1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu đã chuyển sang nền kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Thực hiện chính sách mở cửa, bộ mặt nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển đổi mạnh, đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống nhân dân đã được cải thiện đáng kể, nhu cầu chi tiêu phục vụ đời sống ngày càng cao. Nếu trước đây, người dân Việt Nam chỉ nghĩ đến “ăn no, mặc ấm” thì hiện nay, nhu cầu của họ phải là “ăn ngon, mặc đẹp”. Việc sở hữu những tài sản có giá trị lớn như nhà cửa, xe hơi đã trở thành nhu cầu của nhiều người và trên thực tế, không ít người có đủ khả năng tài chính để thỏa mãn những nhu cầu ấy. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và cho hoạt động tín dụng tiêu dùng nói riêng phát triển. Nếu như ở các nước phát triển, tỷ lệ cho vay tiêu dùng thường chiếm khoảng từ 40% đến 50% trên tổng dư nợ, thì tỷ lệ này của các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 5% trên tổng dư nợ. Qua đó cho thấy, với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay và theo báo cáo Tình hình Dân số Thế giới 2010 của Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam hiện là 89 triệu người và sẽ tăng lên 111,7 triệu người vào năm 2050. Việt Nam hiện đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới, phần đông là dân số trẻ, năng động, thu nhập không ngừng được cải thiện đang mở ra thị trường cho vay tiêu dùng vô cùng rộng lớn và đầy tiềm năng.
Mặt khác, xu hướng hội nhập quốc tế và chính sách mở cửa nền kinh tế đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại quốc doanh, công ty tài chính và các ngân hàng thương mại cổ phần đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, thu hút khách hàng cá nhân.
Ngân hàng TMCP Đông Á là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các sản phẩm tín dụng tiêu dùng và đã thu được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để mở rộng hoạt động tín dụng tiêu dùng một cách an toàn và hiệu quả không phải là điều đơn giản.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc mở rộng tín dụng tiêu dùng và khả năng phát triển của nó trong tương lai, đề tài: “Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Hà Nội” đã được chọn làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ các vấn đề lý luận về tín dụng tiêu dùng, nghiên cứu thực tiễn hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Á– Chi nhánh Hà Nội, từ đó đề xuất những giải pháp góp phần phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Hà Nội. Thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp các phương pháp tổng hợp tư duy logic kinh tế, nhằm làm sang tỏ những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu.
5. Kết cấu của chuyên đề
Tên chuyên đề: “Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Hà Nội.”
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của chuyên đề bao gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về tín dụng tiêu dùng và sự phát triển tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Hà Nội
Chương 3: Giải phát phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Hà Nội
82 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2600 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu đã chuyển sang nền kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Thực hiện chính sách mở cửa, bộ mặt nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển đổi mạnh, đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống nhân dân đã được cải thiện đáng kể, nhu cầu chi tiêu phục vụ đời sống ngày càng cao. Nếu trước đây, người dân Việt Nam chỉ nghĩ đến “ăn no, mặc ấm” thì hiện nay, nhu cầu của họ phải là “ăn ngon, mặc đẹp”. Việc sở hữu những tài sản có giá trị lớn như nhà cửa, xe hơi… đã trở thành nhu cầu của nhiều người và trên thực tế, không ít người có đủ khả năng tài chính để thỏa mãn những nhu cầu ấy. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và cho hoạt động tín dụng tiêu dùng nói riêng phát triển. Nếu như ở các nước phát triển, tỷ lệ cho vay tiêu dùng thường chiếm khoảng từ 40% đến 50% trên tổng dư nợ, thì tỷ lệ này của các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 5% trên tổng dư nợ. Qua đó cho thấy, với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay và theo báo cáo Tình hình Dân số Thế giới 2010 của Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam hiện là 89 triệu người và sẽ tăng lên 111,7 triệu người vào năm 2050. Việt Nam hiện đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới, phần đông là dân số trẻ, năng động, thu nhập không ngừng được cải thiện đang mở ra thị trường cho vay tiêu dùng vô cùng rộng lớn và đầy tiềm năng.
