1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Hiệu quả đó được đánh giá qua nhiều tiêu chí khác nhau như: doanh thu, lợi nhuận, chi phí Trong những tiêu chí đó có thể tùy theo chiến lược của công ty mà tầm quan trọng của nó khác nhau theo từng thời điểm.
Để một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và ngày càng phát triển thì nhà quản lý cần đánh giá đúng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và từ đó tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và có những giải pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài việc thông qua các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty thì cần phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của công ty như: các yếu tố vĩ mô, các yếu tố vi mô và yếu tố nội tại của doanh nghiệp để thấy rõ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Hiện tại Công ty Cổ Phần Tam Phong đang hoạt động kinh doanh ở nhiều lĩnh vực như: mua bán nông sản, mua bán lương thực, nuôi trông thủy sản, Việc tìm ra những giải pháp để nhằm giúp công ty này kinh doanh hiệu quả hơn trong giai đoạn diễn biến phức tạp của các ngành lương thực thực phẩm là rất cần thiết, đặt biệt là đối với công ty xuất nhập khẩu phải chịu sự tác động của tình hình biến động lương thực của thế giới.
Vậy hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ Phần Tam Phong ra sao, có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa trong tương lai, những vấn đề đó cho thấy tầm quan trọng của việc đánh giá lại hiệu quả hoạt động và tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng. Chính vì thế đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty Cổ Phần Tam Phong giai đoạn 2011–2015” là đề tài rất cần thiết cho công ty này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
• Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tam Phong trong giai đoạn 2008–2010.
• Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tam Phong trong giai đoạn 2011-2015
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
• Dữ liệu nghiên cứu là các chỉ số như: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các chỉ tiêu hiệu quả và các tỷ số tài chính của công ty trong 3 năm 2008, 2009, 2010.
• Về không gian: đề tài được nghiên cứu tại công ty CP Tam Phong số 290/14, tỉnh lộ 943, ấp Thanh Niên, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
• Đối tượng nghiên cứu: hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tam Phong trong giai đoạn 2008–2010.
• Thời gian nghiên cứu: chuyên đề được thực hiện từ tháng 1/2011 đến tháng 4/2011.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập dữ liệu:
• Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: bằng cách tham khảo ý kiến của nhân viên phòng kế toán và phòng kinh doanh.
• Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là thông qua các bản báo cáo tài chính từ các phòng ban của công ty để so sánh qua các năm, tổng hợp lại để phân tích và nhận xét đưa ra các giải pháp.
Phương pháp xử lý dữ liệu: là các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh để cho thấy xu hướng biến đổi của chỉ tiêu hiệu quả sản xuất và các chỉ số tài chính nhằm xác định nguyên nhân và tìm ra biện pháp để công ty sản sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn và có những biện pháp nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:
Đề tài này một phần nhỏ giúp ích cho ban lãnh đạo công ty trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty và quan trọng là tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008-2010 và có những hướng hoạt động phù hợp hơn trong tương lai.
Bên cạnh đó việc đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty cũng nhằm xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra được thực hiện đến đâu, rút ra những tồn tại, tìm ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục và để tận dụng hiệu quả các thế mạnh của doanh nghiệp.
1.6 Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện với các nội dung chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương này giới thiệu về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và kết cấu báo cáo nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương này tập trung tìm hiểu các khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh, doanh thu, chi phí, lợi nhuận; nội dung, vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ, đối tượng và mục đích của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh; các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Chương 3: Tổng quan về Công ty Cổ phần Tam Phong
Bao gồm các nội dung: giới thiệu về công ty, ngành nghề kinh doanh, sơ đồ tổ chức, tình hình hoạt động của công ty giai đoạn 2008-2010, những thuận lợi và khó khăn, định hướng của công ty trong thời gian tới.
Chương 4: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tam Phong
Ở chương này gồm các nội dung: khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008 - 2010, phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cơ cấu vốn và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận về kết quả nghiên cứu thu được từ công trình nghiên cứu và những kiến nghị để thực hiện đề tài trong thực tế.
