Ngày nay ngành công nghiệp du lịch đã, đang và sẽ được xem là “con gà đẻ trứng vàng” và là ngành “công nghiệp không khói”. Đây là sự khẳng định chung của các nhà kinh tế toàn cầu đối với sự đóng góp đáng kể của ngành kinh doanh Du lịch trong quá trình phát triển kinh tế. Tại nhiều quốc gia, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu như Singapo, Hà Lan, Thái Lan du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của việt nam đến năm 2020 ngành du lịch định hướng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và nó đang thực sự khẳng định mình. Bằng chứng là năm 2007 đã khép lại với một năm “bội thu”: khách quốc tế ước đạt 4.2 triệu lượt tăng 17.2% so với năm 2006, khách nội địa ước đạt được 19.2 triệu lượt khách, tăng 9.7% so với năm 2006. Thu nhập từ xã hội về du lịch ước đạt 56 nghìn tỷ đồng, tăng 9.8% so với năm 2006.
Chi nhánh công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su được thành lập trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của du lịch Việt Nam. Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài từ năm 1995 đến nay, chi nhánh đã ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trong Tổng công ty. Song do đòi hỏi của nền kinh tế toàn cầu cũng như trong nước, sự bùng nổ của nền thế giới và sự phát triển của khoa học công nghệ với xu thế hợp tác quốc tế, thêm vào đó Việt Nam lại ra nhập WTO đã ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Chi nhánh phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặc biệt trong lĩnh vự kinh doanh lữ hành. Trước môi trường kinh doanh du lịch đầy biến động đòi hỏi chi nhánh phải không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch lũ hành, đội ngũ nhân viên, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhằm đứng vững và tạo uy tín trên thị trường. Nhận thức được vấn đề này, em chọn đề tài nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp của mình là : “ Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của Chi nhánh công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su”.
Chuyên đề tốt nghiệp của em gồm 3 chương (không kể Lời mở đầu và Kết luận):
CHƯƠNG I: Giới thiệu chung về chi nhánh Công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch cao su.
CHƯƠNG II: Thực trạng và phát triển kinh doanh du lịch lữ hành tại Chi nhánh.
CHƯƠNG III: Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của chi nhánh.
79 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2044 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của chi nhánh công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch cao su, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay ngành công nghiệp du lịch đã, đang và sẽ được xem là “con gà đẻ trứng vàng” và là ngành “công nghiệp không khói”. Đây là sự khẳng định chung của các nhà kinh tế toàn cầu đối với sự đóng góp đáng kể của ngành kinh doanh Du lịch trong quá trình phát triển kinh tế. Tại nhiều quốc gia, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu như Singapo, Hà Lan, Thái Lan… du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của việt nam đến năm 2020 ngành du lịch định hướng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và nó đang thực sự khẳng định mình. Bằng chứng là năm 2007 đã khép lại với một năm “bội thu”: khách quốc tế ước đạt 4.2 triệu lượt tăng 17.2% so với năm 2006, khách nội địa ước đạt được 19.2 triệu lượt khách, tăng 9.7% so với năm 2006. Thu nhập từ xã hội về du lịch ước đạt 56 nghìn tỷ đồng, tăng 9.8% so với năm 2006.
Chi nhánh công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su được thành lập trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của du lịch Việt Nam. Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài từ năm 1995 đến nay, chi nhánh đã ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trong Tổng công ty. Song do đòi hỏi của nền kinh tế toàn cầu cũng như trong nước, sự bùng nổ của nền thế giới và sự phát triển của khoa học công nghệ với xu thế hợp tác quốc tế, thêm vào đó Việt Nam lại ra nhập WTO đã ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Chi nhánh phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặc biệt trong lĩnh vự kinh doanh lữ hành. Trước môi trường kinh doanh du lịch đầy biến động đòi hỏi chi nhánh phải không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch lũ hành, đội ngũ nhân viên, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý… nhằm đứng vững và tạo uy tín trên thị trường. Nhận thức được vấn đề này, em chọn đề tài nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp của mình là : “ Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của Chi nhánh công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su”.
