Chuyên đề Giới thiệu và cấu hình dịch vụ DHCP

Mỗi thiết bị trên mạng có dùng bộ giao thức TCP/IP đều phải có một địa chỉ IP hợp lệ, phân biệt. Để hỗ trợ cho vấn đề theo dõi và cấp phát các địa chỉ IP được chính xác, tổ chức IETF (Internet Engineering Task Force) đã phát triển ra giao thức DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol). Để tạo một DHCP server thì máy cài Windows 2003 Server phải đáp ứng các yêu cầu sau: • Đã cài dịch vụ DHCP. • Mỗi interface phải được cấu hình bằng một địa chỉ IP tĩnh. • Đã chuẩn bị sẵn danh sách các địa chỉ IP định cấp phát cho các máy client DHCP có nhiệm vụ là cấp địa chỉ IP động cho các máy client khi yêu cầu từ máy client. Ngày nay, hầu hết các mạng TCP/IP đều sử dụng DHCP để tự động cấp các địa chỉ IP và các tham số cho các máy khách. Khi đã cài dịch vụ DHCP, chúng ta dựa vào máy phục vụ DHCP để tự động cung cấp thông tin cơ bản cần thiết cho hoạt động nối mạng TCP/IP gồm các thành phần sau: địa chỉ IP, mặt nạ mạng con, bộ định tuyến mặc định, máy phục vụ DNS chính và phụ, tên vùng DNS. Cơ chế sử dụng các thông số mạng được cấp phát động có ưu điểm hơn so với cơ chế khai báo tĩnh các thông số mạng như: • Khắc phục được tình trạng đụng địa chỉ IP và giảm chi phí quản trị cho hệ thống mạng. • Giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ (ISP) tiết kiệm được số lượng địa chỉ IP thật (Public IP). • Phù hợp cho các máy tính thường xuyên di chuyển qua lại giữa các mạng. • Kết hợp với hệ thống mạng không dây (Wireless) cung cấp các điểm Hotspot như: nhà ga, sân bay, trường học.

doc22 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2878 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giới thiệu và cấu hình dịch vụ DHCP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 2: GIỚI THIỆU VÀ CẤU HÌNH DỊCH VỤ DHCP Giới thiệu dịch vụ DHCP: Mỗi thiết bị trên mạng có dùng bộ giao thức TCP/IP đều phải có một địa chỉ IP hợp lệ, phân biệt. Để hỗ trợ cho vấn đề theo dõi và cấp phát các địa chỉ IP được chính xác, tổ chức IETF (Internet Engineering Task Force) đã phát triển ra giao thức DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol). Để tạo một DHCP server thì máy cài Windows 2003 Server phải đáp ứng các yêu cầu sau: Đã cài dịch vụ DHCP. Mỗi interface phải được cấu hình bằng một địa chỉ IP tĩnh. Đã chuẩn bị sẵn danh sách các địa chỉ IP định cấp phát cho các máy client DHCP có nhiệm vụ là cấp địa chỉ IP động cho các máy client khi yêu cầu từ máy client. Ngày nay, hầu hết các mạng TCP/IP đều sử dụng DHCP để tự động cấp các địa chỉ IP và các tham số cho các máy khách. Khi đã cài dịch vụ DHCP, chúng ta dựa vào máy phục vụ DHCP để tự động cung cấp thông tin cơ bản cần thiết cho hoạt động nối mạng TCP/IP gồm các thành phần sau: địa chỉ IP, mặt nạ mạng con, bộ định tuyến mặc định, máy phục vụ DNS chính và phụ, tên vùng DNS. Cơ chế sử dụng các thông số mạng được cấp phát động có ưu điểm hơn so với cơ chế khai báo tĩnh các thông số mạng như: Khắc phục được tình trạng đụng địa chỉ IP và giảm chi phí quản trị cho hệ thống mạng. Giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ (ISP) tiết kiệm được số lượng địa chỉ IP thật (Public IP). Phù hợp cho các máy tính thường xuyên di chuyển qua lại giữa các mạng. Kết hợp với hệ thống mạng không dây (Wireless) cung cấp các điểm Hotspot như: nhà