Chuyên đề Hoa văn trên vải của người Mông ở thôn Cát Cát, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Hoa văn là một yếu tố thể hiện tư duy, trình độ thẩm mĩ và kỹ năng, kỹ xảo của người nghệ nhân tạo hình, nói rộng ra là của cả một cộng đồng dân cư. Nó phản ánh trình độ kinh tế, văn hoá, xã hội, lịch sử và dấu ấn thời đại của cộng đồng dân cư đó. Người Mông ở Cát Cát có một kho tàng văn hoá rất phong phú, độc đáo, trong đó hệ thống hoa văn trong nghệ thuật tạo hình dân gian nói chung, trang trí trên vải nói riêng đóng góp những giá trị không nhỏ. Nó hiện lên một cách đa dạng và mang theo phong cách tộc người góp phần hình thành bản sắc văn hoá dân tộc Mông. Về mặt kỹ thuật, trong quy trình tạo hình và trang trí hoa văn trên vải, người Mông nơi đây đã vận dụng nhiều kỹ năng, kỹ xảo một cách điêu luyện như triết nếp, khâu đột, khâu luồn sợi, khâu vắt; các kỹ thuật tạo hoa văn như thêu (thêu đột, thêu luồn sợi, thêu xoắn chỉ), in hoa văn bằng sáp ong (kỹ thuật ba tít), ghép vải. Công việc này được các em gái học từ những người bà, người mẹ, người chị ngay từ khi còn nhỏ theo phương pháp cầm tay chỉ việc vào những thời điểm nông nhàn hay những khi đi đường, đi chợ. Về mặt mĩ thuật, hệ thống hoa văn với các mô típ, các đồ án và phương pháp xử lý bố cục, màu sắc hoa văn trên vải của người Mông ở Cát Cát, nhất là trang phục phụ nữ của rực rỡ và cố tình vượt lên sắc xanh của thiên nhiên để tôn con người trước khung cảnh của núi rừng. Phong cách trang trí và tính quy phạm của các loại hoa văn với màu sắc của nó cũng thể hiện những luật tục, những kiêng kỵ trong cộng đồng. Như vậy, có thể khẳng định, hoa văn cũng là một trong những nguồn sử liệu quý khi nghiên cứu về lịch sử văn hoá tộc người. Chuyên đề Hoa văn trên vải của người Mông ở thôn Cát Cát, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai nhằm tìm hiểu những nét độc đáo trong trang trí dân gian trên trang phục của người Mông nơi đây. Chuyên đề nằm trong Đề tài Bảo tồn nghề dệt truyền thống, thuộc dự án Đầu tư bảo tồn làng truyền thống dân tộc Mông ở làng Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Chuyên đề được thực hiện bằng các phương pháp dân tộc học truyền thống, lấy kết quả điền dã làm tài liệu nghiên cứu chủ yếu.

doc25 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2544 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoa văn trên vải của người Mông ở thôn Cát Cát, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẪN LUẬN Hoa văn là một yếu tố thể hiện tư duy, trình độ thẩm mĩ và kỹ năng, kỹ xảo của người nghệ nhân tạo hình, nói rộng ra là của cả một cộng đồng dân cư. Nó phản ánh trình độ kinh tế, văn hoá, xã hội, lịch sử và dấu ấn thời đại của cộng đồng dân cư đó. Người Mông ở Cát Cát có một kho tàng văn hoá rất phong phú, độc đáo, trong đó hệ thống hoa văn trong nghệ thuật tạo hình dân gian nói chung, trang trí trên vải nói riêng đóng góp những giá trị không nhỏ. Nó hiện lên một cách đa dạng và mang theo phong cách tộc người góp phần hình thành bản sắc văn hoá dân tộc Mông. Về mặt kỹ thuật, trong quy trình tạo hình và trang trí hoa văn trên vải, người Mông nơi đây đã vận dụng nhiều kỹ năng, kỹ xảo một cách điêu luyện như triết nếp, khâu đột, khâu luồn sợi, khâu vắt; các kỹ thuật