Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Và Thiết Bị Y Tế

Trong cơ chế mới, với sự hoạt động của nhiều thành phần kinh tế tính độc lập, tự chủ trong các doanh nghiệp ngày càng cao hơn. Mỗi doanh nghiệp phải năng động sáng tạo trong kinh doanh, phải chịu trách nhiệm trước kết quả kinh doanh của mình, bảo toàn được vốn kinh doanh và quan trọng hơn là kinh doanh có lãi. Muốn như vậy các doanh nghiệp phải nhận thức được vị trí khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá vì nó quyết định đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp có thu nhập bù đắp chi phí bỏ ra, thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà Nước. Bên cạnh đó, mục đích hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận nên việc xác định đúng đắn KQKD nói chung và kết quả bán hàng nói riêng là rất quan trọng. Do vậy bên cạnh các biện pháp quản lý chung, việc tổ chức hợp lý công tác kế toán bán háng là rất cần thiết giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời và chính xác để đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn. Xuất phát từ đó, qua thời gian thực tập ở Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Và Thiết Bị Y Tế T&C em đã đi sâu nghiên cứu vấn đề tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong công ty với đề tài : “ Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Và Thiết Bị Y Tế T&C . Trong quá trình thực tập, em đã được sự chỉ dẫn, giúp đỡ của các thầy, cô giáo, trực tiếp là cô giáo Nguyễn Thị Thanh Loan cùng các anh, các chị cán bộ kế toán Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Và Thiết Bị Y Tế T&C. Tuy nhiên, phạm vi đề tài rộng, thời gian thực tế chưa nhiều nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo và các anh, các chị phòng kế toán công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Chuyên đề của em gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại. Chương 2 : Thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Và Thiết Bị Y Tế T&C . Chương 3 : Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Và Thiết Bị Y Tế T&C

doc107 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3283 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Và Thiết Bị Y Tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Hà Nội, ngày tháng năm 2009 Thay mặt Công ty MỤC LỤC Các ký hiệu viết tắt: 7 Danh mục các sơ đồ 8 Danh mục các bảng biểu 9 Danh mục tài liệu tham khảo 10 LỜI NÓI ĐẦU 11 CHƯƠNG 1 13 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1. Những vấn đề chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 13 1.1.1. Khái niệm về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 13 1.1.1.1. Doanh nghiệp thương mại 13 1.1.1.2.Quá trình bán hàng 14 1.1.1.3.Kết quả kinh doanh 14 1.1.2 Vai trò của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 15 1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ...15 1.1.4 ý nghĩa của kế toán bán hàng………………………………………...16 1.2.Các phương pháp tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại 16 1.2.1 Phương pháp bán buôn hàng hoá 16 1.2.2 Bán lẻ hàng hoá 17 1.2.3 Phương pháp bán hàng đại lý 18 1.2.4 Phương pháp bán hàng trả chậm trả góp ………………………… 18 1.2.5 Phương thức hàng đổi hàng 18 1.3. Hạch toán tổng hợp kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh…………………………………………………………………………..18 1.3.1 Chứng từ sử dụng 19 1.3.2 Tài khoản sử dụng 19 1.3.3 Phương thức tính giá vốn hàng bán 19 1.3.3.1.Phương thức giá đơn vị bình quân (bình quân gia quyền) 20 1.3.3.2.Phương pháp nhập trước xuất trước 20 1.3.3.3.Phương pháp nhập sau xuất trước 20 1.3.3.4.Phương pháp tính theo giá đích danh 20 1.3.3.5.Phương pháp giá hạch toán 20 1.3.4 Phân bổ chi phí thu mua cho hàng tiêu thụ 21 1.3.5 Phương pháp hạch toán tổng hợp 21 1.3.5.1.Hạch toán tiêu thụ hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên 21 1.3.5.1.1 Hạch toán tiêu thụ hàng hoá ở các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. 