1. Lí do chọn đề tài.
Những tiến bộ vĩ đại của công nghệ thông tin và truyền thông trong thời gian vừa qua đã đưa nền kinh tế toàn cầu tiến lên một tầm cao mới với sự cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết. Điều này đặc biệt rõ nét đối với ngành ngân hàng, một trong những ngành kinh doanh được đánh giá là nhạy cảm và cạnh tranh bậc nhất trên toàn cầu.
Với hệ thống thông tin có thể dễ dàng truy nhập bất cứ lúc nào, khách hàng càng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc mua bán hàng hóa, dịch vụ, đồng thời, yêu cầu của khách hàng cũng cao hơn trước kia rất nhiều. Trong các hoạt động giao dịch có sự tham gia của ngân hàng, khách hàng đang nâng dần mức độ thoả mãn dịch vụ của mình lên, họ mong muốn các dịch vụ đó được đáp ứng một cách thuận lợi và nhanh chóng. Dịch vụ thẻ ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy, các giải pháp nhằm phát triển khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng ngày nay đều nhằm hướng tới mục tiêu: cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt nhất cho khách hàng trên nền tảng công nghệ tích hợp hiện đại ngày nay.
Chính vì những lí do trên sau quá trình tìm hiểu về hoạt động thẻ tại Ngân Hàng AGRIBANK Như Thanh, Thanh Hóa, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả thanh toán thẻ tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Như Thanh (AGRIBANK Như Thanh), Thanh Hóa” để làm chuyên đề của mình.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Để tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, đánh giá về giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả thanh toán của thẻ tại Ngân Hàng.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu.
Một là, nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thẻ ngân hàng và hoạt động phát triển khách hàng sử dụng thẻ của các ngân hàng thương mại.
Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động phát triển khách hàng sử dụng thẻ tại ngân hàng AGRIBANK Như Thanh, Thanh Hóa trong những năm qua.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm góp mở rộng và nâng cao hiệu quả thanh toán thẻ tại ngân hàng AGRIBANK Như Thanh, Thanh Hóa trong thời gian tới.
3. Giới hạn của đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Là quá trình hoạt động kinh doanh thẻ và trọng tâm là hoạt động phát triển khách hàng sử dụng thẻ của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Như Thanh (AGRIBANK Như Thanh), Thanh Hóa tại thị trường Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Về không gian: Tại Ngân hàng AGRIBANK Như Thanh, Thanh Hóa.
Về thời gian: Thời gian nghiên cứu 2 tháng. Từ ngày 15 tháng 03 đến ngày 15 tháng 5 năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp lí luận.
Phương pháp lí luận là phương pháp sử dụng nhiều ngôn ngữ văn bản để chứng minh, lí giải sự vật và hiện tượng cần nghiên cứu.
4.2. Phương pháp trực quan.
Phương pháp trực quan là phương pháp dựa vào quan sát để đưa ra những nhận định về một vấn đề nào đó. Thông qua quan sát ghi chép và phân tích tình hình.
4.3. Phương pháp điều tra kết quả.
Phương pháp điều tra kết quả là phương pháp khai thác thu thập thông tin phục vụ cho yêu cầu về một hoặc nhiều vấn đề cụ thể thông qua các câu trả lời của đối tượng điều tra.
5. Tóm tắt nội dung, bố cục của đề tài.
5.1. Tóm tắt nội dung.
Nêu tổng quan về hoạt động thanh toán thẻ. Nêu lên thực trạng, ý kiến đề xuất về giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả thanh toán thẻ tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Như Thanh (AGRIBANK Như Thanh), Thanh Hóa trong thời gian tới.
5.2. Bố cục của đề tài.
Đề tài được chia thành 5 chương:
Chương I: Đặt vấn đề.
Chương II: Tổng quan về hoạt động thanh toán thẻ.
Chương III: Phương pháp nghiên cứu.
Chương IV: Thực trạng, ý kiến đề xuất về giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả thanh toán thẻ tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Như Thanh (AGRIBANK Như Thanh), Thanh Hóa trong thời gian tới.
