Trong bối cảnh toàn cầu hoá và xu thế hội nhập như hiện nay,đặc biệt la sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) vào ngày 11.1.2007,cơ hội mở ra cho các Ngân Hàng là rất lớn.Với nguồn thu nhập chính từ hoạt động tín dụng, vấn đề được đặt ra là làm sao nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất có thể để hoạt động của Ngân Hàng diễn ra an toàn và sinh lợi cao.
Vận dụng mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp là một trong số những biện pháp được các ngân hàng trên thế giới sử dụng.Tuy nhiên, ở Việt Nam mô hình này còn khá mới mẻ và cần được nghiên cứu hoàn thiện.Với chuyên đề :”Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại ngân hàng ngoài quốc doanh(vpbank)”, em hy vọng nêu ra được cái nhìn tổng quan về lĩnh vực này.
Chuyên đề phân tích kĩ hơn về mô hình chấm điểm tín dụng trên cả lý thuyết lẫn thực tế.Đánh giá những thành công và hạn chế của hoạt động này và tìm hiểu nguyên nhân,đưa ra kiến nghị ,giải pháp nhằm sớm hoàn thiện mô hình trên.
Chuyên đề gồm 3 phần:
Chương 1 :Những vấn đề cơ bản về chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp
Chương 2 :Thực trạng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam
Chương 3 :Giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam
51 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4894 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại ngân hàng ngoài quốc doanh VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và xu thế hội nhập như hiện nay,đặc biệt la sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) vào ngày 11.1.2007,cơ hội mở ra cho các Ngân Hàng là rất lớn.Với nguồn thu nhập chính từ hoạt động tín dụng, vấn đề được đặt ra là làm sao nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất có thể để hoạt động của Ngân Hàng diễn ra an toàn và sinh lợi cao.
Vận dụng mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp là một trong số những biện pháp được các ngân hàng trên thế giới sử dụng.Tuy nhiên, ở Việt Nam mô hình này còn khá mới mẻ và cần được nghiên cứu hoàn thiện.Với chuyên đề :”Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại ngân hàng ngoài quốc doanh(vpbank)”, em hy vọng nêu ra được cái nhìn tổng quan về lĩnh vực này.
Chuyên đề phân tích kĩ hơn về mô hình chấm điểm tín dụng trên cả lý thuyết lẫn thực tế.Đánh giá những thành công và hạn chế của hoạt động này và tìm hiểu nguyên nhân,đưa ra kiến nghị ,giải pháp nhằm sớm hoàn thiện mô hình trên.
Chuyên đề gồm 3 phần:
Chương 1 :Những vấn đề cơ bản về chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp
Chương 2 :Thực trạng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam
Chương 3 :Giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo-PGS,TS Đàm Văn Huệ cùng các cán bộ tại phòng tín dụng,chi nhánh Ngân hàng ngoài quốc doanh tại Khâm Thiên đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Chương 1 :Những vấn đề cơ bản về chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp
1.1.Khái niệm và mục đích của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp.
1.1.1.Khái niệm về chấm điểm tín dụng.
Chấm điểm tín dụng là một quy trình đánh giá khả năng ,xác xuất thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một doanh nghiệp đối với ngân hàng như trả gốc và lãi vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác nhằm xác định mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng ,từ đó có thể có những thông tin quan trọng để đạnh giá mức độ rủi ro của từng khách hàng.Đó cũng là cơ sở để đưa ra các quyết định về tín dụng như : hạn mức tín dụng, lãi suất áp dụng, thời hạn cho vay...
Đối với từng loại khách hàng khác nhau thì áp dụng những chỉ tiêu và thang điểm khác nhau.Hiện nay, thông thường các Ngân hàng phân khách hàng ra làm 3 loại chính là : tổ chức tài chính, doanh nghiệp, cá nhân.
