Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Khu biệt thự Hồ Tây

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định: “Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước, phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực”. Như vậy, về mặt nhận thức, đây thực sự là quan điểm chỉ đạo kịp thời và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về du lịch, vấn đề còn lại là cần đánh giá đúng tiềm năng du lịch có thể khai thác trong thời gian tới, hình thành chương trình đồng bộ, có mục tiêu cụ thể như Chiến lược phát triển du lịch 2001-2010 và Chương trình hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2005-2010 đã được Chính phủ phê duyệt để đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam. Góp phần không nhỏ vào việc phát triển du lịch là ngành kinh doanh khách sạn- nơi cung cấp các dịch vụ tổng hợp cho du khách trong và ngoài nước khi tham quan du lịch tại nước đó. Một chiến lược phát triển hợp lý ngành kinh doanh khách sạn sẽ là nền tảng cung cấp các dịch vụ hoàn hảo góp phần thu hút thêm lượng khách du lịch nhất là trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các thị trường du lịch hiện nay. Đối với từng khách sạn cần xác định mũi nhọn của mình để tìm ra các biện pháp quản lý có hiệu quả nhất. Cùng với xu hướng chung của nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đảng ta đã tiến hành rà soát sắp xếp lại tổ chức kinh tế và đơn vị sự nghiệp của mình trực thuộc hệ thống Đảng. Một số doanh nghiệp đã chuyển giao cho Nhà nước quản lý, số doanh nghiệp còn lại cũng có những thay đổi cơ bản trong phương thức hpạt động chế độ hạch toán để khắc phục tình trạng kém hiệu quả trước đây. Trước bước ngoặt mang tính quyết định này, tập thể lãnh đạo khu biệt thự đã không ngừng tìm tòi, cố gắng học hỏi để làm sao quản lý nguồn vốn tài chính, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và con người từ hoàn toàn thuộc Nhà nước thành một đơn vị sự nghiệp hành chính tận thu, làm ăn có hiệu quả. Với đặc điểm là một đơn vị hành chính có quá trình phát triển lâu dài với đội ngũ cán bộ, nhân viên có thâm niên công tác, khu biệt thự Hồ Tây đã và đang có những giải pháp hiệu quả để tận dụng triệt để nguồn lao động có kinh nghiệm này cũng như hạn chế những khó khăn mà khu biệt thự đang gặp phải. Trong giai đoạn thực tập tốt nghiệp, em đã có điều kiện đi sâu tìm hiểu điều kiện làm việc, người lao động và các vấn đề lao động của khu biệt thự Hồ Tây, vì vậy em đã lựa chọn nghiên cứu chuyên đề mang tên: “Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Khu biệt thự Hồ Tây”. Đối tượng của chuyên đề chính là người lao động trong một nhà khách và những biện pháp về quản lý nguồn lao động đó. Nhằm mục đích tìm hiểu về lao động và sử dụng lao động trong kinh doanh khách sạn nói chung và khu biệt thự Hồ Tây nói riêng để biết được những nét tích cực cũng như những tồn tại để có thể đưa ra những giải pháp giúp công tác quản lý con người của khu biệt thự được hoàn thiện hơn. Chuyên đề gồm các phần sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nhân lực trong kinh doanh khách sạn. Chương 2: Thực tế quá trình quản trị nhân lực tại khu biệt thự Hồ Tây. Chương 3: Những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động đối với khu biệt thự Hồ Tây.

doc81 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2505 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Khu biệt thự Hồ Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định: “Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước, phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực”. Như vậy, về mặt nhận thức, đây thực sự là quan điểm chỉ đạo kịp thời và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về du lịch, vấn đề còn lại là cần đánh giá đúng tiềm năng du lịch có thể khai thác trong thời gian tới, hình thành chương trình đồng bộ, có mục tiêu cụ thể như Chiến lược phát triển du lịch 2001-2010 và Chương trình hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2005-2010 đã được Chính phủ phê duyệt để đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam. Góp phần không nhỏ vào việc phát triển du lịch là ngành kinh doanh khách sạn- nơi cung cấp các dịch vụ tổng hợp cho du khách trong và ngoài nước khi tham quan du lịch tại nước đó. Một chiến lược phát triển hợp lý ngành kinh doanh khách sạn sẽ là nền tảng cung cấp các dịch vụ hoàn hảo góp phần thu hút thêm lượng khách du lịch nhất là trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các thị trường du lịch hiện nay. Đối với từng khách sạn cần xác định mũi nhọn của mình để tìm ra các biện pháp quản lý có hiệu quả nhất. Cùng với xu hướng chung của nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đảng ta đã tiến hành rà soát sắp xếp lại tổ chức kinh tế và đơn vị sự nghiệp của mình trực thuộc hệ thống Đảng. Một số doanh nghiệp đã chuyển giao cho Nhà nước quản lý, số doanh nghiệp còn lại cũng có những thay đổi cơ bản trong phương thức hpạt động chế độ hạch toán để khắc phục tình trạng kém hiệu quả trước đây. Trước bước ngoặt mang tính quyết định này, tập thể lãnh đạo khu biệt thự đã không ngừng tìm tòi, cố gắng học hỏi để làm sao quản lý nguồn vốn tài chính, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và con người từ hoàn toàn thuộc Nhà nước thành một đơn vị sự nghiệp hành chính tận thu, làm ăn có hiệu quả. Với đặc điểm là một đơn vị hành chính có quá trình phát triển lâu dài với đội ngũ cán bộ, nhân viên có thâm niên công tác, khu biệt thự Hồ Tây đã và đang có những giải pháp hiệu quả để tận dụng triệt để nguồn lao động có kinh nghiệm này cũng như hạn chế những khó khăn mà khu biệt thự đang gặp phải. Trong giai đoạn thực tập tốt nghiệp, em đã có điều kiện đi sâu tìm hiểu điều kiện làm việc, người lao động và các vấn đề lao động của khu biệt thự Hồ Tây, vì vậy em đã lựa chọn nghiên cứu chuyên đề mang tên: “Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Khu biệt thự Hồ Tây”. Đối tượng của chuyên đề chính là người lao động trong một nhà khách và những biện pháp về quản lý nguồn lao động đó. Nhằm mục đích tìm hiểu về lao động và sử dụng lao động trong kinh doanh khách sạn nói chung và khu biệt thự Hồ Tây nói riêng để biết được những nét tích cực cũng như những tồn tại để có thể đưa ra những giải pháp giúp công tác quản lý con người của khu biệt thự được hoàn thiện hơn. Chuyên đề gồm các phần sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nhân lực trong kinh doanh khách sạn. Chương 2: Thực tế quá trình quản trị nhân lực tại khu biệt thự Hồ Tây. Chương 3: Những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động đối với khu biệt thự Hồ Tây. Để nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề em có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: -Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu về lao động, về hoạt động sản xuất kinh doanh của khu biệt thự, các tỷ lệ giữa các năm, các giai đoạn để so sánh và nêu ra nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh và sử dụng lao động của khu biệt thự. -Phương pháp phân tích: Nghiên cứu sách báo chuyên ngành, các báo cáo về tình hình lao động và các biện pháp trong quản lý lao động của khu biệt thự Hồ Tây để rút ra những phương hướng đề xuất. -Phương pháp đối chiếu so sánh: So sánh các số liệu trên thực tế và lý thuyết, giữa các điều kiện tương quan với kết quả mà khu biệt thự đạt được để làm tăng thêm tính thuyết phục của chuyên đề. Qua đây, em chân thành cảm ơn cán bộ công nhân viên, các cô chú, các anh chị trong khu biệt thự Hồ Tây đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình thực tập để em có thể tiếp cận phần nào những công việc thực tế trong khách sạn. Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trương Tử Nhân đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành được bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp một cách đầy đủ và hoàn thiện nhất. B. NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN I. Nhân lực trong khách sạn. 1.1. Vai trò của người lao động trong khách sạn. Trong bất kì một doanh nghiệp nào hay một cơ sở sản xuất kinh doanh nào, yếu tố con người luôn đóng vai trò hết sức quan trọng bởi người lao động là yếu tố cấu thành nên một tổ chức, người lao động vận hành tổ chức đó và chính người lao động quyết định sự thành bại của tổ chức. Đối với lĩnh vực kinh doanh khách sạn vai trò của người lao động lại càng trở nên quan trọng hơn. Kinh doanh khách sạn là việc cung cấp các dịch vụ trong khách sạn cho khách hàng. Những dịch vụ này thường gồm: cung cấp phòng ở và các tiện nghi sinh hoạt, phục vụ ăn uống, cung cấp thông tin, cung cấp các dịch vụ giải trí, thư giãn…cho khách hàng và chúng hầu như chỉ có thể được cung cấp thông qua quá trình lao động trực tiếp của đội ngũ nhân viên trong khách sạn. Ngành kinh doanh dịch vụ du lịch khách sạn với đặc điểm kinh doanh với đặc trưng là việc cung cấp sản phẩm dịch vụ. Đặc điểm của sản phẩm du lịch là đa số không có hình thái vật chất, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch được thực hiện đồng thời và tại chỗ trao đổi trực tiếp với khách du lịch. Đối với lao động thuộc nghề phục vụ ăn uống (phục vụ bàn), người ngoài nghề có cảm tưởng đây là một công việc đơn giản không cần phải học. Nhưng trong thực tế cuộc sống của con người càng nâng cao thì đòi hỏi về phục vụ càng phải lớn. Sản phẩm lao động của người phục vụ bàn là các dịch vụ được thể hiện bằng cường độ lao động, nghệ thuật và thái độ ứng xử với khách hàng. Chính vì vậy, nếu một khách sạn có những nhân viên phục vụ bàn với kỹ năng nghề nghiệp tinh thông, khả năng giao tiếp tốt, ngoại ngữ giỏi thì chắc chăn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và có danh tiếng uy tín lớn. Đối với lao động thuộc nghề lễ tân, để có được công nghệ phục vụ một cách hoàn hảo đòi hỏi những nhân viên lễ tân phải được đào tạo một cách bài bản có được thái độ nhã nhặn, lịch sự khi cần thiết, phong cách đón tiếp lịch lãm, nói năng mềm mỏng. Chỉ cần một sơ suất nhỏ về mặt nào đó cũng đủ làm cho khách mất cảm tình, ngược lại hiểu biết tâm lý khách, giao tiếp khéo léo sẽ làm khách hài lòng ngay từ phút đầu gặp gỡ, thậm chí khách còn đến khách sạn nhiều lần nữa, hoặc giới thiệu cho bạn bè người thân đến khách sạn Người ta thường gọi nhân viên phục vụ trong khách sạn như những diễn viên trên sân khấu, làm sao phải biểu diễn phong cách của mình một cách thành thục nhất, ấn tượng nhất và đẹp mắt nhất. Mặc dù lao động của họ rất nặng nhọc nhưng họ phải biết giấu những cảm giác của mình để phục vụ khách một cách thận trọng nhất với chất lượng cao nhất. 1.2. Đặc điểm lao động trong kinh doanh khách sạn. Để quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả, trước hết cần phải hiểu nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn các đặc điểm cũng như các yêu cầu của nó. Lao động trong khách sạn có một số đặc điểm sau : - Sản phẩm là dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, vì vậy lao động trong khách sạn chủ yếu là lao động dịch vụ. - Tính chuyên môn hóa cao dẫn đến khó thay thế lao động. - Khó có khả năng cơ khí hóa, tự động hóa dẫn đến số lượng lao động nhiều trong cùng một thời gian và không gian (chưa kể sự có mặt của người tiêu dung ), nhiều loại chuyên môn nghề nghiệp dẫn đến việc khó khăn trong tổ chức quản lý điều hành. - Thời gian làm việc của hầu hết các bộ phận trong khách sạn kinh doanh lưu trú và ăn uống phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách. - Cường độ lao động không đồng đều mang tính thời điểm cao, đa dạng và phức tạp. - Các đặc điểm về độ tuổi, giới tính, hình thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ. - Các đặc điểm của quy trình tổ chức lao động (giờ trong ngày, ngày