Chuyên đề Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tín dụng theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

Tính tất yếu của đề tài: Trong thời đại hiện nay, xu hướng toàn cầu hoá ngày càng trở nên phổ biến với mọi quốc gia trên thế giới. Cùng với xu hướng đó là nhu cầu buôn bán trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia khác nhau diễn ra ngày càng lớn. Quá trình tiến hành một cuộc trao đổi buôn bán hàng hoá được kết thúc bằng việc bên mua thanh toán tiền cho bên bán, nhận hàng và bên bán giao hàng hoá, nhận tiền. Các khâu trên đều diễn ra giữa các quốc gia khác nhau, khoảng cách địa lý lớn nên việc thanh toán, trao đổi diễn ra không dễ dàng nếu như không có bên thứ 3 là ngân hàng đứng ra làm trung gian trong việc thanh toán. Do đó, giữa người mua và người bán việc thanh toán thường được thực hiện thông qua ngân hàng. Trong các nghiệp vụ thực hiện thanh toán quốc tế hiện nay thì phương thức thanh toán theo thư tín dụng chứng từ là chủ yếu, quan trọng, hiệu quả và phù hợp với bối cảnh hiện nay. Là một phương thức được sử dụng khá phổ biến nên việc hiểu và nắm rõ các nghiệp vụ, quy định pháp lý về nó cũng rất cần thiết để phòng và tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra cho tất cả các bên khi tham gia vào hoạt động ngoại thương. Hơn nữa khi thực hiện hoạt động thanh toán nếu có xảy ra sai sót thì thường gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho tất cả các bên tham gia. Hậu quả đó có thể liên quan đến uy tín của ngân hàng, khách hàng hay là những thiệt hại về mặt kinh tế. Chính vì lý do trên mà em quyết định chọn đề tài “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tín dụng theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP An Bình” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề: Tìm hiểu về nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ABBANK, thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C, để từ đó đánh giá thực trạng và đề xuất, kiến nghị các giải pháp để hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề: Đối tượng nghiên cứu là các rủi ro thường gặp trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ABBANK. Phạm vi nghiên cứu là các rủi ro thường gặp trong phương thức L/C của Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà Nội thời gian nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2009 . Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề: Trong bài có sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê. Kết cấu của chuyên đề: : Chuyên đề có kết cấu gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương I: Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBANK) chi nhánh Hà Nội và trung tâm thanh toán quốc tế tại ABBANK Chương II: Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT tại ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà Nội Chương III: Định hướng phát triển và giải pháp nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT tại ABBANK.

doc53 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2637 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tín dụng theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ **********************  CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Đề tài: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tín dụng theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP An Bình Giáo viên hướng dẫn : TS. NGÔ THỊ TUYẾT MAI Sinh viên thực hiện : Nguyến Kim Dung MSSV : CQ480379 Lớp : Kinh tế quốc tế B Khóa : 48 Hà Nội, 05/2010 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ABBank : Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình TDCT : Tín dụng chứng từ CN/PGD : Chi nhánh / Phòng giao dịch TTTTQT : Trung tâm Thanh toán quốc tế TTQT : Thanh toán quốc tế G Đ : Giám đốc PGĐ : Phó giám đốc NHPH : Ngân hàng phát hành QLRR : Quản lý rủi ro RR : Rủi ro XNK : Xuất nhập khẩu DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Bảng 