Như chúng ta đều biết, đất nước ta từ sau công cuộc đổi mới 1986 đã có những bước phát triển vượt bậc trong kinh tế, rõ nhất là trong thập kỉ qua GDP cả nước không ngừng tăng cao, thậm chí trong những năm kinh tế thế giới khủng hoảng thì GDP nước ta vẫn giữ ở mức dương (>5%) và cao hơn cả những nước có nền kinh tế lớn như Mỹ, Anh, Nhật Kèm theo sự tăng trưởng kinh tế của cả nước thì kinh tế của từng hộ dân cư cũng ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được cải thiện và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Đặc biệt một tư duy tiêu dùng mới đã dần xuất hiện trong công chúng đó là muốn tiêu dùng trước số tiền mình sẽ kiếm được trong tương lai, và nó đã trở thành một nhu cầu mới trong nền kinh tế. Xuất phát từ nhu cầu đó của công chúng và hơn cả là từ sức ép cạnh tranh ngày càng lớn giữa các NH thôi thúc các NH phải phát triển những sản phẩm mới thì cho vay tiêu dùng đã ra đời và được xem là một trong những nghiệp vụ NH hiện đại.Tuy nhiên, mặc dầu đã ra đời từ khá lâu nhưng cho đến nay vay tiêu dùng dường như vẫn còn khá mới với người dân và do vậy tỉ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng doanh số cho vay của các NH vẫn còn thấp.
Đặc biệt trong thời điểm hiện nay do áp lực của lạm phát nên lãi suất thị trường ngày càng tăng cao, điều này gây ra một khó khăn lớn trong hoạt động của các NH đó là buột các NH phải nâng lãi suất huy động lên cao để có thể huy động vốn, mà nếu như vậy thì lãi suất cho vay cũng sẽ tăng từ đó dẫn đến doanh số cho vay của NH sẽ giảm bởi lẽ nhiều doanh nghiệp sẽ không thể vay nổi vốn ở mức lãi suất cao. Trước tình hình này, để đảm bảo cho doanh số cho vay thì buột các NH phải chuyển nhiều sang hướng cho vay phi sản xuất mà trong đó cho vay tiêu dùng được xem là sản phẩm chủ đạo.
Sau một thời gian thực tập , nghiên cứu tại NHTMCP An Bình-chi nhánh ĐÀ NẴNG em nhận thấy rằng chủ trương xắp tới của NH là phát triển thành một trong những NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam, thế nên NH đang rất chú trọng mở rộng các sản phẩm cho vay phi sản xuất. Do đó em quyết định chọn đề tài “giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP An Bình-chi nhánh Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu của mình. Đây là một đề tài mang tính thực tế trong tình hình hiện nay.
Đề tài bao gồm 3 chương như sau:
CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA NHTM
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTMCP AN BÌNH-CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTMCP AN BÌNH-CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
69 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2628 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đều biết, đất nước ta từ sau công cuộc đổi mới 1986 đã có những bước phát triển vượt bậc trong kinh tế, rõ nhất là trong thập kỉ qua GDP cả nước không ngừng tăng cao, thậm chí trong những năm kinh tế thế giới khủng hoảng thì GDP nước ta vẫn giữ ở mức dương (>5%) và cao hơn cả những nước có nền kinh tế lớn như Mỹ, Anh, Nhật …Kèm theo sự tăng trưởng kinh tế của cả nước thì kinh tế của từng hộ dân cư cũng ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được cải thiện và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Đặc biệt một tư duy tiêu dùng mới đã dần xuất hiện trong công chúng đó là muốn tiêu dùng trước số tiền mình sẽ kiếm được trong tương lai, và nó đã trở thành một nhu cầu mới trong nền kinh tế. Xuất phát từ nhu cầu đó của công chúng và hơn cả là từ sức ép cạnh tranh ngày càng lớn giữa các NH thôi thúc các NH phải phát triển những sản phẩm mới thì cho vay tiêu dùng đã ra đời và được xem là một trong những nghiệp vụ NH hiện đại.Tuy nhiên, mặc dầu đã ra đời từ khá lâu nhưng cho đến nay vay tiêu dùng dường như vẫn còn khá mới với người dân và do vậy tỉ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng doanh số cho vay của các NH vẫn còn thấp.