Mặt khác, xu hướng hội nhập quốc tế và chính sách mở cửa nền kinh tế đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại quốc doanh, công ty tài chính và các ngân hàng thương mại cổ phần đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, thu hút khách hàng cá nhân.
Ngân hàng TMCP Đông Á là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các sản phẩm tín dụng tiêu dùng và đã thu được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để mở rộng hoạt động tín dụng tiêu dùng một cách an toàn và hiệu quả không phải là điều đơn giản.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc mở rộng tín dụng tiêu dùng và khả năng phát triển của nó trong tương lai, đề tài: “Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Hà Nội” đã được chọn làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ các vấn đề lý luận về tín dụng tiêu dùng, nghiên cứu thực tiễn hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Á– Chi nhánh Hà Nội, từ đó đề xuất những giải pháp góp phần phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại.
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Hà Nội. Thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp các phương pháp tổng hợp tư duy logic kinh tế, nhằm làm sang tỏ những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu.
5. Kết cấu của chuyên đề
Tên chuyên đề: “Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Hà Nội.”
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của chuyên đề bao gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về tín dụng tiêu dùng và sự phát triển tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Hà Nội
Chương 3: Giải phát phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Hà Nội
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng
NHTM là một tổ chức kinh tế, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ. Trong đó, hoạt động tài trợ cho khách hàng trên cơ sở tín nhiệm (tín dụng) là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho NHTM. Quy mô, chất lượng tín dụng ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Tín dụng là sự cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở lòng tin – người cho vay tin tưởng người đi vay sử dụng vốn vay hiệu quả sau một thời gian nhất định và do đó có khả năng trả được nợ. Với ngân hàng, để có thể tin được vào khách hàng, ngân hàng luôn thẩm định, đánh giá khách hàng trước khi cho vay. Nếu khâu này thực hiện một cách khách quan, chính xác thì việc cho vay của ngân hàng gặp ít rủi ro và ngược lại.
Tín dụng ngân hàng là một khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ kinh tế giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay. Trong đó bên cho vay chuyển giao cho bên đi vay sử dụng một lượng giá trị (thường dưới hình thái tiền) trong một thời gian nhất định dựa theo những điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận (thời gian, phương thức thanh toán lãi – gốc, thế chấp…)
Tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn. Đặc trưng này của tín dụng xuất phát từ tính chuyển nhượng tạm thời. Để đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, ngân hàng xác định thời hạn cho vay dựa vào quá trình luân chuyển vốn của khách hàng và tính chất vốn của ngân hàng. Nếu ngân hàng định kỳ hạn nợ một cách phù hợp với khách hàng thì khả năng trả nợ đúng hạn cao và ngược lại.
Tín dụng dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Sở dĩ như vậy là vì vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là huy động từ bên ngoài, vốn chủ sở hữu ít khi được sử dụng để sản xuất kinh doanh mà được sử dụng chủ yếu để đầu tư vào tài sản cố định. Chính vì vậy, sau một thời gian nhất định ngân hàng phải trả lại cho người gửi ngân hàng. Mặt khác ngân hàng cần phải có nguồn để bù đắp chi phí như trả lương, khấu hao… Do đó, người vay ngoài việc trả gốc còn phải trả cho ngân hàng một khoản lãi. Đó là nguồn thu nhập chính của ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng tồn tại và phát triển.
