1. Tính tất yếu của đề tài
Chống bán phá giá là một biện pháp đã được WTO thừa nhận để kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nền kinh tế trên thế giới. Hiện nay Việt Nam đã và đang bị áp dụng thuế chống bán phá giá trên nhiều mặt hàng xuất khẩu đi các nước trên thế giới, khi rào cản thuế quan và phi thuế quan đang được giảm để tuân thủ với các quy định của tổ chức thương mại thế giới WTO thì các vụ chống bán phá giá được sử dụng nhiều hơn nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp sản xuất trong nước.
Hiện nay Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO do vậy, việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam là một công cụ hữu ích trong tương lai và cần được phát huy vai trò giúp Việt Nam có thể kiểm soát lượng hàng hoá nhập khẩu vào thị trường nội địa mà không trái với quy định của WTO
Chính vì vậy nâng cao khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam hiện nay là cần thiết và đây cũng chính là nội dung nghiên cứu của chuyên đề thực tập “Giải pháp nâng cao khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO”.
2. Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề tiến hành khảo sát và nghiên cứu những vấn đề tổng quan chống bán phá giá và tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam trong thời gian qua.
3. Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề sẽ nghiên cứu trong phạm vi thực trạng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam từ 2000 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên để sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử là chủ yếu. Ngoài ra, chuyên đề còn sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hoá
5. Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề được tiến hành nghiên cứu nhằm tổng hợp những vấn đề chung về bán phá giá và tình hình áp dụng thuế chống bán phá của Việt Nam. Qua đó, chuyên đề đưa ra giải pháp nhằm đưa công cụ này trở thành công cụ tích cực bảo hộ ngành sản xuất trong nước của Việt Nam.
6. Kết cấu chuyên đề
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng chữ cái viết tắt chuyên đề được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề tổng quan về bán phá giá và thuế chống bán phá giá và tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới.
Chương 2: Thực trạng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá của Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO.
69 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài
Chống bán phá giá là một biện pháp đã được WTO thừa nhận để kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nền kinh tế trên thế giới. Hiện nay Việt Nam đã và đang bị áp dụng thuế chống bán phá giá trên nhiều mặt hàng xuất khẩu đi các nước trên thế giới, khi rào cản thuế quan và phi thuế quan đang được giảm để tuân thủ với các quy định của tổ chức thương mại thế giới WTO thì các vụ chống bán phá giá được sử dụng nhiều hơn nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp sản xuất trong nước.
Hiện nay Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO do vậy, việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam là một công cụ hữu ích trong tương lai và cần được phát huy vai trò giúp Việt Nam có thể kiểm soát lượng hàng hoá nhập khẩu vào thị trường nội địa mà không trái với quy định của WTO
Chính vì vậy nâng cao khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam hiện nay là cần thiết và đây cũng chính là nội dung nghiên cứu của chuyên đề thực tập “Giải pháp nâng cao khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO”.
2. Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề tiến hành khảo sát và nghiên cứu những vấn đề tổng quan chống bán phá giá và tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam trong thời gian qua.
3. Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề sẽ nghiên cứu trong phạm vi thực trạng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam từ 2000 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên để sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử là chủ yếu. Ngoài ra, chuyên đề còn sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hoá…
5. Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề được tiến hành nghiên cứu nhằm tổng hợp những vấn đề chung về bán phá giá và tình hình áp dụng thuế chống bán phá của Việt Nam. Qua đó, chuyên đề đưa ra giải pháp nhằm đưa công cụ này trở thành công cụ tích cực bảo hộ ngành sản xuất trong nước của Việt Nam.
6. Kết cấu chuyên đề
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng chữ cái viết tắt…chuyên đề được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề tổng quan về bán phá giá và thuế chống bán phá giá và tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới.
Chương 2: Thực trạng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá của Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Quan điểm về bán phá giá
1.1.1 Khái niệm
Bán phá giá thường được hiểu là hành động bán một mặt hàng với giá thấp hơn giá hiện hành của mặt hàng đó trên thị trường, làm cho những người bán khác phải hạ giá bán. Như vậy ở đây có sự so sánh về giá của một mặt hàng trên cùng một thị trường.