46 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2018 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty cổ phần Tam Phong giai đoạn 2011-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN KIM PHÁT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TAM PHONG
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 04 năm 2011
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TAM PHONG
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Người hướng dẫn: Thạc sĩ NGUYỄN VŨ THÙY CHI
Sinh viên thực hiện: TRẦN KIM PHÁT
Lớp: DH8QT1 – Mã số sinh viên: DQT073389
Long Xuyên, tháng 04 năm 2011
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn : ThS. Nguyễn Vũ Thùy Chi(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1: …………..(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2: …………..(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
LỜI CẢM ƠN
Qua bốn năm học tại trường và đặc biệt là ở giai đoạn làm chuyên đề tốt nghiệp tôi thật sự cảm nhận được sự tận tình truyền đạt những kiến thức cơ bản cũng như kiến thức chuyên ngành của các thầy cô trường Đại học An Giang nói chung và các thầy cô khoa Kinh Tế-Quản Trị Kinh Doanh nói riêng đã giúp cho tôi có được vốn kiến thức quý báu để làm hành trang vững bước mai sau. Vì vậy, mong các thầy cô của trường và đặc biệt là cô Nguyễn Vũ Thùy Chi là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề này và xin cô nhận nơi tôi lòng biết ơn sâu sắc.
Và tiếp theo, cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô chú trong Công ty Cổ Phần Tam Phong và nhất là chú Đặng Văn Đức- Kế toán trưởng của công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến chuyên đề cũng như tạo cho tôi một môi trường thực tập thân thiện, vui vẽ trong suốt khoảng thời gian thực tập tại công ty. Do vậy đã giúp cho tôi hoàn thành được luận văn, đồng thời học hỏi và tích lũy được những kinh nghiệm làm việc thực tiển sau này. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe, thành đạt đến các thầy cô của trường, các cô chú trong công ty, cha mẹ và tất cả bạn bè của tôi.
Trần Kim Phát
TÓM TẮT
Ở nước ta, nông nghiệp là ngành mũi nhọn của cả nước và đặc biệt là mãng xuất nhập khẩu lương thực và thủy sản là một ngành chiếm thế mạnh. Đối với Đồng bằng sông Cửu Long thì xuất khẩu lương thực là ngành mang lại hiệu quả cao cho khu vực, góp phần vào giải quyết lao động nông nghiệp và phát triển kinh tế của vùng.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu lương thực thì chịu nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ những yếu vĩ mô, vi mô và yếu tố của ngành mang lại và cả yếu tố nội tại của doanh nghiệp,
Vì vậy các doanh nghiệp này phải luôn biến đổi liên tục để thích nghi với điều kiện kinh doanh và điểm chính là phải biết tự đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tìm ra được các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai.
Để điểm qua vấn đề này, ta thử tìm hiểu xem Công ty CP Tam Phong, một trong những công ty xuất nhập khẩu lương thực ở An Giang đã hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp này ra sao để có những giải pháp gì để thích nghi với diễn biến chóng mặt của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Đặt biệt là qua giai đoạn khũng hoảng lương thực và khũng hoảng tài chính thế giới tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh doanh lương thực của nhiều nước.