1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng
Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản vay theo nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Phân loại tín dụng một cách khoa học sẽ giúp cho nhà quản trị lập một quy trình tín dụng thích hợp, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Trong quá trình phân loại có thể dùng nhiều tiêu thức để phân loại, song thực tế các nhà kinh tế học thường phân loại tín dụng theo các tiêu thức sau đây:
1.1.2.1. Theo mục đích sử dụng tiền vay và của người vay
Căn cứ vào tiêu thức này, người ta chia tín dụng ra làm hai loại:
Tín dụng đối với người sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại cấp tín dụng cho các đơn vị kinh doanh để tiến hành sản xuất, lưu thông hàng hóa. Nguồn trả nợ của hoạt động này là kết quả hoạt động kinh doanh. Vì vậy, ngân hàng cần phải có đầy đủ các thông tin cần thiết về khách hàng của mình, về phương án sản xuất kinh doanh của họ.
Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm nhà cửa, xe cộ, các loại hàng hóa lâu bền như máy giặt, điều hòa, tủ lạnh… ở đây, nguồn trả nợ là thu nhập trong tương lai của người vay.
1.1.2.2. Theo thời hạn sử dụng tiền vay của người vay
Căn cứ vào tiêu thức này, người ta chia tín dụng ra làm hai loại:
Tín dụng có thời hạn: Là loại tín dụng mà thời điểm trả nợ được xác định cụ thể. Đó có thể là một năm, hai năm…
+ Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và được sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh nghiệp và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Với loại tín dụng này, ít có rủi ro cho ngân hàng vì trong thời gian ngắn ít có biến động xảy ra và nếu có xảy ra thì ngân hàng có thể dự tính được.
+ Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ một năm đến năm năm và chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Loại tín dụng này có mức độ rủi ro không cao vì vậy ngân hàng có khả năng dự đoán được những biến động có thể xảy ra.
+ Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên năm năm được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng (đường xá, bến cảng, sân bay…) cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn. Loại tín dụng này có mức độ rủi ro rất lớn vì trong thời gian dài thì có những biến động xảy ra không lường trước được.
Tín dụng không thời hạn: Là loại tín dụng mà thời hạn hoàn trả tiền vay không được xác định khi ký hợp đồng vay mà thay vào đó là điều kiện về việc thu hồi khoản tiền cho vay của ngân hàng hoặc việc trả nợ của người vay. Ví dụ ngân hàng không thu gốc theo thời hạn nhất định mà chỉ thu lãi; người vay sẽ trả nợ cho ngân hàng khi nhu cầu vay thêm không cần thiết nữa do quy mô sản xuất giảm hoặc doanh nghiệp lấy nguồn khác để tự bổ sung; ngân hàng muốn thu hồi gốc phải báo trước cho người vay. Như vậy, khi quy mô sản xuất của doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp sẽ đi vay không thời hạn (vì hết tiền đầu tư cho chu kỳ sản xuất kinh doanh này lại cần tiếp).
1.1.2.3. Theo điều kiện đảm bảo
Căn cứ vào tiêu thức này, tín dụng được chia làm hai loại:
Tín dụng có bảo đảm: Là loại tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp, cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba. Ngân hàng nắm giữ tài sản của người vay để xử lý thu hồi nợ khi người vay không thực hiện được các nghĩa vụ đã được cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Tín dụng không có bảo đảm: Là loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba. Việc cấp tín dụng chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Muốn vậy, ngân hàng phải đánh giá hiệu quả sử dụng tiền vay của người vay, khách hàng không được phép giao dịch với bất kỳ ngân hàng nào khác. Mặc dù không có tài sản đảm bảo nhưng đây là một loại tín dụng ít rủi ro cho ngân hàng vì khách hàng có uy tín rất lớn và khả năng rất cao thì mới được cấp tín dụng mà không cần đảm bảo.
1.1.2.4. Theo đối tượng tín dụng
Theo tiêu thức này, người ta chia tín dụng ra làm hai loại:
Cho vay để đáp ứng yêu cầu về tài sản lưu động: Là loại tín dụng được sử dụng để bù đắp vốn lưu động thiếu hụt tạm thời. Đây là loại tín dụng có mức độ rủi ro thấp vì vốn lưu động của doanh nghiệp là vốn luân chuyển trong chu kỳ sản xuất kinh doanh nên ngân hàng có thể theo dõi thường xuyên và nếu có biến động xảy ra thì kịp thời thu hồi vốn.
