1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế đất nước, các công trình trọng điểm quốc gia, các nhà máy, xí nghiệp, các tòa cao ốc và một số công trình công cộng khác đang mọc lên mỗi ngày. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng phát triển các công trình công nghiệp nặng trong lĩnh vực thủy điện, lắp máy ngay từ thời kỳ đầu của quá trình đổi mới. Điều đó cho thấy, công tác đầu tư đã và đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, không phải dự án đầu tư nào cũng đạt được kết quả mong đợi, dự án đầu tư thành công hay thất bại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó phần lớn là phụ thuộc vào công tác quản lý dự án.
Trong điều kiện hiện nay, thị trường xây lắp ngày càng cạnh tranh gay gắt, thị trường đầu tư lại đầy biến động rủi ro, hoạt động quản lý dự án đang dần trở thành hạt nhân cơ bản trong cơ chế quản lý của các doanh nghiệp nói chung và của Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA nói riêng. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trong lĩnh vực lắp máy, trong thời gian qua, LILAMA đã không ngừng vươn lên, từ vai trò một người làm thuê chuyển sang làm chủ của nhiều dự án đầu tư lớn, Tổng công ty đã đóng góp nhiều công trình có giá trị cho sự phát triển của đất nước. Nhìn nhận được những điều kiện cần thiết cho sự phát triển, Tổng công ty đã quan tâm xác đáng đến công tác quản lý dự án. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá mới mẻ với các nhà quản lý nên khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế khi triển khai thực hiện. Trong quá trình thực tập tại Tổng công ty, em nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động quản lý dự án tại đơn vị và quyết định chọn đề tài: ”Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA” nhằm góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện công tác quản lý dự án tại đây.
2. Mục tiêu đạt được của đề tài
Nghiên cứu đề tài nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận: Thế nào là dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư? Sự cần thiết phải quản lý dự án đầu tư. Các lĩnh vực quản lý dự án đầu tư và các mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư tại Việt Nam.
Đánh giá được thực trạng quản lý dự án tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam: Quản lý theo mô hình nào? Quản lý từng lĩnh vực cụ thể (thời gian, chi phí, chất lượng) trong các giai đoạn của dự án ra sao?
Rút ra được những ưu điểm, nhược điểm, phát hiện nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Tổng công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được vận dụng rất nhiều phương pháp trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử đóng vai trò chủ đạo bên cạnh các phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, phương pháp hệ thống hóa, sơ đồ hoá
4. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: 2005 – 2010
Không gian: quản lý các dự án đầu tư trong các lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA (các dự án xây dựng lắp đặt Nhà máy thủy điện, cơ khí ; các dự án bất động sản; các dự án mua sắm máy móc thiết bị ).
Do trình độ hiểu biết có hạn, nội dung của chuyên đề còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS Lê Huy Đức, giáo viên hướng dẫn đã theo sát quá trình thực tập và cho em những ý kiến đánh giá quý báu, cũng như các anh chị cán bộ công nhân viên đang công tác tại Phòng Kế hoạch, Phòng Đầu tư của Tổng công ty lắp máy Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập và cung cấp cho em những tài liệu cần thiết để em có thể hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chuyên đề tốt nghiệp của em gồm 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về dự án đầu tư
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA
Chương3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA
92 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2321 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Khoa kế hoạch và phát triển Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Khoa kế hoạch và phát triển – Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân
Tên em là: Nguyễn Tú Anh
Là sinh viên lớp kế hoạch 48A, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA cùng với sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS. Lê Huy Đức, em quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA”. Em xin cam đoan chuyên đề của em được hoàn thành thông qua việc sưu tầm tài liệu tại cơ quan thực tập cùng với một số sách báo, tạp chí trong và ngoài nước chứ hoàn toàn không phải là sao chép từ bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. Nếu có bất kỳ vi phạm nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội ngày 7 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
NGUYỄN TÚ ANH
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1
1. Dự án đầu tư 1
