Chuyên đề Giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa trong mạng lưới kinh doanh nội địa của công ty xuất nhập khẩu INTIMEX

Suy thoái kinh tế và tài chính toàn cầu không ngừng tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới, kéo theo đó là nhu cầu nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm mạnh. Điều này tất yếu sẽ hạn chế hoạt động xuất khẩu của nước ta. Vì vậy, để giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay thì việc ưu tiên hướng về thị trường nội địa đang là giải pháp đúng đắn và được Nhà nước tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi. Nhận thức được vai trò vô cùng quan trọng của việc phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam hoà mình vào bối cảnh kinh tế mới với cùng một mục tiêu là phát triển và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của mình ngay tại thị trường trong nước. Tuy nhiên khi Việt Nam chính thức mở cửa thị trường phân phối vào ngày 1-1-2009 theo cam kết gia nhập WTO thì việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối trong nước với các tập đoàn lớn mạnh và có tiếng tăm trên thế giới sẽ khốc liệt và khó khăn hơn rất nhiều. Công ty XNK Intimex với tư cách là một trong các doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực phân phối hàng hóa trên thị trường nội địa, bên cạnh việc không ngừng tìm tòi lối đi mới, thị trường mới cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, công ty còn đề ra chiến lược phát triển và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối trong mạng lưới kinh doanh nội địa của mình trong điều kiện kinh tế đầy khó khăn của năm 2009 và các năm tiếp theo. Trong quá trình thực tập tại công ty XNK Intimex, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong phòng Kinh tế tổng hợp cùng giáo viên hướng dẫn, thạc sĩ Nguyễn Thị Liên Hương và tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai, tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa trong mạng lưới kinh doanh nội địa của công ty XNK Intimex” nhằm kết hợp kiến thức về quản trị kênh phân phối với điều kiện kinh doanh thực tế để một phần nào đó đề xuất và góp phần cải thiện hệ thống kênh phân phối của công ty, tăng khả năng cạnh tranh với các tập đoàn phân phối trong và ngoài nước khác. Công ty XNK Intimex kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực: thương mại (xuất nhập khẩu, kinh doanh nội địa), dịch vụ (kiều hối, viễn thông), sản xuất (nông sản, thuỷ hải sản, may mặc, xe máy ). Trong chuyên đề thực tập này, tôi đề cập đến thực trạng hoạt động phân phối hàng hóa trong mảng kinh doanh nội địa của công ty bao gồm cả 2 nguồn hàng là nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, qua đó thấy được ưu, nhược điểm của hệ thống phân phối này. Đồng thời chuyên đề sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mạng lưới phân phối trên phạm vi cả nước một cách hiệu quả, tạo thế và lực mới để công ty có thể xây dựng thương hiệu và phát triển ngày một lớn mạnh hơn. Để tiến hành phân tích và nghiên cứu những vấn đề về tổ chức, vận hành kênh phân phối của công ty XNK Intimex, chuyên đề sử dụng phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp thống kê và dựa trên một số học thuyết kinh tế khác. Chuyên đề được trình bày thành 3 chương chính:  Chương I: Tổng quan lý luận về kênh phân phối  Chương II: Thực trạng phát triển kênh phân phối hàng hóa tại thị trường nội địa của công ty XNK Intimex  Chương III: Giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa trong mạng lưới kinh doanh nội địa của công ty XNK Intimex