Chuyên đề tốt nghiệp của em gồm 3 chương (không kể Lời mở đầu và Kết luận):
CHƯƠNG I: Giới thiệu chung về chi nhánh Công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch cao su.
CHƯƠNG II: Thực trạng và phát triển kinh doanh du lịch lữ hành tại Chi nhánh.
CHƯƠNG III: Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của chi nhánh.
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, chuyên đề tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo của cô giáo Th.S Ngô Thị Việt Nga – Giáo viên hướng dẫn thực tập cho em cùng các cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh.
Em xin cảm ơn Chi nhánh công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su đã tạo mọi điều kiện cho em học tập, thực tế công việc tại chi nhánh.
Cảm ơn cô giáo Th.S Ngô Thị Việt Nga đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 3 tháng 4 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Nga
CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ DU LỊCH CAO SU
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su viết tắt là RUTRATOCO được thành lập năm 1995. Khi mới thành lập lấy tên là Công ty du lịch Cao su thuộc Tổng công ty cao su Hà Nội, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản tại ngân hàng, có dấu riêng để giao dịch theo quy định của Nhà nước. Sau đó, công ty mở rộng lĩnh vực hoạt động sang thương mại và dịch vụ nên đổi tên thành Công ty thương mai dịch vụ và du lịch cao su.
Để xây dựng và phát triển bền vững, trở thành một công ty đa ngành trên nền tảng Cao su, Tổng công ty cao su xây dựng “ Đề án phát triển Công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch cao su” và được phê duyệt và Công ty thương mại dịch vụ và du lịch Cao su được chuyển thành Cong ty Cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su hoạt động theo giấy phép chứng nhận kinh doanh số 22.03.000277 ngày 13 tháng 7 năm 2004 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi lần 1 ngày 02 tháng 08 năm 2005 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp.
Vốn điều lệ : 80.000.000.000. VND
Trong đó, số cổ phần được phép phát hành : 800.000 cổ phần
Mệnh giá : 100.000 VND/ cổ phần
Công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su có các chi nhánh tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.
Trụ sở chính của chi nhánh tại Hà Nội: Tầng 5, 56 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại : 04.39427133
Email : rutratoco@yahoo.com
Hình thức sở hữu vốn: cổ phần
Lĩnh vực kinh doanh: dịch vụ, thương mại và du lịch
Nhận thấy tiềm năng phát triển rất lớn của thị trưòng du lịch trong nước
và quốc tế, Công ty bắt đầu định hình các dịch vụ cần thiết mà mình có thể cung cấp cho khách hàng. Ngay từ khi mới hình thành, một mô hình dịch vụ trọn gói đảm bảo chất lưọng và uy tín đã là mục tiêu mà Công ty hưóng tới. Từ đó dần vượt qua những khó khăn ban đầu và hình thành công ty vững mạnh như ngày hôm nay.
Trải qua nhiều năm nỗ lực hoàn thiện chất lượng dịch vụ Công ty không ngừng tìm kiếm những cách thức mới lạ để đem lại cho từng khách hàng một dịch vụ hoàn hảo, xứng đáng với sự lựa chọn đúng đắn của khách hàng. Từ những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, chi nhánh sẽ đem hết khả năng, trình độ, sự sáng tạo và lòng nhiệt tình để mong muốn ngày càng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ của khách hàng một cách hoàn hảo, chu đáo nhất.