Chương V: Kết luận.
62 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3196 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả thanh toán thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Như Thanh – Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGOẠI NGỮ - CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT
Khoa: Quản trị - Tài chính
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Bắc Ninh, ngày 23 tháng 05 năm 2011
BẢN CAM KẾT
Kính gửi:
- Ban Giám Hiệu Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật
- Phòng Đào tạo; Hội đồng Khoa học và Ban giám khảo Chấm Đề cương
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp và Khóa luận Tốt nghiệp
Họ và tên sinh viên:
Lê Thị Mai
Giới tính:
Nữ
Số CMND số:
173326183
Sinh ngày:
16/9/1987
Cấp ngày:
02/02/2007
Quê quán:
Thanh Hóa
Nơi cấp:
CA Thanh Hóa
Điện thoại:
0973735585
Nguyên quán:
Xã Thanh Kỳ, Huyện Như Thanh, TP Thanh Hóa
Tên đề tài:
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả thanh toán thẻ tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Như Thanh, Thanh Hóa
Tôi xin cam kết đây là Báo cáo do tôi tự thực hiện, không sao chép copy của người khác. Danh mục những tài liệu tham khảo phục vụ cho việc hoàn thành nội dung và hình thức được ghi rõ cuối văn bản.
Kính mong nhà trường và các ban liên quan tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Người cam kết
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
Lê Thị Mai
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin kính gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu cùng cán bộ trong phòng Đào tạo Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ - Công Nghệ Việt Nhật đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình học tập và thực tập suốt thời gian qua.
Qua đề tài này em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Ngọc Thúy, đã dành thời gian và công sức để hướng dẫn, giúp đỡ, theo sát em trong quá trình nghiên cứu đề tài. Và qua đây em cũng chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Quản Trị - Tài Chính. Đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Do thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi sai sót mong quý thầy cô giúp đỡ cho bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Mai
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 2
1. Lí do chọn đề tài. 2
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 2
2.1. Mục đích nghiên cứu: 2
2.2. Mục tiêu nghiên cứu. 3
3. Giới hạn của đề tài. 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu. 3
4. Phương pháp nghiên cứu. 3
4.1. Phương pháp lí luận. 3
4.2. Phương pháp trực quan. 4
4.3. Phương pháp điều tra kết quả. 4
5. Tóm tắt nội dung, bố cục của đề tài. 4
5.1. Tóm tắt nội dung. 4
5.2. Bố cục của đề tài. 4
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ 5
1. Những vấn đề cơ bản về thẻ. 5
1.1. Khái niệm thẻ và đặc điểm cấu tạo. 5
1.1.1. Khái niệm. 5
1.1.2. Đặc điểm cấu tạo. 5
1.2. Phân loại thẻ. 6
1.3. Sự ra đời và phát triển thẻ của Việt Nam . 6
2. Một số lợi ích khi sử dụng thẻ. 7
2.1. Đối với ngân hàng phát hành. 7
2.2. Đối với chủ thẻ. 7
2.3. Đối với ngân hàng thanh toán. 8
2.4. Đối với các cơ sở chấp nhận thanh toán: 8
3. Rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ: 8
3.1. Rủi ro trong phát hành. 8
3.2. Rủi ro trong thanh toán. 9
4. Hoạt động thanh toán thẻ tại NHTM. 10
4.1. Chủ thể tham gia vào hoạt động thanh toán thẻ. 10
4.2. Quy trình phát hành thẻ và kế toán giai đoạn phát hành thẻ. 11
4.2.1. Quy trình nghiệp vụ phát hành thẻ. 11
4.2.2. Hạch toán kế toán giai đoạn phát hành thẻ. 12
4.3. Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ và kế toán giai đoạn thanh toán thẻ. 13
5. Những nhận định cũ và mới về thẻ. 15
5.1. Tác phẩm 1. “Hoạt động thanh toán thẻ tại NHTM” 15
5.1.1. Nội dung liên quan đề tài. 15
5.1.2. Chủ đề. 15
5.1.3. Những đóng góp của tác phẩm cho đề tài. 15