1.1.2.Mục đích của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp
Mục đích của chấm điểm tín dụng và xếp hạng daonh nghiệp là đưa ra nhận xét đánh giá tình hình hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp nhằm xác định khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng cho vay, lường trước được các rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh để có những biện pháp xử lý kịp thời. Từ đó giúp các Ngan hàng với tư cách là nhà đầu tư vốn đưa ra các quyết định thích hợp như : xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay, phê duyệt hay không phê duyệt... nhằm bảo vệ quyền lợi của mình.
Với mô hình chấm điêm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp Ngân hàng có thể chủ động trong quản lý khách hàng, giám sát và đánh giá khách hàng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ. Xếp hạng khách hàng cho phép ngân hàng lường trước được dấu hiệu cho thấy khoản vay có được sử dụng đúng cách và đúng mục đích hay không, từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.
Khi xây dựng được mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp, Ngân hàng có thể nâng cao được chất lượng, rút ngắn thời gian thẩm định.Ngoài ra nó còn giúp ngân hàng chuẩn hoá việc thu thập và quản lý thông tin khách hàng.
Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, mô hình chấm điểm tín dụng còn nhằm mục đích : phát triển chiến lược maketing nhằm hướng tới các khách hàng có ít rủi ro hơn ; ước lượng mức vốn đã cho vay không thu hồi được để trích lập dự phòng những rủi ro, tổn thất do hoạt động tín dụng gây ra.
1.2.Nội dung của công tác chấm điểm tín dụng
1.2.1.Bước 1 : Thu thập và xử lý thông tin.
Đây là bước đầu tiên đặt nên móng cho quy trình chấm điểm tín dụng.Các thông tin thu thập để sử dụng trong quá trình chấm điểm tín dụng cần phải đầy đủ và toàn diện, bao gồm cả thông tin tài chính va thông tin phi tài chính.
Các thông tin tài chính như : bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong vài năm gần nhất.Những báo cáo này cần được kiểm tra kỹ lưỡng về độ chính xác và tính trung thực củ chúng.Các cán bộ tín dụng có thể kiểm tra điều này qua khảo sát thực tế các khách hàng, và cần thiết phải có sự thận trọng nhất định, đặc biệt là những báo cáo chưa được kiểm toán.
Các thông tin phi tài chính như : các giấy tờ pháp lý liên quan đến doanh nghiệp bao gồm giấy phép thành lập doanh nghiệp, mã số thuế, giấy đăng kí kinh doanh, điều lệ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, cần quan tâm đến các nguồn thông tin khác có liên quan như : các dữ liệu kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực do hiệp hội, đoàn thể cung cấp, các thông tin từ tạp chí, ấn phẩm của doanh nghiệp, ngành hoặc các thông tin từ đối thủ cạnh tranh của daonh nghiệp.
Thông tin được thu thập qua hồ sơ vay vốn của khách hàng, qua thông tin lưu trữ tại ngân hàng, qua phỏng vấn trực tiếp, qua thăm thực địa doanh nghiệp...
Sau khi thu thập thông tin cần tiến hành kiểm tra đối chiếu, làm sạch để đảm bảo tính trung thực, minh bạch và có nguồn gốc rõ ràng trước khi đưa vào phân tích và lưu trư để tạo kho dữ liệu tại ngân hàng, từ đó sẽ có thông tin về doanh nghiệp trong nhiều năm liên tục, qua đó thấy được xu hướng phát triển lâu dài của các daonh nghiệp.
Dù tiếp cận và thu thập thông tin, tài liệu theo nguồn nào thì mỗi cán bộ tín dụng cũng cần phải xem xét, đánh giá và xác định mức độ tin cậy của từng nguồn thông tin để có thể đưa ra cái nhìn khách quan trong quá trình chấm điểm tín dụng.