Đặc biệt trong thời điểm hiện nay do áp lực của lạm phát nên lãi suất thị trường ngày càng tăng cao, điều này gây ra một khó khăn lớn trong hoạt động của các NH đó là buột các NH phải nâng lãi suất huy động lên cao để có thể huy động vốn, mà nếu như vậy thì lãi suất cho vay cũng sẽ tăng từ đó dẫn đến doanh số cho vay của NH sẽ giảm bởi lẽ nhiều doanh nghiệp sẽ không thể vay nổi vốn ở mức lãi suất cao. Trước tình hình này, để đảm bảo cho doanh số cho vay thì buột các NH phải chuyển nhiều sang hướng cho vay phi sản xuất mà trong đó cho vay tiêu dùng được xem là sản phẩm chủ đạo.
Sau một thời gian thực tập , nghiên cứu tại NHTMCP An Bình-chi nhánh ĐÀ NẴNG em nhận thấy rằng chủ trương xắp tới của NH là phát triển thành một trong những NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam, thế nên NH đang rất chú trọng mở rộng các sản phẩm cho vay phi sản xuất. Do đó em quyết định chọn đề tài “giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP An Bình-chi nhánh Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu của mình. Đây là một đề tài mang tính thực tế trong tình hình hiện nay.
Đề tài bao gồm 3 chương như sau:
CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA NHTM
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTMCP AN BÌNH-CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTMCP AN BÌNH-CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
CHƯƠNG I:TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA NHTM
1.1 Khái quát về tín dụng NH
1.1.1 Khái niệm
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị có thể biểu hiện bằng tiền hoặc bằng hiện vật từ chủ thể này sang chủ thể khác với điều kiện phải hoàn trả theo thỏa thuận giữa hai bên.
Tín dụng ngân hàng: Tín dụng NH là quan hệ tín dụng giữa NH với mọi chủ thể khác trong nền kinh tế xã hội. Trong mối quan hệ này, NH đóng vai trò trung gian, vừa là người cho vay, vừa là người đi vay.
1.1.2 Đặc điểm, chức năng và nguyên tắc của tín dụng NH
1.1.2.1 Đặc điểm của tín dụng NH
-Là hoạt động chủ yếu đối với hầu hết các NH. Khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 tổng thu của NHTM nên cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM để tạo ra lợi nhuận.
-Rủi ro trong hoạt động NH có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục các khoản cho vay. Các hoạt động tín dụng NH thường hứng chịu rủi ro cho một người mà NH tin tưởng cho họ vay vốn. rủi ro có thể gây nên sự phá sản của NH. Rủi ro trong hoạt động tín dụng giảm cũng có nghĩa là thuận lợi của NH tăng lên.
-Thu nhập từ các khoản cho vay là tiền lãi mà người đi vay trả cho NH. Chỉ có tiền lãi thu được từ cho vay mới bù nổi chi phí tiền gởi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh, chi phí quản lý, các khoản phí và chi phí rủi ro đầu tư.
-Kinh tế càng phát triển, lượng cho vay của các NH cũng tăng nhanh và loại hình cho vay cũng trở nên đa dạng.
-Quan hệ TDNHTM là quan hệ thị trường, đó là quan hệ mua bán quyền sử dụng vốn.
-Quan hệ tín dụng thể hiện dưới dạng hợp đồng kinh tế.
-Với tư cách là người cho vay NH có thể trực tiếp kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng.
-Doanh mục sản phẩm cho vay của NHTM luôn là đa dạng nhất so với các định chế tài chính khác có quyền cho vay.
-Cho vay của NH là lĩnh vực khá phức tạp và thường xuyên thay đổi theo những biến chuyển của môi trường kinh tế.
1.1.2.2 Chức năng của tín dụng NH
+ Tín dụng NH phân phối lại vốn tiền tệ trong nền kinh tế
NH tiến hành huy động vốn trong nền kinh tế và tập trung lại, trên cơ sở đó NH tiến hành cho vay.
+ Tín dụng NH góp phần tiết kiệm tiền trong lưu thông
NH phát hành các kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các phương tiện thanh toán phi tiền mặt.
1.1.2.3 Nguyên tắc của tín dụng ngân hàng
- Vốn vay phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả vốn và lãi: nguyên tắc này thể hiện đầy đủ bản chất của tín dụng là sự hoàn trả tron vẹn, đầy đủ về mặt giá trị và có thêm lợi tức theo công thức vận động của quỹ cho vay (T-T’). Nó cũng đảm baỏ tôn trọng quy luật lưu thông tiền tín dụng: Tiền tín dụng thường xuyên quay trở về nơi phát hành ra nó.
Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải sử dụng công cụ kì hạn nợ. xác định một kì hạn nợ hợp lý, tổ chức thu nợ nhanh chóng, kịp thời,… điều đó vừa đảm bảo cho hoạt động của NH được tiến hành thường xuyên, liên tục, vừa thúc đẩy các tổ chức đi vay quan tâm hoàn thành đúng thời hạn kế hoạch và hợp đồng kinh tế.
- Vốn vay phải có mục đích, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả:
Để đảm bảo nguyên tắc hoàn trả và đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn thì khi cho vay, cần phải biết người vay sử dụng vào mục đích gì, có khả năng thu hồi nợ hay không, lợi nhuận tạo ra có đủ trang trải nợ gốc và lãi hay không, mức độ mạo hiểm như thế nào. Tính mục đích của tín dụng thể hiện ở chổ lựa chọn đối tượng cho vay, bao gồm cả hai mặt: cho ai vay và cho vay cái gì? Cho vay có mục đích không chỉ giới hạn trọng việc cho vay phải nhằm đúng các đối tượng cụ thể như cho vay để trả tiền mua đối tượng cụ thể; mà phải hướng việc cho vay vào những khâu mấu chốt nhằm tạo ra hiệu quả. Tính mục đích của tín dụng không những là nguyên tắc mà còn là phương châm hoạt động của tín dụng.
Để thực hiện nguyên tắc này, NH cần yêu cầu khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã ghi trong đơn vay vốn bởi mục đích này đã được thẩm định. Nếu phát hiện khách hàng vi phạm, NH phải thu hồi vốn trước hạn, nếu không có tiền thì chuyển thành nợ quá hạn và áp dụng các biện pháp thu hồi nợ khác.
Khi việc cho vay được thực hiện một cách có mục đích thì khả năng mang lại hiệu quả là điều gần như chắc chăn.
- Cho vay có bảo đảm:
Khi NH cung ứng vốn cho nền kinh tế sẽ làm tăng sức mua của xã hội, làm tăng tiền trong nền kinh tế, làm tăng lượng hàng hóa trên thị trường. Ngoài ra, sự vận động của TD luôn gắn liền với sự vận động của hàng hóa, gắn với hoạt động SXKD của doanh nghiệp nên cần thiết khi cho vay phải thực hiện đúng nguyên tắc này. Thực chất của nguyên tắc này là sự đảm bảo khả năng thu hồi nợ của NH. Giúp NH có thêm nguồn vốn khác để thu hồi nợ nếu mục đích cho vay bị phá sản. các TSĐB có thể là:
+TSĐB là tài sản hình thành từ vốn vay
+TSĐB là tài sản của chính người đi vay
+TSĐB có thể là uy tín hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba.
Các hình thức bảo đảm tín dụng:
+Đảm bảo đối vật
+Đảm bảo đối nhân
Đảm bảo tín dụng được xem là tiêu chuẩn xét duyệt cho vay nhưng phải thấy răng đây không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất mà chỉ là tiêu chuẩn bổ sung những mặt hạn chế của nhà quản trị TD cũng như phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi của môi trường kinh doanh.
Phân loại tín dụng ngân hàng
1.1.3.1 Phân theo thời hạn cho vay
Tín dụng ngắn hạn: thời hạn cho vay dưới một năm và được sử dụng để bổ sung, bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân.
Tín dụng trung hạn: Thời hạn cho vay từ trên một năm đến năm năm (theo quy định của VN) dùng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới thiết bị, mở rộng kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Ngoài ra, nó còn được dùng đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên của DN.
Tin dụng dài hạn: Thời hạn tín dụng từ 5 năm trở lên, tối đa có thể tới 20, 30 năm thậm chí có thể tới 40 năm. Loại tín dụng này dùng để đáp ứng các nhu cầu đầu tư dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phượng tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.