5.1.4. Những hạn chế của tác phẩm. 16
5.2. Tác phẩm 2: “ Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ” 16
5.2.1. Nội dung liên quan đến đề tài. 16
5.2.2. Chủ đề. 16
5.2.3. Những đóng góp của đề tài. 16
5.2.4. Những hạn chế của đề tài. 16
5.3. Tác phẩm 3: “Lợi ích của việc sử dụng thẻ vào thanh toán ở NHTM” 16
5.3.1. Nội dung liên quan đến đề tài. 16
5.3.2. Chủ đề. 16
5.3.3. Những đóng góp của đề tài. 17
5.3.4. Những hạn chế của đề tài. 17
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 18
1. Sơ lược về phương pháp nghiên cứu. 18
1.1. Đối tượng nghiên cứu. 18
1.2. Phạm vi nghiên cứu. 18
2. Phương pháp nghiên cứu. 18
2.1. Phương pháp lí luận. 18
2.2. Phương pháp trực quan. 18
2.3. Phương pháp điều tra kết quả, phân tích số liệu. 19
3. Kế hoạch nghiên cứu. 21
4. Tiến hành nghiên cứu. 22
5. Kết luận, đánh giá. 22
CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NHƯ THANH, THANH HÓA. 23
1. Tổng quan về AGRIBANK Như Thanh. 23
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 23
1.2. Hoạt động kinh doanh trong vài năm gần đây. 26
1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn. 28
1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh. 29
2. Thực trạng thanh toán thẻ tại Ngân hàng AGRIBANK Như Thanh trong vài năm gần đây. 31
2.1. Về công tác phát hành thẻ. 32
2.2. Về công tác thanh toán thẻ. 33
2.3. Các loại thẻ của AGRIBANK Như Thanh. 33
3. Đánh giá về hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng AGRIBANK Như Thanh 34
3.1. Những thuận lợi. 34
3.2. Những khó khăn 35
4. Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân Hàng AGRIBANK Như Thanh. 36
4.1. Đối với nghiệp vụ phát hành thẻ. 36
4.2. Đối với nghiệp vụ thanh toán thẻ 37
4.3. Về tổ chức, con người 38
4.4. Về công nghệ, kỹ thuật. 38
4.5. Về hoạt động Marketing. 39
4.5.1. Lựa chọn thị trường mục tiêu. 39
4.5.2. Đa dạng các hình thức thẻ, phù hợp với điều kiện Việt Nam. 40
4.5.3. Đẩy mạnh công tác quảng cáo, giới thiệu dịch vụ thẻ 41
4.5.4. Đẩy mạnh công tác phân phối và khuyến khích việc mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng. 41
5. Giải pháp nhằm mở rộng mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ 42
6. Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán thẻ. 43
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN. 44
1. Kết luận chung. 44
2. Ý nghĩa của đề tài. 45
3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả thanh toán thẻ tại Ngân Hàng AGRIBANK Như Thanh. 45
3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ 45
3.1.1. Ban hành hệ thống văn bản pháp lý bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia lĩnh vực thẻ 45
3.1.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 46
3.1.3. Đề ra những chính sách khuyến khích hoạt động thanh toán thẻ tại Việt Nam 47
3.1.4. Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định. 47
3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. 48
3.2.1. Hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ. 48
3.2.2. Cần có các chính sách khuyến khích mở rộng kinh doanh thẻ. 48
3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng AGRIBANK. 49
3.3.1. Cần mở rộng hoạt động Marketing 49
3.3.2. Có các chính sách thu hút các cơ sở kinh doanh chấp nhận thanh toán thẻ của AGRIBANK. 49
Tài liệu tham khảo …………………………………………………………………….…..51
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ1. Chủ thể tham gia vào hoạt động thanh toán thẻ…………….10
Sơ đồ 2. Quy trình phát hành thẻ………………………………………..11
Sơ đồ 3. Quy trình thanh toán thẻ……………………………………….13
Sơ đồ 4. Cơ cấu tổ chức AGRIBANK Huyện Như Thanh…………….26
Bảng 1. Khảo sát 500 khách hàng………………………………………21
Bảng 2. Kết quả huy động vốn…………………………………………27
Bảng 3. Kết quả sử dụng vốn…………………………………………...28
Bảng 4. cơ cấu nguồn vốn……………………………………………….30
Bảng 4.5 Thị phần thanh toán thẻ tại AGRIBANK VN năm 2010…….31
DANH MỤC VIẾT TẮT
AGRIBANK VN: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.