Tuy nhiên khái niệm bán phá giá trong thương mại quốc tế hàm ý so sánh về giá của một mặt hàng trên hai thị trường khác nhau: Thị trường nước nhập khẩu và trị trường nước xuất khẩu. Nhìn chung , tất cả các nước cho rằng bán phá giá xảy ra khi hàng hoá xuất khẩu đựơc bán sang một nước khác với giá thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa . Mặc dù khái niệm bán phá giá đưa ra khá đơn giản tuy nhiên khi xác định giá bán của một mặt hàng cho thị trường xuất khẩu và thị trường nhập khẩu thì vô cùng phức tạp bởi vì khi đó phải xác định mặt hàng đó được bán với giá bán buôn hay bán lẻ, tỷ giá hối đoái , chi phí vận chuyển , thuế suất, thuế nhập….
1.1.2 Cơ sở kinh tế của việc bán phá giá
Trước khi tìm hiểu về tình hình điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới thay đổi mạnh mẽ như thế nào trong gần một thập kỷ qua cần nghiên cứu về cơ sở kinh tế của việc bán phá giá. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định khi nào thì hành vi bán phá giá là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, khi nào thì hành vi đó là bình thường về mặt kinh tế. Tìm hiểu cơ sở kinh tế của việc bán phá giá cũng sẽ giúp ích trong việc phân tích ai là người có lợi, ai là người bị thiệt khi chấp nhận hay không chấp nhận hành vi đó.
1.1.2.1. Bán phá giá xảy ra do phân biệt giá quốc tế
Phân biệt giá quốc tế xảy ra khi thị trường bị phân biệt giá là thị trường của các nước khác nhau. Song giá xuất khẩu thường cao hơn giá của thị trường nội địa do nhà xuất khẩu phải chịu thêm nhiều chi phí xuất khẩu như vận chuyển, bảo hiểm…Do đó, khi nhà sản xuất theo đuổi hành vi phân biệt giá quốc tế, tức là giá bán trong nước khác giá xuất khẩu thì hành vi đó chỉ bị coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu sản phẩm thấp hơn giá bán của sản phẩm đó ở trong thị trường nội địa.
Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế, bán phá giá cũng là một hiện tượng thông thường. Một công ty được hưởng lợi thế độc quyền trên thị trường nội địa do được bảo hộ bởi các rào cản thương mại tự nhiên và phi tự nhiên có thể bán sản phẩm trong nước với mức giá khá cao. Nếu chi phí xuất khẩu hàng hóa tương đối thấp, mức giá xuất khẩu do công ty đặt ra có thể sẽ thấp hơn nhiều so với giá bán ở thị trường trong nước. Trong trường hợp này, công ty sẽ dễ bị coi là bán phá giá.
Bản chất hành vi bán phá giá kể trên không phải là do công ty đặt giá thấp ở thị trường xuất khẩu mà do công ty đã bán giá cao ở thị trường trong nước. Chính sức mạnh độc quyền ở thị trường trong nước đã làm giảm lợi ích của toàn xã hội. Nguyên tắc này vẫn đúng trong trường hợp công ty có sức mạnh độc quyền ở cả hai thị trường. Khi đó, công ty sẽ đặt giá thấp hơn ở thị trường có sức mạnh độc quyền yếu hơn.
Do đó, nếu bán phá giá xảy ra dưới hình thức phân biệt giá thì biện pháp chống bán phá giá sẽ không mang lại lợi ích kinh tế gì vì ta cần chống lại sự định giá cao tại thị trường nội địa chứ không phải loại bỏ mức giá thấp ở thị trường xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong trường hợp này có một số quan điểm ủng hộ việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.
Quan điểm thứ nhất cho rằng việc bán phá giá sẽ làm giảm giá hàng hóa tương tự tại thị trường nước nhập khẩu. Điều này làm giảm lợi nhuận và lương của các chủ công ty và người lao động sản xuất mặt hàng cạnh tranh với hàng nhập khẩu và đe dọa lợi ích tiềm năng trong tương lai của họ hoặc làm ảnh hưởng đến mức sống của những đối tượng này.
Tuy nhiên, giá bán của hàng nhập khẩu thấp hơn giá bán của sản phẩm nội địa rõ ràng đã đem lại lợi ích cho toàn xã hội nhiều hơn so với những thiệt hại mà các nhà sản xuất sản phẩm cạnh tranh phải gánh chịu.
