần. 5. Ông Phạm Minh Hùng: Uỷ viên HĐQT – PTP Kỹ Thuật Số lượng cổ phần đang nắm giữ: 333.000 cổ phần. 2.3. Ban kiểm soát Ban kiểm soát là bộ phận tham mưu, giúp hội đồng quản trị trong việc tiến hành việc kiểm tra giám sát hoạt động của công ty. Thành viên ban kiểm soát gồm: 1. Ông Lương Xuân Mẫn : Trưởng ban Kiểm soát 2. Ông Trịnh Quốc Hùng : Thành viên Ban kiểm soát 3. Bà Nguyễn Phương Thuý : Thành viên Ban kiểm soát Số cổ phần nắm giữ của Ban kiểm soát như sau: 1. Ông Lương Xuân Mẫn : 29.000 cổ phần , chiếm 0.97 % vốn điều lệ 2. Ông Trịnh Quốc Hùng : Không có 3. Bà Nguyễn Phương Thuý : Không có 2.4. Các phòng ban chức năng, phân xưởng sản xuất Cơ cấu tổ chức của Công ty luôn được kiện toàn đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tình hình của Công ty trong từng giai đoạn phát triển cụ thể, là cơ sở đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Chức năng, nhiệm vụ các phòng nghiệp vụ, các phân xưởng sản xuất được quy định rõ ràng; quan hệ phối hợp tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các đơn vị được củng cố, từ đó đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của từng đơn vị nói riêng và của toàn Công ty nói chung. Hiện tại, Công ty có 04 phòng chức năng và 01 phân xưởng sản xuất, bao gồm: 2.4.1. Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng Tổ chức - Hành chính là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý, hoạch định các chính sách phát triển nguồn nhân lực, cũng như đảm bảo tốt môi trường làm việc và đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Các công tác chủ yếu của phòng bao gồm: Thực hiện các công tác về tổ chức - lao động - tiền lương. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện công tác hành chính - quản trị - đối ngoại. Thực hiện công tác thi đua - khen thưởng. Thực hiện công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Thực hiện công tác Đảng vụ, thanh tra. 2.4.2. Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Tài chính - Kế hoạch là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty trong lĩnh vực tài chính, kế toán nhằm quản lý hiệu quả các nguồn vốn của Công ty. Tổ chức công tác hạch toán kế toán, thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ đối với mọi hoạt động kinh tế của Công ty theo đúng quy định về kế toán – tài chính của Nhà nước. 2.4.3. Phòng kế koạch thị trường Phòng kế hoạch thị trường là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực tìm kiếm, khai thác và phát triển thị trường trong nước và quốc tế. Thực hiện công tác tìm kiếm, mua và cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế bảo đảm cho công tác sản xuất được liên tục theo đúng kế hoạch. 2.4.4. Phòng Kỹ thuật Phòng Kỹ thuật là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác quản lý thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Công ty; chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình và điều phối, thanh kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc; hoạch định, xây dựng chiến lược phát triển và tổ chức thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới trong toàn Công ty; chủ trì chương trình nội địa hoá của Công ty. 2.4.5. Phân xưởng sản xuất Nhiệm vụ chính của phân xưởng sản xuất là tổ chức sản xuất ra các sản phẩm đá ốp lát cao cấp nhân tạo theo kế hoạch, mẫu mã, chất lượng, kỹ thuật và tiến độ của các đơn hàng đã được chấp thuận. 3. Đánh giá các kết quả hoạt đông kinh doanh của Công ty 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty luôn đặt ra mục tiêu kinh doanh một cách rõ ràng và có kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu đó trong từng quý, từng năm. Bên cạnh đó, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo công ty và sự ủng hộ của cán bộ công nhân viên trong công ty đã giúp cho công ty hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả tốt nhất. Bảng 1.2 : Báo cáo tài chính qua các năm 2007 – 2009 (đơn vị tính : triệu đồng) STT  Chỉ tiêu  2007  2008  2009   1  Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ  12.565  15.536  30.268   2  Các khoản giảm trừ doanh thu  786  945  1.263   3  Doanh thu thuần vê bán hàng và cung cấp dịch vụ  11.779  14.591  29.055   4  Giá vốn hàng bán  7.426  9.198  19.370   5  LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ  4.353  5.393  9.685   6  Doanh thu hoạt động tài chính   65  120   7  Chi phí tài chính  1.093  1.125  1.521   8  Chi phí bán hang  837  913  1.213   