doc80 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3356 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa trong mạng lưới kinh doanh nội địa của công ty xuất nhập khẩu INTIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM KẾT Kính gửi: - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế Tên em là Nguyễn Thị Hoài Thu Sinh viên lớp Thương mại quốc tế 47 Em xin cam kết rằng bài viết dưới đây là do bản thân em dựa trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tài liệu tham khảo và những thông tin số liệu có thật của công ty XNK Intimex cung cấp để hoàn thành luận văn này. Nếu sao chép đề tài của người khác thực hiện em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2009 Sinh viên Nguyễn Thị Hoài Thu MỤC LỤC LỜI CAM KẾT LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI 3 I. Khái quát về kênh phân phối 3 1. Định nghĩa và các loại kênh phân phối 3 1.1. Định nghĩa kênh phân phối 3 1.2. Các loại kênh phân phối 3 1.2.1. Các kênh đơn 4 1.2.2. Các kênh truyền thống 5 1.2.3. Hệ thống kênh phân phối liên kết chiều dọc (Vertical marketing system-VMS) 5 2. Cấu trúc kênh phân phối 7 3. Chức năng và vai trò của kênh phân phối 10 3.1. Chức năng của kênh phân phối 10 3.2. Vai trò của kênh phân phối 11 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định xây dựng kênh phân phối 11 5. Quản lý kênh phân phối 12 5.1. Khái niệm quản lý kênh phân phối 12 5.2. Đặc điểm cơ bản của quản lý kênh phân phối 13 5.3. Nội dung của quản trị kênh phân phối 14 5.3.1. Xây dựng hệ thống thông tin hoàn chỉnh trong kênh 14 5.3.2. Quản lý dòng phân phối vật chất dựa trên dòng thông tin tiên tiến, các phương tiện vận tải và lưu kho hiện đại 15 5.3.3. Tăng cường dòng xúc tiến 15 5.3.4. Đổi mới dòng đàm phán 16 5.3.5. Hoàn thiện dòng thanh toán 16 5.3.6. Quản lý dòng đặt hàng 16 5.3.7. Quản lý dòng chuyển quyền sở hữu 16 5.3.8. Cải thiện dòng tài chính 17 5.3.9. Cải thiện dòng san sẻ rủi ro 17 5.3.10. Quản lý dòng thu hồi bao gói 17 II. Kinh nghiệm phát triển kênh phân phối hàng hóa của một số quốc gia 17 1. Hệ thống phân phối của Nhật Bản 17 2. Hệ thống phân phối hàng hóa của Hoa Kỳ và Châu Âu 20 3. Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam 22 III. Giới thiệu về công ty XNK Intimex 23 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty XNK Intimex 23 2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và các lĩnh vực kinh doanh của công ty XNK Intimex 24 2.1. Chức năng, nhiệm vụ 24 2.1.1. Chức năng 24 2.1.2. Nhiệm vụ 25 2.2. Cơ cấu tổ chức 25 2.3. Các lĩnh vực kinh doanh 28 3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty XNK Intimex trong những năm gần đây 29 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HÀNG HOÁ TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY XNK INTIMEX 32 I. Kết quả phân phối nội địa của công ty XNK Intimex 32 II. Phân tích về thực trạng phát triển hệ thống phân phối tại thị trường nội địa của công ty XNK Intimex 36 1. Vị trí của Intimex trong hệ thống phân phối 36 1.1. Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định xây dựng kênh phân phối của công ty XNK Intimex 36 1.2. Vị trí của Intimex trong hệ thống phân phối 37 2. Mô hình tổ chức và cấu trúc kênh phân phối hiện tại của công ty XNK Intimex 40 2.1. Mô hình tổ chức kênh phân phối của công ty XNK Intimex 40 2.2. Cấu trúc kênh phân phối của công ty XNK Intimex 42 2.2.1. Kênh ngắn (kênh 1 cấp) 44 2.2.2. Kênh dài (kênh 2 cấp) 45 3. Thực trạng quản lý kênh phân phối 46 3.1. Quản lý 10 dòng chảy trong kênh phân phối 46 3.1.1. Hệ thống thông tin 46 3.1.2. Dòng phân phối vật chất 47 3.1.3. Dòng xúc tiến 47 3.1.4. Dòng đàm phán 48 3.1.5. Dòng thanh toán 48 3.1.6. Dòng đặt hàng 48 3.1.7. Dòng chuyển quyền sở hữu 49 3.1.8. Dòng tài chính 49 3.1.9. Dòng san sẻ rủi ro 50 3.1.10. Dòng thu hồi bao gói 50 3.2. Quản lý và kiểm soát các thành viên trong kênh phân phối 51 III. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân 52 1. Ưu điểm 52 2. Hạn chế và nguyên nhân 53 2.1. Tổ chức và quản lý kênh phân phối 53 2.2. Trình độ nguồn nhân lực 53 2.3. Cơ sở hạ tầng của kênh phân phối 54 2.4. Khả năng ứng dụng thương mại điện tử 55 2.5. Hoạt động xúc tiến và xây dựng thương hiệu 55 IV. Thuận lợi và khó khăn của công ty XNK Intimex trong việc phát triển kênh phân phối 56 1. Thuận lợi 56 2. Khó khăn 57 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HÀNG HÓA TRONG MẠNG LƯỚI KINH DOANH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY XNK INTIMEX 59 I. Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới 59 1. Định hướng phát triển của công ty XNK Intimex trong lĩnh vực phân phối 59 2. Mục tiêu phát triển của công ty XNK Intimex trong lĩnh vực phân phối 60 II. Một số giải pháp phát triển kênh phân phối 61 1. Nhóm giải pháp của công ty XNK Intimex 61 1.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức kênh phân phối 61 1.1.1. Chuyển đổi hình thức tổ chức kênh phân phối 61 1.1.2. Tận dụng mạng lưới phân phối của nhiều trung gian thương mại không thuộc sở hữu của công ty một cách hiệu quả và hợp lý 62 1.1.3. Tổ chức, hoàn thiện hệ thống kênh phân phối theo hướng hiện đại hoá 63 1.2. Nhóm giải pháp tăng cường quản lý kênh phân phối 64 1.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý 10 dòng chảy trong kênh phân phối 64 1.2.2. Tăng cường thực hiện các biện pháp khuyến khích nhằm thúc đẩy các thành viên trong kênh 65 1.3. Nhóm giải pháp khác 66 1.3.1. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực 66 1.3.2. Tìm hiểu thật kĩ những tiêu chí lựa chọn và quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng trước khi quyết định mua sản phẩm 67 1.3.3. Xây dựng thương hiệu Intimex thật mạnh để hỗ trợ kênh phân phối phát triển 68 1.3.4. Mở rộng và phát triển thị trường phi tập trung ở địa bàn nông thôn và miền núi 70 1.3.5. Tiến hành liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp phân phối trong nước và quốc tế. 71 2. Một số kiến nghị nhằm hỗ trợ phát triển kênh phân phối từ phía Nhà nước 72 2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách, hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối 74 2.2. Cung cấp và phát huy hiệu quả các gói kích cầu, các chính sách tài khóa, tiền tệ, tín dụng… 75 2.3. Theo dõi sát tình hình diễn biến cung - cầu, giá cả của thị trường thông qua hệ thống thu thập và xử lý thông tin nhanh 75 2.4. Chỉ đạo các lực lượng tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý mạnh các hành vi vi phạm để nhanh chóng thiết lập lại trật tự của thị trường 76 KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 LỜI MỞ ĐẦU Suy thoái kinh tế và tài chính toàn cầu không ngừng tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới, kéo theo đó là nhu cầu nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm mạnh. Điều này tất yếu sẽ hạn chế hoạt động xuất khẩu của nước ta. Vì vậy, để giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay thì việc ưu tiên hướng về thị trường nội địa đang là giải pháp đúng đắn và được Nhà nước tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi. Nhận thức được vai trò vô cùng quan trọng của việc phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam hoà mình vào bối cảnh kinh tế mới với cùng một mục tiêu là phát triển và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của mình ngay tại thị trường trong nước. Tuy nhiên khi Việt Nam chính thức mở cửa thị trường phân phối vào ngày 1-1-2009 theo cam kết gia nhập WTO thì việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối trong nước với các tập đoàn lớn mạnh và có tiếng tăm trên thế giới sẽ khốc liệt và khó khăn hơn rất nhiều. Công ty XNK Intimex với tư cách là một trong các doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực phân phối hàng hóa trên thị trường nội địa, bên cạnh việc không ngừng tìm tòi lối đi mới, thị trường mới cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, công ty còn đề ra chiến lược phát triển và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối trong mạng lưới kinh doanh nội địa của mình trong điều kiện kinh tế đầy khó khăn của năm 2009 và các năm tiếp theo. Trong quá trình thực tập tại công ty XNK Intimex, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong phòng Kinh tế tổng hợp cùng giáo viên hướng dẫn, thạc sĩ Nguyễn Thị Liên Hương và tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai, tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa trong mạng lưới kinh doanh nội địa của công ty XNK Intimex” nhằm kết hợp kiến thức về quản trị kênh phân phối với điều kiện kinh doanh thực tế để một phần nào đó đề xuất và góp phần cải thiện hệ thống kênh phân phối của công ty, tăng khả năng cạnh tranh với các tập đoàn phân phối trong và ngoài nước khác. Công ty XNK Intimex kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực: thương mại (xuất nhập khẩu, kinh doanh nội địa), dịch vụ (kiều hối, viễn thông), sản xuất (nông sản, thuỷ hải sản, may mặc, xe máy…). Trong chuyên đề thực tập này, tôi đề cập đến thực trạng hoạt động phân phối hàng hóa trong mảng kinh doanh nội địa của công ty bao gồm cả 2 nguồn hàng là nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, qua đó thấy được ưu, nhược điểm của hệ thống phân phối này. Đồng thời chuyên đề sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mạng lưới phân phối trên phạm vi cả nước một cách hiệu quả, tạo thế và lực mới để công ty có thể xây dựng thương hiệu và phát triển ngày một lớn mạnh hơn. Để tiến hành phân tích và nghiên cứu những vấn đề về tổ chức, vận hành kênh phân phối của công ty XNK Intimex, chuyên đề sử dụng phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp thống kê và dựa trên một số học thuyết kinh tế khác. Chuyên đề được trình bày thành 3 chương chính: Chương I: Tổng quan lý luận về kênh phân phối Chương II: Thực trạng phát triển kênh phân phối hàng hóa tại thị trường nội địa của công ty XNK Intimex Chương III: Giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa trong mạng lưới kinh doanh nội địa của công ty XNK Intimex CHƯƠNG I TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI I. Khái quát về kênh phân phối 1. Định nghĩa và các loại kênh phân phối 1.1. Định nghĩa kênh phân phối Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kênh phân phối. Tuy nhiên, không có một định nghĩa nào có thể thoả mãn được tất cả các đối tượng quan tâm. Bởi vậy, trước