tạo hoa văn như thêu (thêu đột, thêu luồn sợi, thêu xoắn chỉ), in hoa văn bằng sáp ong (kỹ thuật ba tít), ghép vải. Công việc này được các em gái học từ những người bà, người mẹ, người chị ngay từ khi còn nhỏ theo phương pháp cầm tay chỉ việc vào những thời điểm nông nhàn hay những khi đi đường, đi chợ. Về mặt mĩ thuật, hệ thống hoa văn với các mô típ, các đồ án và phương pháp xử lý bố cục, màu sắc hoa văn trên vải của người Mông ở Cát Cát, nhất là trang phục phụ nữ của rực rỡ và cố tình vượt lên sắc xanh của thiên nhiên để tôn con người trước khung cảnh của núi rừng. Phong cách trang trí và tính quy phạm của các loại hoa văn với màu sắc của nó cũng thể hiện những luật tục, những kiêng kỵ trong cộng đồng. Như vậy, có thể khẳng định, hoa văn cũng là một trong những nguồn sử liệu quý khi nghiên cứu về lịch sử văn hoá tộc người. Chuyên đề Hoa văn trên vải của người Mông ở thôn Cát Cát, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai nhằm tìm hiểu những nét độc đáo trong trang trí dân gian trên trang phục của người Mông nơi đây. Chuyên đề nằm trong Đề tài Bảo tồn nghề dệt truyền thống, thuộc dự án Đầu tư bảo tồn làng truyền thống dân tộc Mông ở làng Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Chuyên đề được thực hiện bằng các phương pháp dân tộc học truyền thống, lấy kết quả điền dã làm tài liệu nghiên cứu chủ yếu. 1. ĐẶC ĐIỂM TƯ DUY TÁC ĐỘNG TỚI THỊ HIẾU THẨM MĨ VÀ HOA VĂN TRÊN VẢI 1.1. Lịch sử đấu tranh và di cư của người Mông tác động tới tư duy, tình cảm cộng đồng Vào đời nhà Chu, thế kỷ IX trước Công nguyên, trên khu vực người Mông cư trú ở vùng tiếp giáp Giang Tây – Quý Châu - Hồ Nam đã hình thành một nhà nước Sở, đánh dấu sự phát triển của cộng đồng người Mông: Có lãnh thổ, tiếng nói, có đời sống văn hoá riêng, có ý thức cố thủ ở một vùng hiểm yếu để bảo toàn nòi giống, có lúc hùng mạnh đã cùng người Hán xưng hùng, xưng bá. Nhưng các triều đại nhà Hán đã đánh tan nước Sở, đẩy người Mông di cư về miền núi non hẻo lánh ở phía Tây nam Quý Châu. Cuộc đấu tranh giành quyền sống của người Mông diễn ra rất khốc liệt trong suốt chiều dài lịch sử của chế độ phong kiến Trung Quốc. Nhưng nỗi đau lớn nhất của người Mông trong lịch sử là càng khởi nghĩa càng thất bại, càng đấu tranh càng thua thiệt, mất mát. Hoàn cảnh lịch sử đó đã đặt người Mông trước sự lựa chọn: hoặc là chịu đồng hoá của người Hán, hoặc là chống lại sự đồng hoá đó, người Mông đã chọn con đường không chịu khuất phục, chống lại sự đồng hoá để bảo tồn bản sắc văn hoá. Do thất bại bằng con đường đấu tranh bằng vũ lực, họ đã phải di cư đến các vùng đất xa xôi, hẻo lánh, cách xa các thế lực phong kiến để bảo toàn nòi giống. Quá trình đó, người Mông không những phải đấu tranh với các thế lực áp bức bóc lột mà còn phải luôn luôn thích nghi với sự thay đổi môi trường và điều kiện sống: từ đồng bằng trung du lên miền núi cao chót vót, từ canh tác lúa nước sang canh tác nương rẫy, dựa vào thiên nhiên. Cuộc sống khép kín, cách biệt với xã hội bên ngoài. Hoàn cảnh lịch sử đó làm cho người Mông chỉ tin vào những điều gì thiết thực, cụ thể, lối tư duy duy cảm hình thành và phát triển. 