ga, sân bay, trường học. Hoạt động của DHCP: DHCP làm việc theo mô hònh client / server (máy khách / máy chủ ). Do vậy, quá trình tương tác của DHCP diễn ra giữa DHCP client và server diễn ra theo các bước sau: Khi máy client khởi động, nó sẽ tự động gởi một gói tin yêu cầu đến máy server, trong gói tin này có kèm theo địa chỉ MAC của máy client Máy server trên mạng nhận được yêu cầu đó liền cấp một địa chỉ IP cho máy khách trong khoảng thời gian nhất định đồng thời cũng kèm theo 1 subnet mask và địa chỉ IP của server. Server không cấp phát 2 địa chỉ giống nhau cùng một lúc, và địa chỉ mà máy client nhận được từ server là địa chỉ duy nhất trong hệ thống mạng. Sau đó, client sẽ gởi thông điệp báo cho server biết đã chấp nhận IP mà DHCP server đã cấp cho mình. Khi mà máy DHCP server cấp cho máy cho client thì địa chỉ đó sẻ không được cấp cho các máy khác. Sau đó, server sẽ rút các IP còn lại cung cấp cho máy khác DHCP đựơc thiết kế nhằm đơn giản hóa các tác vụ quản trị của vùng AD ( Active Directory). DHCP dùng để gán thông tin cấu hình cho các máy client, nhưvậy không tiết kiệm được thời gian trong giai đoạn lạp cấu hình hệ thống mà còn cung cấp cơ chế tập trung cập nhật cấu hình, DHCP cho phép chi phối hoạt động gán địa chỉ IP tại điểm tập trung Giới thiệu mô hình mạng: Hình 1: Mô hình mạng Mô hình mạng trên được xây dựng gồm một DHCP Server với địa chỉ IP: 192.168.10.1 sẽ cấp phát IP cho các Client ở các đường mạng khác nhau mà mô hình ở đây gồm 3 đường mạng là 192.168.10.0 ; 192.168.20.0 và 192.168.30.0 . Các máy client sẽ được DHCP cấp IP dựa vào các DHCP Relay. Các DHCP Relay được sử dụng như các Router mềm và được cấu hình trên máy Windows Server 2003 như sau: Start ->programs->Administrative tool -> Routing and Remote Access Hình 2: Vào Routing and Remote Access Khi nhấp vào Routing and Remote Access màn hình xuất hiện như hình vẽ và bắt đầu các thao tác cấu hình DHCP Relay. Click phải vào tên của máy server và chọn Configure and Enable Routing and Remote Access. (như hình 3 ) Hình 3: Bảng cấu hình DHCP Relay Sau khi chọn Configure and Enable Routing and Remote Access thì xuất hiện hộp thoại thông báo đầu tiên với lời chào và giới thiệu về dịch vụ Routing and Remote Access. Nhấn Next để tiếp tục vào bảng tiếp theo ( như hình 4 ) Hình 4: Bảng giới thiệu dịch vụ Nhấn Next ở hình 4 sẽ xuất hiện hộp thoại sau. Ở bảng này gồm 5 lựa chọn cho chúng ta chọn dịch vụ nào mà mình muốn cài đặt Remote access (dial_up or VPN): cho phép các Client từ xa kết nối từ xa thông qua mạng VPN hoặc dial-up Netword address translation (NAT): sử dụng NAT để cho phép mạng bên trong kết nối ra Internet sử dụng một IP Public Virtual Private Network (VPN) access and NAT: cho phép các client kết nối vào Server thông qua Internet sử dụng IP Public bằng mạng VPN Secure connection between two private networks: bảo mật và thực hiện kết nối hai đường mạng riêng biệt. Custom configuration: sử dụng các chức năng khác của Routing and Remote Access Hộp thoại này ta chọn Cusom configuration để tiếp tục (hình 5) Hình 5: Sau khi nhấn Next ở hình 5 thì xuất hiện một hộp thoại gồm nhiều lựa chọn khác nhau. Hộp thoại Custom Configuration gồm các lựa chọn VPN access: thực hiện kết nối VPN. Dial-up access: kết nối dial-up Demand-dial connections: yêu cầu kết nối giữa hai mạng NAT and