21 Sơ đồ 1: Hạch toán phương thức bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp 21 Sơ đồ 2: Hạch toán phương thức bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng 22 Sơ đồ 3: Hạch toán theo phương thức bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (giao tay ba) 23 Sơ đồ 4: Hạch toán phương thức bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng có tham gia thanh toán 23 Sơ đồ 5: Hạch toán phương thức bán lẻ 24 Sơ đồ 6: Hạch toán phương thức bán hàng đại lý 25 Sơ đồ 7: Hạch toán phương thức bán hàng trả chậm trả góp…………….26 1.3.5.1.2 Hạch toán tiêu thụ hàng hoá ở các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp 26 1.3.5.2.Hạch toán tiêu thụ hàng hoá theo phương pháp kiểm kê định kỳ 27 Sơ đồ 8: Hach toán tiêu thụ hàng hoá theo PP KKĐK……………………26 1.3.6 Hạch toán tổng hợp chi phí quản lý kinh doanh……… ……… 27 1.3.6.1. Hạch toán chi phí bán hàng ……………………………… .........27 1.3.6.2. Hạch toán chi phí doanh nghiệp ………………………………....30 1.3.7 Hạch toán kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 30 1.3.7.1 Các khái niệm 35 1.3.7.2 Tài khoản sử dụng 35 1.3.7.3 Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu 36 1.3.8 Hạch toán xác định kết quả kinh doanh 36 1.4 Các hình thức kế toán 37 1.4.1 Hình thức nhật ký chung 37 1.4.2 Hình thức kế toán trên máy vi tính 39 1.4.3 Hình thức nhật ký-ý sổ cái 41 1.4.4 Hình thức chứng từ ghi sổ 42 CHƯƠNG 2:THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ THIẾT BỊ Y TẾ T&C 43 2.1.Đặc điểm chung của Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Và Thiết Bị Y Tế T&C 43 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Và Thiết Bị Y Tế T&C 43 2.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy và đặc điểm kinh doanh của công ty ….. 45 2.1.3 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty ……………………………… 46 2.1.3.1.Cơ cấu bộ máy kế toán 47 2.1.3.2 Hệ thống tài khoản áp dụng 50 2.1.3.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng của Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Và Thiết Bị Y Tế T&C 50 2.1.3.4.Sổ kế toán sử dụng 51 2.2. Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Và Thiết Bị Y Tế T&C 52 2.2.1 Đặc điểm hoạt động bán hàng của công ty 52 2.2.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng 53 2.2.3. Kế toán xuất kho vật tư, hàng hoá 54 2.2.3.1. Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ 54 2.2.3.2. Quy trình xuất kho hàng hoá 54 2.2.4 Các phương pháp thanh toán tiền hàng 61 2.2.5 Kế toán bán hàng 61 2.2.5.1.Kế toán giá vốn hàng bán 61 2.2.5.2.Kế toán doanh thu bán hàng 69 2.2.5.3.Kế toán phải thu khách hàng 69 2.2.5.4.Kế toán các khoản giảm trừ 75 2.2.5.5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 80 2.2.6 Kế toán kết quả kinh doanh 83 2.2.7 Lợi nhuận chưa phân phối ……………………………………………84 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ THIẾT BỊ Y TẾ T&C 3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty 104 3.1.1 Những ưu điểm. 104 3.1.2. Những điểm cần hoàn thiện. 105 3.2. Một số ý kiến cần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và XĐKQ bán hàng của Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Và Thiết Bị Y tế T&C 105 Kết luận……………………………………………………………………. 107 CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT: - TM:Thương mại - DN:Doanh nghiệp - CFQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp - XĐKQKD: Xác định kết quả kinh doanh - HĐ GTGT: Hoá đơn giá trị gia tăng - TSCĐ:Tài sản cố định - TK:Tài khoản - CKTM: Chiết khấu thương mại - CKTT: Chiết khấu thanh toán - CBCNV: Cán bộ công nhân viên - GGHB: Giảm giá hàng bán - HBBTT: Hàng bán bị trả lại - CCDC: Công cụ dụng cụ - DT:Doanh thu - TC:Tài chính - DV: Dịch vụ - LN: Lợi nhuận DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp Sơ đồ 2: Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng Sơ đồ 3: Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp(giao tay ba) Sơ đồ 4: Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng có tham gia thanh toán Sơ đồ 5: Hạch toán phương thức bán lẻ Sơ đồ 6: Hạch toán phương thức bán hàng đại lý Sơ đồ 7: Hạch toán phương thức bán hàng trả chậm trả góp Sơ đồ 8: Hạch toán tiêu thụ hàng hoá theo phương pháp KKĐK Sơ đồ 9: Hạch toán chi phí quản lý kinh doanh Sơ đồ 10: Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu Sơ đồ 11: Hạch toán xác định kết quả kinh doanh Sơ đồ 12: Trình tự ghi sổ theo hình thức “Nhật ký chung” Sơ đồ 13: Trình tự ghi sổ theo hình thức “Kế toán trên máy vi tính” Sơ đồ 14: Trình tự ghi sổ theo hình thức “Nhật ký sổ cái” Sơ đồ 15: Trình tự ghi sổ theo hình thức “Chứng từ ghi sổ” Sơ đồ 16: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ 17: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Danh sách các mặt hàng Bảng 2: Hóa đơn giá trị gia tăng Bảng 3: Phiếu xuất kho Bảng 4: Thẻ kho Bảng 5: Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn hàng hoá Bảng 6: Sổ chi tiết hàng hoá Bảng 7: Sổ chi tiết giá vốn hàng bán Bảng 8: Sổ chi tiết thanh toán với người mua Bảng 9: Sổ tổng hợp theo dõi công nợ với khách hàng Bảng 10: Sổ chi tiết TK 521 Bảng 11: Phiếu nhập kho hàng bán trả lại Bảng 12: Sổ chi tiết TK 5212 Bảng 13: Hóa đơn dịch vụ Bảng 14: Bảng thanh toán lương nhân viên văn phòng Bảng 15: Sổ chi tiết TK 642 Bảng 16: Nhật ký chung Bảng 17: Sổ cái TK 511 Bảng 18: Sổ cái TK 5211 Bảng 19: Sổ cái TK 5212 Bảng 20: Sổ cái TK 632 Bảng 21: Sổ cái TK 131 Bảng 22: Sổ cái TK 642 Bảng 23: Sổ cái TK 911 Bảng 24: Sổ cái TK 421 Bảng 25: Báo cáo kết quả kinh doanh Danh mục tài liệu tham khảo 1.Giáo trình “Kế toán thương mại và dịch vụ”-Trường Đại Học Công nghiệp Hà Nội, Tác giả:Thạc sĩ Hoàng Thị Việt Hà 3.Hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam –Nhà xuất bản Tài chính –HN tháng 01-2004 4.Giáo trình “Kế toán doanh nghiệp” –Học viện Tài chính Tác giả:PGS-TS:Ngô Chi và TS:Trương Thị Thuỷ 5. “Hướng dẫn lập chứng từ kế toán, hướng dẫn ghi sổ kế toán”-Nhà xuất bản tài chính –Hà Nội-2005 6.Trang web:http/www.mof.gov.vn Và một số tài liệu khác LỜI NÓI ĐẦU Trong cơ chế mới, với sự hoạt động của nhiều thành phần kinh tế tính độc lập, tự chủ trong các doanh nghiệp ngày càng cao hơn. Mỗi doanh nghiệp phải năng động sáng tạo trong kinh doanh, phải chịu trách nhiệm trước kết quả kinh doanh của mình, bảo toàn được vốn kinh doanh và quan trọng hơn là kinh doanh có lãi. Muốn như vậy các doanh nghiệp phải nhận thức được vị trí khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá vì nó quyết định đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp có thu nhập bù đắp chi phí bỏ ra, thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà Nước. Bên cạnh đó, mục đích hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận nên việc xác định đúng đắn KQKD nói chung và kết quả bán hàng nói riêng là rất quan trọng. Do vậy bên cạnh các biện pháp quản lý chung, việc tổ chức hợp lý công tác kế toán bán háng là rất cần thiết giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời và chính xác để đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn. Xuất phát từ đó, qua thời gian thực tập ở Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Và Thiết Bị Y Tế T&C em đã đi sâu nghiên cứu vấn đề tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong công ty với đề tài : “ Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Và Thiết Bị Y Tế T&C . Trong quá trình thực tập, em đã được sự chỉ dẫn, giúp đỡ của các thầy, cô giáo, trực tiếp là cô giáo Nguyễn Thị Thanh Loan cùng các anh, các chị cán bộ kế toán Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Và Thiết Bị Y Tế T&C. Tuy nhiên, phạm vi đề tài rộng, thời gian thực tế chưa nhiều nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo và các anh, các chị phòng kế toán công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Chuyên đề của em gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại. Chương 2 : Thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Và Thiết Bị Y Tế T&C . Chương 3 : Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Và Thiết Bị Y Tế T&C CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1. Những vấn đề chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 1.1.1. Khái niệm về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 1.1.1.1. Doanh nghiệp thương mại Trong sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, nghành thương mại với những thế mạnh của mình trong công tác tổ chức, thúc đẩy lưu thông hàng hoá, nối người sản xuất với người tiêu dùng, đã góp phần đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Nghành thương nghiệp được coi là nghành kinh tế có chức năng tổ chức lưu thông hàng hoá thì doanh nghiệp thương mại chính là bộ phận của nghành thương nghiệp thực hiện chức năng đó. Trong hoạt động kinh doanh thương mại, tiêu thụ hàng hoá là giai đoạn cuối cùng trong quá trình lưu chuyển hàng hoá. Hoạt động chính của doanh nghiệp thương mại là mua vào các sản phẩm hàng hoá của các doanh nghiệp sản xuất, sau đó thông qua hệ thống bán hàng của mình cung cấp cho người tiêu dùng đồng thời thu được tiền nhờ vào việc cung cấp hàng hoá đó. Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thương mại gồm ba khâu chủ yếu đó là: Mua vào, dự trữ và bán ra. Trong đó quá trình vốn kinh doanh của doanh nghịêp vận động theo mô hình T-H-T’. Qúa trình vận động trên có mối liên hệ mật thiết và đều có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đó khâu bán hàng là khâu cuối cùng trong chu kỳ tuần hoàn vốn của doanh nghiệp. Khâu này có tác động rất lớn đến tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại. 1.1.1.2 Quá trình bán hàng Trong doanh nghiệp thương mại, quá trình bán hàng được bắt đầu từ khi doanh nghiệp chuyển giao sản phẩm, hàng hoá. dịch vụ cho khách hàng, đồng thời khách hàng trả hoặc chấp nhận trả một khoản tiền tương ứng cho giá bán sản phẩm hàng hoá đó mà hai bên đã thoả thuận. Quá trình này được coi là hoàn tất khi người bán đã nhận được tiền và người mua đã nhận được hàng. Đối với doanh nghiệp thương mại nói riêng và tất cả các doanh nghiệp nói chung hoạt động bán hàng đảm bảo cho họ bù đắp các khoản chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh và có thể tích luỹ. Có thể nói hoạt động bán hàng là lý do tồn tại của các doanh nghiệp thương mại và nó có ý nghĩa to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp thương mại. Hoạt động bán hàng phát triển sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng được thị trượng tiêu thụ, mở rộng kinh doanh, do đó tăng được doanh thu giúp doanh nghiệp củng cố và khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Đối với người tiêu dùng, quá trình bán hàng của doanh nghiệp giúp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chỉ qua khâu bán hàng, công dụng của hàng hoá, dịch vụ mới được xác định hoàn toàn, sự phù hợp giữa thị hiếu người tiêu dùng với hàng hoá mới được khẳng định. Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, khâu bán hàng cũng có ý nghĩa rất lớn với sự phát triển của nền kinh tế. Với lợi thế riêng của mình đó là tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng, nên quá trình bán hàng có thể nắm bắt tường tận nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. 1.1.1.3 Kết quả kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động bán hàng và các hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kì nhất định biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại bao gồm kết quả bán hàng, kết quả hoạt động tài chính và kết quả bất thường. Kết quả bán hàng được xác định là số chênh lệch giữa doanh thu với trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Kết quả hoạt động tài chính là chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính và kết quả bất thường là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập bất thường vói các khoản chi phí bất thường. Đối với doanh nghiệp thương mại thì kết quả bán hàng thường chiếm tỷ trọng lớn chủ yếu trong kết qủa hoạt động kinh doanh. Do đó, việc xác định kết quả bán hàng cũng có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý tại doanh nghiệp. 1.1.2 Vai trò của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Kế toán bán hàng và xác định kết quả là một phần của kế toán, có vai trò rất lớn đối với công tác quản trị doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp xem xét kinh doanh mặt hàng, nhóm hàng, địa điểm kinh doanh nào có hiệu quả, bộ phận kinh doanh, cửa hàng nào thực hiện tốt công tác bán hàng. Nhờ đó doanh nghiệp có thể phân tích, đánh giá, lựa chọn các phương án đầu tư sao cho có hiệu quả nhất 1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh - Ghi chép, phản ánh kịp thời đầy đủ và chính xác tình hình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ cả về trị giá và số lượng hàng bán theo từng mặt hàng và nhóm hàng. - Phản ánh và giám đốc chính xác tình hình thu hồi vốn, tình hình công nợ và thanh toán công nợ phải thu ở người mua, theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, số tiền khách nợ… - Tính toán chính xác giá vốn của hàng tiêu thụ, từ đó xác định chính xác kết quả bán hàng - Cung cấp thông tin chính xác, trung thực và đầy đủ về tình hình bán hàng ,xác định kết quả phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp. - Tham mưu cho lãnh đạo về các giải pháp để thúc đẩy quá trình bán hàng, giúp cho ban giám đốc nắm được thực trạng, tình hình tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp mình kịp thời và có những chính sách điều chỉnh thích hợp với thị trường … 1.1.4 ý nghĩa của kế toán bán hàng Đối với các doanh nghiệp thương mại, việc bán hàng có ý nghĩa rất to lớn, bán hàng mới có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và bù đắp được chi phí bỏ ra, không những thế nó cũng phản ánh năng lực kinh doanh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. 1.2.Các phương pháp tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại 1.2.1 Phương pháp bán buôn hàng hoá 1.2.1.1.Khái niệm Là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các doanh nghiệp sản xuất… để thực hiện bán ra hoặc để gia công, chế biến rồi bán ra. Trong bán buôn thường bao gồm 2 phương thức sau: * Phương thức bán buôn qua kho Là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đó hàng bán phải được xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp. Bán buôn qua kho có 2 hình thức. - Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp:bên mua cử đại diện đến kho của DN để nhận hàng. DN xuất kho hàng hoá, giao hàng trực tiếp cho đại diện bên mua. Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác định là tiêu thụ. - Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng(gửi hàng cho bên mua):căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, hoặc theo đơn hàng, DN xuất kho hàng hoá, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó do bên mua quy định trong hợp đồng. * Phương thức bán buôn vận chuyển thẳng DN sau khi mua hàng, nhận hàng mua, không đưa về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua. Bán buôn vận chuyển thẳng có 2 hình thức: - Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (hình thức giao tay ba hay bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán): Doanh nghiệp sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán. Sau khi giao, nhận, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác định là tiêu thụ. - Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: DN sau khi mua hàng, nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thỏa thuận. 1.2.2 Bán lẻ hàng hoá 1.2.2.1.Khái niệm Là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chứckinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. 1.2.2.2.Đặc điểm - Hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng. - Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thực hiện - Bán đơn chiếc hoặc số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định Phương thức bán lẻ có các hình thức sau: + Bán lẻ thu tiền tập trung: nghiệp vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giao hàng cho người mua tách rời nhau. Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền của khách, viết hóa đơn hoặc tích kế cho khách để khách đến nhận hàng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao. Ưu điểm của hình thức này là ít xảy ra sai sót giữa tiền và hàng, nhưng có nhược điểm là mất nhiều thời gian của khách hàng. Vì vậy hình thức bán hàng này chỉ áp dụng đối với những mặt hàng có giá trị cao. + Bán lẻ thu tiền trực tiếp: nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách. Cuối ngày hoặc cuối mỗi ca nhân viên bán hàng làm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ và lập báo cáo bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. + Bán lẻ tự phục vụ(tự chọn): khách hàng tự chọn lấy hàng, mang đến bàn tính tiền và thanh toán tiền hàng. Nhân viên thu tiền kiểm hàng, tính tiền, lập hoá đơn bán hàng và thu tiền của khách hàng. 1.2.3 Phương pháp bán hàng đại lý Doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Bên nhận đại lý, ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, và thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp thương mại và được hưởng hoa hồng đại lý bán. 1.2.4 Phương pháp bán hàng trả chậm trả góp Là phương pháp bán hàng mà người mua được trả tiền mua hàng thành nhiều lần trong một thời gian nhất định và người mua phải trả cho DN bán hàng một số tiền lớn hơn giá bán trả tiền ngay một lần(Bán hàng thu tiền nhiều lần) 1.2.5 Phương thức hàng đổi hàng Phương thức hàng đổi hàng là phương thức bán hàng doanh nghiệp đem sản phẩm, vật tư, hàng hoá để đổi lấy hàng hoá khác khô
Luận văn liên quan