2.1:  Tình hình hoạt động và tỷ trọng các phương thức TTQT tại ABBANK chi nhánh Hà Nội   Bảng 2.2:  Tình hình thanh toán L/C nhập khẩu tại ABBANK chi nhánh Hà Nội   Bảng 2.3:  Tình hình thanh toán L/C xuất khẩu tại ABBANK chi nhánh Hà Nội   Bảng 2.4:  Tình hình thanh toán L/C tại ABBANK chi nhánh Hà Nội   Bảng 2.5:  Nguyên lý ba tuyến phòng thủ để hạn chế rủi ro tại ABBANK   Hình 2.1:  Nhân sự ABBANK năm 2008   LỜI MỞ ĐẦU Tính tất yếu của đề tài: Trong thời đại hiện nay, xu hướng toàn cầu hoá ngày càng trở nên phổ biến với mọi quốc gia trên thế giới. Cùng với xu hướng đó là nhu cầu buôn bán trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia khác nhau diễn ra ngày càng lớn. Quá trình tiến hành một cuộc trao đổi buôn bán hàng hoá được kết thúc bằng việc bên mua thanh toán tiền cho bên bán, nhận hàng và bên bán giao hàng hoá, nhận tiền. Các khâu trên đều diễn ra giữa các quốc gia khác nhau, khoảng cách địa lý lớn nên việc thanh toán, trao đổi diễn ra không dễ dàng nếu như không có bên thứ 3 là ngân hàng đứng ra làm trung gian trong việc thanh toán. Do đó, giữa người mua và người bán việc thanh toán thường được thực hiện thông qua ngân hàng. Trong các nghiệp vụ thực hiện thanh toán quốc tế hiện nay thì phương thức thanh toán theo thư tín dụng chứng từ là chủ yếu, quan trọng, hiệu quả và phù hợp với bối cảnh hiện nay. Là một phương thức được sử dụng khá phổ biến nên việc hiểu và nắm rõ các nghiệp vụ, quy định pháp lý về nó cũng rất cần thiết để phòng và tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra cho tất cả các bên khi tham gia vào hoạt động ngoại thương. Hơn nữa khi thực hiện hoạt động thanh toán nếu có xảy ra sai sót thì thường gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho tất cả các bên tham gia. Hậu quả đó có thể liên quan đến uy tín của ngân hàng, khách hàng hay là những thiệt hại về mặt kinh tế. Chính vì lý do trên mà em quyết định chọn đề tài “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tín dụng theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP An Bình” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề: Tìm hiểu về nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ABBANK, thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C, để từ đó đánh giá thực trạng và đề xuất, kiến nghị các giải pháp để hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề: Đối tượng nghiên cứu là các rủi ro thường gặp trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ABBANK. Phạm vi nghiên cứu là các rủi ro thường gặp trong phương thức L/C của Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà Nội thời gian nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2009 . Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề: Trong bài có sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê. Kết cấu của chuyên đề: : Chuyên đề có kết cấu gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương I: Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBANK) chi nhánh Hà Nội và trung tâm thanh toán quốc tế tại ABBANK Chương II: Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT tại ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà Nội Chương III: Định hướng phát triển và giải pháp nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT tại ABBANK. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH CHI NHÁNH HÀ NỘI VÀ TRUNG TÂM THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1. Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đã được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động ngân hàng số 0031/NH-GP ngày 15/04/1993 và có hiệu lực từ ngày 18/9/1997 trong thời hạn 20 năm. Theo quyết định chấp thuận số 1333 ngày 07/9/2005 của ngân hàng nhà nước, ngân hàng đã được phép chuyển đổi từ Ngân hàng cổ phần nông thôn thành Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị với Tên Ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Tên giao dịch: An Bình Bank Tên viết tắt: ABBANK Hội sở: 170 Hai Bà Trưng, P. Đa Kao, Q.1, Tp.HCM Điện thoại: (84-8) 38 244 855 Fax: (84-8) 38 244 856 Ngân hàng được phép tiến hành đầy đủ các hoạt động của Ngân hàng bao gồm hoạt động huy động, nhận tiền gửi ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức, cá nhân khác nhau, hoạt động cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức, cá nhân khác nhau dựa vào tính chất và năng lực nguồn vốn của Ngân hàng, tiến hành các giao dịch ngoại hối, các dịch vụ hỗ trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá, cung cấp các giao dịch giữa các khách hàng với nhau và các ngân hàng khác khi Ngân hàng nhà nước cho phép. Với vốn điều lệ từ khi thành lập là 1 tỷ đồng, sau gần 20 năm hoạt động và phát triển trải qua nhiều lần tăng vốn điều lệ, đến nay ABBANK đã có sự bứt phá mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Với những mốc đánh dấu sự phát triển của ABBANK là năm 2005, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trở thành cổ đông chiến lược của ABBANK. Tháng 7/11/2006, ABBANK đã phát hành công phiếu của EVN cùng với ngân hàng Deustch Bank và quỹ đầu tư Vina Capital. Tháng 6/12/2006, ký hợp đồng triển khai giải pháp phần mềm ngân hàng lõi (core banking solutions) với Temenos và khai trương trung tâm thanh toán quốc tế tại Hà Nội. Tháng 01/2007, tạp chí Asia Money bình chọn ABBANK là nhà phát hành trái phiếu công ty bản tệ tốt nhất Châu Á. Tháng 3/2007, ABBANK ký hợp đồng liên kết chiến lược với Agribank. Tháng 4/2007, ABBANK trở thành thành viên của mạng thanh toán PAYNET. Tháng 5/2007, ABBANK được ban tổ chức hội chợ tài chính- ngân hàng- bảo hiểm Banking Expo 2007 trao giải thưởng Quả Cầu Vàng – the Best Banker cho ngân hàng “phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ công nghệ cao”. Tháng 10/2007, tăng vốn điều lệ lên 2300 tỷ đồng. Tháng 3/2008, ABBANK ký kết hợp tác chiến lược với Maybank – Ngân hàng lớn nhất Malaysia. Tháng 4/2008, ABBANK được trao giải “Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc 2007” do Wachoviabank – một trong bốn ngân hàng lớn nhất của Mỹ trao tặng. ABBANK được trao giải "Nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia 2008" do Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng. Tháng 9/2008, Maybank chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của ABBANK với tỷ lệ sở hữu là 15%. Tính đến tháng 12/2009 ABBank chính thức tăng vốn điều lệ lên là 3.482 tỷ đồng. Với mong muốn mở rộng quy mô hoạt động và đáp ứng nhu cầu thị trường và nhu cầu của ngân hàng, ABBANK đã tiến hành thâm nhập thị trường miền Bắc và thành lập chi nhánh ABBANK ở Hà Nội tháng 2/2006 có địa chỉ tại 101 Láng Hạ, Chi nhánh ABBANK Hà nội là chi nhánh Ngân hàng cấp 1, có địa bàn hoạt động rộng với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp. Chi nhánh là một đơn vị thành viên của hệ thống Ngân hàng TMCP An Bình, thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng thương mại, huy động vốn, cho vay, thu nợ và các dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng. 1.2. Giới thiệu về trung tâm thanh toán quốc tế 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm thanh toán quốc tế Tháng 6/2006, ABBANK quyết định thành lập chi nhánh ABBANK tại Hà Nội. Xuất phát từ nhu cầu mở rộng thị trường và mục tiêu phát triển của ngân hàng nên tháng 12/2006, ABBANK đã khai trương Trung tâm thanh toán quốc tế tại Hà Nội. Trung tâm Thanh toán quốc tế là đơn vị trực thuộc Hội sở ABBank, được thành lập làm đầu mối thống nhất xử lý các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ABBank. Mục tiêu của ABBANK về hoạt động thanh toán quốc tế là tập trung vào các khách hàng xuất nhập khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế chính xác, an toàn, hiệu quả và phấn đấu trở thành ngân hàng số một về dịch vụ thanh toán quốc tế. Hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế đã tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Năm 2007, triển khai được tất cả các sản phẩm thanh toán quốc tế trên toàn hệ thống, phát triển hệ thống ngân hàng đại lý với trên 2000 ngân hàng tại hơn 70 quốc gia, trở thành thành viên của hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính thế giới (SWIFT). Năm 2008, mạng lưới ngân hàng đại lý của ABBank phát triển nhanh chóng với khoảng 4000 chi nhánh thuộc 382 ngân hàng tại 71 quốc gia. Vào tháng 4/2008, ABBANK được Ngân hàng Wachovia (một trong bốn ngân hàng lớn nhất nước Mỹ) trao danh hiệu là “Ngân hàng Thanh Toán Quốc Tế Xuất Sắc”. Khối lượng giao dịch của ABBANK năm 2008 đã tăng lên khoảng 300% so với 2007, cả về doanh số và phí dịch vụ. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức của trung tâm thanh toán quốc tế Về cơ cấu tổ chức của Trung tâm thanh toán quốc tế tại miền Bắc bao gồm 4 bộ phận là: - Phòng TTQT nhân sự có trưởng phòng, phó phòng, các chuyên viên TTQT chia thành bộ phận xuất và bộ phận nhập. - Bộ phận SWIFT. - Bộ phận TRADE SALE thực hiện việc kinh doanh bằng cách bán hàng quốc tế. - Bộ phận quan hệ với các định chế tài chính giữa các ngân hàng và các công ty tài chính (gọi tắt là Bộ phận FI). Cụ thể trong sơ đồ sau: 1.3. Mô hình thanh toán tại Trung tâm thanh toán quốc tế của ABBANK Hiện nay, tại Trung tâm thanh toán quốc tế của ABBank tổ chức thanh toán quốc tế theo mô hình thanh toán tập trung. Tức là mọi nghiệp vụ thanh toán quốc tế của các CN/PGD trong hệ thông đều thông qua một đầu mối là Trung tâm thanh toán quốc tế và hệ thống tài khoản nostro duy nhất của ABBank. Trong đó trách nhiệm của các đơn vị cụ thể là: Với trung tâm Thanh toán quốc tế có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ giao dịch TTQT đã được ký xác nhận của CN/PGD, kiểm tra tính xác thực bằng Teskey và nội dung của hồ sơ, chấp nhận hoặc từ chối. Nếu chấp nhận, tiến hành hạch toán nội bảng, ngoại bảng và nhập dữ liệu trên phần mềm T24 và SWIFT. Chịu trách nhiệm về nội dung và tính xác thực của điện/thư chuyển đi/đến qua hệ thống SWIFT và các ngân hàng đại lý. Thực hiện các giao dịch TTQT trực tiếp với các ngân hàng đại lý. Chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ TTQT trên toàn hệ thống ABBank. Dựa trên quy trình TTQT, Giám đốc Trung tâm TTQT sẽ ban hành các mẫu biểu có liên quan thống nhất trong toàn hệ thống ABBank. Với các chi nhánh có trách nhiệm tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến các khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ TTQT. Tư vấn, hướng dẫn khách hàng các dịch vụ TTQT, chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt cho vay và thu hồi nợ liên quan tới TTQT. Có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, chính xác của hồ sơ yêu cầu với từng nghiệp vụ cụ thể, lập phiếu yêu cầu hạch toán đầy đủ, đúng theo mức phí hiện hành hợp theo thẩm quyền phê duyệt và gửi TTTTQT. Trách nhiệm của PGD không được phép trực tiếp thực hiện nghiệp vụ TTQT, không được phép hạch toán chuyển tiền đi (hoặc đến) qua tài khoản Nostro. Được thực hiện một số công việc liên quan gồm: Tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến các khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ TTQT. Tư vấn, hướng dẫn khách hàng các dịch vụ TTQT, chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt cho vay trong hạn mức được phép và thu hồi các khoản nợ liên quan tới TTQT. Trách nhiệm của khối nguồn vốn đảm bảo nguồn vốn thanh toán trên tài khoản Nostro để thực hiện các giao dịch TTQT. Trách nhiệm của Trung tâm CNTT hỗ trợ về kỹ thuật trên website cho TTTTQT trong hoạt động giới thiệu sản phẩm. Chịu trách nhiệm đảm bảo cơ sở hạ tầng về phần cứng, phần mền vi tính, các giao diện tương thích … để phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI ABBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1. Khái quát thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C tại ABBANK Từ năm 2006, hoạt động TTQT của ABBank được mở rộng sang thị trường miền Bắc, với các hoạt động chủ yếu liên quan đến các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đó là: Chuyển tiền quốc tế bao gồm chuyển tiền đi, chuyển tiền đến từ nước ngoài. Thanh toán bằng tín dụng chứng từ (gọi tắt là L/C) gồm L/C nhập, L/C xuất. Thanh toán nhờ thu: nhờ thu hàng nhập khẩu, nhờ thu hàng xuất khẩu. Hoạt động thanh toán quốc tế của ABBank tại chi nhánh Hà Nội mới đi vào hoạt động từ năm 2006 song đã đạt được những thành tựu nhất định. BẢNG 2.1: Tình hình hoạt động và tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế tại ABBANK chi nhánh Hà Nội Đơn vị tính:triệu USD Năm  L/C  Nhờ thu  Chuyển tiền    Doanh số  Tỷ trọng (%)  Doanh số  Tỷ trọng (%)  Doanh số  Tỷ trọng (%)   2007  39,489  40,34  11,256  11,50  47,124  48,16   2008  51,354  42,38  14,012  11,56  55,793  46,06   2009  146,035  68,83  11,354  5,35  54,753  25,82   Nguồn: TTTTQT của ABANK chi nhánh Hà Nội Số liệu bảng 2.1 cho ta thấy doanh số thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Hà Nội từ năm 2007 đến năm 2009 nhìn chung đều tăng lên ở tất cả các phương thức thanh toán. Trong đó, phương thức chuyển tiền và nhờ thu đang có hướng giảm đi, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tăng lên cả về doanh số và tỷ trọng trong các năm. Cụ thể: Năm 2007 doanh số thu từ phương thức thanh toán TDCT đạt 39,489 triệu USD chiếm 40,34%, sang năm 2008 doanh số này tăng lên là 51,354 triệu USD chiếm 42,38%. Và đặc biệt tăng mạnh năm 2009 gần gấp 2 lần năm 2008 chiếm tỷ trọng là 68,83%. Mặc dù năm 2008, 2009 là 2 năm có nhiều biến động lớn về thị trường tài chính ngân hàng toàn cầu song hoạt động TTQT của ABBank chi nhánh Hà Nội vẫn tiếp tục tăng và được duy trì. Điều này được lý giải bởi: Năm 2008, nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng ảnh hưởng không ít đến nền kinh tế Việt Nam. Chính phủ Việt Nam sử dụng nhiều biện pháp kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ, kiềm chế đầu tư công. Chính sách này, gây ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng thương mại đó là phải đối mặt với nguy cơ rủi ro thanh khoản, tốc độ tăng trưởng giảm, lợi nhuận bị ảnh hưởng. Và cũng gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động xuất nhập khẩu. Nắm bắt được khó khăn này mà năm 2008, ABBANK đã tích cực, chủ động, linh hoạt đưa ra các chính sách đối phó. Cụ thể, ABBANK xác định đây là năm tăng cường, nâng cao chất lượng dịch vụ do ABBank cung cấp thông qua việc xây dựng và áp dụng các chuẩn đối với sản phẩm dịch vụ, tăng cường công tác đào tạo, thu hút nhân lực, xây dựng văn hoá An Bình, văn hoá bán hàng và phục vụ khách hàng trên toàn hệ thống. Mặt khác, ABBank thực hiện tăng cường đoàn kết với đối tác chiến lược trong và ngoài nước như EVN, Maybank xây dựng kế hoạch kinh doanh, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ và nguồn vốn, các hoạt động thương mại như thiết lập các hoạt động tài trợ thương mại, tài trợ các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Tập đoàn điện lực hỗ trợ nguồn vốn hoạt động, Maybank hỗ trợ ABBank trong công tác quản lý rủi ro, chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng chiến lược nhân sự, tư vấn và cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin. Các chính sách đúng đắn và hợp với thời cuộc nên đã giúp cho doanh số và tỷ trọng hoạt động thanh toán quốc tế tăng lên. Sang năm 2009, nhờ có kinh nghiệm được rút ra sau năm 2008 và các quyết sách đúng đắn vượt qua giai đoạn khó khăn. TTTTQT tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong hoạt động ngoại thương nên hoạt động TTQT tiếp tục tăng năm sau cao gần gấp đôi năm trước. Số liệu bảng 2.1 cũng cho thấy, trong các hoạt động thanh toán quốc tế tại ABBank chi nhánh Hà Nội thì thanh toán theo phương thức L/C là chủ yếu tỷ trọng luôn tăng qua các năm bởi những ưu điểm của nó trong thanh