basic firewall: cấu hình NAT chuyển đổi IP và thiết lập tường lửa LAN routing: định tuyến cho mạng LAN Ta chọn LAN Routing. Chọn Next Hình 6: Khi nhấn Next ở hình 6 sẽ xuất hiện bảng tiếp theo. Hộp thoại này xuất hiện lựa chọn mà mình chọn ở bảng trên nhằm giúp chúng ta xác nhận đúng như chúng ta chọn chua. Nếu đúng thì nhấn Finish để kết thúc việc cài đặt Hình 7: Khi nhấn Finish hoàn tất quá trình cài đặt dịch vụ thì xuất hiện hộp thoại thông báo đã hoàn tất việc cài đặt và hỏi xem có muốn khởi động dịch vụ chưa (hình 8). Nếu muốn thì nhấn Yes nếu chưa muốn khởi động dịch vụ bây giờ thì nhấn No Hình 8: bảng thông báo Ở đây chúng ta chọn Yes để khởi động dịch vụ, khi khởi động xong dịch vụ thì chúng ta bắt đầu thực hiện cấu hình bước tiếp theo là tạo ra một Static Route mới đó là nhấn phải vào Static Route chọn New Static Route (hình 9) Hình 9: tạo một Static route Khi nhấn vào tạo một Static Route mới thì sẽ xuất hiện một hộp thoại như hình 10, ở đây gồm các thông số sau: Interface: cổng giao tiếp mạng bên ngoài . Destination: địa chỉ đường mạng cần định tuyến tới. Network Mask : mặt nạ mạng cho Destination. Gateway: địa chỉ của Interface chuyển các gói tin đi ra. Metric: số lượng Router đi qua. Hình 10: Khi thực hiện các bước cấu hình cho Static Route mới tạo ra thì nhấn OK để đến với bước tiếp theo như hình 11. Khi cấu hình xong thì ở hình 11 xuất hiện hộp thoại gồm các thông số mà ta vừa cấu hình ở trên Hình 11: Tạo xong hộp thoại Static Route gồm các thông số được xác định ta tiếp tục click phải vào phần Genaral chọn New Routing protocol (hình 12) để tạo một bảng định tuyến. Hình 12: Khi tạo một NewRouting Protocol như hình 12 thì xuất hiện một hộp thoại sau ( hình 13) Hình 13: Chúng ta muốn tạo một router mềm nhằm sử dụng việc dùng DHCP server cấp phát IP cho các đường mạng khác nhau nên ở đây chọn là DHCP Relay Agent. Khi chọn là DHCP Relay Agent thì ở hộp thoại cấu hình sẽ xuất hiện thêm DHCP Relay Agent dưới NAT/Basic Friewal. Nhấn phải vào DHCP Relay Agent chọn New Interface như hình 14 Hình 14: Khi tạo xong một Interface ta click phải vào DHCP Relay Agent chọn Properties như hình 15 Hình 15: Khi click properties xuất hiên bảng như hình 16. Chúng ta đánh địa chỉ của máy DHCP server vào ô Server address rồi nhấn Apply để kết thúc Hình 16: Chọn Interface để cấp IP cùng đường mạng cho Client Hình 17: Hộp thoại cấu hình số lượng router đi qua và mặc định là 4 (Hop_Count) Hình 18: Khi cấu hình các dịch vụ xong chúng ta muốn biết những công việc mình làm có đúng không thì chúng phải biết bảng Route table. Ở hộp thoại Route table xem kết qủa mình định tuyến ở DHCP Rekay 1 có đúng chưa. Click phải vào Static Router chọn Show IP Routing Table nhưn hình 19. Hình 19: Khi click vào Show IP Routing Table thì xuất hiện bảng sau: Ở bảng Show IP Routing Table chỉ cho chúng ta thấy rõ các thông số mà chúng ta đã cấu hình 10. Đó là: Destination: 192.168.30.0 Netword mask:255.255.255.0 Gateway:192.168.20.2 Interface: INTEL CONNECTION Metric:1 Protocol: Static Hình 20: Cấu hình DHCP Relay 2 tương tự các bước được cài đặt như DHCP Relay 1 : Interface: cổng giao tiếp mạng bên ngoài . Destination: địa chỉ đường mạng cần tới. Network Mask : mặt nạ mạng cho Destination. Gateway: địa chỉ của Interface chuyển các gói tin đi ra. Metric: số lượng Router đi qua