1.2. Ý thức đấu tranh kiên cường bảo vệ Bản sắc văn hoá dân tộc tác động đến việc bảo tồn, lưu giữ các mẫu hoa văn cổ Cũng như các cộng đồng người Mông khác, lịch sử của người Mông ở Cát Cát là lịch sử đấu tranh bảo vệ sự trường tồn của dân tộc. Trên thế giới, không ít dân tộc khi bị xâm lược, áp bức thì bị mất tiếng nói, mất văn hoá truyền thống, bị đồng hoá, thậm chí bị diệt vong. Dân tộc Mông trong quá khứ cũng đã từng đụng độ với các thế lực phong kiến, bị chúng tìm mọi cách tiêu diệt, đánh đuổi, phải di cư liên tục qua các miền núi non, hiểm trở, khắc nghiệt, phải thay đổi cả tập quán canh tác, sinh hoạt, ấy vậy mà họ vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc của mình, không để pha lẫn vào dân tộc khác. Ý thức đấu tranh bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc đã làm hình thành nên bản chất của người Mông. Người già bao giờ cũng truyền lại tinh thần này cho con cháu. Bản chất này được biểu hiện trong kho tàng văn học dân gian, diễn xướng dân gian… và thấm đẫm trong các sinh hoạt gia đình, cộng đồng. Ngay từ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời, người Mông đã đề cao ý thức ngoan cường chiến đấu bảo vệ cộng đồng dân tộc. Trong lễ gọi hồn cho đứa trẻ sơ sinh là bé trai, người Mông đặt tên, nỏ, súng kíp lên bàn thờ với ý niệm là mong cho đứa trẻ sau này sẽ trở thành một chiến binh ngoan cường. Kể cả trong lễ tang, điệu kèn tiến quân, đội hình để đuổi giặc chạy quanh người đã khuất cũng mang ý nghĩa này. 1.3. Tính cộng đồng, dòng họ bền chặt tác động đến tính đặc trưng và thống nhất trong hệ thống hoa văn Dân tộc nào cũng có tính cộng đồng, nhưng tính cộng đồng dân tộc, dòng họ của người Mông rất bền chặt trong suốt chiều dài lịch sử. Trong hoàn cảnh luôn luôn phải thiên di, đấu tranh chống lại sự áp bức của các thế lực phong kiến, bảo toàn nòi giống, đấu tranh chống thiên tai khắc nghiệt, người Mông phải cố kết, dựa vào cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng dòng họ. Biểu hiện của tính cộng đồng là ở sự thống nhất của các lễ hội, phong tục tập quán, cách thức cúng ma, ở nguyên tắc nội hôn tộc người, ngoại hôn dòng họ… Dù mới gặp nhau lần đầu, dù là ở bất cứ đâu nhưng nếu đã nhận ra người cùng dân tộc, dòng họ thì người Mông đều coi nhau như anh em ruột thịt, sống chết vì nhau. Để duy trì, bảo vệ được tính cố kết cộng đồng, người Mông tiến hành bằng nhiều biện pháp: Chú trọng giáo dục thế hệ trẻ, đặt ra nhiều tập tục, quy ước sinh hoạt cộng đồng, nhất là các cộng đồng dòng họ, ai vi phạm sẽ bị xử phạt và bị dư luận lên án. Tất cả các công việc của một gia đình, một cá nhân từ làm nhà, cưới xin, ma chay cho đến dệt một tấm vải, sáng tác một bài hát giao duyên… đều quy tụ anh em trong dòng họ tham gia, không có một việc gì, một cá nhân nào phải làm việc lẻ loi, cô độc. Khi cư trú, người Mông cư tụ theo dòng họ, huyết thống để dựa vào nhau trong cuộc sống và sản xuất. 1.4. Đức tính lao động cần cù, thông minh sáng tạo tác động đến chất lượng và mẫu mã của hoa văn Cư trú trên môi trường núi cao, quanh năm mây mù, khí hậu khắc nghiệt, con người phải giành giật với thời gian và thiên nhiên để đảm bảo sự sống. Vì vậy, người Mông lao động quanh năm, đức tính cần cù, chịu khó, làm ra làm, chơi ra chơi, người Mông rất ghét những ai lười lao động. Các lễ hội vui chơi đều bố trí thời gian mùa vụ nông nhàn, khi đã lao động là làm đến nơi đến