AGRIBANK NT: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Như Thanh.
NHTM: Ngân Hàng Thương Mại.
ATM : Máy rút tiền tự động.
UBND: Ủy Ban Nhân Dân.
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân.
VND: Việt Nam đồng.
DVCNT: Đơn vị chấp nhận thẻ.
CSCNT: Cơ sở chấp nhận thẻ.
KH: Khách hàng.
TKTG: Tài khoản tiền gửi.
TK: Tài khoản.
NHPH: Ngân hàng phát hành.
TGTT: Tiền gửi thanh toán.
NHTT: Ngân hàng thanh toán.
ST: Số tiền.
TCKT: Tổ chức kinh tế.
Trđ: Triệu đồng.
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá dịch vụ từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Do đó, đòi hỏi phải có những phương tiện thanh toán mới đảm bảo tính an toàn, nhanh chóng hiệu quả. Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin. Kết hợp những điều này các ngân hàng thương mại đã đưa ra một loại hình thanh toán mới đó là thẻ ngân hàng.
Thẻ ngân hàng là sự kết hợp của khoa học kỹ thuật với công nghệ quản lí ngân hàng. Thẻ có đặc điểm của một phương tiện thanh toán hoàn hảo:
Đối với khách hàng: thẻ đáp ứng được về tính an toàn cao, khả năng thanh toán nhanh chính xác.
Đối với ngân hàng: thẻ góp phần giảm áp lực tiền mặt, tăng khả năng huy động vốn phục vụ cho yêu cầu mở rộng hoạt động tín dụng, tăng lợi nhuận nhờ khoản phí sử dụng thẻ.
Chính nhờ những ưu điểm trên mà thẻ ngân hàng đã nhanh chóng trở thành một phương tiện thanh toán thông dụng ở các nước phát triển cũng như trên thế giới.
Sau những năm phục vụ trong lĩnh vực này Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Như Thanh (AGRIBANK Như Thanh), Thanh Hóa đã thu được những thành tựu nhất định. Bên cạnh đó vẫn còn không ít những khó khăn hạn chế để có thể phát triển dịch vụ thẻ trở nên phổ biến ở Việt Nam nhận thức được vấn đề này, sau quá trình tìm hiểu về hoạt động thẻ tại Ngân Hàng AGRIBANK Như Thanh, Thanh Hóa tôi đã chọn đề tài “Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả thanh toán thẻ tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Như Thanh (AGRIBANK Như Thanh), Thanh Hóa ” để làm chuyên đề của mình.
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lí do chọn đề tài.
Những tiến bộ vĩ đại của công nghệ thông tin và truyền thông trong thời gian vừa qua đã đưa nền kinh tế toàn cầu tiến lên một tầm cao mới với sự cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết. Điều này đặc biệt rõ nét đối với ngành ngân hàng, một trong những ngành kinh doanh được đánh giá là nhạy cảm và cạnh tranh bậc nhất trên toàn cầu.
Với hệ thống thông tin có thể dễ dàng truy nhập bất cứ lúc nào, khách hàng càng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc mua bán hàng hóa, dịch vụ, đồng thời, yêu cầu của khách hàng cũng cao hơn trước kia rất nhiều. Trong các hoạt động giao dịch có sự tham gia của ngân hàng, khách hàng đang nâng dần mức độ thoả mãn dịch vụ của mình lên, họ mong muốn các dịch vụ đó được đáp ứng một cách thuận lợi và nhanh chóng. Dịch vụ thẻ ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy, các giải pháp nhằm phát triển khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng ngày nay đều nhằm hướng tới mục tiêu: cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt nhất cho khách hàng trên nền tảng công nghệ tích hợp hiện đại ngày nay.