1.1. Khái niệm, đặc trưng của dự án đầu tư 1
1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư 1
1.1.2. Đặc trưng của dự án đầu tư 1
1.2. Chu trình của dự án đầu tư 2
2. Quản lý dự án đầu tư 4
2.1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng và phương pháp quản lý dự án đầu tư 4
2.1.1. Khái niệm quản lý dự án đầu tư 4
2.1.2. Đặc điểm quản lý dự án đầu tư 5
2.1.3. Chức năng của quản lý dự án đầu tư 5
2.2. Nội dung quản lý dự án đầu tư 6
2.2.1. Quản lý dự án theo lĩnh vực 6
2.2.1.1. Lập kế hoạch tổng quan 6
2.2.1.2. Quản lý phạm vi 7
2.2.1.3. Quản lý thời gian, tiến độ 7
2.2.1.4. Quản lý chi phí 9
2.2.1.5. Quản lý chất lượng 11
2.2.1.6. Quản lý nhân lực 12
2.2.1.7. Quản lý thông tin 12
2.2.1.8. Quản lý rủi ro 12
2.2.1.9. Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán 12
2.2.2. Quản lý dự án theo chu kỳ dự án 13
2.2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 13
2.2.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 13
2.2.2.3.Giai đoạn vận hành, khai thác 14
2.3. Các mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư tại Việt Nam 14
2.3.1. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án 14
2.3.2 Mô hình chìa khóa trao tay 15
2.3.3. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án 16
2.3.4. Mô hình tổ chức quản lý dự án theo chức năng 16
2.3.5. Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án 17
2.3.6. Mô hình tổ chức quản lý dự án theo ma trận 18
3. Sự cần thiết của công tác quản lý dự án đầu tư ở Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA 20
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM LILAMA 21
1. Tổng quan về LILAMA 21
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA 21
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA 23
1.3. Đặc điểm thị trường và sản phẩm của Tổng công ty 23
1.3.1. Đặc điểm sản phẩm 23
1.3.2. Đặc điểm thị trường 24
1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Tổng công ty 25
2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Tổng công ty trong thời gian qua 27
2.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006 – 2010 27
2.2. Tình hình tài chính của Tổng công ty giai đoạn 2006 – 2010 28
2.3. Tình hình đầu tư các dự án của Tổng công ty giai đoạn 2006-2010 29
3. Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA 30
3.1. Tình hình thực hiện các dự án của Tổng công ty trong thời gian qua 30
3.2. Đặc điểm chung của các dự án do Tổng công ty làm chủ đầu tư 33
3.3. Mô hình quản lý dự án do Tổng công ty làm chủ đầu tư 34
3.4. Thực trạng quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty 34
3.4.1. Quản lý thời gian, tiến độ dự án 35
3.4.1.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 35
3.4.1.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 38
3.4.2. Quản lý chi phí dự án 41
3.4.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 42
3.4.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 46
3.4.2.3. Giai đoạn vận hành khai thác 47
3.4.3. Quản lý chất lượng dự án 47
3.4.3.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 49
3.4.3.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 51
3.4.3.3. Giai đoạn vận hành khai thác 54
4. Ví dụ minh họa công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty 56
4.1. Giới thiệu chung dự án ”Dự án đầu tư xây dựng nhà hỗn hợp cao tầng ở và làm việc tại 124 Minh Khai Hà Nội” 56
4.2. Quy trình quản lý dự án 57
cao tầng 124 Minh Khai – Hà Nội 57
4.3. Nội dung quản lý dự án 58
4.3.1. Quản lý thời gian, tiến độ dự án 58
4.3.1.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 59
4.3.1.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 60
4.3.1.3. Giai đoạn vận hành khai thác 61
4.3.2. Quản lý chi phí dự án 61
4.3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 61
4.3.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 61
4.3.2.3. Giai đoạn vận hành khai thác 62
4.3.3. Quản lý chất lượng dự án 62
4.3.3.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 62
4.3.3.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 63
4.3.3.3. Giai đoạn vận hành khai thác 63
5. Đánh giá chung về công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty 64
5.1. Những thành tựu đạt được 64
5.2. Hạn chế và các nguyên nhân 64
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM LILAMA 66
1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý dự án đầu tư của Tổng công ty trong thời gian qua 66
1.1. Thuận lợi 66
1.2. Khó khăn 67
2. Phương hướng, mục tiêu hoạt động của LILAMA trong thời gian tới 68
2.1. Mục tiêu 68
2.1.1. Mục tiêu tổng quát 68
2.1.2. Mục tiêu cụ thể 68
2.2. Phương hướng hoạt động 69
3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty 70
3.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án 70
3.1.1. Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý dự án 70
3.1.2. Đa dạng hóa, hiện đại hóa các công cụ quản lý dự án đầu tư 73