/
Trước khi có hàng nhập khẩu bán vào thị trường trong nước với giá thấp hơn giá hiện hành, cung và cầu của mặt hàng đó ở thị trường trong nước cân bằng ở điểm E, với giá p1 và lượng tiêu thụ q1. Tuy nhiên, khi có nguồn hàng nước ngoài bán với giá thấp hơn là p2, lượng tiêu thụ tăng lên q2, trong đó lượng hàng sản xuất trong nước giảm xuống chỉ còn q’2, lượng hàng nhập khẩu là q2 - q’2.
Từ hình 1 có thể thấy rằng thặng dư của người tiêu dùng tăng thêm một lượng bằng diện tích hình thang ABFE, trong khi đó thặng dư của nhà sản xuất trong nước giảm một lượng bằng diện tích hình thang ABCE. Về tổng thể, toàn xã hội được lợi bằng diện tích tam giác CFE.
Trong trường hợp này, nếu muốn, chính phủ một nước có thể đánh thuế để phân phối lại thu nhập nhằm bù đắp thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, hay thậm chí sử dụng biện pháp tự vệ. Áp dụng thuế chống bán phá giá trong trường hợp này không phải là giải pháp tối ưu.
Quan điểm thứ hai cho rằng áp dụng thuế chống bán phá giá là biện pháp nhằm gây sức ép làm tăng tính cạnh tranh tại thị trường nước xuất khẩu bằng cách xoá bỏ các rào cản thương mại - công cụ tạo thế độc quyền cho nhà xuất khẩu. Hàng rào thương mại ở đây được hiểu là thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, v.v... chứ không phải những rào cản tự nhiên như chi phí vận tải.
Nếu xét nền kinh tế thế giới như một tổng thể thì việc dỡ bỏ các rào cản thương mại trên cũng mang một ý nghĩa tích cực. Tuy nhiên, đây liệu có phải là điều mà những nước nhập khẩu mong đợi không bởi vì biện pháp chống bán phá giá trong trường hợp này chỉ góp phần tăng cạnh tranh tại thị trường nước xuất khẩu.
Quan điểm thứ ba cho rằng việc bán phá giá có thể gây lãng phí nguồn lực tại nước nhập khẩu do nước này cố gắng điều chỉnh để đạt được mức giá thấp hơn. Tuy nhiên, lập luận này chỉ đúng khi hàng nhập khẩu bị bán phá giá trong thời gian ngắn. Nếu việc bán phá giá mang tính lâu dài thì những điều chỉnh về nguồn lực tại nước nhập khẩu là hoàn toàn hợp lý và không hề lãng phí.
Ngay cả khi việc bán phá giá có tính chất tạm thời, việc áp dụng thuế chống bán phá giá cũng không phải là giải pháp tối ưu trong một số trường hợp. Giả sử như một công ty đang đặt giá tương đối ổn định ở thị trường trong nước do thị trường này không chịu tác động nhiều của giá thế giới. Nhưng trên thị trường thế giới, công ty lại điều chỉnh giá sản phẩm theo giá thị trường. Do đó, khi giá thị trường thế giới xuống thấp, nhà xuất khẩu sẽ dễ dàng bị coi là bán phá giá. Nếu ta áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhằm tránh các chi phí điều chỉnh việc gia nhập và rút khỏi ngành của các nhà sản xuất sản phẩm tương tự tại nước nhập khẩu thì chính sách này chỉ có thể gạt nhà xuất khẩu ra khỏi thị trường nước nhập khẩu chứ không hề làm tăng giá thế giới. Hơn nữa, để thực hiện mục tiêu làm giảm các chi phí điều chỉnh không cần thiết do thương mại gây ra, nước nhập khẩu hoàn toàn có thể sử dụng một số biện pháp đối phó tạm thời khác ví dụ như biện pháp tự vệ.
Tóm lại việc sử dụng biện pháp chống bán phá giá như một công cụ để tránh các thiệt hại tạm thời do hàng nhập khẩu gây ra không phải là biện pháp tối ưu ngay cả khi hàng nhập khẩu bị coi là bán phá giá.
1.1.2.2. Bán phá giá xảy ra do giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất
Những người ủng hộ quan điểm bán phá giá là sự phân biệt giá thường lập luận rằng bán phá giá do giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất cũng là một hình thức phân biệt giá. Họ cho rằng các công ty không thể duy trì việc bán hàng dưới chi phí nếu không bù lỗ cho phần hàng này bằng những phần hàng bán trên chi phí trong thị trường khác, tức là công ty đó đang thực hiện biện pháp phân biệt giá.
