Trong những năm qua, với xu thế hội nhập và phát triển, cùng với sự chú trọng đầu tư của chính phủ và sự năng động của lãnh đạo, tập thể cán bộ Tập đoàn Vinashin, ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã và đang trên đà tăng tốc.
Bắt nhịp với ngành công nghiệp tàu thuỷ thế giới, Chính phủ Việt Nam đã có những quyết sách đúng đắn, nắm cơ hội tạo đà phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Cùng với các hoạt động đóng tàu, sửa chữa tàu biển. Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam đã mở rộng hoạt động sang rất nhiều ngành nghề liên quan không chỉ đối với công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp tàu thuỷ mà cả các hoạt động khác phục vụ kinh tế dân sinh hay cả hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.
Nếu chỉ thuần tuý hoạt động đóng tàu và sửa chữa tàu, mà thiếu đi các ngành công nghiệp sản xuất phụ trợ, thì chúng ta luôn đứng trước tình trạng bị động trong cung cấp vật tư, công cụ phụ trợ cho chính hoạt động của mình. Với mục đích đó. Tập đoàn kinh tế Vinashin đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành viên tập trung nghiên cứu, tính toán khả thi và đầu tư đưa vào sản xuất các mặt hàng, các vật tư có nhu cầu cao trong ngành công nghiệp tàu thuỷ, không chỉ thế mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu rất tiềm năng của thị trường.
Với định hướng đó của Tập đoàn, bằng sự năng động của mình, Công ty CP Công nghiệp Tàu thủy Vinashin Motor (VINASHIN MOTOR) đã được Tập đoàn tin tưởng và giao phó thực hiện đầu tư nhiều dự án không chỉ phụ trợ ngành công nghiệp tàu thủy mà còn đáp ứng nhu cầu thị trường.
Là sinh viên năm cuối của khoa Đầu tư – trường Đại học kinh tế quốc dân, em đang thực hiện chương trình thực tập cuối khóa tại phòng Dự án của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin. Trong gần bốn tháng thực tập tại đây, em đã có cơ hội được tìm hiểu về đơn vị, về quá trình hình thành phát triển, cơ cấu chức năng của các phòng ban, về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình đầu tư cũng như công tác lập các dự án đầu tư tại Công ty. Để tìm ra những giải pháp nhằm phát huy những thành công, kết quả, hạn chế những tồn tại trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại Công ty trong thời gian qua, em lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin”.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm 2 chương chính:
Chương 1: Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ và xe máy Vinashin.
Chương 2: Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty Vinashin Motor.
74 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1937 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, với xu thế hội nhập và phát triển, cùng với sự chú trọng đầu tư của chính phủ và sự năng động của lãnh đạo, tập thể cán bộ Tập đoàn Vinashin, ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã và đang trên đà tăng tốc.
Bắt nhịp với ngành công nghiệp tàu thuỷ thế giới, Chính phủ Việt Nam đã có những quyết sách đúng đắn, nắm cơ hội tạo đà phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Cùng với các hoạt động đóng tàu, sửa chữa tàu biển. Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam đã mở rộng hoạt động sang rất nhiều ngành nghề liên quan không chỉ đối với công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp tàu thuỷ mà cả các hoạt động khác phục vụ kinh tế dân sinh hay cả hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.
Nếu chỉ thuần tuý hoạt động đóng tàu và sửa chữa tàu, mà thiếu đi các ngành công nghiệp sản xuất phụ trợ, thì chúng ta luôn đứng trước tình trạng bị động trong cung cấp vật tư, công cụ phụ trợ cho chính hoạt động của mình. Với mục đích đó. Tập đoàn kinh tế Vinashin đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành viên tập trung nghiên cứu, tính toán khả thi và đầu tư đưa vào sản xuất các mặt hàng, các vật tư có nhu cầu cao trong ngành công nghiệp tàu thuỷ, không chỉ thế mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu rất tiềm năng của thị trường.