1.2.2.Bước 2 : Phân loại ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Do đặc trưng của mỗi ngành nghề khác nhau về chu kì kinh doanh, mức tăng trưởng, mức vốn, cơ cấu chi phí, khả năng sinh lời, mức độ cạnh tranh, mức độ ảnh hưởng của luật pháp tới ngành nghề đó...nên xây dựng một hệ thống chấm điểm tín dụng cần tính đến yếu tố ngành nghề là tất yếu.
Hệ thống phân loại ngành kinh tế dùng để chấm điểm tín dụng và xếp hạng daonh nghiệp phải phù hợp với trình độ phát triển nền kinh tế và môi trường pháp lý của từng quốc gia.
Hiện nay, đa số các ngân hàng phân loại doanh nghiệp theo 4 ngành nghề chính gồm :
Nông-lâm-ngư nghiệp : chăn nuôi, trồng trọt, khai thác lâm sản, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.
Thương mại-dịch vụ : khách sạn, nhà hàng,cảng sông biển,in ấn xuất bản sách,chăm sóc sức khoẻ...
Xây dựng : hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, hạ tầng đô thị, nhà ở...
Công nghiệp : chế biến các loại nông lâm thuỷ hải sản, sản xuất lắp ráp hàng điện tử, sản xuất điện, khí đốt.....
1.2.3.Bước 3: Xác định quy mô của doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp cũng là một yếu tố cần phải xét đến, bởi nó quyết định đến vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, khả năng kinh doanh thu lợi, khả năng trả nợ.Doanh nghiệp sẽ khó có thể tiến hành đa dạng hoá hoạt động để giảm rủi ro kinh doanh và nâng cao ưu thế cạnh tranh khi quy mô của nó quá nhỏ, bởi những doanh nghiệp này không có những ưu thế về quy mô sản xuất, tiêm năng nhân sự và tiềm lực về mặt tài chính.Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường chỉ thiên về về kinh doanh một loại sản phẩm, nên vị thế tín dụng sẽ bị đánh giá thấp hơn.Tuy nhiên, lợi thế của những doanh nghiẹp là bộ máy tổ chức gọn nhẹ, kinh doanh đơn giản, hiệu quả.
Để đánh giá quy mô của doanh nghiệp ngươi ta thường căn cứ vào bốn chỉ tiêu sau :
Mức vốn kinh doanh : chỉ tiêu này thường được lấy ở bảng cân đối kế toán, la tiêu chí tổng hợp để xác định quy mô của daonh nghiệp, gồm 2 phần : Vốn chủ sở hữu và vốn vay.
Lao động : là số lao đông thực tế sử dụng tính bình quân trong 3 năm gần nhất hoạc tính binh quân trong các năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động nếu doanh nghiệp đó thành lập chưa tới 3 năm.Doanh nghiệp lớn với nhiều cơ sở, chi nhánh, đại lý, kinh doanh nhiều mặt hàng sẽ cần một lượng lao đông lớn.Doanh nghiệp nhỏ, khả năng đa dạng hoá sản phẩm cũng như mở rộng mạng lưới chi nhánh còn hạn chế thì tất nhiên nhu cầu về sử dụng lao động cũng ít hơn.
Doanh thu thuần : chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng,thành phẩm, cung cấp dịch vụ đã loại trừ các khoản do chiết khấu thương mại, giam giá hàng bán,hàng bị trả lại, và các loại thuế. Nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và cho biết khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với các khoản vay.
