Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro cho vay dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

Rủi ro là yếu tố gắn liền với mọi hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp cũng như toàn nền kinh tế. Trong nỗ lực thu được lợi nhuận, các ngân hàng nói riêng và doanh nghiệp nói chung không thể chối bỏ rủi ro mà phải hoạt động gắn liền với rủi ro đó. Ngân hàng thương mại không thể không cho vay mà chỉ có thể làm cho hoạt động cho vay của mình trở nên an toàn hơn, và hạn chế đến mức tối đa những tổn thất có thể có bằng cách đề ra cho mình một chiến lược quản lý rủi ro thích hợp. Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, Nhà nước khuyến khích mở cửa đầu tư cho tất cả mọi thành phần kinh tế thì rủi ro mà dự án gặp phải ngày càng nhiều, đa dạng và khó kiểm soát hơn. Do vậy, khi tiến hành cho vay đối với một dự án thì ngân hàng cần tiến hành phân tích, đánh giá rủi ro cẩn thận để có thể đưa ra quyết định cho vay chính xác. Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á là một ngân hàng trẻ trong hệ thống NHTM nước ta nhưng trong những năm gần đây Ngân hàng đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần vào sự phát triển chung của cả hệ thống ngân hàng cũng như của cả nền kinh tế. Để nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng TMCP Bắc Á nói riêng và hệ thống NHTM nói chung thì công tác đánh giá rủi ro cần được quan tâm hơn và cần được hoàn thiện hơn. Trước tình hình đó em quyết định đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro cho vay dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Kết cấu chuyên đề thực tập của em gồm có 2 chương: Chương 1: Thực trạng quản lý rủi ro cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Bắc Á. Chương 2: Một só giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Bắc Á.

doc100 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1963 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro cho vay dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Rủi ro là yếu tố gắn liền với mọi hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp cũng như toàn nền kinh tế. Trong nỗ lực thu được lợi nhuận, các ngân hàng nói riêng và doanh nghiệp nói chung không thể chối bỏ rủi ro mà phải hoạt động gắn liền với rủi ro đó. Ngân hàng thương mại không thể không cho vay mà chỉ có thể làm cho hoạt động cho vay của mình trở nên an toàn hơn, và hạn chế đến mức tối đa những tổn thất có thể có bằng cách đề ra cho mình một chiến lược quản lý rủi ro thích hợp. Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, Nhà nước khuyến khích mở cửa đầu tư cho tất cả mọi thành phần kinh tế thì rủi ro mà dự án gặp phải ngày càng nhiều, đa dạng và khó kiểm soát hơn. Do vậy, khi tiến hành cho vay đối với một dự án thì ngân hàng cần tiến hành phân tích, đánh giá rủi ro cẩn thận để có thể đưa ra quyết định cho vay chính xác. Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á là một ngân hàng trẻ trong hệ thống NHTM nước ta nhưng trong những năm gần đây Ngân hàng đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần vào sự phát triển chung của cả hệ thống ngân hàng cũng như của cả nền kinh tế. Để nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng TMCP Bắc Á nói riêng và hệ thống NHTM nói chung thì công tác đánh giá rủi ro cần được quan tâm hơn và cần được hoàn thiện hơn. Trước tình hình đó em quyết định đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro cho vay dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Kết cấu chuyên đề thực tập của em gồm có 2 chương: Chương 1: Thực trạng quản lý rủi ro cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Bắc Á. Chương 2: Một só giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Bắc Á. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Từ Quang Phương đã hướng dẫn, giúp đỡ em tận tình, em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị trong phòng quản lý rủi ro tại ngân hàng TMCP Bắc Á đã giúp em có cái nhìn thực tế về công tác quản lý rủi ro tại ngân hàng để em có thể hoàn thành xong đề tài này. PHẦN 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần thương mại Bắc Á Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần thương mại Bắc Á Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á (gọi tắt là Ngân hàng) được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo giấy phép hoạt động số 0052/NH-CP ngày 01 tháng 09 năm 1994 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vốn góp cổ phần do các cổ đông có uy tín đóng góp, là một trong số các ngân hàng thương mại cổ phần lớn có hoạt động kinh doanh lành mạnh. Trụ sở chính của ngân hàng được đặt ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và là ngân hàng thương mại cổ phần có doanh số hoạt động kinh doanh lớn nhất khu vực Miền Trung Việt Nam. Thời gian hoạt động là 99 năm kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động. Sau hơn 10 năm hoạt động , đến tháng 8 năm 2009, theo số liệu thông báo của Ngân hàng Nhà nước vốn điều lệ của ngân hàng Bắc Á đã lên tới 1792 tỷ đồng. Có mạng lưới hoạt động ở các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm của cả nước như Thanh Hóa, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,… Cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng như: Mở tài khoản nội tệ và ngoại tệ, nhận tiền gửi, đầu tư cho vay và bảo lãnh, thanh toán trong và ngoài nước, tài trợ thương mại, chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại hối, phát hành và thanh toán thẻ, séc du lịch, homebanking, ngân hàng trực tuyến... Là thành viên chính thức của Hiệp hội Thanh toán Viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam và Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam. Trong hơn 10 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Bắc Á đã vinh dự được nhận cờ thi đua của Thủ Tướng Chính phủ, bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về thành tích hoạt động kinh doanh và cờ thi đua của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Nghệ An, là một trong 10 ngân hàng được chọn tham gia vào hệ thống thanh toán tự động liên ngân hàng. Ngoài các dịch vụ chính của một ngân hàng thương mại như huy động vốn, cho vay, cung cấp các dịch vụ thanh toán…Ngân hàng TMCP Bắc Á còn tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch và khách sạn. Các hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng: Huy động vốn ngắn hạn trung dài hạn; Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển; Vay vốn các tín dụng khác; Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Cổ phiếu, thương phiếu, trái phiếu giấy tờ có giá khác; Hùn vốn liên doanh và mua cổ phần; Làm dịch vụ thanh toán; Phát hành thanh toán thẻ nội địa; Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế; Huy động vốn nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài; Ngân hàng có trụ sở chính tại 117 Quang Trung , thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. Văn phòng hội sở tại 60 Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Các chi nhánh Hà Nội, Thanh Hóa, thành phố Hồ Chí Minh… 1.1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á Sơ đồ 1.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của NHTMCP Bắc Á Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Bắc Á 1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ Cung cấp cho khách hàng và thị trường các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ tối ưu nhằm đem lại giá trị gia tăng tối đa cho khách hàng, lợi nhuận thỏa đáng cho cổ đông và đóng góp tối đa vào công cuộc phát triển nền kinh tế nước nhà. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban cụ thể Đại hội cổ đông: Là cơ quan có nhiệm vụ và quyền hạn cao nhất trong cơ cấu tổ chức của NHTMCP Bắc Á. Đại hội cổ đông bầu ra ban kiểm soát để giám sát các hoạt động của hội đồng quản trị và ban hành tổng giám đốc Hội đồng quản trị: Bao gồm những cổ đông lớn, nắm giữ mộ tỷ lệ cổ phần nhất định. Hội đồng quản trị sẽ ra những quyết định lớn, và giám sát hoạt động của ban tổng giám đốc điều hành. Ban tổng giám đốc: Chịu sự điều hành của hội đồng quản trị, có chức năng nhiệm vụ điều hành những họat động của Ngân hàng và quản lý rủi ro tiền tệ thanh khoản, nguồn vốn và chiến lược hợp tác sản xuất, Marketing. Hội đồng tín dụng: Cơ quan xét duyệt và quyết định các vấn đề cho vay, bảo lãnh mở L/C trong và ngoài nước gia hạn, miến giảm lãi tại địa bàn. Xem xét kiến nghị tổng giám đốc, Hội đồng quản trị thay đổi các chính sách tín dụng. Bộ phận kiểm toán nội bộ: Làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm toán mọi hoạt động của chi nhánh về thực hiện các quy định, quy chế của nhà nước. Khối quản lý rủi ro: Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý rủi ro của Ngân hàng, quản lý giám sát rủi ro, thực hiện danh mục cho vay đầu tư, đảm bảo các giới hạn tín dụng, phản ánh đề nghị cấp tín dụng, thực hiện đúng chức năng đánh giá quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động Ngân hàng. Chịu trách nhiệm quản lý và xử lý các vấn đề, quản lý khai thác và xử lý tài sản, khai thác và xử lý tài sản, đảm bảo nợ vay theo quyết định của ngân hàng nhằm thu hồi khoản nợ gốc và lãi tiền vay. Quản lý theo dõi thu hồi các khoản nợ đã có được xử lý rủi ro. Khối tài chính kế toán: Có chức năng xử lý nhiệm vụ chuyển tiền, quản lý tài khoản khách hàng là các tổ chức, các doanh nghiệp quản lý chi tiêu nội bộ Bộ phận hành chính- nhân sự: Có chức năng theo dõi công tác nhân sự, và công tác hành chính quản trị của chi nhánh theo chỉ đạo của Ban tổng giám đốc. Ban công nghệ & tin học: Đưa ra một số phần mềm, quản lý kinh doanh chặt chẽ đảm bảo cập nhật thông tin chính xác. Bộ phận PR & Marketing: Nghiên cứu phân loại thị trường, phân loại khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng về nguồn vốn và thị trường tín dụng. Nghiên cứu thị trường để đưa ra các sản phầm dịch vụ ngân hàng. Chi nhánh & phòng giao dịch: Huy động tiết kiệm đông Việt Nam và ngoại tệ, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu đồng Việt Nam và ngoại tệ, dịch vụ thu đổi ngoại tệ và trả tiền kiều hối, dịch vụ phát hành thẻ, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, nhận gửi và thành toán séc nhờ thu các nhân, quản lý các tài khoản tiền gửi của cá nhân đồng Việt Nam và ngoại tệ, cho vay thế chấp, cầm cố tài sản. 1.1.4 Một số hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á 1.1.4.1 Hoạt động huy động vốn tại NHTMCP Bắc Á Ngân hàng Bắc Á huy động vốn từ nhiều nguồn, và đã có sự thay đổi rõ rệt và cả chất lượng và số lượng. Tỷ trọng nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh trong khi nguồn vốn huy động từ dân cư và các doanh nghiệp tăng lên và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn. Nguồn vốn được huy động từ các tổ chức tín dụng khác, tuy nhiên Ngân hàng đang có những chủ trương giảm số dư và tỷ trọng huy động từ thị trường liên ngân hàng để góp phần bảo đảm nền tảng ổn định, giảm sự phu thuộc vào thị trường dễ biến động, tránh đe dọa khả năng thanh toán khi thị trường diễn biến phức tạp. Ngân hàng chú trọng vào hoạt động thu hút nguồn vốn từ dân cư và các doanh nhiệp, đặc biệt từ các định chế tài chính như công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty tài chính… Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong những năm gần đây: Đơn vị: tỷ đồng STT  Năm Chỉ tiêu  2006  2007  2008     Số tiền   Số tiền  %Tăng  Số tiền  %Tăng        (Giảm)   (Giảm)   1  Tiền gửi từ các tổ chức tín dụng  4140  8588  107,44  2676  -68,84   2  Tiền gửi khách hàng  1486  2255  51,75  3663  62,44   a.  