khi đưa ra định nghĩa về kênh phân phối, cần phải xác định quan điểm của người nghiên cứu. Người sản xuất có thể định nghĩa kênh phân phối như các hình thức di chuyển sản phẩm qua các hình thức trung gian khác nhau vì họ quan tâm đến các loại trung gian thương mại cần sử dụng để đưa sản phẩm của họ đến người tiêu dùng. Những người trung gian phân phối lại có thể mô tả kênh phân phối như là dòng chảy quyền sở hữu hàng hóa. Người tiêu dùng thì lại quan niệm một cách đơn giản hơn. Họ cho rằng kênh phân phối là các loại trung gian đứng giữa họ và người sản xuất. Mặt khác, dưới góc độ của nhà quản trị ở doanh nghiệp, kênh phân phối được định nghĩa là “một tổ chức hệ thống các quan hệ với các doanh nghiệp và cá nhân bên ngoài để quản lý các hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện các mục tiêu trên thị trường của doanh nghiệp”. Đây cũng là quan điểm mà chuyên đề hướng tới. 1.2. Các loại kênh phân phối Các kênh phân phối được phân loại dựa trên sự phát triển mức độ phụ thuộc lẫn nhau được thừa nhận của các thành viên kênh. Giáo trình Quản trị kênh phân phối – PGS. TS Trương Đình Chiến – NXB Đại học KTQD năm 2008 có trình bày ba hình thức tổ chức kênh là: (1) các kênh đơn, (2) các kênh tự nhiên hay truyền thống, (3) hệ thống phân phối liên kết theo chiều dọc với nội dung cơ bản như sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ phân loại các kênh phân phối theo mức độ liên kết trong kênh  Nguồn: Giáo trình Quản trị kênh phân phối – PGS.TS Trương Đình Chiến, NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm 2008, trang 53 1.2.1. Các kênh đơn Rất nhiều các hoạt động mua bán hàng hóa được đàm phán và thực hiện dựa trên các quan hệ kinh doanh sẽ không được lặp lại. Đàm phán trong các quan hệ buôn bán đơn thường rất quyết liệt vì cả hai bên đều muốn đạt lợi ích tối đa kể cả bằng các biện pháp có thể làm thiệt hại cho phía bên kia. Các kênh đơn rất phổ biến trong các nền kinh tế đang phát triển khi các liên kết trên thị trường còn sơ khai và các quan hệ hàng hóa tiền tệ chưa thật sự hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, các kênh trao đổi đơn cũng rất phổ biến trong buôn bán quốc tế, trong đó người mua hoặc người bán sử dụng các dịch vụ của một đại lý nhập khẩu hoặc xuất khẩu để thực hiện mua bán khối lượng lớn các hàng hoá hai chiều mà không chờ đợi quan hệ kinh doanh này tiếp tục trong tương lai. 1.2.2. Các kênh truyền thống Các kênh được xếp loại là kênh truyền thống được biểu hiện như các dòng chảy hàng hoá/dịch vụ tự do. Các quan hệ buôn bán giữa các thành viên trong kênh truyền thống kém vững chắc qua thời gian. Nhiều thành viên sẽ tự rời bỏ kênh nếu thấy lợi ích không còn. Bởi vậy, các kênh truyền thống có thể bị phá vỡ nhanh chóng bởi một thành viên nào đó khi họ thấy quan hệ kinh doanh đã mất đi tính hấp dẫn. Nhược điểm của kênh truyền thống là thiếu sự lãnh đạo tập trung, hiệu quả hoạt động kém và có nhiều xung đột tai hại. 1.2.3. Hệ thống kênh phân phối liên kết chiều dọc (Vertical marketing system-VMS) Các hệ thống phân phối liên kết dọc là các kênh phân phối có chương trình trọng tâm và quản lý chuyên nghiệp, được thiết kế để đạt hiệu quả phân phối và ảnh hưởng marketing tối đa tới thị trường mục tiêu. Các thành viên kênh có sự liên kết chặt chẽ với nhau và hoạt động như một thể thống nhất. Các hệ thống phân phối chiều dọc có thể được phân loại thành kênh VMS tập đoàn, kênh VMS hợp đồng và kênh VMS được quản lý. Kênh VMS tập đoàn