Giá trị nộp ngân sách nhà nước : bao gồm các loại thuế và các khoản nộp khác theo quy định của nhà nước trong năm báo cáo lấy theo số thực đã nộp (không tính các khoản thuế xuất nhập khẩu, đóng bảo hiểm xã hội, và bảo hiểm y tế, các khoản tiền phạt, phụ thu, kinh phí công đoàn)
Tiêu thức
Trị số
Chấm điểm
Vốn kinh doanh
(VKD)
VKD≥50
30
40≤VKD<50
25
30≤VKD<40
20
20≤VKD<30
15
10≤VKD<20
10
VKD<10
5
Số lao động
(SLD)
Sld≥1500
15
1000≤SLD<1500
12
500≤sld<1000
9
100≤sld<500
6
50≤sld<100
3
Sld<50
1
Doanh thu thuần
(dtt)
Dtt≥200
40
100≤dtt<200
30
50≤dtt<100
20
20≤dtt<50
10
5≤dtt<20
5
Dtt<5
2
Nộp ngân sách nhà nước
(nns)
Nns≥10
15
7≤nns<10
12
5≤nns<7
9
3≤nns<5
6
1≤nns<3
3
Nns<1
1
Bảng 1.1.Bảng chấm điểm theo quy mô doanh nghiệp
1.2.4.Bước 4 : Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam sử dụng 4 nhóm gồm 11 chỉ tiêu để tiến hành chấm điểm, đó là :
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản : Được dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn của các doanh nghiệp trong tương lai gần và khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn đã đến hạn.
Khả năng thanh toán ngắn hạn : Hệ số này cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn có thể được trang trải bằng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, được biểu thị bằng số lần, cho thấy mối liên hệ giữa tài sản ngắn hạn đối với nợ ngắn hạn để chỉ ra sự an toàn của những nhà tài trợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Tuỳ thuộc vào từng ngành kinh doanh và từng thời kì kinh doanh, song chủ nợ ngắn hạn sẽ tin tưởng nếu chỉ số này lớn hơn 2.
Khả năng thanh toán nhanh : Hệ số này cho biết khả năng các khoản nợ ngắn hạn có thể được trả bằng tài sản có tính thanh khoản cao không cần bán các tài sản tồn kho dự trữ.
Khả năng thanh toán nhanh = Tổng tài sản lưu động-tồn kho
Tổng nợ ngắn hạn
Nừu chỉ số này >=1 có nghĩa là doanh nghiệp không có nguy cơ bị rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Nhóm chỉ tiêu hoạt động :Được dùng để đánh giá chất lượng sử dụng và quản lý hàng tồn kho và nợ phải thu, tính thanh khoản của những tài sản này góp phần đánh giá khả năng thanh toán nợ vay của các doanh nghiệp.
Vòng quay hàng tồn kho : Được dùng để đo lường mối liên hệ giữa giá vốn hàng bán và mức tồn kho của các loại thành phẩm, nguyên vật liệu. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình hình sản xuất,phản ánh trình độ quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp.
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bq
Nếu chỉ số này từ 9 trở lên là một dấu hiệu tốt về tình hình tiêu thụ và dự trữ.
Kì thu tiền bình quân : Được dùng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày.
Các khoản phải thu
Kì thu tiền bình quân = Doanh thu thuần
365
Giá trị của tý số này càng cao chứng tỏ hiệu quả thu hồi nợ của doanh nghiệp càng thấp và doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải những khoản nợ khó đòi. Thông thường 20 ngày là một chu kì thu tiền chấp nhận được (đương nhiên số ngày này còn phải xem xét gắn với giá vốn và chính sách bán chịu của doanh nghiệp).
Hệ số sử dụng tài sản : Nó cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp.
Hệ số sử dụng tài sản = Doanh thu thuần
Tổng giá trị tài sản
Doanh thu thuần phản ánh số doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã trừ thuế và các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp trong kì báo cáo
Tổng giá trị tài sản phản ánh tổng giá trị tài sản thuần hiện có của doanh nghiệp trong kì báo cáo, bao gồm các loại tài sản lưu động và tài sản cố định.
Nhóm chỉ tiêu về đòn cân nợ : Đánh giá khả năng trả nợ vay của các doanh nghiệp, bao gồm cả vốn gốc và lãi vay
Hệ số nợ : Nó phản ánh cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp và cho biết cứ một đồng tài sản của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng hình thành do đi vay.Giá trị này càng cao thì mức độ rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng lớn.Đối với các chủ nợ giá trị này thường được chấp nhận ở mức là 50%.