Cho vay để đáp ứng yêu cầu về tài sản cố định: Là loại tín dụng được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và các công trình mới. Hình thức tín dụng này thường có mức độ rủi ro cao vì khả năng thu hồi vốn chậm hơn.
Ngoài ra tín dụng còn được phân chia theo các cách sau:
Theo xuất xứ của tín dụng có:
Tín dụng gián tiếp
Tín dụng trực tiếp
Theo đối tượng cho vay có:
Tín dụng cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính khác vay
Tín dụng cho nhà nước vay
Tín dụng cho người tiêu dùng vay
Dựa vào các cách phân loại trên, các nhà phân tích sẽ biết được kết cấu tín dụng của từng loại tín dụng (là tỷ trọng của từng loại tín dụng trên tổng dư nợ). Từ kết cấu tín dụng đó, so sánh với kết cấu nguồn huy động, so với nhu cầu của nền kinh tế, sẽ giúp cho các nhà phân tích đánh giá, xem xét kết cấu tín dụng đã phù hợp với ngân hàng chưa từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp.
1.2. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG
1.2.1. Khái niệm tín dụng tiêu dùng
Tín dụng tiêu dùng là hoạt động cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ... bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch... cũng có thể được tài trợ bởi tín dụng tiêu dùng.
1.2.2. Đặc điểm của tín dụng tiêu dùng
Tín dụng tiêu dùng là một hoạt động tài trợ của NHTM vì vậy nó mang đầy đủ các đặc điểm của hoạt động cho vay ngoài ra hoạt động này cũng mang những đặc điểm riêng có khác với các loại hình tín dụng ngân hàng khác. Ở đây sẽ tập trung vào phân tích những đặc điểm đặc thù của hoạt động tín dụng tiêu dùng.
1.2.2.1. Đối tượng vay tiêu dùng
Khách hàng vay là cá nhân và các hộ gia đình. Vì vậy, tín dụng tiêu dùng còn tùy thuộc vào trình độ dân trí và thu nhập của họ. Cụ thể:
Những người có thu nhập cao thường có xu hướng vay nhiều hơn so với thu nhập hàng năm của mình. Những gia đình mà người chủ gia đình hay người tạo ra thu nhập chính cho gia đình có học vấn cao cũng như vậy. Với họ, việc vay mượn là một công cụ để đạt được mức sống như mong muốn hơn là một lựa chọn chỉ được dùng trong tình trạng khẩn cấp. Đối với các đối tượng này vay tiêu dùng nhằm tăng thêm khả năng thanh toán và coi nó như một khoản vay linh hoạt để chi tiêu khi mà tiền vốn tích luỹ của mình đã đầu tư trung hoặc dài hạn.
Những người có thu nhập trung bình thường vay mượn để mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền hơn là dùng chính tiền tích lũy, dự phòng của mình để trang trải cho những nhu cầu như vậy.
Những người có thu nhập thấp có nhu cầu tín dụng tiêu dùng không cao, việc vay vốn thường tạo sự cân đối giữa thu nhập và chi tiêu.
Những khách hàng có việc làm, mức thu nhập ổn định và có trình độ học vấn là những tiêu chí quan trọng để NHTM quyết định cho vay.
1.2.2.2. Mục đích của tín dụng tiêu dùng
Khách hàng vay để đáp ứng các mục đích sau:
+ Cho vay sửa chữa, mua sắm nhà cửa
+ Cho vay mua đất xây nhà ở
+ Cho vay mua xe ôtô, xe máy
+ Cho vay phục vụ các nhu cầu đời sống khác...
Mục đích vay nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình, không phải xuất phát từ mục đích kinh doanh. Do đó, nhu cầu vay tiêu dùng phụ thuộc vào tính cách của từng đối tượng khách hàng và chu kỳ kinh tế của người đi vay.