Chính vì những lí do trên sau quá trình tìm hiểu về hoạt động thẻ tại Ngân Hàng AGRIBANK Như Thanh, Thanh Hóa, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả thanh toán thẻ tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Như Thanh (AGRIBANK Như Thanh), Thanh Hóa” để làm chuyên đề của mình.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Để tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, đánh giá về giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả thanh toán của thẻ tại Ngân Hàng.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu.
Một là, nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thẻ ngân hàng và hoạt động phát triển khách hàng sử dụng thẻ của các ngân hàng thương mại.
Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động phát triển khách hàng sử dụng thẻ tại ngân hàng AGRIBANK Như Thanh, Thanh Hóa trong những năm qua.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm góp mở rộng và nâng cao hiệu quả thanh toán thẻ tại ngân hàng AGRIBANK Như Thanh, Thanh Hóa trong thời gian tới.
3. Giới hạn của đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Là quá trình hoạt động kinh doanh thẻ và trọng tâm là hoạt động phát triển khách hàng sử dụng thẻ của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Như Thanh (AGRIBANK Như Thanh), Thanh Hóa tại thị trường Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Về không gian: Tại Ngân hàng AGRIBANK Như Thanh, Thanh Hóa.
Về thời gian: Thời gian nghiên cứu 2 tháng. Từ ngày 15 tháng 03 đến ngày 15 tháng 5 năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp lí luận.
Phương pháp lí luận là phương pháp sử dụng nhiều ngôn ngữ văn bản để chứng minh, lí giải sự vật và hiện tượng cần nghiên cứu.
4.2. Phương pháp trực quan.
Phương pháp trực quan là phương pháp dựa vào quan sát để đưa ra những nhận định về một vấn đề nào đó. Thông qua quan sát ghi chép và phân tích tình hình.
4.3. Phương pháp điều tra kết quả.
Phương pháp điều tra kết quả là phương pháp khai thác thu thập thông tin phục vụ cho yêu cầu về một hoặc nhiều vấn đề cụ thể thông qua các câu trả lời của đối tượng điều tra.
5. Tóm tắt nội dung, bố cục của đề tài.
5.1. Tóm tắt nội dung.
Nêu tổng quan về hoạt động thanh toán thẻ. Nêu lên thực trạng, ý kiến đề xuất về giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả thanh toán thẻ tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Như Thanh (AGRIBANK Như Thanh), Thanh Hóa trong thời gian tới.
5.2. Bố cục của đề tài.
Đề tài được chia thành 5 chương:
Chương I: Đặt vấn đề.
Chương II: Tổng quan về hoạt động thanh toán thẻ.
Chương III: Phương pháp nghiên cứu.
Chương IV: Thực trạng, ý kiến đề xuất về giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả thanh toán thẻ tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Như Thanh (AGRIBANK Như Thanh), Thanh Hóa trong thời gian tới.
Chương V: Kết luận.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ
1. Những vấn đề cơ bản về thẻ.
1.1. Khái niệm thẻ và đặc điểm cấu tạo.
1.1.1. Khái niệm.
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do các ngân hàng hay các tổ chức phi tài chính phát hành và cung cấp cho khách hàng. Khách hàng có thể sử dụng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý, các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ.
1.1.2. Đặc điểm cấu tạo.
Hầu hết các thẻ tín dụng quốc tế ngày nay đều được cấu tạo bằng nhựa cứng(pla stic), có kích cỡ 84mm×54mm×0,76mm, có góc tròn gồm 2 mặt:
Mặt trước thẻ gồm:
Tên, biểu tượng thẻ và huy hiệu của tổ chức phát hành thẻ.