Cách phân chia theo thời gian giúp cho NH tính toán các luồng tín dụng, mức cung tín dụng trong một khoản thời gian nhất định. Nghiệp vụ truyền thống của các NH là cho vay ngắn hạn nhưng từ khoản thập niên 70 trở lại đây, các NH đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp, trong đó thường tìm cách nâng tỉ trung cho vay trung và dài hạn
1.1.3.2 Phân theo mục đích sử dụng vốn vay
Cho vay bất động sản : là khoản tín dụng liên quan đến việc mua sắm xây dựng nhà ở, đất dai và bất động sản trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, dịch vụ.
Cho vay công nghiệp, thương mại và dịch vụ : là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Cho vay nông nghiệp : Là loại cho vay để trang trải cho các khoản chi phí sản xuất nông nghiệp, phân bón, vật tư nông nghiệp…
Cho vay cá nhân : Cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền và các khoảng cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua việc phát hành thẻ tín dụng.
Cho thuê : Cho thuê các định chế tài chính bao gồm thuê vận hành, thuê và mua lại, thuê tài chính. Tài sản cho thuê thường là bất động sản và động sản (máy móc và thiết bị).
Cho các định chế tài chính vay : như ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các định chế tài chính khác.
1.1.3.3 Phân theo đối tượng đầu tư
Tín dụng vốn cố định : Các khoản cho vay nhằm bổ sung vốn cố định cho DN
Tín dụng vốn lưu động : là khoản cho vay nhằm hình thành vốn lưu động cho DN
Đây là hai loại vốn cơ bản trong một doanh nghiệp có đặc điểm luân chuyển khác nhau vì vậy việc hình thành chúng bằng nguồn vốn tín dụng cũng rất khác nhau. Phân loại tín dụng theo tiêu thức này giúp NH xây dựng phương pháp cho vay, thu nợ, tính toán thời hạn trả nợ, kiểm tra đảm bảo nợ vay phù hợp.
1.1.3.4 Phân theo hình thức cho vay
Thấu chi là hình thức cho vay ngắn hạn gắn liền với việc sử dụng tài khoản tiền vãng lai của cá nhân hoặc doanh nghiệp qua việc sử dụng quá số dư trong một hạn mức cho phép
Cho vay theo hạn mức : Là phương thức cho vay để đáp ứng toàn bộ nhu cầu vốn lưu động theo hạn mức tín dụng đã cam kết.
Chiết khấu giấy tờ có giá : như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gởi
Cho vay tiêu dùng : Cho vay tài trợ cho các hoạt động chi tiêu cho của các cá nhân, hộ gia đình như phương tiện đi lại, du lịch, du học...
Tín dụng tuần hoàn : Là hình thức mà tín dụng mà khách hàng được vay một khoản tiền cố định, khi hoàn trả sẽ được vay lại.
Tín dụng thuê mua : Cho vay dưới hình thức cho thuê tài sản mà khách hàng cần, khi hết thời hạn vay khách hàng có thể mua lại tài sản này.
Tín dụng nhà ở : Bao gồm cho vay thanh toán, cho vay tiết kiệm nhà ở, cho vay tự do.
Mua các khoản nợ của doanh nghiệp : hình thức phổ biến nhất của loại hình tín dụng này là mua các hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp.
1.1.3.5 Phân theo phương thức hoàn trả
Cho vay trả chậm: là hình thức cho vay mà nợ gốc và lãi được hoàn trả theo định kỳ theo thỏa thuận giữa NHvà người đi vay trong hợp đồng tín dụng.
Cho vay phi trả chậm là loại cho vay mà nợ vay được thanh toán một lần theo thỏa thuận.
1.1.3.6 Phân theo hình thức đảm bảo
Tín dụng có đảm bảo đối vật : là hình thức cho vay mà khoản vay được đảm bảo bằng tài sản khác có thể là tài sản độc lập với khoản vay hay tài sản được hình thành từ vốn vay.
Tín dụng có đảm bảo đối nhân : là sự cam kết của bên thứ ba về việc trả nợ vay cho khách hàng vay vốn khi họ mất khả năng chi trả.
1.1.3.7 Phân theo xuất xứ tín dụng
Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước, chứng từ nợ đã phát sinh còn thời hạn thanh toán như chiết khấu giấy tờ có giá
Cho vay trực tiếp: là hình thức cho vay trong đó NHcấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu vay vốn.
1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM
1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng của NHTM
Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm các cá nhân và hộ gia đình. Đây là nguồn tài chính quan trọng giúp họ trang trải nhu cầu về nhà ở, đồ dùng gia đình, xe cộ…Bên cạnh đó vay tiêu dùng còn đáp ứng những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế, du lịch.