Trong thời kỳ nền kinh tế mở rộng, người dân cảm thấy lạc quan và tin tưởng vào thu nhập trong tương lai. Vì vậy, nhu cầu cho vay tiêu dùng tăng cao. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, rất nhiều cá nhân và hộ gia đình sẽ tăng cường tiết kiệm, chi tiêu ít hơn và hạn chế việc vay mượn từ ngân hàng.
1.2.2.3. Quy mô tín dụng tiêu dùng
Trong hoạt động cho vay tiêu dùng, quy mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ song tổng quy mô lại có giá trị lớn. Điều này hoàn toàn khác với hoạt động cho vay khác với quy mô của từng hợp đồng lớn hơn rất nhiều lần cho vay tiêu dùng. Đặc trưng này của cho vay tiêu dùng xuất phát từ đối tượng và mục đích đặc thù của nó. Khách hàng vay Ngân hàng là để chi cho tiêu dùng, mà những hàng hoá thông thường thì giá trị của nó không quá cao, đối với các hàng hoá có giá trị cao như nhà cửa, ô tô thì thông thường khách hàng đã tích luỹ từ trước và họ chỉ vay Ngân hàng để bù đắp phần thiếu hụt tạm thời mà thôi. Chính vì vậy so với các món vay kinh doanh thì các món vay tiêu dùng có quy mô nhỏ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, số lượng các món vay tiêu dùng lại rất lớn và lớn hơn nhiều lần so với các món vay kinh doanh bởi vì tính về số lượng thì cá nhân và hộ gia đình lớn hơn rất nhiều so với số lượng các doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng thì rất đa dạng và phong phú. Mặc dù, thực tế không phải tất cả các cá nhân và hộ gia đình đều là đối tượng vay tiêu dùng bởi vì một bộ phận lớn trong số họ có thu nhập chưa đủ để tiếp cận với dịch vụ này, song với xu thế ngày càng gia tăng thu nhập như hiện nay, nhu cầu hưởng thụ của người dân sẽ gia tăng. Không những thế nhu cầu của con người là vô hạn và nhu cầu này còn gia tăng nhanh hơn thu nhập. Đến lúc này mâu thuẫn giữa mong muốn thoả mãn nhu cầu và khả năng thanh toán sẽ nảy sinh và số người tìm đến Ngân hàng thương mại với mục đích vay tiêu dùng sẽ ngày càng tăng.
1.2.2.4. Lãi suất tín dụng tiêu dùng
Không như các khoản cho vay sản xuất kinh doanh có lãi suất thay đổi theo điều kiện thị trường, lãi suất trong cho vay tiêu dùng được xem là khá “cứng nhắc”, thường được cố định trong suốt thời gian vay đặc biệt là trong cho vay tiêu dùng trả góp. Điều này là do:
Thứ nhất, tín dụng tiêu dùng là các khoản cho vay có giá trị không cao, nên lãi suất cho vay thường cố định.
Thứ hai, khách hàng vay tiêu dùng dường như kém nhạy cảm với lãi suất. Người tiêu dùng thường quan tâm đến khoản trả hàng tháng hơn là lãi suất (mặc dù rõ ràng chính lãi suất ghi trên hợp đồng ảnh hưởng đến quy mô số tiền phải trả). Trong khi lãi suất không phải là một trong những yếu tố quan trọng mà khách hàng vay tiêu dùng quan tâm thì mức thu nhập và trình độ dân trí lại tác động rất lớn đến việc vay và sử dụng các khoản tiền vay của người tiêu dùng.