Hình 21: Cấu hình DHCP server Sau khi cài xong dịch vụ DHCP vào Star/programs/ Administrative Tools/DHCP như hình Hình 22 Sau khi đã cài đặt dịch vụ DHCP, bạn sẽ thấy biểu tượng DHCP trong menu Administrative Tools. Thực hiện theo các bước sau để tạo một scope cấp phát địa chỉ: Trong cửa sổ DHCP, nhấp phải chuột lên biểu tượng Server của bạn và chọn mục New Scope trong popup menu. Hình 22 Hình 22: Click vào New Scope sẽ xuất hiện bảng đầu tiên là lời giới thiệu về dịch vụ và hỏi bạn có muốn tiếp tục cài đặt và sử dụng dịch vụ không. Nếu muốn thì nhấn Next. Hình 23: Hộp thoại New Scope Wizard xuất hiện. Nhấn chọn Next. (hình 23) Trong hộp thoại Scope Name, bạn nhập vào tên và chú thích, giúp cho việc nhận diện ra scope này. Sau đó nhấn chọn Next. Hộp thoại này chúng ta chọn tên là Mang10 Hình 24: Hộp thoại IP Address Range xuất hiện. Bạn nhập vào địa chỉ bắt đầu và kết thúc của danh sách địa chỉ cấp phát. Sau đó bạn chỉ định subnet mask bằng cách cho biết số bit 1 hoặc hoặc nhập vào chuỗi số. Ở hộp thoại này ta nhập vào dãy địa chỉ IP là từ :192.168.10.3 đến 192.168.10.50 là số địa chỉ IP cần cấp phát cho client. Nhấn chọn Next Hình 25: Trong hộp thoại Add Exclusions, bạn cho biết những địa chỉ nào sẽ được loại ra khỏi nhóm địa chỉ đãchỉ định ở trên. Các địa chỉ loại ra này được dùng để đặt cho các máy tính dùng địa chỉ tĩnh hoặc dùng để dành cho mục đích nào đó. Để loại một địa chỉ duy nhất, bạn chỉ cần cho biết địa chỉ trong ô Start IP Address và nhấn Add. Để loại một nhóm các địa chỉ, bạn cho biết địa chỉ bắt đầu và kết thúc của nhóm đó trong Start IP Address và Stop IP Address, sau đó nhấn Add. Nút Remove dùng để huỷ một hoặc một nhóm các địa chỉ ra khỏi danh sách trên. Sau khi đã cấu hình xong, bạn nhấn nút Next để tiếp tục. Hình 26: Trong hộp thoại Lease Duration tiếp theo, bạn cho biết thời gian các máy trạm có thể sử dụng địa chỉ này. Theo mặc định, một máy Client sẽ cố làm mới lại địa chỉ khi đã sử dụng được phân nửa thời gian cho phép. Lượng thời gian cho phép mặc định là 8 ngày. Bạn có thể chỉ định lượng thời gian khác tuỳ theo nhu cầu. Sau khi đã cấu hình xong, nhấn Next để tiếp tục. Hình 27: Trong hộp thoại tiếp theo xuất hiên gồm 2 lựa chọn là chọn Yes để tiếp tục cấu hình dịch vụ, còn chọn No thì từ chối dịch vụ. Ở đây chọn Yes để tiếp tục cấu hình dịch vụ Hình 28: Trong hộp thoại Router (Default Gateway), bạn cho biết địa chỉ IP của default gateway mà các máy DHCP Client sẽ sử dụng và nhấn Add. Sau đó nhấn Next. Hinh 29: Trong hộp thoại Domain Name and DNS Server, bạn sẽ cho biết tên domain mà các máy DHCP client sẽ sử dụng, đồng thời cũng cho biết địa chỉ IP của DNS Server dùng phân giải tên. Sau khi đã cấu hình xong, nhấn Next để tiếp tục Hinh 30: Trong hộp thoại WINS SERVER tiếp theo, bạn có thể cho biết địa chỉ của của WINS Server chính và phụ dùng phân giải các tên NetBIOS thành địa chỉ IP. Sau đó nhấn chọn Next. (Hiện nay dịch vụ WINS ít được sử dụng, do đó bạn có thể bỏ qua bước này, không nhập thông tin gì hết.) Hình 31: Tiếp theo, hộp thoại Activate Scope xuất hiện, hỏi bạn có muốn kích hoạt scope này hay không. Scope chỉ có thể cấp địa chỉ cho các máy Client khi được kích hoạt. Nếu bạn định cấu hình thêm các thông tin tuỳ chọn cho scope thì chưa nên kích hoạt bây giờ. Sau khi đã lựa chọn xong, nhấn chọn Next. Hình 32: