Chuyên đề Giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả mô hình kế toán giao dịch một cửa tại VPBank

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật tất yếu. Các đơn vị kinh doanh ngày càng phải đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng vì khách hàng chính là người quyết định sự thành công hay thất bại trong cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các ngân hàng thương mại cũng phải đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ từ phía các Ngân hàng thương mại trong nước, mà còn từ phía các Ngân hàng thương mại nước ngoài trước thềm hội nhập.Để chiến thắng trong cạnh tranh, các Ngân hàng thương mại phải cung cấp cho khách hàng những gì mà họ thấy là cần thiết. Ngân hàng bán lẻ với mục tiêu là cung cấp những tiện ích cho khách hàng về thời gian giao dịch, địa điểm giao dịch và phương thức giao dịch. Hiện nay, với thời gian làm việc hành chính 8 giờ/ngày, 5 ngày/tuần, ngân hàng không thể đảm bảo được mục tiêu phục vụ được tất cả nhu cầu của khách hàng mọi lúc. Mặt khác, do sự hạn chế của kênh phân phối truyền thống, khách hàng phải đến trụ sở chi nhánh ngân hàng thì mới thực hiện được giao dịch và phải trải qua những thủ tục phức tạp, gây bất tiện cho khách hàng khi giao dịch với ngân hàng. Các kênh phân phối sản phẩm truyền thống thông qua hệ thống mạng lưới chi nhánh theo quan điểm cũ chỉ bảo vệ lợi ích của ngân hàng mà không quan tâm đến lợi ích của khách hàng. Cách tiếp cận truyền thống đang được dịch chuyển tạo ra cách tiếp cận lấy khách hàng là trung tâm để phân phối sản phẩm. Cùng với xu thế hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế về ngành ngân hàng nói riêng, đòi hỏi các NHTM Việt Nam cần phải có những cải tiến trong giao dịch để bắt kịp với xu thế phát triển chung của thế giới.

doc57 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2093 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả mô hình kế toán giao dịch một cửa tại VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề thực tập: “Giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả mô hình kế toán giao dịch một cửa tại VPBank” LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật tất yếu. Các đơn vị kinh doanh ngày càng phải đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng vì khách hàng chính là người quyết định sự thành công hay thất bại trong cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các ngân hàng thương mại cũng phải đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ từ phía các Ngân hàng thương mại trong nước, mà còn từ phía các Ngân hàng thương mại nước ngoài trước thềm hội nhập.Để chiến thắng trong cạnh tranh, các Ngân hàng thương mại phải cung cấp cho khách hàng những gì mà họ thấy là cần thiết. Ngân hàng bán lẻ với mục tiêu là cung cấp những tiện ích cho khách hàng về thời gian giao dịch, địa điểm giao dịch và phương thức giao dịch. Hiện nay, với thời gian làm việc hành chính 8 giờ/ngày, 5 ngày/tuần, ngân hàng không thể đảm bảo được mục tiêu phục vụ được tất cả nhu cầu của khách hàng mọi lúc. Mặt khác, do sự hạn chế của kênh phân phối truyền thống, khách hàng phải đến trụ sở chi nhánh ngân hàng thì mới thực hiện được giao