1.2.2.5. Rủi ro của tín dụng tiêu dùng
Tín dụng tiêu dùng được xem là khoản mục rủi ro cao nhất trong danh mục cho vay của ngân hàng. Bên cạnh các yếu tố khách quan như môi trường kinh tế xã hội, môi trường tự nhiên (thiên tai, hạn hán, lũ lụt…), hoạt động tín dụng tiêu dùng còn đối diện với các rủi ro bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, xuất phát từ đối tượng cho vay tiêu dùng là cá nhân và hộ gia đình. Người đi vay dễ dàng giữ kín các thông tin đáng ra phải trình bày (như triển vọng công việc cũng như sức khỏe của họ) nên chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao. Tư cách của khách hàng là yếu tố rất quan trọng quyết định sự hoàn trả của khoản vay nhưng lại rất khó xác định. Khả năng trả nợ của khách hàng thay đổi nhanh chóng khi họ thay đổi điều kiện làm việc hoặc tình trạng sức khỏe. Hơn nữa, cá nhân và hộ gia đình không thể dễ dàng vượt qua các khó khăn về tài chính so với một hãng kinh doanh. Đó là chưa kể tới trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo, chây ỳ với hy vọng có thể quỵt nợ, hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt. Trong những trường hợp này thì dù ngân hàng có nắm giữ tài sản đảm bảo hay không thì vẫn phải đối mặt với rủi ro giảm thu nhập.
Thứ hai, xuất phát từ đặc điểm lãi suất khoản tín dụng tiêu dùng là khá “cứng nhắc” nên ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất khi chi phí huy động vốn tăng lên.
Thứ ba, xuất phát từ đặc điểm tín dụng tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kỳ. Nhu cầu vay vốn tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Trên thực tế, tỷ lệ các khoản tín dụng tiêu dùng không được thanh toán thường gấp nhiều lần so với tỷ lệ các khoản cho vay kinh doanh không được thanh toán và chiếm nhiều nhất trong hầu hết các loại cho vay.
1.2.2.6. Chi phí cho khoản tín dụng tiêu dùng
Tín dụng tiêu dùng là một trong những khoản mục có chi phí bình quân lớn nhất trong danh mục cho vay của ngân hàng. Điều này xuất phát từ đặc điểm của các khoản tín dụng tiêu dùng là quy mô mỗi món vay thường rất nhỏ, thời gian vay không kéo dài và độ rủi ro cao. Hơn nữa, các thông tin về các cá nhân thường không đầy đủ và chính xác hoàn toàn nên ngân hàng phải mất rất nhiều chi phí và thời gian trong khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng. Đồng thời số lượng các khoản tín dụng tiêu dùng thường lớn nên ngoài các chi phí trên, ngân hàng còn phải chịu các chi phí khác như chi phí quản lý khoản vay, theo dõi và kiểm tra khách hàng thường xuyên…Những điều này khiến cho việc thực hiện một khoản tín dụng tiêu dùng đối với ngân hàng là rất tốn kém, chi phí lớn.
1.2.2.7. Lợi nhuận từ tín dụng tiêu dùng
Như đã đề cập ở trên, quy mô của các món vay tiêu dùng không lớn nhưng số lượng các món vay là không nhỏ nên tổng quy mô cho vay là rất lớn. Bên cạnh đó, do tính rủi ro cao nên khách hàng đến vay thường phải chịu một mức lãi suất không nhỏ. Ngoài ra trong trường hợp khách hàng không thanh toán nợ gốc nợ lãi đến hạn thì phải chịu mức lãi phạt rất lớn so với mức lãi suất trong hợp đồng. Hoạt động này tỏ ra khá hiệu quả vì lợi nhuận mà ngân hàng thu về là rất lớn.
1.2.3. Phân loại tín dụng tiêu dùng
Tùy theo các tiêu thức, mục đích mà ta có thể phân loại tín dụng tiêu dùng thành các hình thức khác nhau.
1.2.3.1. Căn cứ vào mục đích vay
Tín dụng tiêu dùng cư trú (Residential morage loan):
Là các khoản cho vay nhằm phục vụ nhu cầu mua mới hoặc sửa chữa nhà ở, căn hộ và trong một số trường hợp bao gồm cả đất đai. Tín dụng tiê