Kênh liên kết dọc tập đoàn là kết quả của sự mở rộng một tổ chức theo chiều dọc ngược lên phía trên từ nhà bán lẻ hoặc xuôi xuống phía dưới từ nhà sản xuất. Kênh VMS tập đoàn hoạt động như một doanh nghiệp độc lập nhờ hiệu lực của quyền sở hữu, có phạm vi chi phối thị trường rất lớn, đảm nhiệm việc phân phối một khối lượng lớn hàng hóa, giữ vai trò quan trọng trong điều hòa cung cầu trên thị trường ở từng khu vực cũng như cả nước. Kênh VMS hợp đồng Kênh VMS hợp đồng là kênh phân phối trong đó sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên được xác định trong một hợp đồng thông thường. Mỗi đại lý hay nhà bán lẻ mới tham gia vào kênh đều phải nằm trong kế hoạch phát triển của doanh nghiệp để hàng hóa chảy tới đúng thị trường mục tiêu. Nội dung hợp đồng phải chia sẻ được trách nhiệm và quyền lợi giữa các thành viên. Có 3 dạng hệ thống kênh VMS hợp đồng khác nhau: Chuỗi cửa hàng bán lẻ tự nguyện được người bán buôn đảm bảo cung cấp hàng hóa. Thực chất đây là những kênh phân phối trong đó có một nhà bán buôn phát triển quan hệ hợp đồng với những nhà bán lẻ độc lập nhỏ, nhằm tiêu chuẩn hóa và phối hợp hoạt động mua, các chương trình trưng bày hàng hóa và nỗ lực quản lý tồn kho.Với hình thức này, kênh có thể đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô và giảm giá theo khối lượng mua để cạnh tranh với các cửa hàng bán lẻ có quy mô lớn. Các tổ chức hợp tác bán lẻ. Kênh VMS hợp đồng kiểu các tổ chức hợp tác bán lẻ xuất hiện khi các nhà bán lẻ độc lập quy mô nhỏ lập ra một tổ chức chung để thực hiện chức năng bán buôn. Kênh nhượng quyền kinh doanh. Người chủ quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ, nhãn hiệu, uy tín, hình ảnh, kinh nghiệm…sẽ ký hợp đồng với người nhận quyền, cho phép người này được độc quyền sử dụng những thứ mà người chủ quyền sở hữu trong kinh doanh trên một khu vực thị trường nhất định. Phát triển các hệ thống phân phối theo hợp đồng nhượng quyền kinh doanh sẽ mang lại sức mạnh quản lý và điều hành kênh, tăng hiệu quả hoạt động của kênh. Kênh VMS được quản lý Khác với hai hệ thống trên, VMS được quản lý đạt được sự phối hợp ở các giai đoạn kế tiếp trong sản xuất và phân phối không phải qua sự sở hữu chung hay hợp đồng ràng buộc mà bằng quy mô và ảnh hưởng của một thành viên kênh tới những người khác. Các thành viên kênh thừa nhận sự phụ thuộc và tôn trọng vai trò quản lý của thành viên kênh giữ vai trò lãnh đạo. Với loại hệ thống phân phối liên kết dọc này, sự ổn định hoạt động dựa trên khả năng đảm bảo chia sẻ lợi ích cho các bên trong thời gian dài. 2. Cấu trúc kênh phân phối PGS.TS Trương Đình Chiến trong giáo trình Quản trị kênh phân phối (NXB ĐH KTQD năm 2008) đã đưa ra định nghĩa về cấu trúc kênh phân phối như sau: “Cấu trúc kênh phân phối là một nhóm các thành viên của kênh mà tập hợp các công việc phân phối được phân chia cho họ. Các cấu trúc kênh khác nhau có cách phân chia các công việc phân phối cho các thành viên kênh khác nhau”. Đồng thời, tác giả còn đề cập đến 3 yếu tố cơ bản thường phản ánh cấu trúc của một kênh phân phối là: - Chiều dài của kênh: được xác định bởi số cấp độ trung gian có mặt trong kênh. Khi số cấp độ trung gian trong kênh tăng lên thì chiều dài của kênh cũng tăng lên. Chiều rộng của kênh: biểu hiện ở số lượng các trung gian thương mại ở mỗi cấp độ của kênh. Số lượng thành viên kênh ở mỗi cấp độ trung gian trong kênh có thể biến thiên từ một đến vô số. Theo chiều rộng của kênh, có ba phương thức phân