dịch và phải trải qua những thủ tục phức tạp, gây bất tiện cho khách hàng khi giao dịch với ngân hàng. Các kênh phân phối sản phẩm truyền thống thông qua hệ thống mạng lưới chi nhánh theo quan điểm cũ chỉ bảo vệ lợi ích của ngân hàng mà không quan tâm đến lợi ích của khách hàng. Cách tiếp cận truyền thống đang được dịch chuyển tạo ra cách tiếp cận lấy khách hàng là trung tâm để phân phối sản phẩm. Cùng với xu thế hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế về ngành ngân hàng nói riêng, đòi hỏi các NHTM Việt Nam cần phải có những cải tiến trong giao dịch để bắt kịp với xu thế phát triển chung của thế giới. Với những lý do trên mà việc triển khai và hoàn thiện mô hình kế toán giao dịch một cửa tại các NHTM Việt Nam là một đòi hỏi tất yếu và hết sức cấp thiết. Nắm bắt được xu thế chung của việc phát triển mô hình kế toán giao dịch một cửa dựa trên cơ sơ ứng dụng công nghệ hiện đại, VPBank đã và đang từng bước hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa với việc ứng dụng chương trình phần mềm mới B2Kadvance;Và sắp tới VPBank sẽ đưa vào thử nghiệm phần mềm mới T24 với nhiều ưu việt hơn. Sau quá trình học tập nghiên cứu tại Học Viện Ngân Hàng, và quá trình tìm hiểu thực tiễn công tác kế toán giao dịch tại VPBank trong thời gian thực tập, em xin lựa chọn đề tài: “ Giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả mô hình kế toán giao dịch một cửa tại VPBank ” làm đề tài tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận ;đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Công tác kế toán giao dịch ngân hàng. Chương 2: Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán giao dịch tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPBank Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình kế toán giao dịch một cửa tại VPBank. Với mong muốn xin góp phần nhỏ vào sự nghiệp phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh – VPBank, do hạn hẹp về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế không nhiều nên còn có nhiều sai sót trong quá trình thực hiện đề tài. Em mong nhận được ý kiến nhận xét, chỉ bảo và góp ý của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ: “Nguyễn Tường Vân”cùng các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng và các cán bộ nhân viên VPBank đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. sSinh viên thực hiện: Trần Đình Thiện lớp : NHE_K6 CHƯƠNG 1 CÔNG TÁC KẾ TOÁN GIAO DỊCH NGÂN HÀNG 1.1. Kế toán giao dịch Ngân hàng 1.1.1. Vai trò của kế toán giao dịch trong tổng thể bộ máy kế toán ngân hàng. Do đặc điểm kinh doanh của ngân hàng, kế toán giao dịch là bộ phận quan trọng trong kế toán ngân hàng quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tạo ra nguồn vốn để ngân hàng hoạt động và cung cấp thông tin ban đầu giúp quản trị Ngân hàng thương mại và thực hiện vai trò trung gian tín dụng, trung gian thanh toán của ngân hàng. Kế toán giao dịch là lõi của một loạt các nghiệp vụ ngân hàng có liên quan. Bởi nó được kết nối trực tiếp với các phần hành nghiệp vụ khác đòi hỏi tính chính xác,việc bảo mật dữ liệu phải được thực hiện nghiêm ngặt việc việc soát dữ liệu đầu vào cần phải đuợc quan tâm đặc biệt. Nếu dữ liệu đầu vào không được kiểm soát chặt chẽ, thiếu tính đồng bộ, nhất quán, không theo chuẩn chung thì khi chuyển sang các phần hành nghiệp vụ khác sẽ rất khó khăn, cho nên ta phải hết sức lưu ý đếnviệc chuẩn hoá dữ liệu trong chương trình Kế toán giao dịch. Có thể nói chương trình kế toán giao dịch có vị trí quan trọng nhất trong hệ thống kế toán thanh toán.Chương trình kế toán giao dịch giống như một chương trình cơ sở của các chương trình nghiệp vụ ngân hàng khác. Các chương trình chuyển tiền điện tử, thanh toán điện tử liên ngân hàng, thông tin báo cáo đều kết nối với chương trình kế toán giao dịch. Các báo cáo định kỳ và không định kỳ về tình hình biến động số dư cũng như số phát sinh đều lấy số liệu từ chương trình kế toán giao dịch. Tóm lại, hầu hết các chương trình khác đều dựa trên cơ sở dữ liệu của chương trình kế toán giao dịch. Vì vậy ta có thể khẳng định chương trình kế toán giao dịch là hạt nhân của bộ máy kế toán ngân hàng. 1.1.2. Các mô hình kế toán giao dịch: 1.1.2.1. Mô hình kế toán giao dịch truyền thống. Theo mô hình giao dịch truyền thống, quầy giao dịch được bố trí nhiều cửa, ở mỗi cửa giao dịch bố trí 1 thanh toán viên phụ trách một nhóm khách hàng hay một số phần hành kế toán. Thanh toán viên trực tiếp nhận chứng từ của khách hàng để kiểm soát, vào sổ hạch toán phân tích hoặc chuyển chứng từ sang bộ phận điện toán để nhập dữ liệu vào máy tính (tin học hoá kế toán ở mức độ thấp).Với quy trình giao dịch như vậy sẽ mất rất nhiều thời gian chi phí giao dịch, và rất dễ có những sai lầm thiếu sót trong quá trình kiểm soát và thực hiện giao dịch dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng và khách hàng. Sơ đồ 1.1 :Sơ đồ mô hình giao dịch truyền thống: ĐIỆN TOÁN KẾ TOÁN TỔNG HỢP Khách hàng số 1 Thanh toán viên 1 Thanh toán viên 2 Thanh toán viên 3 Khách hàng số 2 Khách hàng số 3 1.1.2.2. Mô hình kế toán giao dịch mạng LAN. Năm 1993 công tác kế toán ngân hàng đã có bước phát triển mới với việc triển khai ứng dụng phần mềm kế toán giao dịch tức thời chạy trên mạng LAN. Đây là phần mềm kế toán trên máy đầu tiên của ngành ngân hàng được thiết kế theo chuẩn phần mềm giao dịch của Ngân hàng trên thế giới và có những cải tiến phù hợp với cơ chế quản lý kế toán, điều kiện trang bị và trình độ tin học của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Sơ đồ 1. 2:Sơ đồ mô hình kế toán giao dịch mạng LAN: Khách hàng số 1 Khách hàng số 2 Khách hàng số 3 Nhânviên PC1 Nhân viên PC2 Nhân viên PC3 MÁY CHỦ KẾ TOÁN TỔNG HỢP Trong mô hình giao dịch mạng LAN, quầy giao dịch cũng được chia thành nhiều cửa như mô hình truyền thống nhưng máy vi tính được trang bị tới từng nhân viên kế toán giao dịch (máy PC) và được nối mạng với máy chủ thành mạng cục bộ. Cho đến nay, sau hơn 10 năm vận hành, phần mềm kế toán giao dịch tức thời chạy trên mạng LAN đã góp phần đắc lực vào việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động kế toán – thanh toán, cơ giới hoá đắc lực vào việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kế toán ngân hàng, giải phóng sức lao động, tăng tốc độ xử lý, hạn chế tối đa những sai sót, nhầm lẫn hay xảy ra khi xử lý bằng thủ công. Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ tin học, cán bộ nghiệp vụ của ngành ngân hàng, phần mềm kế toán giao dịch trên mạng LAN hiện nay cũng còn nhiều hạn chế: *Thứ nhất là công nghệ xuất phát thấp, khả năng tự động hoá và độ ổn định kém, tốc độ xử lý chậm và chưa đáp ứng được yêu cầu khi khối lượng chứng từ tăng nhanh. *Thứ hai là do sử dụng công nghệ của đầu những năm 1990, phần mềm không đáp ứng được yêu cầu trao đổi dữ liệu với các hệ thống công nghệ cao(đã triển khai trong thời gian gần đây) như các phần mềm thông tin báo cáo, chuyển tiền điện tử, thanh toán bù trừ điện tử, Thanh toán liên ngân hàng *Thứ ba là sự ra đời của những công nghệ tin học mới đã đe doạ đến khả năng bảo mật của trương trình và can thiệp trực tiếp vào cơ sở dữ liệu. Hệ thống chương trình và số liệu kế toán dựa trên cơ sở dữ liệu Foxpro đến nay đã lạc hậu và bảo mật kém.Vì vậy nếu tiếp tục duy trì hoạt động của mô hình cũ sẽ gây thiệt hại cho hoạt động của ngân hàng. Như vậy, trước sức ép của nhu cầu phát triển và hội nhập buộc chúng ta phải nhanh chóng hiện đại hoá công nghệ, ứng dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt là trong công tác kế toán giao dịch. Bước vào thế kỷ 21, các hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và các Ngân hàng thương mại nói riêng đã và đang hướng tới xây dựng mô hình giao dịch một cửa dựa trên công nghệ hiện đại để nâng cao, phát triển những dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng tốt nhất nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng của khách hàng. 1.2.Mô hình kế toán giao dịch một cửa. 1.2.1. Một số khái niệm . -Giao dịch một cửa: là phương thức tổ chức cung ứng dịch vụ của TCTD cho khách hàng,trong đó khách hàng chỉ cần giao dịch với 1 giao dịch viên của TCTD và nhận kết quả từ giao dịch viên đó. -Giao dịch viên (Teller) là người thực hiện giao dịch tại các phần hành nghiệp vụ được uỷ quyền giao dịch ( tiền gửi, tín dụng, tài trợ thương mại, chuyển tiền,..) trong phạm vi hạn mức giao dịch và giới hạn các phần hành nghiệp vụ được giao. -Kiểm soát viên là người thực hiện kiểm soát và phê duyệt các giao dịch và thực hiện các giao dịch theo uỷ quyền của Giám đốc (trưởng phòng nghiệp vụ hoặc người được uỷ quyền) -Trưởng phòng giao dịch (Chief Teller) là người có nhiệm vụ quản lý tài khoản tiền mặt và tương đương tiền mặt của chi nhánh, thực hiện điều hoà tiền mặt cho các giao dịch viên và thực hiện các giao dịch khác vượt hạn mức của giao dịch viên theo uỷ quyền của Giám đốc. -Hạn mức tồn quỹ là số tiền tồn quỹ tối đa mà 1 giao dịch viên được phép để tại quỹ tiền mặt của mình. Hạn mức tồn quỹ được quy định chi tiết đối với từng loại tiền tệ. -Hạn mức giao dịch là số tiền tối đa giao dịch viên được phép thực hiện giao dịch (thu chi, chuyển khoản). Hạn mức giao dịch do Giám đốc chi nhánh quyết định phù hợp với tình hình cụ thể và khả năng giao dịch của từng giao dịch viên. Hạn mức giao dịch được quy định đối với từng loại tiền tệ. -Thủ quỹ là nhân viên giao dịch thực hiện thu chi tiền mặt cho các giao dịch không thuộc quyền thực hiện giao dịch của giao dịch viên, các giao dịch tiếp quỹ hoặc các giao dịch nộp tiền từ các giao dịch viên (trưởng phòng giao dich) về