Chuyên đề Hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực tại công ty TNHH xây dựng Đức Thành

Trong bất kỳ thời đại nào, nguồn nhân lực cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại với sự bùng nổ của nền kinh tế thế giới và sự bùng nổ của khoa học công nghệ thì vai trò của nguồn nhân lực càng đóng vai trò quan trọng. Nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao vừa là nguồn lực to lớn, vừa là động lực tăng năng suất lao động, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh. Do đó trong các tổ chức, công tác đào tạo và phát triển cần phải được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch.Với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ và xu hướng phát triển kinh tế tri thức việc cập nhật và trang bị kiến thức cho người lao động để họ hoàn thành tốt công việc được giao là một yêu cầu tất yếu. Do đó các nhà quản trị cần phải xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo như là một bộ phận trong các kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐỨC THÀNH là một doanh nghiệp xây lắp chuyên thi công các công trình giao thông, thuỷ lợi và công trình dân dụng. Đang không ngừng lỗ lực phấn đấu tranh thủ thời cơ phát huy thế mạnh để không vươn lên và đứng vững trên thị trường. Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Thạc Sĩ Nguyễn Thị Hoài Dung và CBCNV trong Công ty, xuất phát từ những vấn đề thực tế trong Công ty, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Tôi dã quyết định lựa chọn đề tài " Hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH xây dựng Đức Thành" là chuyên đề tập tốt nghiệp của mình. Chuyên đề gồm các chương như sau: CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐỨC THÀNH. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI TY TNHH XÂY DỰNG ĐỨC THÀNH. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐỨC THÀNH

doc64 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2366 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực tại công ty TNHH xây dựng Đức Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Trong bất kỳ thời đại nào, nguồn nhân lực cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại với sự bùng nổ của nền kinh tế thế giới và sự bùng nổ của khoa học công nghệ thì vai trò của nguồn nhân lực càng đóng vai trò quan trọng. Nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao vừa là nguồn lực to lớn, vừa là động lực tăng năng suất lao động, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh. Do đó trong các tổ chức, công tác đào tạo và phát triển cần phải được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch.Với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ và xu hướng phát triển kinh tế tri thức việc cập nhật và trang bị kiến thức cho người lao động để họ hoàn thành tốt công việc được giao là một yêu cầu tất yếu. Do đó các nhà quản trị cần phải xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo như là một bộ phận trong các kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐỨC THÀNH là một doanh nghiệp xây lắp chuyên thi công các công trình giao thông, thuỷ lợi và công trình dân dụng. Đang không ngừng lỗ lực phấn đấu tranh thủ thời cơ phát huy thế mạnh để không vươn lên và đứng vững trên thị trường. Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Thạc Sĩ Nguyễn Thị Hoài Dung và CBCNV trong Công ty, xuất phát từ những vấn đề thực tế trong Công ty, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Tôi dã quyết định lựa chọn đề tài " Hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH xây dựng Đức Thành" là chuyên đề tập tốt nghiệp của mình. Chuyên đề gồm các chương như sau: CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐỨC THÀNH. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI TY TNHH XÂY DỰNG ĐỨC THÀNH. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐỨC THÀNH CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐỨC THÀNH I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY 1. Tên Công ty: Tên thương mại : CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐỨC THÀNH Tên tiếng Việt : CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐỨC THÀNH Tên giao dịch : DUCTHANH CO.,LMT 2. Hình thức pháp lý của Công ty: Công ty TNHH xây dựng Đức Thành là một Công ty tư nhân với hình thức pháp lý là Công ty TNHH. Giấy chứng nhận ĐKKD số: 2502 000091 do Sở Kế hoạch - Đầu tư Hoà Bình cấp ngày 05/08/2002. Vốn điều lệ: 6.300.000.000 VNĐ (Sáu tỷ ba trăm triệu đồng chẵn) Người đại diện theo pháp luật của Công ty: Ông Nguyễn Văn Thành Chức vụ: Chủ tịch HĐQT - Giám đốc Công ty 3. Địa chỉ giao dịch của Công ty: Địa chỉ: Phố Tân Giang - TT Vụ Bản - Lạc Sơn - Hoà Bình. Điện thoại: 02183.862570 Fax: 02183.862570 Email: Ducthanh@gmai.com.vn 4. Ngành nghề kinh doanh của Công ty: - Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi; - Trang trí nội ngoại thất, thi công điện nước; - Kinh doanh vật liệu xây dựng; - San lấp mặt bằng; - Tháo dỡ các công trình xây dựng, công trình điện nước, cầu cống. 5. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ` Bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt nhưng Công ty TNHH xây dựng Đức Thành đã khẳng định mình trên thị trường bằng uy tín và chất lượng công trình trong lĩnh vực xây dựng. Làm được điều đó một phần là do Công ty có phương pháp, chiến lược kinh doanh, cách tổ chức quản lý kinh tế và quản lý sản xuất hiệu quả. 5.1. Chức năng nhiệm vụ, nhân sự của các phòng ban, ban Giám đốc - Cơ cấu lãnh đạo Công ty gồm 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc. - Giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước pháp luật. Phó giám đốc được Giám đốc phân công và uỷ nhiệm quản lý, điều hành chung trong toàn Công ty. - Các phòng, ban chức năng: Gồm 04 phòng, 03 Đội thi công và 03 phân xưởng sản xuất, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và giúp việc cho Ban giám đốc, đảm bảo lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh được thông suốt. Phòng Tổ chức - Hành chính: Đảm nhiệm công tác phục vụ hành chính trong Công ty, thực hiện công tác thanh tra nội bộ, giải quyết các đơn thư khiếu nại của quần chúng, bố trí xe đưa đón cán bộ phục vụ sản xuất kinh doanh. Thực hiện công tác tổ chức quản lý nhân sự, thực hiện chế độ tiền lương, BHXH, Công tác thi đua đào tạo. Giải quyết kịp thời các chính sách, chế độ, quyền lợi của người lao động. Thường xuyên trực tiếp đến công trường, kiểm tra việc thực hiện kỷ luật lao động. Phòng Kế hoạch: Chịu trách nhiệm lập và tổng hợp các kế hoạch phục vụ cho sản xuất kinh doanh: Kế hoạch tài chính, kế hoạch sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn..vv.. theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, điều chỉnh các kế hoạch cung ứng vật tư. Đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng cho nhu cầu sản xuất của đơn vị, ký kết hợp đồng xây lắp công trình, kiểm tra quản lý tiến độ, chất lượng các công trình. Đảm bảo toàn bộ công tác kỹ thuật của Công ty, chỉ đạo thi công đúng theo thiết kế kỹ thuật đảm bảo chất lượng cho các công trình của khách hàng, chỉ đạo hoạt động công tác kỹ thuật tại các đội sản xuất, biên soạn qui trình, định mức tiêu chuẩn kỹ thuật và công tác tiến bộ khoa học kỹ thuật. Kiểm tra hướng dẫn thực hiện về an toàn trong toàn Công ty. Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thiết lập mạng máy tính cho toàn Công ty. Kiểm tra trang bị, thay thế, cài đặt, sửa chữa máy tính và các thiết bị công nghệ phục vụ công tác sản xuất kinh doanh. Phòng Tài chính kế toán: Theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dưới hình thái tiền tệ, tham mưu đắc lực cho Lãnh đạo Công ty thông qua việc quản lý tình hình mua sắm, nhập - xuất vật tư thiết bị, tập hợp chi phí sản xuất để lập báo cáo kế toán kịp thời chính xác. Lập kế hoạch tài chính cho đơn vị, phân tích tình hình tài chính - tham mưu cho Giám đốc trong các vấn đề tài chính để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thẩm tra quyết toán của các đội sản xuất. - Tổ chức lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu, chứng từ kế toán. Cung cấp thông tin về các số liệu tài chính kế toán cho các bộ phận có liên quan theo qui định. - Bảo vệ giá trị quyết toán với chủ đầu tư. Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất thi công cho các tổ đội, phân xưởng sản xuất. Tham mưu, giúp việc Giám đốc về công tác kỹ thuật trong hoạt động sản xuất, thi công….. Kiểm tra kỹ thuật, chất lượng sản phẩm nhập kho; Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, kiểm tra các giai đoạn thi công công trình. - Nhiệm vụ chung của các phòng ban chức năng là: + Chấp hành và kiểm tra việc chấp hành các chỉ tiêu kế hoạch, các chế độ, nội qui của Công ty và chỉ thị, mệnh lệnh công tác của Giám đốc Công ty. + Phục vụ đắc lực cho sản xuất kinh doanh của công ty. + Đề xuất với Giám đốc công ty những chủ trương, biện pháp để giải quyết khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tăng cường công tác quản lý đơn vị. Đội thi công: hiện nay tại Công ty thành lập 03 đội thi công có nhiệm vụ thực hiện thi công xây lắp các công trình theo đúng kế hoạch được giao, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật thi công công trình. Phân xưởng sản xuất : Hiện nay do nhu cầu thực tế của công ty, Phân xưỏng có 03 phân xưởng sản xuất, có nhiệm vụ khai thác và chế biến các loại sản phẩm như: cát vàng, các loại đá phục vụ cho xây dựng…. Cửa hàng: có nhiệm vụ giới thiệu và tiêu thụ một phần sản lượng của Công t 5.2 Mô hình tổ chức sản xuất Do đặc tính riêng có của hoạt động thi công xây lắp công trình, Công ty đã tổ chức thành lập các đội chuyên thực hiện xây lắp các công trình. Đội xây lắp được đánh theo số thứ tự từ 1 đến 3 và phân xưởng sản xuất đựơc đánh số thứ tự từ 1 đến 3. Mỗi đội có khoảng 15 đến 20 người bao gồm Đội trưởng - phụ trách chung, 1 kỹ thuật viên và một nhân viên kế toán. Các đội tổ chức thi công công trình theo hợp đồng kinh tế do Công ty ký kết và theo thiết kế được duyệt. Căn cứ vào tính chất và nhu cầu của hoạt động xây lắp, ngoài các đội thi công, Công ty còn thành lập các tổ phục vụ cho công tác thi công các công trình như: + Tổ xe: có nhiệm vụ vận chuyển nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị, phương tiện máy móc thi công, đưa đón cán bộ, công nhân viên đến địa điểm thi công công trình. + Đội xây dựng: chuyên xây dựng các công trình điện, vỏ trạm biến áp, đúc cột điện loại nhỏ, làm móng cột, lắp dựng cột, kéo dây, hoàn thiện công trình. 5.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh So sánh với các ngành công nghiệp và sản xuất vật chất khác, hoạt động sản xuất trong xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp cũng chứa những yếu tố và quá trình tương tự đồng thời cũng mang những đặc thù riêng. + Chi phí sản xuất và khác biệt theo từng công trình: Chi phí đầu tư cho công trình thường dải ra trong một thời kỳ dài. Trong phương thức đấu thầu, người nhận thầu đôi khi phải có một lượng vốn đủ lớn để đưa ra hoạt động trong thời gian đợi vốn của chủ đầu tư. + Tính chất đơn chiếc và chịu ảnh hưởng của nơi xây dựng làm cho chi phí sản xuất của từng Công trình rất khác nhau. + Thời gian thi công kéo dài, giá trị công trình lớn, sản phẩm đơn chiếc và được xây dựng theo đơn đặt hàng. + Tỷ trọng tài sản cố định và NVL chiếm từ 70-80% giá thành công trình. Thiết bị thi công đa dạng không cố định một chỗ mà phải di chuyển liên tục từ vị trí này sang vị trí khác dẫn đến việc quản lý rất phức tạp. Ngoài ra đơn vị còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác trong quá trình thi công như: chế độ chính sách của nhà nước, do các đều kiện tự nhiên thay đổi ... Quy trình thi công các công trình được tiến hành qua các công đoạn: Bước 1: Chuẩn bị sản xuất bao gồm: lập dự trù nguyên vật liệu phục vụ cho thi công công trình, lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua sắm NVL, chuẩn bị vốn và các điều kiện khác để thi công công trình và các trang thiết bị chuyên ngành để phục phụ cho việc thi công công trình. Bước 2: Khởi công xây dựng: quá trình thi công được tiến hành theo công đoạn, điểm dừng kỹ thuật mỗi lần kết thúc một công đoạn lại tiến hành nghiệm thu chuyển bước thi công. Bước 3: Hoàn thiện công trình, tiến hành nghiệm thu bàn giao công trình cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng. II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 2.1. Quá trình hình thành Công ty xây dựng Đức Thành đi lên từ một nhóm thợ, chuyên đi nhận xây dựng công trình nhà ở dân dụng ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Từ khi Đảng nhà nước có chính sách mở cửa nền kinh tế với cơ chế thị trường, mở rộng sản xuất hàng hoá nhiều thành phần kinh tế có sự quản lý của Nhà nước. Nắm bắt được tình hình với sự nhạy bén, đây là một cơ hội lớn để phát triển, họ đã có định hướng và chiến lược đúng khi chuyển đổi hình thức kinh doanh, từ nhận những công trình nhỏ lẻ, nay chuyển thành là quyết định thành lập Công ty xây dựng Đức Thành. Theo quyết định 1995/QĐ - UB ngày 25/06/1997 của UBND tỉnh Hoà Bình. 2.2. Quá trình phát triển Từ khi thành lập đến nay Công ty TNHH xây dựng Đức Thành đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những công ty xây dựng lớn của tỉnh và khu vực các tỉnh miền núi trung du phía bắc. Hàng năm công ty chuyên nhận xây dựng các công trình trường học, đường giao thông, trạm điện, trạm y tế, công trình thuỷ lợi. Đặc biệt là kể từ khi có chương trình quốc gia 135, với uy tín của mình trong nghành xây dựng công ty đã nhận được những hợp đồng lớn trong trương trình 135 thi công xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn. III.KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Kết quả sản xuất kinh doanh cho biết tình hình phát triển của Công ty là hiệu quả hay không hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty , ta phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 03 năm qua: Bảng 1: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Giai đoạn 2005-2007 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu  Năm 2005  Năm 2006  Năm 2007   Doanh thu thuần  4.451  5.650  6.754   Giá vốn hàng bán  4.095  5.198  6.214   Lợi nhuận gộp  356  452  540   Chi phí BH + CPQL  223  283  338   Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD  133  169  202   Lợi nhuận HĐTC  0  0  0   Chi phí tài chính  0  0  0   Tổng thu nhập trước thuế  133  169  202   Thuế TNDN  37  47  56   Lợi nhuận sau thuế  96  122  146   Thu nhập BQ của CNV 1 người/tháng  1.5  1.8  2   (Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính) Qua biểu trên ta thấy, tổng doanh thu của Công ty liên tục tăng qua các năm, đạt mức tăng là 1.199 triệu đồng, tương ứng 127% (năm 2006 so với