chốn, Quá trình lao động người Mông sáng tạo ra nhiều công cụ cho năng xuất cao, kết hợp luân canh, xen canh gối vụ, sinh hoạt gia đình tằn tiện, tiết kiệm, chi tiêu hợp lý, biết kết hợp nương rẫy với khai thác rừng tự nhiên, dược liệu quý, phát triển chăn nuôi và các nghề phụ, ở lĩnh vực nào người Mông cũng có sản phẩm đạt chất lượng cao, mang đậm nét bản sắc văn hoá tộc người. Người Mông ở Cát Cát làm bất cứ việc gì cũng có ý thức đạt cho được nhiều mục đích, khai thác cho hết chức năng của đối tượng. Chẳng hạn, khi tổ chức lễ hội, không chỉ là sinh hoạt văn hoá vui chơi mà là hoạt động cố kết cộng đồng, ôn lại các truyền thuyết lịch sử tổ tiên, học lại các phong tục tập quán, là sự thưởng thức âm nhạc, nghệ thuật văn hoá, thêu dệt, là nơi trai gái trao duyên. Khi khai thác thế giới thực vật, vừa làm lương thực, vừa làm dược liệu chữa bệnh, vừa trang trí, vừa làm hàng hoá. Sự khai thác khám phá đầy sáng tạo này cũng chính là một yếu tố đảm bảo tiết kiệm, giữ gìn tính bền vững của tự nhiên. 1.5. Kiểu tư duy đối ngẫu tác động đến sự hình thành và tồn tại của mô típ và các kỹ thuật xử lý hoa văn Từ các cuộc thiên di lớn xuyên quốc gia và liên tục phải đấu tranh giành dật sự tồn tại và phát triển đã tạo ra ở người Mông những đặc điểm tư duy và quan điểm thẩm mĩ rất riêng thể hiện ở đặc điểm tư duy của người Mông như sau: Đặc điểm nổi bật trong phương pháp tư duy của người Mông ở Cát Cát là kiểu tư duy đối ngẫu. Khi tư duy về hiện thực, về kế mưu sinh hàng ngày là lối tư duy trực quan, cụ thể, cảm tính nhưng khi tư duy về đời sống tâm linh thì lại là lối tư duy siêu thực, ấp ủ, mơ ước, nuối tiếc và hi vọng lãng mạn. Nguyên nhân hình thành kiểu tư duy này có nguyên nhân bắt nguồn từ lịch sử đấu tranh đầy máu và nước mắt với kẻ thù và tiếp theo đó là những cuộc thiên di. Đi cùng với nó là hiện thực luôn luôn phải thích nghi với sự thay đổi môi trường và điều kiện sống. Hoàn cảnh lịch sử đó đã hình thành nên tính cách của người Mông là chỉ tin vào những điều gì thiết thực, cụ thể. Nhưng đồng bào lại luôn gửi gắm niềm tin vào những điều tốt đẹp và thể hiện nó qua thế giới tâm linh. Lối tư duy cảm tính do đó mà hình thành và phát triển. Chính vì kiểu tư duy đối ngẫu (thiết thực – mơ ước; cụ thể - lãng mạn) đã dẫn đến đặc điểm là tuy xã hội người Mông là một cộng đồng tự quản, khép kín; nhưng sự khép kín đó lại luôn trong một thể thức vận động. Đồng bào có thể học tập văn hoá mưu sinh của các dân tộc khác, nhưng còn trong văn hoá tâm linh và quan điểm thẩm mĩ thì thường không chấp nhận những yếu tố bên ngoài. Cách tư duy của đồng bào luôn luôn đi từ những hình tượng cụ thể trong tự nhiên, quy luật của tự nhiên để suy đoán, cắt nghĩa các vấn đề xã hội, trực giác, giàu óc quan sát nhưng lại so sánh ví von, hình tượng. Sinh sống nơi môi trường núi cao với thiên nhiên hùng vĩ mà thơ mộng nên tư duy của đồng bào thường nhạy cảm với các hiện tượng tự nhiên từ quan sát đến phán đoán rồi suy luận, từ cái tự nhiên để giải thích các vấn đề trong đời sống. Chẳng hạn, để giải thích vì sao có núi nhấp nhô, có ao hồ, đồng bào đi từ thực tế các vật có mặt phẳng khi co lại thì tạo thành làn sóng nhấp nhô nên họ giải thích mặt đất rộng hơn bầu trời, nên mặt đất co lại cho khớp, co lại nên tạo