Với định hướng đó của Tập đoàn, bằng sự năng động của mình, Công ty CP Công nghiệp Tàu thủy Vinashin Motor (VINASHIN MOTOR) đã được Tập đoàn tin tưởng và giao phó thực hiện đầu tư nhiều dự án không chỉ phụ trợ ngành công nghiệp tàu thủy mà còn đáp ứng nhu cầu thị trường.
Là sinh viên năm cuối của khoa Đầu tư – trường Đại học kinh tế quốc dân, em đang thực hiện chương trình thực tập cuối khóa tại phòng Dự án của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin. Trong gần bốn tháng thực tập tại đây, em đã có cơ hội được tìm hiểu về đơn vị, về quá trình hình thành phát triển, cơ cấu chức năng của các phòng ban, về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình đầu tư cũng như công tác lập các dự án đầu tư tại Công ty. Để tìm ra những giải pháp nhằm phát huy những thành công, kết quả, hạn chế những tồn tại trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại Công ty trong thời gian qua, em lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin”.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm 2 chương chính:
Chương 1: Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ và xe máy Vinashin.
Chương 2: Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty Vinashin Motor.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt và các cô chú, anh chị tại Công ty đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Chương 1: Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ và xe máy Vinashin.
1.1. Giới thiệu về Công ty
1.1.1. Một số nét về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin ( viết tắt là Công ty Vinashin motor ) được thành lập dựa trên cơ sở góp vốn giữa Công ty xe máy Lisohaka có trụ sở chính tại: Xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam có trụ sở chính: Số 109 phố Quán Thánh, phường Quán Thánh, thành phố Hà Nội.
Công ty thành lập theo Quyết định số: 672/QĐ-CNT-TCCB-TCKT do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã ký ngày 12 tháng 10 năm 2005; Giấy phép kinh doanh số: 0103014440 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 01/11/2005.
Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin là một đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam hoạt động đa ngành, lấy công nghiệp tàu thủy công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy là lĩnh vực chính làm đà phát triển cho Công ty trong xu thế hội nhập kinh tế của Tập đoàn cũng như của Đất nước.
Công ty đang tập trung phát triển nhanh đẩy nhanh các lĩnh vực: Sản xuất động cơ và phụ tùng ô tô, xe máy; Lắp ráp hoàn chỉnh ô tô, xe gắn máy và phương tiện giao thông vận tải; Sản xuất phụ tùng và lắp ráp hàng điện tử, điện lạnh; Thi công xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi; Sản xuất chế tạo hàng cơ khí, kết cấu thép siêu trường, siêu trọng và các phụ tùng phụ kiện phục vụ ngành công nghiệp tàu thủy và các ngành công nghiệp khác; Kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng được Nhà nước cho phép.
Hiện nay Công ty đang tiến hành đầu tư, mở rộng nhà xưởng tại Khu Công nghiệp Lai Vu, thành phố Hải Dương với diện tích 126.220,8 m2; Xây dựng nhà máy sản xuất bình chứa ga bằng Composite; Nhà máy sản xuất xe máy và công nghiệp phụ trợ công nghiệp tàu thủy. Tiến tới đầu tư phát triển các ngành du lịch, giải trí, sân golf, tổ hợp dịch vụ du lịch, lữ hành...
Vươn tới thành Công ty hàng đầu trong các lĩnh vực đầu tư.
1.1.1.2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và phạm vi hoạt động của Công ty
- Sản xuất, lắp ráp, mua bán động cơ, phụ tùng ô tô, xe máy; lắp ráp hoàn chỉnh ô tô xe gắn máy và phương tiện giao thông vận tải.
- Nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, lắp ráp và tiêu thụ các sản phẩm thuộc các lĩnh vực: điện, điện tử, điện lạnh, công nghệ thông tin, viễn thông, tự động hoá phục vụ nhu cầu trong và ngoài ngành công nghịêp tàu thuỷ trong nước và xuất khẩu ( không bao gồm thiết kế các phương tiện vận tải).
- Mua bán, xuất khẩu, tổng đại lý, cung cấp các sản phẩm: vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng linh kiện cho sản xuất và tiêu dung.
- Thi công, xây dựng các công trình dân dụng, giao thông và thuỷ lợi.