Hệ số tự tài trợ : Phản ánh khả năng độc lập về tài chính, đảm bảo cho các khoản nợ bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Đây là tỷ lệ giữa vốn vay so với vốn chủ sở hữu tính ở thời điểm cuối kì. Tỷ lệ này càng nhỏ thì giá trị vốn chủ sở hữu càng lớn, lại là nguồn vốn không phải hoàn trả, điều đó có nghĩa khả năng tài chính của doanh nghiệp càng tốt, tuy nhiên tỷ lệ này càng cao thì có một khả năng lớn là doanh nghiệp không thể trả được các khoản nợ theo những điều kiện tài chính thắt chặt hoặc có sự kém cỏi trong khâu quản lý.Tuỳ theo hệ thống tài chính mà người ta sử dụng chỉ số này làm giới hạn ràng buộc cấp tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp (chẳng hạn theo Điều 11 nghị định số 59/CP thì chỉ số này được quy định tối đa bằng 1)
Nợ quá hạn / Tổng dư nợ ngân hàng : Thể hiện việc hoàn trả vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp, qua đó thể hiện thái độ hợp tác của doanh nghiệp cũng như sự lành mạnh về tài chinh của ngân hàng.
Nhóm các chỉ số về doanh lợi : Đánh giá mức độ an toàn của các khoản tín dụng thông qua xem xét sức cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp co vững mạnh. ặn định hay ko.
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm : Phản ánh số lợi nhuận trước thuế trên một đồng doanh thu, từ đó có thể đánh giá khả năng sinh lời nhằm tăng doanh thu.
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Lợi nhuận ròng x100
Doanh thu tiêu thụ
Chỉ số này được đánh giá là tốt nếu nó đạt từ 5% trở lên (đương nhiên còn phải xem xét tới chỉ số vòng quay của vốn để sao cho chỉ số lợi nhuận trên vốn là tốt nhất)
Hệ số sinh lời trên tổng tài sản(ROA) : Đánh giá khả năng sinh lời khi bỏ ra một đồng vốn đầu tư.
ROA = Tổng thu nhập trước thuế
Tổng tài sản
Nếu tỷ lệ này lớn hơn chi phí vốn thi doanh nghiệp có lãi, còn nếu nhỏ hơn thì doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ.
Hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu(ROE) : Cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu nhưng đối với ngân hàng thì ROE cao chưa chắc đã tốt vì điêu đó có nghĩa là vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn vay, lợi nhuận cũng chủ yếu từ vốn vay mà ra, đồng thời rủi ro của các chủ nợ cũng tăng l
ROE =Tổng thu nhập trước thuế
Vốn chủ sở hữu
ính điểm cho các chỉ tiêu tai chính : Tổng số điểm = Tổng(điểm tỷ số x trọng số)
Các chỉ tiêu
Trọng số
Thang điểm xếp loại
A
B
C
D
Sau d
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản(lân)
1.Thanh toán ngắn hạn
2
5
4
3
2
1
2.Thanh toán nhanh
1
5
4
3
2
1
Nhóm chỉ tiêu hoạt động
3.vong quay hàng tồn kho (vòng)
3
5
4
3
2
1
4.Kì thu tiền bình quân (ngày)
3
5
4
3
2
1
5.Hệ số sử dụng tài sản (lần)
3
5
4
3
2
1
Nhóm chỉ tiêu về đòn cân nợ
6.Hệ số nợ
3
5
4
3
2
1
7.Hệ số tự tài trợ
3
5
4
3
2
1
8.Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng
3
5
4
3
2
1
Nhóm các chỉ số về lợi nhuận
9.Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
2
5
4
3
2
1
10.Hệ số sinh lời trên tổng tài sản
2
5
4
3
2
1
11.Hệ số sinh lời trên VCSH
2
5
4
3
2
1
Bảng 1.2.Bảng chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
1.1.5.Bước 5 : So sánh với bảng xếp loại
Tổng số điểm tối đa của một doanh nghiệp là 135, tổng số điểm tối thiểu la 27 và được xếp thành 6 hạng, bao gồm :
Loại 1 : từ 117 đến 135 điểm
Loại 2 : từ 98 đến 116 điểm
Loại 3 : từ 79 đến 97 điểm
Loại 4 : từ 60 đến 78 điểm
Loại 5 : từ 41 đến 59 điểm
Loại 6 : dưới 41 điểm
Loại
Nội dung
1
Doanh nghiệp hoạt động tốt, kinh doanh có hiệu quả.aRủi ro thấp
2
Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, có tiềm năng phát triển
3
Doanh nghiep kinh doanh hiệu quả, co tiềm năng phát triên,song có hạn chế về nguồn lực tài chính và có nguy cơ tiềm ẩn.Rủi ro thấp.