1.2. Lĩnh vực kinh doanh của Chi nhánh
Các hoạt động chính của chi nhánh bao gồm:
Tổ chức các chương trình du lịch nội địa và quốc tế
Các chương trình du lịch của Chi nhánh công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch cao su rất phong phú và đa dạng. Bao gồm các chương trình du lịch nội địa và quốc tế. Những chương trình này sẽ đưa du khách đến các địa danh nổi tiếng về lịch sử, văn hóa và các trung tâm giải trí, mua sắm lớn trên thế giới như Malaysia, Singapo, Trung Quốc, Thái Lan, Ai Cập, Pháp, Bỉ, Đức,Ý, Hà Lan…Các tour du lịch nội địa bao gồm du lịch miền Bắc, Trung,Nam, du lịch cuối tuần, tuần trăng mật, xuyên Việt, du lịch lễ hội, khám phá, mạo hiểm, mua sắm, dã ngoại, hội trại…
Tổ chức hội chợ, hội nghị, hội thảo
Thế mạnh của công ty trong lĩnh vực tổ chức hội nghị hội thảo
- Có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp từ thiết kế tới phương thức triển khai các hoạt động
- Có khả năng triển khai các hoạt động của khách hàng trên nhiều địa
bàn tại lãnh thổ Việt Nam & Nước ngoài.
- Đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng trong các tình huống.
- Được các tập đoàn, Công ty lớn tin tưởng và chọn làm đối tác cung cấp dịch vụ
- Là đơn vị có mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng.
Đại lý bán vé máy bay
Hiện nay công ty đang nhận làm đại lý vé máy bay cho các hãng hàng không nổi tiếng trên khu vực và thế giới như HongKong Airlines, Singapore Airlines, Korean Airlines, China Airlines, Malaysia Airlines, Cathay, Jet star…. Khi khách hàng đến với công ty, họ sẽ được tư vấn các đường bay tốt nhất và nhận được dịch vụ giao vé tới tận nơi.
Dịch vụ tư vấn làm Visa, hộ chiếu
Công ty nhận tư vấn, và hỗ trợ thủ tục cho Hộ chiếu và nhiều loại visa như visa du lịch, visa du học, visa công tác, visa định cư. Đến với công ty khách hàng sẽ được tư vấn và hỗ trợ về thủ tục làm visa
Cho thuê xe du lịch
Công ty chuyên cho thuê xe từ 4 – 16 chỗ theo tháng, quý… phục vụ cho công tác, dự án, đưa đón công nhân. Ngoài ra công ty còn có đội xe từ 4 – 45 chỗ chuyên phục vụ đám cưới, đám hỏi, tham quan, lễ hội, đưa đón sân bay…
Đặt phòng khách sạn trong và ngoài nước
Đến với công ty các bạn sẽ được ở tại những khách sạn sang trọng nhất với đầy đủ các tiện nghi và trang thiết bị hiện đại hàng đầu khu vực và thế giới như khách sạn Majestic Hotel , Rex Hotel (TP HCM), Legand Hotel Saigon, Sofitel Plaza Hotel (Hà Nội), Hilton Hotel ( Hà Nội)…
2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh
2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức
Hình 01: SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC
(Nguồn: Chi nhánh công ty thương mại dịch vụ và du lich cao su)
( inbound: là khách du lịch ở nước ngoài sang Việt Nam;
outbound: là khách du lịch trong nước ra nước ngoài)
2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Nhìn vào sơ đồ trên ta có thể nhận thấy, bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng khá tinh gọn. Kiểu cơ cấu này có ưu điểm: giám đốc công ty nắm toàn quyền quyết định, chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo nguyên tắc một thủ trưởng và thường xuyên được sự trợ giúp của các phòng chức năng trước khi đưa quyết định, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quyết định.
- Giám đốc: là người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của công ty, là người quyết định cuối cùng các kế hoạch trong quá trình kinh doanh của khách sạn.
- Bộ phận Tổ chức nhân sự: Phụ trách quản lý nhân sự, theo dõi các hoạt động của các nhân sự trong Công ty
- Bộ phận Kế Toán : Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối
tượng và nội dung công việc kế toán. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp thanh toán nợ. Quản lý các nguồn kinh phí của công ty. Phân tích thông tin, số liệu kế toán. Tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị của công ty. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
- Bộ phận Marketing : Nghiên cứu và lập kế hoạch Marketing, phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm, xây dựng và triển khai các chính sách marketing, kết hợp với các phòng ban khác trong công ty trong việc xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch.