3.1.3. Giải pháp huy động vốn 73
3.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đối với các lĩnh vực của dự án 74
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thời gian, tiến độ dự án 74
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí dự án 75
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dự án 77
3.3. Kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên trực tiếp quản lý hoạt động của Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA 78
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Chu kỳ dự án đầu tư 2
Bảng 1. Các bước công việc của một dự án đầu tư 3
Sơ đồ 2: Chu trình quản lý dự án 5
Sơ đồ 3: Quy trình quản lý thời gian tiến độ 8
Sơ đồ 4: Quy trình quản lý chi phí 10
Sơ đồ 5: Quy trình quản lý chất luợng 12
Sơ đồ 6: Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án 15
Sơ đồ 7: Mô hình chìa khóa trao tay 15
Sơ đồ 8: Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án 16
Sơ đồ 9: Mô hình quản lý dự án theo chức năng 17
Sơ đồ 10: Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án 18
Sơ đồ 11: Mô hình quản lý dự án theo ma trận 19
Sơ đồ 12: Cơ cấu bộ máy tổ chức Tổng công ty lắp máy Việt Nam 25
Bảng 2: Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn 2006 – 2010 27
Bảng 3: Tình hình tài chính của Tổng công ty giai đoạn 2006 – 2010 28
Bảng 4: Tình hình thực hiện một số dự án đầu tư của Tổng công ty giai đoạn 2006-2010 30
Sơ đồ 13: Mô hình quản lý dự án tại LILAMA 34
Sơ đồ 14: Mô hình lập kế hoạch quản lý tiến độ dự án 35
Sơ đồ 15: Cơ cấu chi phí thực hiện dự án 43
Sơ đồ 16: Mô hình quản lý chất lượng công trình 51
Sơ đồ 17: Quy trình quản lý dự án xây dựng nhà hỗn hợp cao tầng 124 Minh Khai – Hà Nội 57
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế đất nước, các công trình trọng điểm quốc gia, các nhà máy, xí nghiệp, các tòa cao ốc và một số công trình công cộng khác đang mọc lên mỗi ngày. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng phát triển các công trình công nghiệp nặng trong lĩnh vực thủy điện, lắp máy ngay từ thời kỳ đầu của quá trình đổi mới. Điều đó cho thấy, công tác đầu tư đã và đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, không phải dự án đầu tư nào cũng đạt được kết quả mong đợi, dự án đầu tư thành công hay thất bại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó phần lớn là phụ thuộc vào công tác quản lý dự án.
Trong điều kiện hiện nay, thị trường xây lắp ngày càng cạnh tranh gay gắt, thị trường đầu tư lại đầy biến động rủi ro, hoạt động quản lý dự án đang dần trở thành hạt nhân cơ bản trong cơ chế quản lý của các doanh nghiệp nói chung và của Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA nói riêng. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trong lĩnh vực lắp máy, trong thời gian qua, LILAMA đã không ngừng vươn lên, từ vai trò một người làm thuê chuyển sang làm chủ của nhiều dự án đầu tư lớn, Tổng công ty đã đóng góp nhiều công trình có giá trị cho sự phát triển của đất nước. Nhìn nhận được những điều kiện cần thiết cho sự phát triển, Tổng công ty đã quan tâm xác đáng đến công tác quản lý dự án. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá mới mẻ với các nhà quản lý nên khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế khi triển khai thực hiện. Trong quá trình thực tập tại Tổng công ty, em nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động quản lý dự án tại đơn vị và quyết định chọn đề tài: ”Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA” nhằm góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện công tác quản lý dự án tại đây.
2. Mục tiêu đạt được của đề tài
Nghiên cứu đề tài nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận: Thế nào là dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư? Sự cần thiết phải quản lý dự án đầu tư. Các lĩnh vực quản lý dự án đầu tư và các mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư tại Việt Nam.
Đánh giá được thực trạng quản lý dự án tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam: Quản lý theo mô hình nào? Quản lý từng lĩnh vực cụ thể (thời gian, chi phí, chất lượng) trong các giai đoạn của dự án ra sao?
Rút ra được những ưu điểm, nhược điểm, phát hiện nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Tổng công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được vận dụng rất nhiều phương pháp trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử đóng vai trò chủ đạo bên cạnh các phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, phương pháp hệ thống hóa, sơ đồ hoá…
4. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: 2005 – 2010
Không gian: quản lý các dự án đầu tư trong các lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA (các dự án xây dựng lắp đặt Nhà máy thủy điện, cơ khí…; các dự án bất động sản; các dự án mua sắm máy móc thiết bị…).