thành núi cao nhấp nhô, sông hồ. Khi muốn cắt nghĩa vì sao phải làm lễ cưới hỏi thì đồng bào ví như quay sợi thì phải có guồng, dệt vải thì phải có khung, có thoi thì việc dựng vợ gả chồng cũng phải có lễ cưới hỏi. Khi nói về một cô gái đẹp, người ta cũng có thể ví cô gái đẹp ấy với cái điếu, vì cái điếu làm cho người ta say mà cô gái đẹp cũng làm cho người ta say nên cô gái đẹp giống như cái điếu.v.v… 1.6. Tính bảo thủ tác động tới việc bảo lưu hoa văn Cũng như người Mông ở những nơi khác, người Mông rất bảo thủ nhưng lại ưa lý lẽ. Một mặt, họ rất muốn biết rõ lý do, phân biệt phải trái đến cùng, nếu đã kiện nhau là kiện đến cùng nhưng mặt khác, họ bao giờ cũng bảo vệ cho luận điểm của mình và thường tìm cách né tránh khi đuối lý. Điều đó đã làm nên cái gọi là “cái lý” của người Mông. “Cái lý” của người Mông dựa trên các cơ sở sau: Một là, dựa trên các quy luật tự nhiên, từ “cái lý” của tự nhiên. Thế mới có chuyện người Mông đi bán mật ong, người mua xin thử chất lượng để mua. Xem xong, người mua nghi ngờ mật ong bị pha và trách người Mông. Người Mông cãi lý: Tao không làm ra mật ong được. Mày không tin thì đi mà hỏi con ong. Đây là kiểu lập luận vừa tự nhiên (con ong làm ra mật) lại vừa là lối đánh tráo khái niệm kiểu né tránh mang tính hài hước, người Mông tránh không tranh luận điều đó bằng cách bảo người mua đi mà hỏi con ong. Hai là, dựa trên các luật tục, quy ước sinh hoạt của cộng đồng, từ “cái lý” của cộng đồng. Thế mới có chuyện chia nửa con bò. Có một con bò vào nương ăn lúa, dẫm nát hết rau, quả. Chủ nương mang súng ra bắn chết con bò. Làm thịt nó rồi giữ lại một nửa, chia cho chủ bò một nửa. Chủ bò không chịu, chủ nương cãi lý: con bò trị giá 4 triệu, nương của tao thu hoạch bán hết cả thóc, rau và quả cũng được 4 triệu, thiệt hại ngang nhau thì con bò phải chia đôi ra. Đây là kiểu lập luận dựa trên luật tục của người Mông. Kiểu luật tục này trước đây phổ biến trong các thôn/làng người Mông. Ba là, kết hợp “cái lý” của tự nhiên và cộng đồng với các quan niệm về đạo đức và vai trò của người có uy tín. Thế mới có chuyện người Mông tập xe. Người Mông tập đi xe máy, đâm vào người đi bộ. Người đi bộ đau chân nên bắt đền người đi xe. Người đi xe cãi lý: Đường thì là đường chung, mày cũng có quyền đi, tao cũng có quyền đi. Tao tránh khó vì phải lái cả cái xe to, còn mày tránh dễ vì mày chỉ phải lái có hai cái chân thì mày phải tránh tao chứ. Đây là kiểu lập luận kết hợp giữa luật tục, quy ước của dân tộc, dòng họ, với quy luật tự nhiên, kết hợp cả quan niệm về đạo đức, lối sống. Bốn là, tôn trọng người chăm chỉ, thù ghét kẻ lười biếng. Thế mới có chuyện người Mông xử phạt. Có hai kẻ cùng bị xử phạt. Một kẻ ăn trộm một nén bạc. Một kẻ ăn trộm một tẩu thuốc. Khi phân xử, người Mông phạt kẻ lấy trộm tẩu thuốc tội nặng hơn. Cái lý của họ là: nén bạc tuy đắt nhưng lao động bình thường không làm ra được. Cái tẩu thuốc tuy rẻ nhưng ai cũng làm được. Vì thế, kẻ ăn trộm cái tẩu phải phạt thêm tội lười lao động. Cái lý của người Mông vừa thể hiện một quy tắc của cộng đồng nhưng đồng thời cũng thể hiện một quan niệm về lao động, tôn trọng người chăm chỉ, thù ghét kẻ lười nhác. Các đặc điểm về lịch sử, tâm lý, tính cách và lối tư duy trên đã kết tinh một cách toàn