quỹ chính của ngân hàng -Quỹ chính là bộ phận quản lý quỹ của chi nhánh. Bộ phận quỹ hàng ngày thực hiện việc ứng tiền đầu ngày, thu hồi tồn quỹ cuối ngày của mỗi giao dịch viên (trưởng phòng giao dịch), thực hiện các giao dịch thu chi tiền mặt trực tiếp với khách hàng đối với các giao dịch theo quy định. Thực hiện in nhật ký quỹ chung đối chiếu, giải quyết thừa thiếu quỹ của quỹ chính cũng như của giao dịch viên. -Giao dịch trước quầy là các giao dịch trực tiếp của giao dịch viên đối với khách hàng đến giao dịch tại quầy giao dịch của ngân hàng. -Giao dịch sau quầy là các giao dịch nội bộ của ngân hàng để xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong ngày giao dịch như giao dịch giữa các ngân hàng trong hệ thống và ngoài hệ thống, các giao dịch nội bộ của ngân hàng. 1.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán giao dịch một cửa. Trong mô hình kế toán giao dịch một cửa, quy trình xử lý nghiệp vụ ngân hàng được xây dựng trên nguyên tắc giải phóng nhanh khách hàng: Hệ thống được tổ chức thành 2 bộ phận FRONT END và BACK END. 1.2.2.1. Bộ phận FRONT END. Đây là bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng thông qua hoạt động của các giao dịch viên (Teller) tại các quầy. Các Teller này sẽ tự lập phiếu và tiến hành thu chi các giao dịch tiền mặt trong hạn mức mà ngân hàng đã quy định phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngân hàng và trình độ của giao dịch viên, vượt hạn mức này các Teller sẽ không được quyền xử lý mà phải chuyển sang bộ phận quỹ xử lý. Đối với các yêu cầu của khách hàng các Teller có trách nhiệm nhận yêu cầu của khách hàng đã được điền đầy đủ trên các mẫu chứng từ thích hợp và thực hiện xử lý phần nghiệp vụ liên quan tới tiền mặt khoặc tài khoản của khách hàng trong hạn mức giao dịch của mình tiến hành ký nhận, nếu vượt hạn mức giao dịch sẽ đuợc chuyển cho kiểm soát viên duyệt và thủ quỹ của phòng quỹ chính sẽ thực hiện thu chi giao dịch. Sau khi giao dịch viên ký nhận, giao dịch sẽ đuợc tiến hành nhanh chóng và ngay sau khi kết thúc bước này khách hàng có thể ra về và giao dịch viên sẽ chuyển sang tiếp nhận yêu cầu của khách hàng khác. Toàn bộ công việc liên quan đến giao dịch nhưng thuộc về xử lý nội bộ của khách hàng sẽ đuợc Teller chuyển vào bộ phận BACK END để hoàn tất. 1.2.2.2. Bộ phận BACK END. Đây là bộ phận không quan hệ trực tiếp với khách hàng. Bộ phận này có nhiệm vụ hoàn tất nốt các phần giao dịch do bộ phận FRONT END chuyển vào hoặc thực hiện các giao dịch nội bộ của ngân hàng không liên quan đến khách hàng, cụ thể: Tiến hành tạo điện, bảng kê, tạo file đi nước ngoài, thanh toán liên hàng nội bộ, bù trừ và giao dịch với NHNN. Đồng thời hạch toán điện đến từ nước ngoài, từ liên hàng nội bộ, từ bù trừ và từ NHNN. Đối chiếu các bảng kê trả lương tự động, bảng kê giao dịch tự động với các thông tin đã được giao dịch viên nhập trên máy. Nhận các thông tin đầu vào như các báo cáo, bảng biểu do hệ thống tự động in ra sau khi xử lý và hạch toán cuối ngày và toàn bộ các chứng từ, bảng kê của các giao dịch viên chuyển đến. Sau đó, tiến hành phân loại các báo cáo, phân loại chứng từ, bảng kê để chấm và đối chiếu tài khoản. Chuyển kết quả (bao gồm các sổ phụ, phiếu tính lãi, báo có) đến bộ phận quản lý thông tin khách hàng để trả cho khách hàng. Đóng và lưu nhật ký chứng từ. Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán giao dịch một cửa: FRONT END QUỸ CHÍNH GDV1 GDV2 KSV1 KSV2 BACK END Khách hàng Các thiết bị khách hàng tự giao dịch Các thiết bị quảng cáo Hệ thống quản lý khách hàng đợi Bộ phận phục vụ khách hàng 1.2.3. Quy trình nghiệp vụ kế toán trong mô hình giao dịch một cửa. Đầu ngày: Giao dịch viên căn cứ vào nhu cầu tiền mặt, hạn mức tồn quỹ viết giấy tạm ứng tiền mặt chuyển cho trưởng phòng giao dịch (hoặc bộ phận giữ quỹ chính). Trưởng phòng giao dịch căn cứ giấy tạm ứng, hạn mức tồn quỹ của mỗi giao dịch viên và tồn quỹ thực tế tại quỹ chính, thực hiện tiếp quỹ tiền mặt cho các giao dịch viên bằng lệnh xuất tiền, đồng thời ký tên trên giấy tạm ứng và chuyển trả lại cho giao dịch viên. Mỗi giao dịch viên được thực hiện các giao dịch theo hạn mức giao dịch cũng như hạn mức tồn quỹ của mình. Trường hợp vượt quá hạn mức giao dịch của giao dịch viên thì giao dịch được thực hiện bởi các giao dịch viên có hạn mức cao hơn hoặc trưởng phòng giao dịch. Trong thời gian giao dịch nếu giao dịch viên thiếu tiền thì sử dụng chức năng nhập tiền để nhận thêm tiền từ các giao dịch viên khác hoặc từ quỹ chính của ngân hàng thông qua trưởng phòng giao dịch. Trường hợp giao dịch viên có số dư tiền mặt nhiều hơn hạn mức giao dịch cũng như hạn mức tồn quỹ thì phải thực hiện lệnh xuất tiền trả về quỹ chính số tiền vượt hạn mức. Xử lý giao dịch phát sinh trong ngày. 1.2.3.1. Các giao dịch trước quầy. *Các giao dịch Thu tiền mặt: gồm có các bước sau: Đối với những giao dịch trong hạn mức của giao dịch viên: Trong quy trình này giao dịch viên vừa làm nhiệm vụ kế toán vừa làm nhiệm vụ thủ quỹ. Khách hàng đến giao dịch (nộp tiền vào ngân hàng) chỉ cần tiếp xúc với một giao dịch viên chịu trách nhiệm về phần hành nghiệp vụ mà khách hàng cần (tiền gửi , tiền vay, tài trợ thương mại). Bước 1: Khách hàng nộp các chứng từ, hồ sơ, các giấy tờ cần thiết và nêu nhu cầu của mình cho giao dịch viên . Khi nộp tiền vào ngân hàng, khách hàng lập 2 liên giấy nộp tiền theo mẫu in sẵn của ngân hàng, bảng kê các loại tiền và các giấy tờ cần thiết theo quy định gửi giao dịch viên. Bước 2: Giao dịch viên xử lý giao dịch trong hạn mức giao dịch của mình. Sau khi kiểm soát chứng từ nộp tiền, bảng kê các loại tiền nộp và các giấy tờ cần thiết khác do khách hàng xuất trình, giao dịch viên tiến hành các thủ tục thu và kiểm đếm tiền của khách hàng. Khi đã thu đủ tiền từ khách hàng, giao dịch viên ký và đóng dấu “đã thu tiền” trên chứng từ nộp tiền, mở và nhập dữ liệu vào phần thích hợp trong chương trình phần mềm máy tính để thực hiện hạch toán tự động Nợ :TK tiền mặt tại quỹ Số tiền khách hàng nộp Có :TK thích hợp (4211,427,211) Bước 3: Giao dịch viên chuyển chứng từ cho kiểm soát . Kiểm soát 1:đối với những giao dịch trong hạn mức kiểm soát của mình kiểm soát viên kiểm soát tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ, kiểm soát công việc giao dịch viên đã thực hiện , duyệt trên máy và ký trên chứng từ rồi chuyển lại cho giao dịch viên để trả 1 liên cho khách hàng. Đối với những giao dịch vượt hạn mức kiểm soát của mình, kiểm soát 1 chuyển cho kiểm soát 2 có hạn mức cao hơn để kiểm soát, rồi chuyển lại cho kiểm soát 1 để chuyển cho giao dịch viên trả 1 liên chứng từ cho khách hàng. Bước 4: Giao dịch viên trả lại 1 liên chứng từ cho khách hàng và giao dịch đã được hoàn tất. Đối với các giao dịch vượt quá hạn mức giao dịch hoặc hạn mức tồn quỹ của giao dịch viên, chứng từ đó phải được chuyển đến giao dịch viên (hoặc trưởng phòng) có hạn mức giao dịch cao hơn để thực hiện giao dịch và thu tiền của khách hàng tại quỹ chính. Các giao dịch vượt quyền phán quyết của giao dịch viên, kiểm soát hoặc các giao dịch phải có chữ của người phê duyệt thì giám đốc hoặc người được uỷ quyền phê duyệt và chuyển chứng từ cho quỹ chính để thực hiện thu tiền tại quỹ chính. Việc kiểm soát hạch toán và các giao dịch này phải do trưởng kế toán thực hiện. *Các giao dịch chi tiền mặt : Đối với các giao dịch trong hạn mức của giao dịch viên: Bước 1: Khách hàng xuất trình cho giao dịch viên chứng từ, hồ sơ và các giấy tờ cần thiết cho giao dịch viên Bước 2:Giao dịch viên căn cứ chứng từ lĩnh tiền kiểm soát các yếu tố cần thiết ghi trên chứng từ, đối chiếu mẫu dấu, chữ ký của khách hàng đăng ký tại ngân hàng, chứng minh thư nhân dân, kiểm soát số dư tài khoản khách hàng, nếu đủ điều kiện thanh toán, nhập dữ liệu vào máy tính hạch toán tự động: Nợ :TK Thích hợp (4211,211,..) Số tiền trên chứng từ chi Có :TK Tiền mặt tại quỹ 1011 GDV chuyển chứng từ cho KSV Bước 3: KSV1 kiểm soát tính hợp lệ hợp pháp của chưng từ và các công việc GDV đã làm, duyệt trên máy và ký vào chứng từ rồi chuyển lại cho GDV Đối với các giao dịch vượt quá hạn mức kiểm soát của KSV1 thì chuyển cho KSV2 có hạn mức cao hơn để kiểm soát rồi chuyển chứng từ lại cho GDV Bước 4: GDV lập bảng kê chi tiết theo mẫu đóng dấu “đã chi” lên chứng từ chi tiền mặt, yêu cầu khách hàng ký nhận, giao tiền và chứng kiến khách hàng kiểm đếm tiền tại quầy giao dịch của ngân hàng. Đối với các giao dịch vượt hạn mức giao dịch của giao dịch viên, chứng từ được chuyển tới giao dịch viên (hoặc trưởng phòng kế toán) có hạn mức giao dịch cao hơn để xử lý giao dịch. Đối với các giao dịch cần có sự phê duyệt thì chuyển chứng từ lên giám đốc hoặc người được uỷ quyền phê duyệt và chuyển chứng từ tới quỹ chính để thực hiện chi tiền cho khách hàng. *Các giao dịch chuyển khoản: Bước 1: Khách hàng lập chứng từ gửi giao dịch viên (UNC, UNT) Bước 2: GDV kiểm soát chứng từ Chuyển chứng từ cho KSV Bước 3: KSV kiểm soát chứng từ, duyệt trên máy và ký trên chứng từ rồi chuyển cho GDV Kiểm soát viên chuyển cho giám đốc hoặc người được uỷ quyền phê duyệt đối với các giao dịch quy định cần phê duyệt. Người phê duyệt chuyển trả chứng từ cho người kiểm soát để thực hiện giao dịch, kiểm soát phê duyệt giao dịch chuyển chứng từ lại cho GDV Bước 4: GDV hạch toán, báo nợ báo có cho khách hàng Nợ: TK Tiền gửi khách hàng Số tiền trên chứng từ Có :TK Thích hợp Cuối ngày giao dịch viên chuyển chứng từ cho kiểm soát viên để kiểm soát viên kiểm soát rồi chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp kiểm tra đối chiếu và lưu trữ chứng từ. 1.2.3.2. Các g
Luận văn liên quan