MỤC LỤC
TÓM TẮT iii
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu: 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu: 2
1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu: 2
1.6 Kết cấu báo cáo nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1 Các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu: 3
2.1.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh: 3
2.1.3 Khái niệm lợi nhuận: 3
2.2 Nội dung, vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ, đối tượng và mục đích của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 4
2.2.1 Nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 4
2.2.2 Vai trò của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 4
2.2.3 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 5
2.2.4 Nhiệm vụ của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 5
2.2.5 Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh 5
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 6
2.3.1 Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 6
2.3.2 Nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô6 6
2.3.3. Nhóm nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 7
2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 7
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TAM PHONG 11
3.1 Giới thiệu về công ty 11
3.2 Ngành, nghề kinh doanh: 11
3.3 Sơ đồ tổ chức của công ty 12
3.4 Chức năng và nhiệm vụ của một số bộ phận: 13
3.4.1 Hội đồng quản trị 13
3.4.2 Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh 13
3.4.3 Phòng kinh doanh xuất khẩu 13
3.4.4 Phó giám đốc kinh doanh 13
3.4.5 Phó giám đốc Sản xuất-Tài chính 13
3.4.6 Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự 13
3.5 Tình hình hoạt động của công ty 14
3.6 Những thuận lợi và khó khăn 14
3.7 Định hướng của công ty trong thời gian tới 15
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TAM PHONG 16
4.1 Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008-2010 16
4.1.1 Phân tích sự biến động tài sản của công ty giai đoạn 2008 – 2010 16
4.1.2 Phân tích biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2008 – 2010 17
Nguồn tổng hợp từ Công ty CP Tam Phong 21
4.1.3 Phân tích sự biến động của kết quả kinh doanh 22
4.2.1 Tình hình chung của tổng doanh thu của công ty 23
4.3 Phân tích chi phí 24
4.4 Phân tích lợi nhuận 26
4.4.1 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 26
4.5 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động 27
4.5.1 Phân tích khả năng thanh toán: 27
4.5.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định 28
4.5.3 Phân tích các chỉ số sinh lợi 29
4.6 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh: 30
4.6.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh: 30
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32
5.1 Kết luận 32
5.2 Kiến nghị 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
PHỤ LỤC 1 34
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 34
PHỤ LỤC 2 35
TỔNG HỢP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 35
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty 12
Hình 4.1 Biểu đồ cơ cấu tổng tài sản của công ty giai đoạn 2008 – 2010 16
Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2008 – 2010 17
Hình 4.3 Biểu đồ kết quả hoạt động của công ty giai đoạn 2008 – 2010 23
Hình 4.4 Tỷ trọng cơ cấu doanh thu 24
Hình 4.5 Lợi nhuận của công ty giai đoạn 2008 – 2010 (Đơn vị: triệu đồng) 26
Hình 4.6 Biểu đồ tỷ số thanh toán hiện hành 27
Hình 4.7 Biểu đồ tỷ số thanh toán nhanh 28
Hình 4.8 Tỷ số lãi ròng 29
Hình 4.9 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu 30
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.15 Nhóm tỷ suất sinh lợi 29
Bảng 4.14 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định 28
Bảng 4.13 Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán 27
Bảng 4.12 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty giai đoạn 2008 – 2010 27
Bảng 4.11 Tình hình chi phí công ty giai đoạn 2008 - 2010 25
Bảng 4. 10 Xác định hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp. 25
Bảng 4.9 Doanh thu, chi phí theo kế hoạch và thực hiện 24
Bảng 4.8 Tình hình biến động doanh thu của công ty giai đoạn 2008 - 2010 23
Bảng 4.7 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008 -2010 22
Bảng 4.2 Biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2008 – 2010 17
Bảng 4.3 Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2009 18
Bảng 4.4 Phân tích biến động nguồn vốn năm 2009 19
Bảng 4.5 Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2009 20
Bảng 4.6 Bảng phân tích biến động nguồn vốn năm 2010 21
Bảng 4.1 Biến động tài sản của công ty giai đoạn 2008 – 2010 16
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BH & CCDV: Bán hàng và cung cấp dịch vụ
CP: Chi phí
DT: Doanh thu
DH: Dài hạn
ĐKKD: Đăng ký kinh doanh
LN: Lợi nhuận
NXB: Nhà xuất bản
PGĐ: Phó giám đốcHĐKD: Hoạt động kinh doanh
HĐQT: Hội đồng quản trị
HĐTC: Hoạt động tài chính
TSCĐ: Tài sản cố định
TSNH: Tài sản ngắn hạn
TTS: Tổng tài sản
TP HC – NS: Trưởng phòng hành chính nhân sự
TSNH: Tài sản ngắn hạn
TSDH: Tài sản dài hạn
VCP: Vốn cổ phần
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Hiệu quả đó được đánh giá qua nhiều tiêu chí khác nhau như: doanh thu, lợi nhuận, chi phí…Trong những tiêu chí đó có thể tùy theo chiến lược của công ty mà tầm quan trọng của nó khác nhau theo từng thời điểm.