- Đại lý kinh doanh xăng dầu, gas, khí công nghiệp; sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và dụng cụ y tế.
- Kinh doanh bất động sản ( không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất), khu đô thị và nhà ở, hạ tầng khu công nghiệp, khách sạn, nhà hàng ( không bao gồm kinh doanh phòng hát Karaoke, quán Bar, vũ trường), nhà cho thuê, văn phòng cho thuê.
- Kinh doanh dịch vụ giải trí, sân golf ( không bao gồm các loại hình vui chơi giải trí nhà nước cấm); dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế.
- Vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách; mua bán và cho thuê tàu.
- Sản xuất, kinh doanh nước giải khát, rượu, bia, sữa ( không bao gồm kinh doanh quán Bar)
- Sản xuất, chế tạo hàng cơ khí, kết cấu sắt thép siêu trường, siêu trọng và các phụ tùng, phụ kiện phục vụ ngành công nghiệp tàu thuỷ và các ngành công nghiệp khác.
- Đầu tư, xây dựng, khai thác và tổ chức kinh doanh chợ, siêu thị, bách hoá, trung tâm thương mại.
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
1.1.1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện qua báo cáo kết quả kinh doanh dưới đây:
Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Mã số
2007
2008
1
2
3
4
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
41.956.666.408
126.865.202.749
2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
10
41.956.666.408
126.865.202.749
3. Giá vốn hàng bán
11
39.430.141.277
121.719.239.388
4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
20
2.526.525.131
5.145.963.361
5. Doanh thu hoạt động tài chính
21
134.355.096
375.036.728
6. Chi phí tài chính
22
603.942.740
1.907.376.432
7. Chi phí bán hàng
23
500.000
2.975.361
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp
24
504.372.462
1.201.376.952
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
25
1.552.065.025
2.409.271.344
10. Thu nhập khác
30
37.664.221
35.552.156
11. Chi phí khác
31
43.361.551
39.631.435
12. Lợi nhuận khác
32
-5.697.330
-4.079.279
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
40
1.546.367.695
2.405.192.065
14. Chi phí thuế TNDN hiện hành
50
432.982.955
673.453.778
15. Lợi nhuận sau thuế TNDN
52
1.113.384.740
1.731.738.287
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008
Qua bảng trên ta thấy, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2007, 2008 biến động tích cực theo chiều hướng tăng. Doanh thu năm 2008 là 126.865.202.749 đồng tăng 202,37% so với năm 2007 khiến lợi nhuận tăng 55,54% vào năm 2008. Như vậy trong 2 năm vừa qua, Vinashin motor đã thu được những thành tựu đáng kể, ngành nghề kinh doanh được mở rộng, doanh thu lớn hơn, lợi nhuận tăng khiến lợi nhuận bình quân trên lao động của công ty qua các năm đều có chiều hướng tăng. Đây là một chiều hướng rất tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
1.1.2. Tổng quan về tình hình đầu tư của Công ty.
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang trên đà phát triển, đứng trước tình hình cạnh tranh khốc liệt của thị trường bất kỳ một doanh nghiệp nào đều có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Hàng năm, một phần vốn của Công ty được dành đầu tư cho việc sản xuất kinh doanh, một phần dành cho việc đầu tư phát triển Công ty. Đặc biệt là năm 2008, công ty đã chú trọng đầu tư vào tài sản cố định, đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh với các công ty khác. Ngoài ra công ty còn dành phần vốn đầu tư không nhỏ thực hiện việc đầu tư theo nội dung đầu tư như: đầu tư xây dựng cơ bản; đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động; đầu tư cho hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu. Tổng mức đầu tư cho hoạt động đầu tư phát triển qua các năm như sau:
Bảng 2: Quy mô vốn đầu tư phát triển 2006-2008
Đơn vị: 1000 đồng
Năm
2006
2007
2008
Khối lượng vốn đầu tư phát triển Công ty
275.826.125
287.813.947
285.319.614
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán tại Công ty 2006,2007,2008
Qua bảng 3 về quy mô vốn đầu tư phát triển trong giai đoạn 2006-2008 của công ty, ta có thể nhận thấy tổng vốn đầu tư phát triển hàng năm có xu hướng giảm theo từng năm. Đặc biệt là năm 2008, do diễn biến phức tạp của nền kinh tế trong nước và quốc tế, tình hình đã tác động rất lớn tới sức mua của thị trường và tâm lý người tiêu dùng. Do đó việc kinh doanh của công ty giảm sút, lợi nhuận không tăng nhiều như trước, đồng thời việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản cũng bị ảnh hưởng do phải giãn tiến độ nhằm kiềm chế lạm phát….Chính vì thế, quy mô vốn đầu tư phát triển cũng giảm sút.
Bảng 3: Tốc độ tăng định gốc (liên hoàn) của vốn đầu tư giai đoạn
2006 - 2008
Năm
2006
2007
2008
Khối lượng vốn đầu tư phát triển Công ty
275.826.125
287.813.947
285.319.614
Tốc độ phát triển liên hoàn
-
4,35%
-8,9%
Tôc độ phát triển định gốc
-
4,35%
3,44%
1.2. Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty.
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án
1.2.1.1. Nhóm nhân tố con người
Trong bất kỳ hoạt động nào con người luôn là nhân tố quan trọng và là yếu tố quyết định thành công của công việc. Đây là nhân tố quan trọng nhất trong công tác lập dự án bởi dự án đầu tư là một tập tài liệu mô phỏng ý định của các chủ đầu tư. Để có được một dự án thì phải có ý tưởng dự án, có người lập dự án, có người thực hiện thi công dự án và có người quản lý dự án. Do đó, khi nói đến các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án tại Công ty thì không thể không nói đến nhân tố con người. Trong công tác lập dự án đầu tư có hai nhóm người có sự ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng dự án đó là:
Chủ đầu tư: Là người chủ sở hữu vốn, người vay vốn hoặc là người được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo quyết định của pháp luật. Chủ đầu tư chính là người cần lập dự án, họ có thể thuê các công ty tư vấn lập dự án hoặc trực tiếp lập nếu đủ trình độ chuyên môn. Các dự án mà Công ty Vinashin Motor được Tập đoàn giao đều do Công ty là chủ đầu tư và là đơn vị trực tiếp lập dự án bởi vì tại Công ty có phòng Dự án chuyên trách đảm nhiệm công việc này. Còn một số dự án có quy mô lớn, đòi hỏi trình độ cao, kinh nghiệm thì Tập đoàn sẽ trực tiếp chỉ định Công ty chuyên trách lập dự án đó là Công ty cổ phần Vinashin- tư vấn đầu tư Vinco.
Nhà tư vấn lập dự án: đó chính là các cán bộ làm công tác lập dự án tại phòng Dự án của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin. Tất cả các dự án mà Công ty làm chủ đầu tư đều do các cán bộ tại phòng Dự án lập. Tính khả thi của một dự án tùy thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp trong phân tích, đánh giá của nhà tư vấn. Người lập dự án cần có những phẩm chất sau:
- Có trình độ chuyên môn, năng lực kỹ thuật phù hợp với dự án, phải hiểu sâu và vận dụng đúng các văn bản pháp quy hiện hành trong phân tích đánh giá dự án.
- Phải am hiểu quy trình công nghệ sản xuất và tính vận hành thực tế của các công trình có quy mô, hiện trạng tương tự như: nắm vững quy hoạch, chiến lược phát triển và phân tích đúng tình hình thị trường của dự án sau khi dự án được đưa vào vận hành…
1.2.1.2. Nhóm nhân tố tổ chức
Một dự án đầu tư nếu được tổ chức thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho tiến trình đầu tư đạt kết quả tốt và ngược lại. Nếu một dự án mà việc tổ chức để lập dự án không được tiến hành chặt chẽ, các chỉ tiêu tính toán sai, lựa chọn kỹ thuật không tốt thì khi đi vào tính toán kinh tế sẽ cho kết quả sai. Do đó, để có được dự án với chất lượng cao thì công tác lập dự án tại Công ty phải có tổ chức, quy trình lập dự án rõ ràng, phải phân định quyền và trách nhiệm giữa các bộ phận chuyên môn đảm bảo tính chuyên môn hóa cao trong công việc.