Số thẻ: là số dành riêng cho mỗi chủ thẻ. Số này được dập nổi trên thẻ và sẽ được in lại trên hoá đơn khi chủ thẻ đi mua hàng. Tuỳ theo từng loại thẻ mà có số chữ khác nhau và cách cấu trúc theo nhóm cũng khác nhau.
Ngày hiệu lực của thẻ: là thời hạn mà thẻ được lưu hành.
Họ và tên chủ thẻ.
Số mật mã đợt phát hành(chỉ có ở thẻ AMEX).
Mặt sau thẻ bao gồm:
Dãy băng từ có khả năng lưu trữ thông tin như: số thẻ, ngày hiệu lực, tên ngân hàng phát hành, số PIN.
Băng chữ kí mẫu của chủ thẻ.
1.2. Phân loại thẻ.
Dựa vào các tiêu chí khác nhau người ta phân loại thẻ thành:
Phân loại theo đặc tính kỹ thuật.
Thẻ băng từ (Magnetic Stripe).
Thẻ thông minh ( thẻ điện tử có bộ vi xử lí chip).
Phân loại theo chủ thể phát hành.
Thẻ do ngân hàng phát hành.
Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành.
Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ.
Thẻ tín dụng (Credit card)- Thẻ loại C.
Thẻ ghi nợ (Debit Card) - Thẻ loại A
Thẻ trả trước (Prepaid Card) - Thẻ loại B.
Phân loại theo hạn mức tín dụng
Thẻ thường (Standard Card).
Thẻ vàng (Gold Card).
Phân loại theo phạm vi sử dụng thẻ.
Thẻ dùng trong nước có 2 loại : Local use only card và Domestic use card.
Thẻ quốc tế (International card).
1.3. Sự ra đời và phát triển thẻ của Việt Nam .
Tại Việt Nam, chiếc thẻ đầu tiên được chấp nhận là vào năm 1990 khi ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội kí hợp đồng làm đại lí chi trả thẻ VISA với ngân hàng Pháp BFCE và đây là bước khởi đầu cho dịch vụ thanh toán thẻ phát triển tại Việt Nam. Sau đó thẻ được phát triển nhanh chóng ở Việt Nam.
2. Một số lợi ích khi sử dụng thẻ.
2.1. Đối với ngân hàng phát hành.
Thu được khoản lệ phí hàng năm mà chủ thẻ phải nộp, chủ thẻ đã tạo nên nguồn thu đều đặn cho ngân hàng phát hành.
Việc chủ thẻ nạp tiền vào tài khoản để sử dụng thẻ, ngân hàng cũng có thêm một nguồn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng. Để có thể sử dụng thẻ, thông thường chủ thẻ phải có thế chấp hoặc có số dư tài khoản ở mức nhất định theo quy định của ngân hàng. Điều này đã làm số dư tiền gửi ngân hàng tăng một cách đáng kể.
Việc đặt các máy ATM hay liên hệ với các cơ sở chấp nhận thẻ mới cũng góp phần mở rộng địa bàn hoạt động của ngân hàng, điều này rất có ích ở những nơi mà việc mở chi nhánh là tốn kém.
2.2. Đối với chủ thẻ.
Khi sử dụng thẻ, chủ thẻ đã được ngân hàng cung cấp một dịch vụ thanh toán có độ bảo mật cao, độ tiện dụng lớn.
Với ngân hàng có thẻ cấp tín dụng cho khách hàng để thanh toán hàng hoá dịch vụ mà không bị tính bất kì khoản lãi nào, khách hàng đã được ngân hàng giúp mở rộng khả năng thanh toán của mình. Ngoài ra, khi khách hàng có số dư trên tài khoản của mình, nếu khách hàng không sử dụng, số dư này sẽ được hưởng mức lãi suất không kì hạn.
Ngoài ra, khi sử dụng thẻ, khách hàng không phải mang theo một lượng tiền mặt lớn mà rủi ro bị mất cũng như việc bảo quản rất phức tạp. Chưa kể bất tiện khi chi tiêu ở những nước khác nhau.Việc dùng thẻ tín dụng hoặc thẻ thanh toán đảm bảo khả năng chi tiêu đa ngoại tệ, không bị lệ thuộc vào ngoại tệ của nước nào.