Để một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và ngày càng phát triển thì nhà quản lý cần đánh giá đúng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và từ đó tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và có những giải pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài việc thông qua các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty thì cần phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của công ty như: các yếu tố vĩ mô, các yếu tố vi mô và yếu tố nội tại của doanh nghiệp để thấy rõ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Hiện tại Công ty Cổ Phần Tam Phong đang hoạt động kinh doanh ở nhiều lĩnh vực như: mua bán nông sản, mua bán lương thực, nuôi trông thủy sản,…Việc tìm ra những giải pháp để nhằm giúp công ty này kinh doanh hiệu quả hơn trong giai đoạn diễn biến phức tạp của các ngành lương thực thực phẩm là rất cần thiết, đặt biệt là đối với công ty xuất nhập khẩu phải chịu sự tác động của tình hình biến động lương thực của thế giới.
Vậy hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ Phần Tam Phong ra sao, có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa trong tương lai, những vấn đề đó cho thấy tầm quan trọng của việc đánh giá lại hiệu quả hoạt động và tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng. Chính vì thế đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty Cổ Phần Tam Phong giai đoạn 2011–2015” là đề tài rất cần thiết cho công ty này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tam Phong trong giai đoạn 2008–2010.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tam Phong trong giai đoạn 2011-2015
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
Dữ liệu nghiên cứu là các chỉ số như: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các chỉ tiêu hiệu quả và các tỷ số tài chính của công ty trong 3 năm 2008, 2009, 2010.
Về không gian: đề tài được nghiên cứu tại công ty CP Tam Phong số 290/14, tỉnh lộ 943, ấp Thanh Niên, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tam Phong trong giai đoạn 2008–2010.
Thời gian nghiên cứu: chuyên đề được thực hiện từ tháng 1/2011 đến tháng 4/2011.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: bằng cách tham khảo ý kiến của nhân viên phòng kế toán và phòng kinh doanh.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là thông qua các bản báo cáo tài chính từ các phòng ban của công ty để so sánh qua các năm, tổng hợp lại để phân tích và nhận xét đưa ra các giải pháp.
Phương pháp xử lý dữ liệu: là các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh để cho thấy xu hướng biến đổi của chỉ tiêu hiệu quả sản xuất và các chỉ số tài chính nhằm xác định nguyên nhân và tìm ra biện pháp để công ty sản sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn và có những biện pháp nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:
Đề tài này một phần nhỏ giúp ích cho ban lãnh đạo công ty trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty và quan trọng là tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008-2010 và có những hướng hoạt động phù hợp hơn trong tương lai.
Bên cạnh đó việc đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty cũng nhằm xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra được thực hiện đến đâu, rút ra những tồn tại, tìm ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục và để tận dụng hiệu quả các thế mạnh của doanh nghiệp.
1.6 Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện với các nội dung chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương này giới thiệu về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và kết cấu báo cáo nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương này tập trung tìm hiểu các khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh, doanh thu, chi phí, lợi nhuận; nội dung, vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ, đối tượng và mục đích của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh; các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Chương 3: Tổng quan về Công ty Cổ phần Tam Phong
Bao gồm các nội dung: giới thiệu về công ty, ngành nghề kinh doanh, sơ đồ tổ chức, tình hình hoạt động của công ty giai đoạn 2008-2010, những thuận lợi và khó khăn, định hướng của công ty trong thời gian tới.