- Bộ phận du lịch trong nước : Hoạt động tổng hợp, xây dựng, bán và thực hiện các chưong trình du lịch cho khách Việt Nam và khách nước ngoài đi thăm quan trên lãnh thổ Việt Nam…cùng với sự hỗ trợ của phòng marketing.
- Bộ phận du lịch quốc tế : Hoạt động tổng hợp, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách Việt Nam và người nước ngoài lưu trú tại Việt Nam đi tham quan du lịch các nước ngoài lãnh thổ Việt Nam…cùng với sự hỗ trợ của phòng Marketing.
- Bộ phận vé máy bay: Công ty là đại lý vé máy bay của các hãng hàng không , tư vấn các đường bay mới, tốt nhất. Giảm 3% cho các hành trình quốc tế, đảm bảo dịch vụ giao vé tận tay khách hàng.
- Bộ phận dịch vụ thuê xe: Đội xe chuyên nghiệp của công ty với dàn xe đời mới , chất lượng tốt nhất. Có đủ các loại xe từ 4 đến 45 chỗ. Đội ngũ lái xe nhiệt tình chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm đảm bảo sẽ mang lại sự hài lòng cho quý khách. Công ty du lịch cao su chuyên cho thuê xe từ 4 đến 16 chỗ theo tháng quý…phục vụ cho công tác, dự án, đưa đón công nhân. Mang lại sự tiện lợi, sang trọng, lịch sự và thoải mái cho quý khách.Với đội xe từ 4 đến 45 cho chuyên phục vụ đám cưới, đám hỏi, tham quan, lễ hội, đưa đón sân bay nhanh chóng và hiệu quả với chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bộ phận dịch vụ tư vấn Visa – Hộ chiếu : Chuyên tư vấn, hỗ trợ thủ
tục visa, hộ chiếu nhanh chóng, thuận tiện. Dịch vụ tư vấn các loại visa: visa du lịch, visa du học, visa công tác, visa định cư Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung Quốc…Đến với Du lịch Cao su quý khách được tư vấn miễn phí, giảm bớt lo âu về thủ tục, hoàn toàn chủ động về thời gian, đảm bảo cho kế hoạch chuyến đi của mình. Đảm nhận thêm cả tư vấn du lịch trong nước.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
3.1. Thị trường kinh doanh của Chi nhánh
* Thị trường truyền thống:
Khách du lịch nội địa: Chi nhánh đã tạo dựng được nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp, công ty trên khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Đây là nguồn khách lớn của Chi nhánh, doanh thu từ các đoàn khách này thường rất cao vì họ có số lượng lớn. Hiện nay luồng khách này có xu hướng tăng lên.
* Thị trường tiềm năng:
Trong vài năm trở lại đây, chi nhánh đã hướng chiến lược khai thác khách vào thị trường Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc , Australia… Ngoài ra một thị trường khách quan trọng nữa cũng được doanh nghiệp chú trọng đến đó là các cuộc hội nghị, hội thảo.
3.2. Tình hình khách du lịch của công ty
Bảng 01: Cơ cấu khách du lịch theo mục đích chuyến đi
STT
Loại khách
2005
2006
2007
Số lượt khách
Tỷ lệ %
Số lượt khách
Tỷ lệ %
Số lượt khách
Tỷ lệ %
1
Khách tham quan
185
36
200
34
270
32
2
Khách công vụ và thương mại
231
45
303
51
467
54
3
Khách đi du lịch với mục đích khác
100
19
90
15
120
14
4
Tổng cộng
516
100
593
100
857
100
(Nguồn:Chi nhánh công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch cao su)
Nhìn bảng số liệu cho ta thấy, số lượng khách phân theo cơ cấu về mục đích chuyến đi đến với công ty ngày càng tăng qua các năm. Đặc biệt là khách công vụ và thương mại tăng nhanh từ 231 lượt khách năm 2005 tăng lên đến 303 lượt khách năm 2006 và đến 2007 số lượt khách mà trung tâm đạt được là 476 lượt khách. Đồng thời nhìn vào bảng ta cũng dễ nhận thấy rằng khách đến với trung tâm chiếm một tỷ lệ tương đối và có xu hướng ngày càng tăng trong cơ cấu khách của trung tâm. Năm 2005, khách công vụ thương mại chiếm 45%, năm 2006 là 51% và sang năm 2007 là 54%.