1.2.1.3. Cơ sở pháp lý của Dự án
Đây cũng là nhân tố đóng vai trò khá quan trọng cho phép dự án có được tiến hành hay không, và cũng là căn cứ để chủ đầu tư ra quyết định. Bất kỳ một dự án nào được lập bao giờ cũng phải có cơ sở pháp lý. Cơ sở này có thể là các văn bản, nghị định, thông tư…cho thấy việc dự án được lập có sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển của ngành, vùng, của Tập đoàn, cũng như của Công ty…Cơ sở pháp lý của dự án cũng là nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án nói chung và công tác lập dự án tại Công ty Vinashin motor nói riêng.
1.2.2. Quy trình lập dự án đầu tư tại Công ty Vinashin Motor.
Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai. Do đó, quá trình soạn thảo một dự án đầu tư đòi hỏi trải qua rất nhiều công đoạn, cấp độ và liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau. Nhận thức được vấn đề này, các công ty đều tiến hành lập dự án theo một quy trình riêng cụ thể, rõ ràng và Công ty Vinashin Motor cũng không nằm ngoài quy luật này.
1.2.2.1. Quy trình thông thường
Tập đoàn, Tổng Giám Đốc
CNDA. Trưởng phòng Dự án và trưởng phòng Xây dựng
Tổng Giám Đốc
Chủ nhiệm DA chủ trì công việc
Tổ chuyên viên chủ trì dự án
Chủ nhiệm DA
Trưởng phòng DA
Trưởng phòng chuyên môn
Trưởng phòng DA
Trưởng phòng Xây dựng
Tổng Giám Đốc
Trưởng phòng dự án
Tổ chức hành chính kế hoạch
Các cấp có thẩm quyền trên Tập đoàn
TGĐ, CNDA, Trưởng phòng chức năng liên quan
Các cấp có thẩm quyền trên Tập đoàn
CNDA
Trưởng phòng Dự án và Xây dựng
Diễn giải sơ đồ các bước thực hiện.
Bước 1: Giao việc
Tập đoàn Vinashin và Tổng giám đốc tại Công ty tiến hành giao việc cho trưởng phòng Dự án và các trưởng phòng chức năng có liên quan.
Bước 2: Lập đề cương kế hoạch thực hiện.
Căn cứ vào kế hoạch dự án được giao thì chủ nhiệm dự án, trưởng phòng dự án và trưởng phòng xây dựng tại Công ty lập đề cương chi tiết việc thực hiện dự án.
Nội dung của đề cương dựa trên các văn bản quy định hướng dẫn của Nhà nước.
Bước 3: Phê duyệt đề cương.
Tổng Giám Đốc xem xét và phê duyệt đề cương chi tiết dự án.
Bước 4: Thu thập, kiểm tra tài liệu.
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, kế hoạch đã lập cho dự án, chủ nhiệm dự án chủ trì liên hệ với các đơn vị chức năng tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan đến công tác lập dự án. Danh sách tài liệu được cập nhật thường xuyên trong quá trình thực hiện.
Bước 5: Thực hiện lập báo cáo nghiên cứu.
Nhiệm vụ này do tổ chuyên viên lập dự án trong Công ty tiến hành lập. Tổ chuyên viên lập dự án chủ yếu là các cán bộ trong phòng Dự án của công ty và một số cán bộ được điều phối từ các phòng chức năng khác như phòng xây dựng…có liên quan để tham mưu trong việc lập dự án.
Bước 6: Kiểm tra nội bộ
Sau khi lập báo cáo nghiên cứu, trưởng phòng Dự án và các trưởng phòng chuyên môn có liên quan tiến hành kiểm tra nội bộ công tác lập dự án. Việc kiểm tra này nhằm phát hiện những sai sót ngay trong quá trình lập dự án, và có những đề xuất kịp thời. Nếu có những sai sót thì trưởng phòng chủ trì sẽ góp ý sửa đổi với cán bộ thực hiện. Việc góp ý sẽ ghi thành biên bản kiểm tra.