diện, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống văn hoá của người Mông, tạo nên cách lập luận kiểu “cái lý” người Mông. Và đồng thời nó cũng thể hiện trên nghệ thuật trang trí dân gian trên trang phục với lối trang trí đối ngẫu và cũng rất hình tượng thể hiện trên cả các mô típ, đồ án, bố cục, màu sắc của hoa văn nói chung, hoa văn trên vải nói riêng. Nói cách khác, hoa văn trên vải như những lớp trầm tích đươc kết tinh qua quá trình lịch sử, phản ánh đậm nét bản sắc văn hoá tộc người. 2. HOA VĂN TRÊN VẢI CỦA NGƯỜI MÔNG Ở CÁT CÁT Trong đời sống văn hoá của người Mông ở Cát Cát, hoa văn không chỉ có mặt trên vải mà còn có mặt trên các chất liệu khác như đồ đồng, đồ trang sức, trên các công trình điêu khắc, kiến trúc, trong các tác phẩm nghệ thuật dân gian. Hoa văn xuất hiện đa dạng trong đời sống và mang theo phong cách tộc người, góp phần hình thành bản sắc văn hoá tộc người. Trong đó, hoa văn trên vải là đặc trưng hơn cả 2.1. Kỹ thuật tạo hoa văn trên vải Trong cách trang trí hoa văn, người Mông ở Cát Cát dùng cả ba kỹ thuật: thêu, ghép vải và in sáp ong. Quần nam không trang trí hoa văn, áo nam và nữ đều trang trí như nhau. Bộ phận được trang trí chủ yếu là ở tay áo với các kỹ thuật thêu và ghép vải. Viền cổ, nẹp áo và thắt lưng thường được trang trí bằng hoa văn thêu. Váy được trang trí bằng cả ba kỹ thuật thêu, ghép vải và in sáp ong. 2.1.1. In sáp ong - Bộ công cụ in sáp ong Bộ công cụ để in sáp ong của người Mông ở Cát Cát hiện nay gồm có chảo đun sáp ong (jav) và các loại bút (Đar), ngòi được làm bằng đồng nên được gọi là bút ngòi đồng (Đar sưr taz) Xét về kích thước, bút có 2 loại: to và nhỏ. Xét về cấu tạo ngòi bút, bút cũng có 2 loại: loại 1 khoang bụng gọi là Đar nrơư; và loại 2 khoang bụng gọi là Đar changz zsangz. Đặc điểm của mỗi loại công cụ như sau: + Chảo đun sáp ong: là loại chảo rán cỡ nhỏ được mua ở chợ, thường được làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm. Kích thước của chảo thường cao 4 cm; đường kính 20 cm. Khi đun sáp ong, người ta dùng chảo này đặt trên bếp nấu cơm của gia đình (trái nhà bên phải) để đun. + Bút: gồm có 2 bộ phận chính là quản bút (đar) và ngòi bút (sưr). Quản bút giống nhau ở cả hai loại cấu tạo bởi chúng đều được làm bằng tre (siôngz); dài 12 – 13 cm (loại nhỏ) và 16 – 17 cm (loại to); rộng 0,7 cm (loại nhỏ) và 1 cm (loại to); dày 1 mm (loại nhỏ) và 2 mm (loại to). Quản bút là nơi người nghệ nhân tạo hình dùng tay cầm vào đó để thực hiện thao tác. Nhìn chung, quản bút in sáp ong của người Mông không có gì đặc biệt. Điều đặc biệt và làm nên tác dụng chính của bút là ở ngòi bút. Ngòi bút in sáp ong của người Mông ở Cát Cát được làm bằng đồng. Gồm có 4 loại khác nhau là: - loại nhỏ 1 khoang bụng; - loại to 1 khoang bụng; - loại nhỏ 2 khoang bụng; - loại to 2 khoang bụng. Về cấu tạo, loại bút 1 khoang bụng được ghép bởi 2 lá đồng có dạng hình thang chéo, phình to ở bụng bút và hẹp về phía rìa cạnh lưỡi và giáp quản. Phần giáp quản được cố định với quản bút bởi đai và chốt giữ (cũng đều được làm bằng đồng). Trong khoang bụng là một khoảng trống – đó chính là buồng chứa sáp ong. Loại bút 2 khoang bụng thoạt nhìn bề ngoài cũng có cấu tạo như trên, chỉ khác là bên trong có thêm một lá đồng ngăn giữa khiến cho khoang bụng