1.2.2 Đặc điểm và lợi ích cho vay tiêu dùng của NHTM
1.2.2.1 Đặc điểm
Quy mô của từng hợp đồng cho vay thường nhỏ, nên chi phí cho vay cao. Vì vậy, lãi suất trong cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suất trong cho vay thương mại và công nghiệp
Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế
Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co dãn với lãi suất. Người đi vay chỉ quan tâm đến số tiền phải thanh toán hơn là lãi suất mà họ phải chịu
Nguồn trả nợ thứ nhất của người đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc, ký năng và kinh nghiệm của họ đối với công việc
Chất lượng các thông tin tài chính của KH vay thường không cao
Trong cho vay tiêu dùng mức thu nhập và trình độ học vấn là hai biến số có quan hệ mật thiết đến nhu cầu vay của khách hàng
Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định, song lại rất quan trọng , quyết định sự hoàn trả của khoản vay.
1.2.2.2 Lợi ích của cho vay tiêu dùng
Đối với NH ngoài hai nhược điểm về rủi ro và chi phí thì cho vay tiêu dùng góp phần giúp NHmở rộng quan hệ với khách hàng, nhờ đó tăng khả năng huy động tiền gởi từ khách hàng. Tạo điều kiện cho NHđa dạng hóa hoạt động kinh doanh, phân tán rủi ro và nâng cao thu nhập.
Đối với người tiêu dùng thì hoạt động cho vay tiêu dùng giúp họ đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cần thiết khi chưa tích lũy đủ tiền.
Đối với nền kinh tế cho vay tiêu dùng góp phần kích cầu, tạo điều kiện kinh tế tăng trưởng.
1.2.3 Các hình thức cho vay tiêu dùng của NHTM
1.2.3.1 Căn cứ vào mục đích vay
Cho vay tiêu dùng cư trú : Đây là khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng sửa chửa nhà ở.
Cho vay tiêu dùng phi cư trú : Đây là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho các khoản chi tiêu cho việc mua sắm xe cộ, sinh hoạt, y tế, giáo dục, du lịch…
1.2.3.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả
Cho vay tiêu dùng trả góp : đây là hình thức cho vay mà người đi vay phải trả tiền gốc và lãi cho NH nhiều lần theo những kỳ hạn nhất định trong thời gian vay.
Cho vay tiêu dùng phi trả góp : Đây là hình thức vay mà người đi vay hoàn trả cho NH một lần khi đáo hạn (thường áp dụng cho món vay nhỏ, thời gian vay ngắn)
Đối với loại cho vay này NH cần chú ý đến một số nội dùng sau:
- loại tài sản được tài trợ
- số tiền phải trả trước (số tiền mà khách hàng tham gia góp vào để hình thành tài sản) hay nói cách khác, NH chỉ nên cho vay một phần tài sản (không nên cho vay hoàn toàn). Số tiền cho vay nhiều hay ít so với giá trị tài sản, phụ thuộc vào loại tài sản, tính thị trường của loại tài sản đó, môi trường kinh tế và năng lực tài chính của người đi vay.
- Chi phí tài trợ là khoản chi phí mà người vay phải trả cho NH bao gồm lãi vay và các chi phí khác có liên quan.
- Điều khoản thanh toán. NH cần phải chú ý dến các vấn đề như: số tiền thanh toán mỗi lần phải phù hợp với khả năng về thu nhập và cân đối với các nhu cầu chi tiêu khác của KH. Giá trị của tài sản tài trợ không thấp hơn số tiền tài trợ chưa thu hồi. kì hạn trả nợ phải thuận lợi cho khách hàng (thường thực hiện theo tháng phù hợp với kì hạn thu nhập từ lương của KH). Thời hạn trả nợ không nên quá dài, thường giới hạn bởi thời hạn sử dụng của tài sản tài trợ. Vấn đề trả nợ trước hạn NH nên có cách thỏa thuận mềm dẻo. Tiền lãi được tính theo các phương pháp như phương pháp gộp, phương pháp lãi đơn, phương pháp lãi gộp.
Cho vay tiêu dùng tuần hoàn : Đây là hình thức cho vay mà NH cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Với phương thức này, thời hạn tín dụng phải được thỏa thuận trước căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập từng thời kỳ của khách hàng được NH cho phép vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn theo một hạn mức tín dụng nhất định.