2.3. Đối với ngân hàng thanh toán.
Làm tăng số dư tiền gửi và nguồn huy động cho ngân hàng thanh toán.
Với các loại phí như: chiết khấu thương mại, phí rút tiền mặt, phí đại lý thanh toán,ngân hàng thanh toán sẽ có một khoản thu tương đối ổn dịnh.
2.4. Đối với các cơ sở chấp nhận thanh toán:
Với việc được cấp tín dụng trước cho khánh hàng, ngân hàng đã giúp cho khách hàng chi tiêu vượt quá khả năng của mình, đây là một sức đẩy đối với sức mua của khách hàng và chính điều này sẽ làm cho lượng tiêu thụ hàng hoá dịch vụ của các cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ tăng cao.
Khi chấp nhận thẻ thanh toán, người bán hàng có khả năng giảm thiểu các chi phí về quản lý tiền mặt như bảo quản, kiểm đếm, nộp vào tài khoản của ngân hàng…
Ngoài ra, đối với một số cơ sở, việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ của ngân hàng cũng là một điều kiện để được hưởng các ưu đãi của ngân hàng về tín dụng, dịch vụ thanh toán…
3. Rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ:
3.1. Rủi ro trong phát hành.
Đơn xin phát hành thẻ giả: Do thẩm định không kĩ thông tin của khách hàng, ngân hàng có thể phát hành thẻ cho khách hàng đăng kí với những thông tin giả mạo. Và như vậy ngân hàng có thể gặp rủi ro khi khách hàng không đủ khả năng thanh toán.
Chủ thẻ thật không nhận được thẻ phát hành: Ngân hàng gửi thẻ qua đường bưu điện nhưng trên đường vận chuyển bị đánh cắp và bị sử dụng. Trong trường hợp này ngân hàng phải chịu hoàn toàn những phí ổn đã giao dịch.
Tài khoản thẻ bị lợi dụng: Rủi ro này phát sinh tại thời điểm ngân hàng gia hạn thẻ hoặc phát hành lại thẻ. Ngân hàng phát hành nhận được thông báo về thay đổi địa chỉ khách hàng và yêu cầu gửi thẻ về địa chỉ mới. Do không kiểm tra tính xác thực của thông tin nên ngân hàng đã gửi thẻ theo yêu cấu nhưng không đúng địa chỉ thật. Tài khoản cuả chủ thẻ bị người khác lợi dụng. Điều này chỉ được phát hiện khi chủ thẻ liên hệ của chủ thẻ do không nhận được thẻ hoặc ngân hàng gửi yêu cầu thanh toán cho chủ thẻ.
3.2. Rủi ro trong thanh toán.
Thẻ giả: Thẻ bị làm giả bởi các tổ chức tội phạm cá nhân làm giả căn cứ theo thông tin có được từ các chứng từ giao dịch của thẻ hoặc thẻ bị mất cắp thất lạc. Thẻ giả được sử dụng để tạo ra các giao dịch giả mạo gây tổn thất lớn cho các ngân hàng phát hành.
Thẻ bị mất cắp, thất lạc: trong lưu hành thẻ trường hợp này rất dễ xảy ra đối với khách hàng và ngân hàng. Trong trường hợp thẻ bị mất, chủ thẻ không thông báo kịp thời cho ngân hàng dẫn đến thẻ bị người khác lợi dụng gây tổn thất cho khách hàng.
Thẻ được tạo băng từ giả: đây là loại hình giả mạo thẻ sử dụng công nghệ cao, trên cơ sở thông tin của khách hàng trên băng từ của cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ tại các tổ chức tội phạm sử dụng các phần mềm mã hoá và tạo ra các băng từ giả trên thẻ và tạo ra các giao dịch.
Rủi ro về đạo đức: đây là rủi ro khi nhân viên cơ s