được chia thành 2 ngăn. Về kích thước, rìa cạnh lưỡi dài 2,5 cm (loại to) và 1,7 cm (loại nhỏ). Do ngòi bút có dạng hình thang chéo nên 2 đường chéo có chiều cao khác nhau. Trong đó, chiều cao cạnh chéo dài - Cạnh phía ngoài, phía đầu bút là 1,5 cm (loại to) và 11 cm (loại nhỏ). Chiều cao cạnh chéo ngắn - cạnh phía trong, gần với quản bút là 1 cm (loại to) và 0,8 cm (loại nhỏ). Hai đỉnh trên của hai cạnh chéo cách nhau 1,5 cm (loại to) và 0,8 cm (loại nhỏ). Đai ôm ngòi bút với quản bút dài bằng chiều dài cạnh đỉnh trên của hai cạnh chéo. Chiều cao của đai là 0,6 cm (loại to) và 0,3 cm (loại nhỏ). Để tăng thêm độ chắc chắn cho ngòi bút không bị tuột ra khỏi thân bút, ở chính giữa đai ôm ngòi bút, người ta đặt thêm 01 chốt giữ bằng cách khoan 1 lỗ xuyên qua cả ngòi - đầu quản và đai ôm, lồng 1 lá đồng nhỏ qua rồi bẻ gập 2 đầu của chốt giữ sang 2 bên là được. Mỗi khi vẽ, người nghệ nhân tạo hình chấm bút này vào chảo sáp nóng chảy, sáp ong sẽ tràn vào buồng này. Khi nhấc bút lên, sáp người ta cầm ở tư thế cho cạnh lưỡi nằm song song với bề mặt mặt đất để sáp ong không chảy ra. Khi in, người ta nghiêng dần ngòi bút cho sáp ong chảy ra. Khi mới in, người ta nghiêng ít. Độ nghiêng cứ lớn dần tỷ lệ thuận với lượng sáp ong đã chảy ra khỏi buồng chứa cho đến khi sáp chảy hết hoặc lượng sáp không còn đủ để thể hiện hoa văn theo ý đồ người tạo hình thì người ta mới lại chấm tiếp. Cũng theo kết quả khảo sát của chúng tôi, ở Cát Cát hiện nay chỉ còn 04 người còn có thể in được sáp ong. Trong đó, có 02 nghệ nhân cao tuổi là Thào Thị Sung (1960, đội III) và Sùng Thị Sao (1963, đội I). Ngoài ra, còn có 01 phụ nữ trẻ là Vàng Thị Mảo (1981, con của nghệ nhân Thào Thị Sung) và 01 thiếu nữ là Vàng Thị Me (1985, đội I). Cả 04 người này đều khẳng định từ lâu nay, người Mông ở Cát Cát đều chỉ in sáp ong trên mấy loại bút kể trên, kể cả in hoa, in chấm nhỏ, in đường xoáy, in đường kẻ, đường riềm… Trên thực tế, nghệ thuật batit (in sáp ong) của người Mông còn có 02 loại bút nữa là bút chuyên in các đường xoáy (ngòi được tạo sẵn hình xoáy) và bút chuyên in các chấm nhỏ (ngòi là những que sắt nhỏ trông như chiếc bàn chải). Nhưng có lẽ bởi những nguyên nhân nào đó mà 02 loại bút này và kỹ thuật sử dụng nó đã bị thất truyền đối với người Mông nơi đây. - Kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong In sáp ong, tiếng Mông gọi là nthu taz. Kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong là nhúng bút vào sáp ong (chaz mur) nấu chảy rồi vẽ lên vải mộc các hoạ tiết hoa văn. Sáp ong sẽ dính lại trên nền vải. Sau đó, người phụ nữ Mông đem tấm vải đã được vẽ sáp ong đi nhuộm chàm 15 - 18 lần cho đến khi miếng vải có được mầu như ý muốn. Những chỗ đã vẽ sáp ong thì nước chàm sẽ không thấm vào. Giặt xong, người ta cứ để thế phơi khô. Khi vải đã khô, người ta nhúng vào nước sôi làm cho sáp ong bám trên nền vải tan ra để lại những hoạ tiết trắng trên nền vải tối. 2.1.2. Kỹ thuật thêu Thêu, tiếng Mông gọi là xơưs. Trang phục của người phụ nữ Mông không chỉ đẹp ở kỹ thuật cắt may mà còn rất dễ gây ấn tượng qua các mô típ trang trí và màu sắc hoa văn. Những người phụ nữ Mông ở Cát Cát thực sự là những nghệ nhân của nghệ thuật tạo hình trên vải. Họ thêu hoa văn không cần m
Luận văn liên quan