Tuy nhiên, lập luận trên chưa giải thích được tại sao giá xuất khẩu dưới chi phí sản xuất lại bị coi là bán phá giá. Để tìm hiểu thêm về ý nghĩa kinh tế của hành vi này, ta sẽ xem xét khái niệm “chi phí” bằng cách phân biệt “chi phí trung bình” và “chi phí biên”. Chi phí trung bình là chi phí tính trên một đơn vị sản phẩm đầu ra. Chi phí biên là chi phí tăng lên do sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm đầu ra.
Sự phân biệt này có ý nghĩa quan trọng trong ngắn hạn khi nhiều loại chi phí sản xuất là cố định, không phụ thuộc vào số lượng sản xuất, chỉ có một phần nhỏ chi phí sản xuất là thay đổi khi lượng sản xuất thay đổi. Chính chi phí biên là yếu tố quyết định trong việc định giá của một công ty trong ngắn hạn khi phải chịu chi phí nhất định để thâm nhập thị trường. Điều này giải thích tại sao một công ty vẫn chấp nhận bán hàng với mức giá thấp hơn chi phí trung bình dù biết rằng đang bị lỗ. Thật vậy, có trường hợp nếu công ty không tiếp tục sản xuất thì công ty có thể sẽ bị lỗ nhiều hơn do vẫn chịu chi phí cố định.
Trước hết chúng ta hãy xem xét kỹ hơn tình huống giá xuất khẩu thấp hơn chi phí trung bình. Sau đó chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu trường hợp giá xuất khẩu thấp hơn chi phí biên.
1.2.2.3. Giá xuất khẩu thấp hơn chi phí trung bình
MC: Đường chi phí biên AVC: Đường chi phí biến đổi trung bình
MR: Đường thu nhập biên ATC: Đường chi phí trung bình
Trong thời kỳ ngắn hạn, công ty tối đa hoá lợi nhuận của mình bằng cách lựa chọn đầu ra q* mà tại đó chi phí biên của công ty bằng với giá cả P của sản phẩm và bằng thu nhập biên MR. Lợi nhuận của công ty chính là hình chữ nhật ABCD. Mức sản lượng q1 thấp hơn q* hay mức sản lượng q2 cao hơn q* đều dẫn tới việc hạ thấp lợi nhuận. Vùng xám cho thấy mức giảm lợi nhuận tương ứng với việc lựa chọn sản lượng q1 và q2.
Các đường MR và MC cũng cắt nhau tại E, tương ứng với mức sản lượng q0. Tuy nhiên ở mức sản lượng q0 lợi nhuận chưa được tối đa hoá. Tăng sản lượng vượt quá q0 sẽ tăng được lợi nhuận vì chi phí biên vẫn thấp hơn thu nhập biên. Do đó điều kiện để tối đa hoá lợi nhuận của một công ty là thu nhập biên bằng chi phí biên ở điểm mà ở đó chi phí biên đang đi lên chứ không đi xuống.
Trong ngắn hạn, khi thị trường suy thoái bất cứ công ty nào dù là cạnh tranh hoàn hảo hay không hoàn hảo cũng có thể bán sản phẩm với giá thấp hơn chi phí trung bình chỉ cần mức giá này cao hơn giao điểm của chi phí biên và chi phí biến đổi trung bình. Hành vi này của nhà sản xuất chính là để bù đắp chi phí cố định. Nhà sản xuất có thể hy vọng rằng sau một thời gian suy giảm tạm thời, thị trường sẽ hồi phục và công ty có thể tăng giá; hoặc chỉ đơn giản là nhà sản xuất đang cố gắng bán hàng nhằm giảm thiểu thua lỗ trước khi rút khỏi thị trường.
Khi cả nhà sản xuất trong nước và nhà xuất khẩu đều bán phá giá dưới chi phí trung bình do suy thoái của thị trường thì việc đánh thuế chống bán phá giá đối với nhà xuất khẩu là không hợp lý. Trong trường hợp này, biện pháp chống bán phá giá chỉ mang tính bảo hộ đơn thuần nhằm làm giảm tác động bất lợi đối với công ty trong nước khi thị trường suy thoái.