Cho vay theo thẻ tín dụng : NH cung cấp thẻ tín dụng cho khách hàng. Khách hàng được vay tiền qua việc mua hàng hóa bằng thẻ tín dụng với hạn mức tối đa được NH cho phép. Số tiền này được trả một lần hoặc trả dần với lãi suất tương đối cao.
1.2.3.3 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ
Cho vay tiêu dùng gián tiếp : Đây là hình thức cho vay trong đó NH mua các khoản nợ phát sinh do các công ty bán lẽ đã chịu bán hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng. Các hình thức mua bán nợ được áp dụng trong trường hợp này có thể là truy đòi toàn bộ, truy đòi hạn chế, miễn truy đòi hoặc tài trợ có mua lại. Cho vay tiêu dùng gián tiếp cho phép NH tăng doanh số cho vay tiêu dùng dễ dàng, tiết kiệm chi phí cho vay, mở ra khả năng quan hệ rộng với khách hàng để phát triển hoạt động kinh doanh khác.
Cho vay tiêu dùng trực tiếp : Đây là khoản cho vay mà NH tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để cho vay và thu nợ. Cho vay tiêu dùng trực tiếp có nhiều ưu điểm hơn so với cho vay tiêu dùng gián tiếp là linh hoạt hơn và do NH tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên các khoản cho vay chất lượng hơn, đồng thời khách hàng cũng thỏa mãn tốt nhu cầu chi tiêu của mình.
1.2.4 Kỹ thuật phân tích tín dụng tiêu dùng trực tiếp
1.2.4.1 Phương pháp hệ thống điểm số
Hệ thống điểm số là một tập hợp các tiêu thức khác nhau, liên quan đến từng khách hàng vay tiêu dùng. Mỗi tiêu thức có một điểm số khác nhau tùy theo tầm quan trọng của nó trong hệ thống các tiêu thức và dựa trên cơ sở các kết quả thống kê trong quá khứ. Trong hệ thống điểm số, các yếu tố thường được xem xét bao gồm như: thời gian làm viêc hiện tại, tình trạng gia đình, độ tuổi, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, số lượng người sống phụ thuộc, lịch sử quan hệ với NH…
Dựa vào kết quả thống kê các khoản cho vay tiêu dùng trong quá khứ. NH tìm ra mối quan hệ giữa điểm số và chất lượng tín dụng của các khoản cho vay, từ đó xác định giới hạn điểm chuẩn có thể cho vay và số tiền cho vay tương ứng với các giới hạn điểm khác nhau.
Phương pháp này có nhược điểm:
- Các thông tin về người đi vay được dùng trong hệ thống điểm số là những thông tin quá khứ nên có khả năng phản ánh không chính xác khả năng trả nợ của người đi vay ở thời điểm hiện tại và tương lai
-Các thông tin được dùng trong hệ thống điểm số bị phiến diện vì chỉ là những thông tin thống kê về những người đã dược NH chấp nhận cho vay mà thôi
-Phương pháp này dựa trên cơ sở số đông nên có thể bỏ qua những khách hàng có hoàn cảnh cá biệt.
Vì vậy phương pháp này thường được sử dụng bổ sung với phương pháp phán đoán để có kết quả tốt nhất.
1.2.4.2 Phương pháp phán đoán
- Phân tích tín dụng theo phương pháp này là quá trình trong đó NH tiến hành phân tích, đánh giá tất cả các thông tin định tính và định lượng về KH nhằm có được khoản cho vay có chất lượng, giảm thiểu rủi ro cho NH.
- Nội dung của các yếu tố phân tích trong cho vay tiêu dùng này cũng giống như trong các loại cho vay khác. NH thường sử dụng phổ biến là hệ thống 5C và hệ thống CAMPARI.
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay TD của NHTM.
1.2.5.1 Các nhân tố thuộc về NH
Quy mô và uy tín của NH có ảnh hưởng đến lượng cho vay tiêu dùng. NH có lượng vốn tự có cao hay thấp, có nhiều mạng lưới chi nhánh để thuận tiện giao dịch với khách hàng hay không. Uy tín của NH cao hay thấp cũng sẽ ảnh hưởng tới lượng khách hàng.
Yếu tố góp phần không nhỏ tới thành công của cho vay tiêu dùng là các chính sách, quy định của NH. Đó là chính sách ch