9  Chi phí quản lý doanh nghiệp  1.168  1.197  1.265   10  Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh      1.255  2.223  5.806   14  Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế  1.255  2.223  5.806   16  Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp  916  1.623  4.238   ( Nguồn : P. Tài chính kế toán ) Qua bảng số liệu 1.2 ta có thể thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2007-2009 như sau: Từ năm 2007 – 2009 doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty liên tục tăng qua các năm .Năm 2007, con số này là 12.565 triệu do công ty mới đi vào sản xuất nên gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm viêc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào công ty mẹ.Năm 2008 doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ đạt 15.536 triệu đồng tăng 1.2 lần so với năm 2007 do năm 2008 là năm nền kinh tế có nhiều biến động các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, các ngân hàng áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ và lãi suất cho vay rất cao... do đó công ty găp nhiều khó trong việc huy động vốn sản xuất kinh doanh nên doanh thu của công ty tăng chậm hơn so với kế hoạch của công ty . Nhưng năm 2009, con số đạt được là 30 tỷ tăng gấp đôi năm 2008 nhờ chiến lược đúng đắn của doanh nghiệp. Trong năm 2009 Công ty khai thác hiệu quả dự án đầu tư dây chuyền sản xuất đá ốp lát đã qua chế tác, nâng cao năng lực sản xuất và tiêu thụ với sự tăng trưởng sản xuất đá ốp lát tăng 33,45% và tiêu thụ tăng 65,47% so với cùng kỳ năm 2007. Trong năm 2007-2009 lợi nhuận của doanh nghiệp cũng có sự biến động khá lớn và thể hiện qua biểu đồ sau đây:  Nhìn biểu đồ 1.1 ta có thể thấy từ năm 2007-2009 lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng mặc dù công ty mới đi vào hoạt động nhưng phần lớn các hoạt động sản xuất tiêu thụ của công ty đều được công ty liên kết hoạt động nên doanh nghiệp vẫn có lợi nhuân tăng, năm 2007 lợi nhuận trước thuế là 1.255 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế là 916 triệu đồng, năm 2008, lợi nhuận trước thuế là 2.223 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế là 1.623 triệu đồng, tăng 1.8 lần so với năm 2007. Năm 2009, lợi nhuận trước thuế là 5.806 triệu đồng. lợi nhuận sau thuế là 4.238 triệu đồng, tăng 2 lần so với năm 2008. Bảng 1.3: Tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2007-2009 Đơn vị: đồng Năm Chỉ tiêu  Năm 2007  Năm 2008  Năm 2009    Giá trị  Tỷ trọng  Giá trị  Tỷ trọng  Giá trị  Tỷ trọng   Tổng tài sản  35.462.045.017  100%  37.130.385.443  100%  40.541.386.535  100%   Tài sản ngắn hạn  7.149.036.320  20,2%  8.242.633.283  22,2%  10.307.626.135  25,4%   Tài sản dài hạn  28.313.008.697  79,8%  28.887.752.160  77,8%  30.233.760.400  74,6%   Tổng nguồn vốn  35.462.045.017  100%  37.130.385.443  100%  40.541.386.535  100%   Nợ phải trả  5.887.929.942  16,6%  5.143.021.307  13,86%  6.683.461.704  16,5%   Vốn chủ sở hữu  29.574.115.075  83,4%  31.987.364.136  86,14%  33.857.744.831  83,5%   ( Nguồn : P. Tài chính kế toán ) Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá ổn định qua các năm 2007,2008,2009 tạo điều kiện cho công ty mở rộng sản xuất kinh doanh đồng thời giúp người lao động ổn định cuộc sống, yên tâm làm việc cống hiến cho công ty. Nhìn vào bảng số liệu 1.3 ta thấy tình hình tài chính của công ty rất ổn định. Trong cơ cấu thì tổng tài sản cũng như nguồn vốn có xu hướng tăng lên qua các năm. Trong cơ cấu tài sản của công ty thì tài sản ngắn hạn thường ở mức 20% - 26% điều này chứng tỏ doanh nghiệp có lượng vốn lưu động khá cao ( tiền, tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn,..). Tài sản dài hạn có xu hướng giảm từ mức 80% xuống 74%. Trong cơ cấu nguồn vốn, khoản nợ phải trả không ổn định năm 2008 thì giảm xuống đến năm 2009 lại tăng vọt, vốn chủ sở hữu và tài sản dài hạn nói chung cũng tăng hơn có xu hướng tăng lên qua các năm tuy nhiên tài sản ngắn hạn tăng nhanh hơn. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn khá hợp lý, đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty thuận lợi. 3.2. Đánh giá các kết quả hoạt động khác Công ty thường xuyên chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty: các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao được tăng cường, thực hiện nếp sống văn minh, ứng xử doanh nghiệp hiện đại. Hàng năm, công ty đều tổ chức cho cán bộ cô
Luận văn liên quan