Sự khác biệt về cơ cấu chi phí của các công ty trên thế giới có thể do nhiều nguyên nhân. Ví dụ như việc các công ty của Mỹ thường đầu tư lớn vào máy móc, thiết bị khiến cho tỷ lệ chi phí cố định của các công ty này trong tổng chi phí thường cao hơn các nhà cạnh tranh khác ở nước ngoài. Do đó, các công ty này sẽ dễ bị coi là bán phá giá trong thời gian cầu của thế giới giảm. Hay như ở Nhật Bản, do tiền lương công nhân thường được coi là chi phí cố định vì các công ty Nhật hiếm khi sa thải công nhân nên các công ty này có thể sẽ tiếp tục sản xuất và xuất khẩu sang Mỹ ở mức giá mà công ty Mỹ cho là quá thấp để duy trì hoạt động.
Nếu việc bán phá giá là do sự khác biệt về cơ cấu chi phí gây ra thì nước nhập khẩu có thể điều chỉnh bằng các chính sách như đánh thuế sa thải công nhân hay trợ cấp duy trì việc làm để làm thay đổi về cơ cấu chi phí của công ty trong nước. Các chính sách này sẽ điều tiết hành vi của nhà sản xuất trong nước và góp phần làm giảm gánh nặng thuế khoá cho người tiêu dùng do không phải chịu thuế chống bán phá giá.
Tóm lại, đối với hành vi bán phá giá dưới chi phí trung bình, việc áp dụng thuế chống bán phá giá có thể không phải là phương án tối ưu nhất.
1.1.2.4. Giá xuất khẩu thấp hơn chi phí biên
Như trên đã phân tích, một công ty có thể bán hàng với giá thấp hơn chi phí trung bình chỉ cần mức giá này cao hơn chi phí biên. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có những công ty bán hàng dưới chi phí biên. Nguyên nhân của hành vi này có thể do các công ty đánh giá sai chi phí biên, hoặc chấp nhận hy sinh lợi nhuận để đạt được một số mục tiêu khác như tối đa hoá doanh thu, độc chiếm thị trường, tăng thị phần hay tiếp thị hàng hóa.
Một là, tính cứng nhắc và bất ổn trong ngắn hạn
Khi bắt đầu xuất khẩu vào một thị trường, công ty thường phải đưa ra quyết định sản xuất trước khi xác định được chính xác mức giá trên thị trường bằng cách quyết định sản lượng sản xuất theo mức giá dự tính. Mức giá dự tính của công ty là số bình quân gia quyền của tất cả các phương án giá cả có thể có với xác suất của mỗi phương án được sử dụng như các trọng số. Nếu giá bán thực tế thấp hơn nhiều so với giá bán mong đợi ban đầu thì công ty sẽ phải bán hàng với mức giá thấp hơn chi phí biên định trước.
Khi công ty phát hiện ra đã xác định sai giá thị trường và do đó, xác định sai chi phí biên, công ty khó có thể điều chỉnh sản lượng ngay lập tức. Mức sản lượng chỉ có thể điều chỉnh sau một thời gian dài, khi công ty có thể cải biến toàn bộ yếu tố đầu vào của nó, kể cả quy mô các nhà máy.
Do tính cứng nhắc trong ngắn hạn, một khi công ty đã ấn định sản lượng sản xuất, có nghĩa là không thay đổi được toàn bộ các chi phí cố định thì việc điều chỉnh chi phí biên ước tính ban đầu là hầu như không thể xảy ra. Ví dụ như với một hãng hàng không đang duy trì một chuyến bay thường lệ nhưng còn một số vé chưa bán được. Khi đó, chi phí biên tăng lên cho mỗi hành khách tiếp theo có thể rất thấp, chẳng hạn bằng chi phí một suất ăn trên máy bay. Chi phí biên trong trường hợp này gần như bằng không. Hay như một công ty sản xuất đồ gốm sứ xuất khẩu. Công ty đã đầu tư máy móc, lò nung cho việc sản xuất 5 vạn chiếc đĩa. Nếu trên thực tế, công ty mới chỉ có đơn đặt hàng yêu cầu giao ngay 4,5 vạn chiếc đĩa thì chi phí biên tăng thêm cho mỗi chiếc đĩa sản xuất tiếp theo là không đáng kể (chỉ tương ứng với một lượng nhỏ chi phí đất sét và lao động) vì với công suất lò nung đã định trước, công ty vẫn phải mất một lượng chi phí cố định đã đầu tư vào lò nung, chi phí cho nguyên liệu để đốt lò… Do đó, trong ngắn hạn, hãng hàng không hay công ty sản xuất đồ gốm sứ này có thể bán vé hoặc xuất khẩu số đĩa chưa bán được ở bất cứ mức giá nào cũng được coi là có lợi vì mức giá nào trong trường hợp này cũng lớn hơn chi phí biên.