Tiền gửi từ doanh nghiệp  465  602  29,46  538  -10,63   b.  Tiền gửi từ cá nhân  1021  1653  61,9  3125  89,05   3  Vốn tài trợ, ủy thác  19  29  52,63  21  -27,59   4  Các khoản huy động khác  156  230  47,44  169  -26,52   5  Tồng nguồn vốn  5801  11102  91,38  6529  -41,2   Nguồn: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng năm 2007, 2008 Từ bảng số liệu ta có biểu đồ về tình hình huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á trong những năm gần đây như sau: Biểu 1.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Bắc Á  Qua bảng tình hình huy động vốn của Ngân hàng và biểu đồ biểu thị tình hình huy động vốn, ta thấy có sự thay đổi rõ nét về nguồn vốn huy động qua các năm. Năm 2007, được coi là năm Ngân hàng Bắc Á khẳng định vị thế của mình trên thị trường tài chính, với tổng số tiền huy động được trong năm lên tới 11102 tỷ đồng, tăng lên 91,38% so với năm 2006. Là nguồn vốn huy động lớn nhất từ trước tới nay. Tất cả các loại tiền gửi trong năm cũng đều tăng lên, vượt mức 50% so với năm 2006. Trong đó, số vốn huy động liên ngân hàng lên tới 8588 tỷ đồng, vượt 107,44% so với năm 2006. Quy mô Ngân hàng ngày càng mở rộng, vị thế ngày càng được khẳng định. Tổng nguồn vốn huy động được của Ngân hàng năm 2008 đạt 6.529 tỷ đồng, giảm 4.573 tỷ đồng so với năm 2007, tương đương giảm 41,2%. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã có sự thay đổi rõ rệt về cả chất lượng và số lượng. Huy động từ các tổ chức tín dụng khác đạt 2.676 tỷ đồng, giảm 68,84% so với đầu năm. Với chủ trương giảm số dư và tỷ trọng từ thị trường liên Ngân hàng được Ngân hàng quán triệt đầu năm. Việc giảm số dư và tủ trọng phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng góp phần đảm bảo nền tảng ổn định, giảm sự phụ thuộc vào thị trường biến động, tránh sự đe dọa khả năng thanh khoản khi thị trường diễn biến phức tạp. Trong khi đó nguồn vốn huy động từ dân cư và doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng đáng kể. Tổng nguồn vốn huy động từ thị trường này đạt 3.663 tỷ đồng, tăng 1.498 tỷ đồng, tương đương tăng 62,44% so với đầu năm. Trong đó tiền gửi tiết kiệm đạt 3.125 tỷ đồng, tăng 89,05% so với đầu năm. Huy động từ các doanh nghiệp tăng mạnh lên đến 538 tỷ đồng sau khi Ngân hàng chú trọng vào hoạt động thu hút nguồn vốn của các doanh nghiệp, đặc biệt các định chế tài chính như công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính… Trong năm 2008, Ngân hàng Bắc Á cũng đã triển khai thành công hai chương trình khuyến mại lớn là chương trình “Tri ân khách hàng mừng sinh nhật Bắc Á” và chương trình “Căn hộ hạnh phúc”. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đã triển khai chương trình “Chăm sóc khách hàng VIP” với việc tặng thẻ khám bệnh miễn phí tại bệnh viện FV Sài Gòn và bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cho các khách hàng có số dư tiền lớn. Các chương trình khuyến mại đã được thực hiện thành công với kết quả là gia tăng mạnh số vốn huy động và quảng bá hình ảnh tới đông đảo khách hàng. Bên cạnh mục đích quảng bá hình ảnh, chương trình khuyến mại cũng được xem là một thông điệp nói lời tri ân đối với các khách hàng gắn bó và ủng hộ Ngân hàng Bắc Á trong thời gian qua. 1.1.4.2 Hoạt động sử dụng vốn tại NHTMCP Bắc Á Bảng 1.2 Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay tại ngân hàng TMCP Bắc Á Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu  2006  2007  2008    Số tiền  Tỷ lệ %  Số tiền  Tỷ lệ %  