năm 2005) và tăng 1.104 triệu đồng, tương ứng 119.5% (năm 2007 so với năm 2006). Như vậy, tổng doanh thu của Công ty tăng đều trong 03 năm qua cho thấy Công ty luôn sản xuất kinh doanh vượt mức kế hoạch năm trước. Qua phân tích ở trên cho ta thấy lợi nhuận gộp của Công ty tăng nhanh và đều qua các năm. Giá vốn hàng bán năm 2006 so với năm 2005 tăng 1.103 triệu đồng, tương ứng 26.9%, năm 2007 so với năm 2006 tăng 1.016 triệu đồng, tương ứng 19.5%. Đồng thời chi phí bán hàng và chi phí quản lý cũng tăng lên. Năm 2006 tăng 60 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng với 27%, năm 2007 tăng 55 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với 19.4%. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 tăng 36 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng với 27%, năm 2007 tăng 33 triệu đồng tương ứng với 19.5%. Qua Bảng số liệu trên ta thấy tuy rằng chi phí (năm 2007 so với năm 2006) giảm đi (năm 2006 so với năm 2005) nhưng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh lại tăng chậm hơn. Điều đó chính tỏ sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển nhưng hiệu quả chưa cao. Nhìn chung những kết quả mà Công ty đạt được là khả quan. Đạt được kết quả như vậy là do tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên toàn Công ty đã cố gắng không mệt mỏi trong việc cải tiến khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động và kiện toàn bộ máy quản lý. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐỨC THÀNH I- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY. 1. Đặc điểm về thị trường. Sau 6 năm trưởng thành và phát triển Công ty đã từng bước phát huy được những thế mạnh và ưu thế của mình, đã tạo được lòng tin về sản phẩm của mình trên thị trường. Nền kinh tế phát triển với tốc độ cao nên nhu cầu về hàng hoá, sản phẩm đạt chất lượng rất lớn để phục vụ cho người tiêu dùng góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế thế giới. 1.1. Thị trường mua: Khi mới thành lập do chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa có các nhà cung cấp ruột, nguồn hàng của Công ty được cung cấp chủ yếu bởi các đơn vị thương mại và sản xuất do các đơn vị bạn giới thiệu do vậy thiếu sự chủ động về nguồn hàng, giá cả, tiến độ cung cấp cũng như chủng loại của hàng hoá, dẫn đến tình trạng Công ty luôn ở thế bị động trong kinh doanh, thiếu tính cạnh tranh, không mở rộng được thị trường, tốc độ tăng trưởng chậm. Đến cuối năm 2005 Công ty đã quyết định thay đổi chính sách về nguồn hàng kinh doanh. Công ty đã chủ động tìm kiếm được các nhà cung cấp có các mặt hàng cạnh tranh trên thị trường và trở thành bạn hàng lâu dài, cùng hợp tác phát triển. Ban đầu Công ty chủ yếu chỉ nhập hàng tại thị trường Hoà Bình và các tỉnh lân cận. Đến nay Công ty đã mở rộng nguồn hàng từ các nhà sản xuất trên khắp Đất nước. Do vậy Công ty đã chủ động hoàn toàn được nguồn cung cấp hàng hoá, đây chính là vấn đề quan trọng nhất giúp Công ty mở rộng thị trường, có tính cạnh tranh cao. 1.2. Thị trường bán: Thời kỳ đầu Công ty mới chỉ triển khai bán hàng ở thị trường Hoà Bình. Khi Công ty đã chủ động hoàn toàn được nguồn hàng hoá thì thị trường của Công ty luôn được mở rộng và phát triển không ngừng trên khắp cả nước. Một số công trình tiêu biểu trong những năm qua: ( Nhà khách vườn Quốc gia Cúc Phương; ( Kho bạc tỉnh Hoà Bình; ( Nhà hiệu bộ trường dân tộc nội trú Hoà Bình; ( Nhà bộ môn trường dân tộc nội trú Hoà Bình; ( Trường THCS Tân Lập... 1.3. Dự báo về thị trường và giá Qua việc nghiên cứu thị trường và giá, doanh nghiệp sẽ phải đưa ra được những kết luận quan trọng xây dựng nên bản dự báo về thị trường và giá giúp doanh nghiệp có một kế