toán, tính công bằng trong phân chia quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Tỷ trọng của phương thức TDCT này là 68,83% vào năm 2009. Sau đó là phương thức chuyển tiền, được thực hiện chủ yếu với những khách hàng là đối tác quen thuộc và làm ăn lâu năm với ABBank. Còn đối với thanh toán bằng nhờ thu thì đây là phương thức ít được thực hiện tại ABBank. Đồng thời bảng 2.1 cũng phản ánh rõ phương thức thanh toán theo L/C trong TTQT đang có xu hướng gia tăng. Tại ABBank thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ là nghiệp vụ thanh toán quốc tế gồm quy trình thanh toán thư tín dụng nhập khẩu và quy trình thanh toán thư tín dụng xuất khẩu. Thanh toán thư tín dụng nhập khẩu (L/C nhập khẩu) là nghiệp vụ thanh toán quốc tế mà ở đó ABBank tiến hành việc phát hành/sửa đổi L/C nhập khẩu trả ngay/trả chậm ngắn hạn, tiến hành ký bảo lãnh/uỷ quyền nhận hàng/ký hậu vận đơn theo yêu cầu của khách hàng và tiến hành thanh toán L/C nhập khẩu khi khách hàng xuất trình bộ chứng từ phù hợp. Và thanh toán thư tín dụng xuất khẩu (L/C xuất khẩu) là nghiệp vụ thanh toán quốc tế mà ở đó ABBank tiến hành việc tiếp nhận thư/điện phát hành L/C sửa đổi L/C xuất để chuyển đến ngân hàng thanh toán theo chỉ định từ khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến báo Có tài khoản cho khách hàng khi ABBank nhận được thông báo thanh toán từ ngân hàng thanh toán. Kể từ khi hoạt động thì số lượng bộ L/C được phát hành cũng như thanh toán L/C nhập và xuất khẩu tại ABBank luôn tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Dưới đây là tình hình thực hiện của riêng thanh toán theo L/C tại ABBank trong 3 năm 2007, 2008 và 2009: BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH THANH TOÁN L/C NHẬP KHẨU TẠI ABBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI Đơn vị tính:triệu USD NỘI DUNG  NĂM 2007  NĂM 2008  NĂM 2009    SỐ MÓN  SỐ TIỀN  SỐ MÓN  SỐ TIỀN  SỐ MÓN  SÓ TIỀN   Phát hành L/C  158  12,14  269  17,405  468  69,651   Thanh toán L/C nhập  102  17,69  272  15,786  451  45,321   Tổng  260  29,83  541  33,191  919  114,972   BẢNG 2.3: TÌNH HÌNH THANH TOÁN L/C XUẤT KHẨU TẠI ABBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI Đơn vị tính:triệu USD NỘI DUNG  NĂM 2007  NĂM 2008  NĂM 2009    SỐ MÓN  SỐ TIỀN  SỐ MÓN  SỐ TIỀN  SỐ MÓN  SÓ TIỀN   Thông báo L/C  74  4,762  94  9,411  138  18,417   Thanh toán L/C xuất  51  4,897  157  8,752  114  12,646   Tổng  125  9,659  251  18,163  252  31,063   Nguồn: TTTTQT của ABANK chi nhánh Hà Nội Bảng trên cho thấy, hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại ABBank tăng lên cả về số món và số tiền. Số L/C nhập khẩu được thanh toán có số món và giá trị tăng lên vào năm 2009 với tổng doanh số thanh toán L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu là 57,967 triệu USD so với năm 2008 là 24,538 triệu USD tăng gấp hơn 2 lần. Mặt khác, nhìn bảng 2.2 và 2.3, thấy rằng số L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu được thanh toán năm 2009 cũng đều tăng hơn so với năm 2008. So sánh giữa L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu tại ABBank thì L/C nhập khẩu thường chiếm tỷ trọng lớn hơn so với L/C xuất khẩu.Cụ thể năm 2008, L/C nhập khẩu chiếm 64,63%. Năm 2009, doanh số L/C xuất khẩu là 31,063 triệu USD chiếm 21,27%, còn lại là L/C nhập khẩu chiếm 78,73%. Điều này được lý giải là do đặc điểm của thị trường Việt Nam cũng như khách hàng doanh nghiệp xuất khẩu của ABBank thực hiện xuất khẩu chủ yếu là những mặt hàng nông sản, sản phẩm thô như gạo, thuỷ sản và sản phẩm công nghiệp nhẹ như dệt may có giá trị thấp. Còn nhập khẩu thì đa số là nhập khẩu sản phẩm công nghệ cao, máy móc thiết bị, linh kiện điện tử có giá trị về tiền lớn. Chính vì sự chênh lệch đó mà trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C chủ yếu là phục vụ cho việc mở L/C và thanh toán cho L/C nhập khẩu. Những con số cho thấy hoạt động tha
Luận văn liên quan