Số tiền  Tỷ lệ %   Tổng dư nợ  2768  100  4709  100  6481  100    Nợ ngắn hạn  1514  54,7  1905  40,45  3297  50,87    Nợ trung hạn  1129  40,79  2325  49,37  2507  38,68    Nợ dài hạn  125  4,52  479  10,17  677  10,45   Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Bắc Á năm 2006-2007-2008 Qua bảng tình hình cho vay của Ngân hàng ta thấy: Tổng dư nợ của năm 2007 đạt 4709 tỷ đồng, bằng 125% kế hoạch đặt ra. Tổng dư nợ năm 2007 chủ yếu do Ngân hàng tiếp tục giải ngân cho các cam kết tín dụng đã ký đối với các dự án lớn trên địa bàn cả nước như: Dự án khách sạn CELADON Huế; dự án thủy điện Za Hưng tại Quảng Nam; dự án khu công nghiệp Nam Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh; Dự án khu du lịch tại Hòa Bình; dự án khoáng sản tại các tỉnh Tây Nguyên, Yên Bái… và một số dự án lớn khác trên địa bàn cả nước. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Bắc Á tăng trưởng cao trong năm 2008, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 6.481 tỷ đồng, tăng 1.772 tỷ đồng, tương đương tăng 36,68% so với cuối năm 2007. Trong đó, dư nợ ngắn hạn 3297 tỷ đồng (chiếm 50,87%), dự nợ trung hạn 2.507 tỷ đồng (chiếm 38,68%); dư nợ dài hạn 677 tỷ đồng (chiếm 10,45%) Bảng 1.3: Bảng tình hình dư nợ theo chất lượng nợ cho vay tại ngân hàng TMCP Bắc Á: Chỉ tiêu  2006  2007  2008    Số tiền  Tỷ lệ %  Số tiền  Tỷ lệ %  Số tiền  Tỷ lệ %   Nợ đủ chỉ tiêu  2683  96,93  4650  98,75  6364  98,19   Nợ cần chú ý  66  2.38  35  0,74  76  1,17   Nợ dưới tiêu chuẩn  5  0.18  8  0,17  24  0,37   Nợ nghi ngờ  8  0.28  7  0,15  7  0,11   Nợ có khả năng mất vốn  6  0.22  6  0,13  10  0,15   Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Bắc Á năm 2006-2007-2008 Nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5): 21 tỷ đồng, chiếm 0,46% tổng dư nợ. Định kỳ hàng quý Ngân hàng thực hiện việc phân loại nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro nhằm đảm bảo nguồn xử lý các rủi ro tín dụng khi cần thiết và tuân thủ các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước. Số tiền dự phòng rủi ro hoàn toàn nhập vào thu nhập: 1,14 tỷ đồng. Trong năm 2007, Ngân hàng không xử lý rủi ro khoản nợ xấu nào. Đối với các khoản nợ đã dung quỹ dự phòng rủi ro để xử lý trong năm trước, Ban điều hành vẫn chỉ đạo các bộ phận đôn đốc để tận thu. Nhìn chung hoạt động cho vay đã thực hiện đúng định hướng chỉ đạo trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng lan rộng, các Chi nhánh đã thực hiện tốt kế hoạch hạn chế tăng trưởng tín dụng nhằm tránh tối đa các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Mức tăng trưởng cho vay cao chủ yếu tập trung tại Hội sở chính do giải ngân các dự án đã cam kết từ trước. Trong năm 2008, Bộ phận quản lý rủi ro đã đi vào hoạt động, thực hiện nhiệm vụ quan trọng là kiểm soát rủi ro của hoạt động cho vay. Nhờ có hoạt động hiệu quả trên cở sở nhận diện những rủi ro tiềm ẩn, hoạt động quản lý rủi ro của Ngân hàng đã góp phần nâng cao chất lượng các món vay, quản lý rủi ro một cách khoa học và linh hoạt. Đến cuối năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 1,8% trên tổng số dư nợ, tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,63% tổng dư nợ. Các chỉ số này mặc dù tăng nhẹ so với năm 2007 bởi những tác động tiêu cực chung của nền kinh tế nhưng nhìn chung vẫn nằm trong giới hạn an toàn đã đặt ra. 1.1.4.3 Hoạt động đầu tư Ngân hàng có các khoản đầu tư vào giấy tờ có giá, chứng khoán, góp vốn đầu tư dài hạn, đầu tư vào Chứng chỉ tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác. Trong nền kinh tế suy thoái như hiện nay, Ngân hàng đặt ra kế hoạch và chiến lược đầu tư thận trọng, đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Do vậy, hoạt động đầu tư tập trung chủ yếu thực hiện đầu tư góp vốn vào các dự án có hiệu quả đã cam kêt từ trước và đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Từ thành công do hoạt động đầu tư mang lại, Ngân hàng tiếp tục phát huy thế mạnh đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng như thủy điện, bất động sản, trồng rừng, khoáng sản ... trên cơ sở an toàn nhưng phải đảm bảo hiệu quả mang lại lợi ích nhiều nhất cho các cổ đông. Bảng 1.4 Tình hình hoạt động đầu tư của Ngân hàng: Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu  2006  2007  2008    Số tiền  Số tiền  Tỷ lệ 2007/2006  Số tiền  Tỷ lệ 2008/2007   Góp vốn đầu tư dài hạn  69,4  176,6  2.56  263,3  1.49   Đầu tư chứng khoán, giấy tờ có giá:  5,2  184,5  35.5  273,7  1.48   a.Ck sẵn sàng để bán  0,2  179,5  897.5  268,7  1.5   b.Cất giữ đến ngày đáo hạn  5  5  1  5  1   Tổng tài sản  59,3  361,1  6,1  537  1.49   Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính qua các năm2006-2008 Trong năm 2007, Bắc Á tiếp tục góp vốn liên doanh vào các dự án, mua cổ phần của các tổ chức khác đạt 176,6 tỷ đồng, gấp 2,56 lần so với 2006. Các dự án Tổ chức mà Ngân hàng tham gia góp cổ phần đang hoạt động rất có hiệu quả chung trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm qua. Ngoài ra, Ngân hàng cũng tham gia thị trường chứng khoán với tổng mức đầu tư 184,5 tỷ đồng, trong đó chứng khoán sẵn sang để bán: 179,5 tỷ đồng; chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn: 5 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính năm 2008, các khoản đầu tư vào giấy tờ có giá đạt 273,7 tỷ đồng (chiếm 45%) , góp vốn vào đầu tư dài hạn đạt 263,3 tỷ đồng (chiếm 44%), còn lại là chứng khoán kinh doanh đạt 66 tỷ (chiếm 11%) Sự sụt giảm vào đầu tư chủ yếu là từ khoản đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác đến hạn trong năm đạt 1.700 tỷ đồng. Hơn nữa năm 2008 ghi nhận những khó khăn của thị trường chứng khoán, Ngân hàng đã đặt ra kế hoạch và chiến lược đầu tư thận trọng, đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Do vậy, hoạt động đầu tư tập trung chủ yếu thực hiện góp vốn các dự án có cam kết từ trước và đầu tư vào trái phiếu Chính phủ. 1.1.4.4 Dịch vụ bảo lãnh Bằng những kinh nghiệm cùng với uy tín lâu năm trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bắc Á trong những năm qua đã trở thành bạn hàng đáng tin cậy nhất của tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế, với các nghiệp vụ Bảo lãnh rất phong phú, thủ tục đơn giản, phí hấp dẫn cùng với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao.  Các loại bảo lãnh: · Bảo lãnh vay vốn:  Bảo lãnh vay vốn trong nước;    Bảo lãnh vay vốn nước ngoài; · Bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng; · Bảo lãnh dự thầu; · Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; · Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm; · Bảo lãnh hoàn thanh toán; · Bảo lãnh bảo hành; · Bảo lãnh bảo dưỡng; · Bảo lãnh khoản tiền giữ lại; · Các loại bảo lãnh khác. Các hình thức bảo lãnh · Phát hành bảo lãnh bằng thư/điện (telex/swift), phát hành bảo lãnh đối ứng và phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng khác; · Thông báo bảo lãnh; · Xác nhận bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu, lệnh phiếu; · Các hình thức khác theo qui định của pháp luật 1.1.4.5 Dịch vụ chuyển tiền Chuyển tiền ra nước ngoài: Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài của ngân hàng TMCP Bắc Á sẽ tiết kiệm thời gian cho khách hàng và đưa thế giới xích lại gần nhau hơn. Dịch vụ này được sử dụng vào các mục đích: Chi phí cho việc học tập, chữa bệnh cho bản thân hoặc cho người thân. Đi công tác, du lịch, thăm viếng người thân ở nước ngoài. Thanh toán các loại phí, lệ phí cho nước ngoài. Trợ cấp cho thân nhân
Luận văn liên quan