Tóm lại, áp dụng thuế chống bán phá giá trong trường hợp công ty xác định sai mức giá trên thị trường và chi phí biên là không hợp lý vì việc xác định sai mức giá này chỉ phản ánh hiện tượng kinh tế đơn thuần là chi phí biên trong ngắn hạn có thể cao hơn rất nhiều so với chi phí trung bình trong dài hạn.
Hai là, tối đa hoá doanh thu
Ở những công ty lớn, chủ công ty thường thuê ban giám đốc điều hành. Trong một thời gian nào đó, ban giám đốc có thể quan tâm đến mục tiêu tối đa hoá doanh thu để nhằm khuyếch trương hay được khen thưởng mà xa rời mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của công ty.
Nếu tình huống này xảy ra trong thị trường nội địa, chính phủ sẽ không can thiệp vì đây là vấn đề của bản thân công ty. Tuy rằng hành vi này có thể gây thiệt hại cho những người sản xuất sản phẩm cạnh tranh trên thị trường, nhưng xét về tổng thể toàn xã hội sẽ được lợi do người tiêu dùng sẽ được lợi nhiều hơn từ việc tối đa hoá doanh thu này.
Trên thị trường quốc tế, hành vi này bị coi là bán phá giá và phải chịu thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, về phương diện kinh tế, tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu sống còn của công ty nên công ty sẽ rất khó duy trì được hành vi này trong dài hạn. Ban giám đốc cũ có thể bị thay thế. Vì vậy, với nước nhập khẩu, biện pháp ứng phó tốt nhất trong trường hợp này là tận dụng số hàng nhập khẩu rẻ này.
Ba là, thôn tính để độc chiếm thị trường
Một số công ty bán phá giá để cố gắng tối đa hoá doanh số nhằm thôn tính, độc chiếm thị trường. Sau một thời gian dài chịu lỗ, công ty sẽ loại được các đối thủ cạnh tranh khác ra khỏi thị trường. Sau khi đạt được điều này, công ty sẽ tăng giá lên cao nhằm thu lợi nhuận độc quyền. Có thể thấy rằng, trong trường hợp này công ty đã hy sinh lợi nhuận ngắn hạn để tối đa hóa lợi nhuận dài hạn.
Hành vi độc quyền của công ty rõ ràng sẽ gây thiệt hại lớn cho nước nhập khẩu. Do đó, các nước nhập khẩu thường tỏ ra khá kiên quyết trong việc đối phó với hành vi bán phá giá nhằm chiếm lĩnh thị trường này.
Tuy nhiên, áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu bị bán phá giá kiểu này không phải là giải pháp tối ưu. Điều này xuất phát từ nguyên nhân: (i) việc bán phá giá để chiếm lĩnh thị trường là rất khó khăn vì ngoài việc đẩy các công ty cạnh tranh khác ra khỏi thị trường, công ty còn phải tìm cách ngăn cản sự quay trở lại của các đối thủ cạnh tranh khi giá bị đẩy lên cao. (ii) trên phạm vi quốc tế, hiếm khi xảy ra hiện tượng một công ty có thể độc quyền trên toàn bộ thị trường. Việc kiểm soát giá trên thị trường sẽ do một số công ty lớn nắm giữ. Do đó, ngay cả khi nhà xuất khẩu thành công trong việc loại bỏ tất cả các công ty nội địa thì họ vẫn phải dàn xếp với các công ty quốc tế khác để thống nhất về việc định giá. (iii)nước nhập khẩu có thể triệt tiêu sức mạnh độc quyền của công ty bằng cách đánh thuế đối với lợi nhuận độc quyền sau khi công ty đã tăng giá chứ không cần phải đánh thuế chống bán phá giá ngay trong giai đoạn đầu. Nếu không làm như vậy, nước nhập khẩu sẽ phải chịu mất đi một lượng