Chương 4: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tam Phong
Ở chương này gồm các nội dung: khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008 - 2010, phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cơ cấu vốn và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận về kết quả nghiên cứu thu được từ công trình nghiên cứu và những kiến nghị để thực hiện đề tài trong thực tế.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu:
2.1.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh:
Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh: hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện mục tiêu đặt ra. Hiệu quả hoạt động là thước đo chất lượng phản ánh thực trạng sản xuất, tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là vấn đề sống còn của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Hiệu quả kinh doanh = Kết quả kinh doanh/ Chi phí kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định.
2.1.2 Khái niệm doanh thu:
Khái niệm doanh thu: Doanh thu là toàn bộ thu nhập nói chung, kể cả vốn lẫn lãi do viec kinh doanh đưa lại trong một thời kỳ nhất định. Doanh thu là chỉ tiêu tài chính quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này không những có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân.
Doanh thu của doanh nghiệp gồm có:
Doanh thu bán hàng: là doanh thu về bán sản phẩm hàng hóa thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh thu về cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh: là toàn bộ số tiền bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) và được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Doanh thu từ hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp như vốn góp liên doanh, cho thuê tài sản…
Doanh thu từ hoạt động khác: là các khoản thu nhập không thường xuyên, thu nhập khác thường của doanh nghiệp mà ngoài các khoản thu nhập trên.
2.1.3 Khái niệm lợi nhuận:
Khái niệm lợi nhuận: Lợi nhuận của doanh nghiệp được xem xét là lợi nhuận sau thuế (lãi ròng, thực lãi thuần), nó bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ các hoạt động khác.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Được tính bằng cách lấy doanh thu thuần trừ cho tổng của ba yếu tố: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: nó phản ánh hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp, là khoản chênh lệch giữa thu nhập tài chính và chi phí tài chính.
Lợi nhuận khác: là các khoản thu nhập mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan hoặc khách quan. Được tính bằng hiệu của thu nhập khác và chi phí khác.
2.1.4 Khái niệm chi phí:
Khái niệm: Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định
Phân loại chi phí:
Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm.
Chi phí bán hàng: các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: các chi phí liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt đống ản xuất kinh doanh. Nó bao gồm các loại chi phí như: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ,…
Chi phí tài chính: các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí đi vay vốn
2.2 Nội dung, vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ, đối tượng và mục đích của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.2.1 Nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Là phân tích các hiện tượng kinh tế, quá trình kinh tế đã hoặc sẽ xảy ra trong một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập dưới sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau. Các hiện tượng quá trình này được thể hiện dưới một kết quả sản xuất kinh doanh cụ thể được thể hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế.
Kết quả hoạt động kinh doanh có thể là kết quả của từng giai đoạn riêng biệt như kết quả bán hàng, tình hình lợi nhuận. Nội dung phân tích chủ yếu là các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh như doanh thu bán hàng, lợi nhuận...
Khi phân tích cần hiểu rõ ranh giới giữa chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng. Chỉ tiêu số lượng phản ánh lên qui mô kết quả hay điều kiện kinh doanh như doanh thu, lao động, vốn, diện tích...Ngược lại, chỉ tiêu chất lượng phản ảnh lên hiệu suất kinh doanh hoặc hiệu suất sử dụng các yếu tố kinh doanh như: giá thành, tỷ suất chi phí, doanh lợi, năng suất lao động,...
Phân tích kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó. Các nhân tố ảnh hưởng có thể là nhân tố chủ quan hoặc khách quan.
2.2.2 Vai trò của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đó là một trong những công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả mà các doanh nghiệp đã sử dụng từ trước tới nay.
Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến trong hoạt động của mình: những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường xung quanh và tìm những biện pháp không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế.
Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra thực hiện đến đâu, rút ra những tồn tại, tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp và có tác dụng giúp doanh nghiệp chỉ đạo mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua phân tích từng mặt hoạt động của doanh nghiệp như công tác chỉ đạo sản xuất, công tác tổ chức lao động tiền lương, công tác mua bán, công tác quả