3.3. Doanh thu và lợi nhuận của chi nhánh
Bảng 02: Bảng doanh thu và lợi nhuận
Đơn vị: tr.đ
Năm
2004
2005
2006
2007
Doanh thu
10.294
17.763
27.183
37.244
Lợi nhuận
107
100
483
1.657
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007)
Doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng đều qua các năm chứng tỏ tình hình kinh doanh của chi nhánh tiến triển khá tốt. Nguyên nhân là do chi nhánh đã biết đầu tư hợp lý, cải thiện các hoạt động quản trị, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng các hoạt động bán hàng. Đặc biệt vào năm 2007 doanh thu và lợi nhuận tăng lên 1 cách rõ rệt, điều này là do năm 2007 nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nói chung tăng trưởng mạnh, thu nhập bình quân tăng cao, nhu cầu về du lịch giải trí cũng tăng theo.
3.4. Kết quả hoạt động của chi nhánh
Bảng 03: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2004 – 2007
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Doanh thu thuần
10.294
17.763
27.183
37.244
Giá vốn
10.187
17.663
26.700
35.587
Lợi nhuận
107
100
483
1.657
(Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh)
Bảng 04: Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Cơ cấu tài sản (%)
- Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản
- Tài sản dài hạn/Tổng tài sản
50,32
49,68
67,64
32,36
63,23
36,77
90,57
9,43
Cơ cấu nguồn vốn
- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
- Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn
100
0
100
0
100
0
100
0
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
0,29
0,32
0,32
1,01
(Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh)
Qua 2 bảng trên cho thấy tình hình kinh doanh của công ty tương đối ổn định và tăng vượt bậc vào năm 2007. Các chỉ tiêu liên tục tăng qua các năm phản ánh công việc hoạt động kinh doanh tương đối tốt. Tăng vượt bậc vào năm 2007 là do tình hình kinh tế cuối năm 2006 đầu năm 2007 của nước ta tương đối tốt, nền kinh tế tăng trưởng mạnh, đặc biệt nhất là thị trường chứng khoán, tài chính tiền tệ. Thu nhập bình quân đầu người tăng. Sau đây là những con số chứng tỏ cho sự tăng trưởng kinh tế năm 2006. Năm 2006, GDP đạt gần 8,2%. Thị trường chứng khoán bùng nổ với nhiều doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch; chỉ số chứng khoán VN-Index vào những ngày cuối năm đã có lúc lên trên 800 điểm. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao kỷ lục, xấp xỉ 40 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2005 và vượt 2 tỷ USD so với kế hoạch. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng đột biến, đạt trên 10,2 tỷ USD, trong đó Tập đoàn Intel (Mỹ) đầu tư 1 tỷ USD vào khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) đầu tư 1,2 tỷ USD vào dự án thép tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu... cũng trong năm đó, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đồng thời, Mỹ cũng đã thông qua Quy chế Quan hệ Thương mại bình thường vĩnh viễn (PRNT) với Việt Nam. Do đó, không những du lịch trong nước tăng mà còn thu hút được nguồn khách không nhỏ từ nước ngoài.
3.5. Đánh giá hoạt động kinh doanh của chi nhánh
3.5.1. Những thuận lợi
Để hoà nhịp cùng với sự phát triển không ngừng của thế giới về lĩnh vực kinh doanh du lịch, ngành du lịch việt nam nói chung và công ty nói riêng đã có những bước thay đổi đáng kể để phù hợp với xu thế thời đại và cạnh tranh một cách lành mạnh trên thị truờng. Dưới sự chỉ đạo sát sao và sự quan tâm thường xuyên, sự đầu tư đúng mức của ban lãnh đạo, công ty đã từng bước khắc phục được những khó khăn khách quan mang lại:
- Công ty luôn nhận đượcc sự hỗ trợ từ phía ban lãnh đạo các cấp và các nguồn tài trợ khác nhau về vấn đề xây dựng cơ sở vật chất, nhằm tạo cho anh chị em một môi trường làm việc chuyên nghiệp đầy đủ.
- Truớc những khó khăn của ngành cũng như của bộ phận lữ hành ban giám đốc đã kịp thời chỉ đạo để cán bộ công ty cùng anh chị em tháo gỡ những vướng mắc về tư tưởng cũng như quá trình thực hiện công việc, ổn định bộ máy làm việc tạo một môi trường làm việc nghiêm túc, cởi mở.
- Công ty cũng luôn được tạo điều kiện, nhận được sự phối hợp và sự giúp đỡ một cách tối đa của các bộ phận khác như phòng kế toán, phòng hành chính, phòng kinh doanh, bộ phận lễ tân và các phòng ban khác trong công ty.
- Anh chị em trong công ty luôn chấp hành, tôn trọng những nội quy, quy định của công ty.
- Thái độ làm việc của cán bộ nhân viên nghiêm túc, nhiêt tình trong công việc.
- Giữ đoàn kết trong nội bộ của công ty nhằm tạo một không khí cởi mở cùng nhau làm việc.
- Luôn trau dồi nghiệp vụ, ngoại ngữ dể nâng cao chất lượng phục vụ khách.
3.5.2. Những tồn tại và yếu kém
* Về nhân sự, tác phong công tác:
Cán bộ phụ trách chưa quán triệt nhân viên rõ ràng về tư tuởng làm việc, còn e dè cả nể, chưa thực sự nghiêm khắc dẫn đến nhân viên chưa nghiêm túc phát huy bản thân.
Lãnh đạo công ty chưa ý thức được sự khó khăn phát sinh từng ngày trong thời điểm hiện nay để đưa ra biện phát xử lý kịp thời.
Không có các khoá học thường xuyên nâng cao chất lượng phục vụ chuyên môn nghiệp vụ của từng vị trí cán bộ trong công ty
Lãnh đạo công ty chưa đưa ra được một kế hoạch chiến lược mang tính lâu dài ổn định để đề xuất ban giám đốc đuợc một hướng đi cũng như lộ trình thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp mà phần lớn thực hiện vẫn còn mang tính ngắn hạn, thời vụ, nhiều khi còn là tạm thời.
Đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc chưa có thái độ nhìn nhận tích cực trong công việc về ý thức làm việc, lòng nhiệt tình, tinh thần học hỏi.
Cán bộ chưa thực sự thấy được từng trách nhiệm của mỗi cá nhân trước những khó khăn chung của công ty, đóng góp công việc chung của công ty do đó làm việc với ý thức cầm chừng. đại khái, tinh thần trách nhiệm chưa cao, không bộc lộ hết khả năng làm việc của từng cá nhân.
Tác phong làm việc chưa thật sự chủ động trong công việc, thụ động chờ khách gọi điện.
Thời gian nhàn rỗi của nhân viên quá nhiều
Tác phong làm việc chưa chuyên nghiệp, chưa mạnh dạn trong công tác tiếp thị, tất cả các nân viên trong công ty đều nhận định được những khó khăn hiện nay trong công tác tiếp thị nhưng làm thế nào để tháo gỡ và khắc phục những khó khăn đó thì cá nhân không chủ động mà còn thụ động, còn thờ ơ như không phài trách nhiệm của mình.
Một số nhân viên xây dựng chương trình nhưng chưa đi khảo sát thực tế nhiều, kinh nghiệm làm việc còn non.
Chưa thực hiện tốt việc chống lãng phí, tiết kiệm hàng ngày, việc sử dụng của công như điện thoại, điện, nước còn lãng phí.
Chưa làm tốt được phong cách làm việc theo tinh thần tập thể, làm việc theo nhóm, một số nhân viên có khả năng làm việc tốt nhưng khả năng làm việc theo nhóm chưa cao nên khi có những đối