Do trình độ hiểu biết có hạn, nội dung của chuyên đề còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS Lê Huy Đức, giáo viên hướng dẫn đã theo sát quá trình thực tập và cho em những ý kiến đánh giá quý báu, cũng như các anh chị cán bộ công nhân viên đang công tác tại Phòng Kế hoạch, Phòng Đầu tư của Tổng công ty lắp máy Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập và cung cấp cho em những tài liệu cần thiết để em có thể hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chuyên đề tốt nghiệp của em gồm 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về dự án đầu tư
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA
Chương3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Dự án đầu tư
Khái niệm, đặc trưng của dự án đầu tư
Khái niệm dự án đầu tư
Có rất nhiều cách để định nghĩa dự án. Tùy theo mục đích mà ta có thể nhấn mạnh một khía cạnh nào đó.
Theo nghĩa chung nhất, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới.
Trên phương diện quản lý, có thể định nghĩa: Dự án là những nỗ lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất.
Đặc trưng của dự án đầu tư
Dự án có mục đích, kết quả xác định
Tất cả các dự án đều phải có kết quả được xác định rõ ràng. Kết quả này có thể là một tòa nhà, một dây chuyền sản xuất hiện đại hay là chiến thắng của một chiến dịch vận động tranh cử vào một vị trí chính trị. Mỗi dự án lại bao gồm một tập hợp nhiều nhiệm vụ cần được thực hiện. Mỗi nhiệm vụ cụ thể lại có một kết quả riêng, độc lập. Tập hợp các kết quả cụ thể của các nhiệm vụ hình thành nên kết quả chung của dự án. Nói cách khác, dự án là một hệ thống phức tạp, được phân chia thành nhiều bộ phận, phân hệ khác nhau để thực hiện và quản lý nhưng đều phải thống nhất đảm bảo các mục tiêu chung về thời gian, chi phí và việc hoàn thành với chất lượng cao.
Dự án có chu kỳ phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn
Dự án là một sự sáng tạo. Giống như các thực thể sống, dự án cũng phải trải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm đầu và kết thúc… Dự án không kéo dài mãi mãi. Khi dự án kết thúc, kết quả dự án được chuyển giao cho bộ phận quản lý vận hành, nhóm quản trị dự án giải tán.
Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo (mới lạ)
Khác với quá trình sản xuất liên tục và gián đoạn, kết quả của dự án không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt, mà có tính khác biệt cao. Sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất, hầu như không lặp lại như Kim tự tháp ở Ai Cập hay đê chắn lũ Sông Thames ở London. Tuy nhiên, ở nhiều dự án khác, tính duy nhất ít rõ ràng hơn và bị che đậy bởi tính tương tự giữa chúng. Nhưng điều khẳng định là chúng vẫn có thiết kế khác nhau, vị trí khác, khách hàng khác… Điều đó cũng tạo nên nét duy nhất, độc đáo, mới lạ của dự án.
Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án
Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, các nhà tư vấn, nhà thầu, các cơ quan quản lý Nhà nước. Giữa các bộ phận quản lý chức năng và bộ phận quản lý dự án thường xuyên có quan hệ với nhau và cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ nhưng mức độ tham gia của các bộ phận không giống nhau. Để thực hiện thành công mục tiêu của dự án, các nhà quản lý dự án cần duy trì thường xuyên mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác.
Môi trường hoạt động va chạm
Quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của tổ chức. Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau và với các hoạt động tổ chức sản xuất khác về tiền vốn, nhân lực, thiết bị… Trong quản lý, nhiều trường hợp, các thành viên ban quản lý dự án lại có “hai thủ trưởng” nên không biết phải thực hiện mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp nào nếu hai lệnh lại mâu thuẫn nhau… Do đó, môi trường quản lý dự án có nhiều quan hệ phức tạp nhưng năng động.
Tính bất định và độ rủi ro cao
Hầu hết các dự án đòi hỏi quy mô tiền vốn, vật tư và lao động rất lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, thời gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án đầu tư phát triển thường có độ rủi ro cao.
Chu trình của dự án đầu tư
Chu kỳ của hoạt động đầu tư là các giai đoạn mà một dự án phải trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ đến khi dự án hoàn thành chấm dứt hoạt động.