4
Doanh nghiệp kinh doanh chưa hiệu quả, khả năng tự chủ về tài chính thấp,co nguy cơ tiềm ẩn.Rủi ro trung bình.
5
Hiệu quả kinh doanh thấp, tài chính yếu kém, thiếu khả năng tự chủ về tài chính.Rủi ro cao.
6
Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài, tình hình tài chính yếu,có nguy cơ phá sản. Rủi ro rất cao.
Bảng 1.3.Bảng xếp loại doanh nghiệp
1.1.6.Bước 6 : Lấy kết quả, đưa ra nhận xét -đánh giá- va kiến nghi
Sau khi nhập đầy đủ các thông tin của khách hàng, máy tính sẽ cho các kết quả xếp loại, các nhân viên tín dụng sẽ xem xét lại toàn bộ các bước trong quá trình phân tích, xếp loại và so sánh, đối chiếu với các doanh nghiệp khác để đưa ra các kết luận.Từ đó sẽ có những nhận xét, đánh giá về các chỉ tiêu tài chính và đưa ra một số kiến nghị.
Cuối cùng là duyệt và quyết định xếp loại doanh nghiệp.
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp
1.3.1.Trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp thực hiện các bước hay một số bước của quy trình chấm điểm tín dụng như thu thập hồ sơ, phân loại và xác định quy mô của doanh nghiệp....,do đó nhận thức về tầm quan trọng của công tác này, cũng như trình độ của cán bộ tín dụng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác chấm điểm và xếp loại.
Xuất phát từ sự quan tâm đến công tác này của ban lãnh đạo các ngân hàng thương mại,theo đó là sự nhận thức về tầm quan trọng của công tác này của cán bộ chuyên trách đảm nhận việc chấm điểm tín dụng sẽ quyết định đến chất lượng nguồn thông tin thu thập, đến độ chính xác,tin cậy của các bước tiếp theo trong qua trình phân tích, chấm điểm và thái độ cẩn trọng và khách quan khi đánh giá nhận xét cũng hết sức quan trọng.
Ngoài ra, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp.Cán bộ tín dụng đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ sẽ thực hiện chuyên nghiệp hơn, có độ tin cậy cao hơn các cán bộ tín dụng chưa được đào tạo về nghiệp vụ.Đồng thời cán bộ tín dụng có trình độ cao sẽ có phương pháp phân loại thông tin, sử dụng thông tin để phân tích có hiệu quả hơn bảo đảm tính chính xác cũng như độ tin cậy cao hơn trong cả quá trình chấm điểm tín dụng lẫn xếp hạng doanh nghiệp.
1.3.2.Chất lượng thông tin
Thông tin là nguồn đầu vào quan trọng và mang tính quyết định cho quá trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp.Vì vậy chất lượng thông tin thu thập được luôn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến quá trình chấm điểm, xếp hạng.Do đó thông tin để chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp phải trung thực và có độ tin cậy cao.Nếu sai sót ngay từ thông tin đầu vào thì việc chấm điểm sẽ đưa ra những kết quả