phối chủ yếu: phân phối rộng rãi, phân phối chọn lọc và phân phối độc quyền. Các loại trung gian ở mỗi cấp độ của kênh: ở một cấp độ trung gian trong kênh có thể có nhiều loại trung gian thương mại cùng tham gia phân phối sản phẩm. Sơ đồ 2: Sơ đồ biểu diễn các dạng cấu trúc kênh thường gặp  Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 Dạng 4 Nguồn: Quản trị Marketing trong thị trường toàn cầu – Tác giả Dương Hữu Hạnh, NXB Lao động xã hội 03/2007. Dạng 1 là biểu hiện của kênh phân phối trực tiếp. Dạng 2, 3, 4 là cấu trúc chung nhất của kênh phân phối gián tiếp, trong đó mức độ phức tạp và chuyên nghiệp tăng dần từ dạng 2 đến 4. Từng thành phần của kênh phân phối cũng có những vai trò nhất định: Người sản xuất (hay người cung cấp): Người sản xuất bao gồm rất nhiều loại thuộc nhiều ngành kinh doanh từ công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng…đến ngành dịch vụ. Nhìn chung tất cả các doanh nghiệp sản xuất đều tồn tại nhằm cung cấp những sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của thị trường và mang lại lợi nhuận cho họ. Tuy nhiên phần lớn các công ty sản xuất cả lớn lẫn nhỏ đều không ở trong vị trí thuận lợi để phân phối sản phẩm của họ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Những người trung gian bán buôn: Người bán buôn bao gồm các doanh nghiệp có liên quan đến mua hàng hóa để bán cho những người bán lại hoặc người kinh doanh (như những người bán lẻ, công ty sản xuất công nghiệp…cũng như những người bán buôn khác). Trung gian bán buôn thực hiện các công việc phân phối sau đây của nhà sản xuất: Cung cấp khả năng thoả mãn nhu cầu thị trường; Thực hiện các tiếp xúc bán; Giữ tồn kho; Thực hiên đặt hàng; Thu nhận thông tin thị trường; Trợ giúp khách hàng. Trung gian bán buôn thực hiện các công việc phân phối sau đây cho khách hàng của họ: Đảm bảo sự sẵn sàng của sản phẩm; Cung cấp dịch vụ khách hàng; Thực hiện tín dụng và trợ cấp tài chính; Đưa ra tập hợp hàng hóa phù hợp; Chia nhỏ hàng hóa; Tư vấn và trợ giúp kĩ thuật cho người tiêu dùng. Những người trung gian bán lẻ: Người bán lẻ bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh bán hàng cho tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình và các dịch vụ cho thuê bổ trợ cho việc bán hàng hóa. Các công việc phân phối đặc biệt thích hợp với người bán lẻ bao gồm: Đưa ra sự hỗ trợ về con người và vật chất để người sản xuất và người bán buôn có thể có nhiều điểm tiếp xúc với khách hàng. Cung cấp việc bán hàng cá nhân, quảng cáo và trưng bày để bán các sản phẩm của người sản xuất. Phát hiện nhu cầu tiêu dùng và truyền những thông tin này trở lại qua kênh. Phân chia số lượng lớn hàng hóa thành nhiều lượng nhỏ để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, qua đó tiết kiệm cho người sản xuất và tạo thuận lợi cho người tiêu dùng. Thực hiện dự trữ tồn kho để người cung cấp có thể có dự trữ tồn kho rộng lớn sản phẩm của họ ở chi phí thấp, đồng thời cho phép người tiêu dùng tiếp xúc tiện lợi nhất với sản phẩm của người sản xuất và người bán buôn. San sẻ rủi ro cho người sản xuất hay bán buôn bằng việc đề nghị và chấp nhận phân phối trước mùa tiêu thụ. Các tổ chức bổ trợ: là các công ty kinh doanh cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho việc thực hiện các công việc phân phối khác ngoài mua, bán và chuyển quyền sở hữu như các tổ chức vận tải, các công ty kho hàng, các đại lý quảng cáo, các tổ chức tài chính, bảo hiểm, nghiên cứu thị trườ
Luận văn liên quan