Sơ đồ 1: Chu kỳ dự án đầu tư
Chu kỳ một dự án đầu tư được thể hiện thông qua ba giai đoạn: giai đoạn tiền đầu tư (Chuẩn bị đầu tư), giai đoạn đầu tư (Thực hiện đầu tư) và giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư (Sản xuất kinh doanh). Mỗi giai đoạn lại chia làm nhiều bước.
Bảng 1. Các bước công việc của một dự án đầu tư
Tiền đầu tư
Đầu tư
Vận hành KQ - ĐT
Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư
Nghiên cứu tiền khả thi sơ bộ lựa chọn dự án
Nghiên cứu khả thi (lập dự án-luận chứng kinh tế kỹ thuật
Đánh giá và quyết định (thẩm định dự án)
Đàm phán và ký kết các hợp đồng
Thiết kế và lập dự toán thi công xây lắp công trình
Thi công xây lắp công trình
Chạy thử và nghiệm thu sử dụng
Sử dụng chưa hết công suất
Sử dụng công suất ở mức độ cao nhất
Công suất giảm dần và thanh lý
Nhận xét:
Trong 3 giai đoạn trên, giai đoạn chuẩn bị đầu tư hay tiền đầu tư tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là xây dựng dự án đầu tư. Do đó, đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, vấn đề chất lượng, vấn đề chính xác của các kết quả nghiên cứu, tính toán và dự đoán là quan trọng nhất. Trong quá trình lập dự án phải dành đủ thời gian và chi phí theo đòi hỏi của các nghiên cứu. Thông thường, tổng chi phí cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư chiếm từ 0,5% đến 15% vốn đầu tư của dự án. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụng tốt 85% đến 99,5% vốn đầu tư của dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tư (đúng tiến độ, không phải phá đi làm lại, tránh được những chi phí không cần thiết khác…). Điều này cũng tạo cơ sở cho quá trình hoạt động của dự án thuận lợi, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư và có lãi (đối với các dự án sản xuất kinh doanh), nhanh chóng phát huy hết năng lực phục vụ dự kiến.
Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả. Ở giai đoạn này, 85% đến 99,5% vốn đầu tư của dự án được chi ra, nằm khê đọng trong suốt những năm thực hiện đầu tư. Đây là những năm vốn không sinh lời. Do đó, thời gian thực hiện đầu tư càng kéo dài, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn. Đến lượt mình, thời gian thực hiện đầu tư lại phụ thuộc nhiều vào chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, vào việc quản lý quá trình thực hiện đầu tư, quản lý việc thực hiện những hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư đã được xem xét trong dự án đầu tư.
Giai đoạn 3 vận hành các kết quả của giai đoạn thực hiện đầu tư (giai đoạn sản xuất kinh doanh dịch vụ) nhằm đạt được các mục tiêu của dự án. Nếu các kết quả do giai đoạn thực hiện đầu tư tạo ra đảm bảo tính đồng bộ, giá thành thấp, chất lượng tốt, đúng tiến độ, tại địa điểm thích hợp, với quy mô tối ưu thì hiệu quả trong hoạt động của các kết quả này và mục tiêu của dự án chỉ phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ chức quản lý hoạt động các kết quả đầu tư. Làm tốt các công việc của giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư sẽ tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư.
Quản lý dự án đầu tư
Khái niệm, đặc điểm, chức năng và phương pháp quản lý dự án đầu tư
Khái niệm quản lý dự án đầu tư
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép. (Theo TS. Từ Quang Phương, Bộ môn Kinh tế đầu tư, Đại học Kinh tế quốc dân)
Quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu sau:
Lập kế hoạch. Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động thống nhất, theo trình tự logic, có thể biểu diễn dưới dạng các sơ đồ hệ thống hoặc theo các phương pháp lập kế hoạch truyền thống.
Điều phối thực hiện dự án. Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian. Giai đoạn này chi tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp.
Giám sát dự án là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ và cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị các pha sau của dự án.
Sơ đồ 2: Chu trình quản lý dự án
Đặc điểm quản lý dự án đầu tư
Tổ chức dự án là một tổ chức tạm thời. Tổ chức quản lý dự án được hình thành để phục vụ dự án trong một thời gian hữu hạn. Trong thời gian tồn tại dự án, nhà quản