Bước 7: Kiểm tra chất lượng sản phẩm tổng thể.
Sau khi tiến hành kiểm tra nội bộ phát hiện các sai sót để cán bộ lập dự án chỉnh sửa kịp thời, trưởng phòng Dự án cùng với trưởng phòng Xây dựng tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm tổng thể bao gồm:
Kiểm tra kết quả lập dự án/ hồ sơ thầu theo kế hoạch đã duyệt, việc kiểm tra này nhằm đảm bảo: sự tương thích giữa các phần việc trong dự án, kết quả đầu ra phù hợp với các dữ liệu đầu vào, các công việc khác phù hợp với kế hoạch dự án.
Toàn bộ dự án được chuyển về phòng dự án xem xét, kiểm tra nhằm đảm bảo: các giai đoạn của các phương án thực hiện đã được thực hiện đúng với kế hoạch
Quá trình kiểm tra này nếu sai sót thì sẽ đề nghị cán bộ lập dự án sửa đổi, chỉnh sửa kịp thời trước khi trình lên ban Giám đốc phê duyệt.
Bước 8: Sau khi tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm tổng thể, dự án sẽ được trình lên cho Tổng giám đốc tại Công ty xem xét, kiểm tra và duyệt.
Các tiêu chí dùng để kiểm tra:
Kiểm tra sự phù hợp của dự án với các văn bản pháp quy của Nhà nước.
Phù hợp với các kết quả thiết kế (nếu có)
Phù hợp với yêu cầu kế hoạch dự án
Hình thức trình bày theo quy định của Công ty.
Thực hiện đúng quy định của Công ty và Nhà nước.
Bước 9: In ấn, giao nộp tài liệu.
Sau khi Tổng giám đốc duyệt, tài liệu được in ấn và gửi tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định.
Bước 10: Thẩm định
Các cơ quan có thẩm quyền trên Tập doàn Vinashin sẽ tiến hành thẩm định dự án mà Công ty được giao thực hiện. Việc thẩm định này nhằm đảm bảo dự án có khả năng đáp ứng yêu cầu đặt ra hay không.
Bước 11: Hoàn chỉnh
Sau khi các cấp có thẩm quyền trên Tập đoàn tiến hành thẩm định dự án, nếu có sai sót trưởng phòng Dự án yêu cầu cán bộ lập dự án chỉnh sửa, hoàn chỉnh hồ sơ, bàn giao tài liệu cho cấp có thẩm quyền trên Tập đoàn phê duyệt.
Bước 12: Phê duyệt
Cấp có thẩm quyền trên Tập đoàn Vinashin tiến hành phê duyệt dự án để đi vào thực hiện.
Bước 13: Nghiệm thu
Kết thúc dự án chủ nhiệm dự án, trưởng phòng Dự án và trưởng phòng xây dựng tiến hành nghiêm thu.
1.2.2.2. Quy trình theo cấp độ nghiên cứu
Quá trình soạn thảo dự án đầu tư trải qua 3 cấp độ nghiên cứu theo hướng ngày càng chi tiết hơn, chi phí cho việc nghiên cứu tốn kém hơn, thời gian cần thiết cho việc hoàn thành các công việc nghiên cứu dài hơn và do đó mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu ngày càng cao hơn, những kết luận rút ra ngày càng chuẩn xác hơn đối với mọi khía cạnh cơ bản của dự án.
Các cấp độ nghiên cứu đó là:
Nghiên cứu và phát hiện cơ hội đầu tư
Nghiên cứu tiền khả thi
Nghiên cứu khả thi
Tuy nhiên, do đặc điểm các dự án được lập tại Công ty là những dự án xây dựng các nhà máy phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như phụ trở công nghiệp tàu thủy cho Tập đoàn…Nên giai đoạn nghiên cứu và phát hiện cơ hội đầu tư cũng như giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi thường được tiến hành ít hơn, mà chủ yếu