hoạch sản xuất, kinh doanh hiệu quả nhất. Dự báo thị trường: trên cơ sở nghiên cứu, nắm bắt thị trường để có những giải pháp thích hợp đối với việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Việc dự báo đúng đắn thị trường giúp cho doanh nghiệp vạch ra hướng chiến lược và triển vọng của mình tham gia vào thị trường, từ đó có những quyết định đúng đắn đối với việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Về mặt thời gian dự báo thị trường, doanh nghiệp có thể dự báo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Nội dung chính của dự báo thị trường là dự báo khả năng và triển vọng về cung - cầu sản phẩm doanh nghiệp đang sản xuât và những loại sản phẩm mới mà doanh nghiệp có thể sản xuất. Dự báo về khách hàng để lựa chọn những khách hàng chủ lực, thường xuyên của doanh nghiệp, có thể xuất hiện những loại khách hàng mới. Dự báo về số lượng và cơ cấu, chủng loại sản phẩm có triển vọng. Dự báo về xu thế biến động của thị trường... Dự báo về giá cả: Từ kết quả của qúa trình nghiên cứu giá cả, doanh nghiệp sẽ phải xây dựng bản dự báo giá cụ thể. Việc dự báo đúng đắn và chính xác về giá cả của các loại sản phẩm mà mình định cung cấp sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cũng như kế hoạch lợi nhuận. Nhưng do tính chất biến động của thị trường nên các bản dự báo về giá của doanh nghiệp thường trong giai đoạn ngắn hạn và luôn được điều chỉnh một cách kịp thời nhằm tiêu thụ nhanh chóng sản phẩm mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận. Lựa chọn thời điểm bán hàng và tiêu thụ sản phẩm sẽ lá lý luận quan trọng nhất trong bản dự báo về giá của doanh nghiệp, nó đảm bảo cho sản phẩm bán được giá và lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. 2. Đặc điểm về sản phẩm Do đặc thù hoạt động của Công ty là hoạt động trên lĩnh vực xây dựng vì vậy sản phẩm chủ yếu là những công trình xây dựng. Sản phẩm của Công vừa mang đặc điểm của bất động sản vừa mang tính chất của các sản phẩm thương mại khác. Các công trình chủ yếu mà Công ty đang thực hiện chủ yếu là các công trình thuỷ lợi của các xã thuộc Huyện Lạc Sơn – Hoà Bình, các công trình của nhà nước cũng như tư nhân trên địa bàn tỉnh Hoà Bình và một số tỉnh lân cận. 3. Đặc điểm về lao động của Công ty. Lao động là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, sử dụng lao động hợp lý, hiệu quả là mục tiêu của Công ty. Lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào. Do đó, số lượng lao động có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, việc tổ chức lao động cho sản xuất của Công ty là công việc hết sức cần thiết, những năm qua Công ty đã không ngừng cải tiến cơ cấu tổ chức lao động, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên để phục vụ sản xuất. Ta có thể thấy được tình hình lao động của Công ty qua bảng số liệu sau: Qua bảng 1 ta thấy: tổng số lao động của Công ty có sự biến động qua các năm. Năm 2005 tổng số lao động của Công ty là 180 người, năm 2006 tổng số lao động là 200 người, tăng 20 người, tương đương với 11%. Đến năm 2007 tổng số lao động đã là 220 người, tăng 20 người, tương đương 10%. Nhìn chung sự biến động về số lao động trong 03 năm có ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất của Công ty. Trong tổng số lao động làm việc tại Công ty thì lao động trực tiếp chiếm đa số từ 83% đến 85%. Tuy rằng qua các năm có một số lao động đến tuổi về hưu nhưng số lao động trẻ lại tăng thêm nên cơ cấu không thay đổi là mấy. Bảng 2: CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY Đơn vị: Người CHỈ TIÊU  2005  2006  2007    Số lượng  Tỷ trọng (%)  Số lượng  Tỷ trọng (%)  Số lượng  Tỷ trọng (%)   Tổng số cán bộ C
Luận văn liên quan