trong tuần, tuần trong tháng, tháng trong năm ). Tất cả các đặc điểm trên đặt ra cho công tác quản lý nguồn nhân lực của khách sạn phải đáp ứng được các yêu cầu sau : Thứ nhất, vừa tiết kiệm lao động vừa đảm bảo chất lượng lao động trong khi lao động trong khách sạn có hệ số luân chuyển cao, có xu hướng tăng và lớn hơn so với các lĩnh vực khác. Thứ hai, định mức lao động, xác định nhiệm vụ cụ thể chính xác cho từng chức danh, bảo đảm tính hợp lý công bằng trong phân phối lợi ích cả về vật chất và tinh thần. 1.3. Yêu cầu đối với lao động trong khách sạn. Yêu cầu về kỹ năng nghiệp vụ và hiểu biết Được đào tạo về nghiệp vụ khách sạn. Nắm chắc các nghiệp vụ cơ bản trong quá trình làm việc. Có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ với khách trong phạm vi nghề nghiệp Nắm vững những quy định, các văn bản pháp quy của ngành du lịch và các cơ quan quản lý liên quan đến khách và khách sạn. Nắm vững nội quy, quy chế quản lý khách của khách sạn; nội quy đối với người lao động trong khách sạn, trong bộ phận ; mục tiêu, phương hướng kinh doanh, khả năng cung cấp các dịch vụ của khách sạn. Đối với nhân viên lễ tân của khách sạn thì còn phải biết rõ các danh lam thắng cảnh, điểm du lịch của địa phương, các dịch vụ phục vụ khách trong và ngoài khách sạn. Nắm được một số quy tắc cơ bản về ngoại giao, lễ nghi, phong tục tập quán, tâm lý khách của một số quốc gia (thị trường chính của khách sạn). Có kiến thức cơ bản về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội (lịch sử, văn hóa, địa lý…), an ninh, tuyên truyền quảng cáo… Yêu cầu về ngoại ngữ và vi tính. Ngoại ngữ: Nhân viên phục vụ trong khách sạn phải biết tối thiểu một ngoại ngữ mà cụ thể là phải biết sử dụng tiếng Anh phổ thông và tiếng Anh chuyên ngành khách sạn du lịch. Ngoài ra tùy theo quy mô phục vụ và thị trường khách hàng mục tiêu của khách sạn mà nhân viên phải sử dụng được một số ngoại ngữ khác như: Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản… Vi tính: Biết sử dụng vi tính phổ thông. Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp. Thật thà, trung thực, cẩn thận, có trách nhiệm trong công việc. Năng động, nhanh nhẹn, tháo vát và linh hoạt trong cách xử lý các tình huống. Siêng năng, tỷ mỷ, có phong cách làm việc theo trình tự và có tính chính xác,đạt hiệu quả cao. Cởi mở, hiếu khách, thân ái, lịch sự, tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ khách. Trong mọi trường hợp phải tuân thủ nguyên tắc “khách hàng không bao giờ sai”. Có tính đồng đội trong công việc, luôn sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ các nhân viên khác trong cùng bộ phận. Yêu cầu về hình thức, thể chất. Sức khỏe tốt. Ngoại hình cân đối (không có dị hình, không mắc bệnh truyền nhiễm). Hình thức ưa nhìn, có duyên. Có kĩ năng giao tiếp. Trang phục gọn gàng. II. Quản trị nhân lực trong kinh doanh khách sạn. 1. Hoạt động quản trị nhân lực. 1.1. Khái niệm. 1.1.1. Khái niệm chung về Quản trị nhân lực. Một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là lực lượng lao động. Nguồn nhân lực là tài sản quý nhất đồng thời cũng là một trong những nguồn lực quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Việc quản lý nguồn nhân lực cũng là một công việc quan trọng nhất của doanh nghiệp và quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả là chìa khoá dẫn đến mọi thành công cho doanh nghiệp. Mục tiêu cơ bản của bất kỳ tổ chức nào cũng là sử dụng một cách có hiệu suất nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu của tổ chức đó. Quản trị nhân lực nhằm củng cố và duy trì đầy đủ số lượng và chất lượng lao động cần thiết cho tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra. Quản trị nhân lực nhằm giúp tìm kiếm và phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để người lao động có thể đóng góp nhiều sức lực cho việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, đồng thời cũng tạo cơ hội phát triển không ngừng chính bản thân người lao động. Quản trị nhân lực đã trải qua nhiều thế kỷ, được nhiều nhà quản lý, nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu đúc kết thành nhiều trường phái, được thực tiễn chấp nhận và áp dụng. Không một hoạt động nào của tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu “Quản trị nhân lực”. Quản trị nhân lực là bộ phận cấu thành và không thể thiếu của quản lý kinh doanh. Quản trị nhân lực thường là nguyên nhân của thành công hay thất bại trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tóm lại, Quản trị nhân lực là một hệ thống các kiến thức, các nguyên tắc và các phương pháp khoa học đã được đúc rút và kiểm nghiệm qua thực tế để thực hiện các chức năng quản lý con người, tạo động lực để thúc đẩy hoạt động của họ, liên kết và phối hợp các hoạt động của con người. Lãnh đạo và kiểm tra các hoạt động của con người để thực hiện được các chức năng quản lý con người, người quản lý phải biết vận dụng linh hoạt các kiến thức, phương pháp quản lý cho phù hợp với từng người lao động trong từng trường hợp. 1.1.2. Quản trị nhân lực trong kinh doanh khách sạn. Quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn là một trong những hoạt động quan trọng bậc nhất của khách sạn, có thể xem là một công việc khó khăn và gai góc vì tỷ lệ thay đổi nhân công ở các vị trí là rất lớn (hệ số luân chuyển lao động cao) so với các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác. Mặt khác sản phẩm của khách sạn chủ yếu là dịch vụ. Nhà quản lý khách sạn cần chú ý phân biệt giữa khái niệm quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực. Nhà quản lý trong khách sạn là loại lao động có những điểm hoàn toàn riêng biệt, khác hẳn với nhóm lao động phục vụ trực tiếp trong khách sạn bởi những đối tượng, công cụ và sản phẩm lao động của họ có tính đặc thù. Công cụ chủ yếu của họ chính là tư duy. Người lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình luôn tìm tòi, nghiên cứu các tình huống, đề ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định cho quá trình kinh doanh khách sạn. Quyết đinh của lãnh đạo trong kinh doanh khách sạn có tác động quan trọng để mang lại hiệu quả kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Quyết đinh đúng hay sai, chất lượng cao hay thấp hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ năng lực của người lãnh đạo. Đặc điểm này đòi hỏi người lãnh đạo của khách sạn phải được đào tạo chu đáo, phải có bằng quản lý, phải qua các lớp quản lý về du lịch khách sạn…phải thường xuyên học hỏi từ thực tiễn. Theo từ điển từ và nghĩa Hán Việt, các thuật ngữ này được hiểu như sau: “Quản” nghĩa là trông nom chăm sóc, “Trị” nghĩa là sửa sang, răn đe. “Quản trị” tức là phụ trách việc trông nom, sắp xếp công việc nội bộ của một tổ chức, “Nhân lực” nghĩa là sức lao động của con người . Như vậy có thể hiểu quản trị nhân sự là phụ trách sắp xếp con người sự viêc hiện tại trong một tổ chức, còn quản trị nhân lực là phụ trách sắp xếp, vun đắp sự lao động của con người để duy trì và phát triển tổ chức. So với quản trị nhân sự, quản trị nguồn nhân lực mang tính chiến lược dài hạn, dựa vào các thoả thuận tâm lý đã được cam kết hơn là phục tùng theo mệnh lệnh, tự kiểm soát hơn là bị kiểm soát. Do đó giữa quản trị nhân sự và quản trị nhân lực có sự khác nhau về nội dung, nguyên tắc phương pháp quản lý. Khi nhận thức rõ điều này thì áp dụng các biện pháp quản lý mới có hiệu quả và tạo ra được bầu không khí tâm lý xã hội tích cực trong khách sạn. “Quản trị là phụ trách việc trông nom, sắp xếp công việc nội bộ của một tổ chức”. “Quản trị là phụ trách chăm nom, sắp đặt công việc trong một tổ chức”. Tuy nhiên ở Việt Nam có sự khác biệt khi dùng thuật ngữ này trong các tổ chức khác nhau và ở cấp độ khác nhau. Nếu ở cấp độ vi mô và trong các tổ chức kinh tế thì người ta quen dùng thuật ngữ quản trị. Ví dụ: quản trị kinh doanh. Nếu ở cấp độ vĩ mô và các tổ chức phi kinh tế người ta quen dùng thuật ngữ quản lý. Ví dụ: quản lý nhà nước hoặc quản lý các tổ chức chính trị xã hội. Xét trên phương diện tổng quan nhất, Quản trị nguồn nhân lực của khách sạn là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng để thu hút, đào tạo và duy trì phát triển sức lao động con người của khách sạn nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả khách sạn lẫn thành viên. Quản trị nguồn nhân lực là một phần của quản trị kinh doanh, nó liên quan đến con người trong công việc và các quan hệ của họ trong khách sạn, làm cho họ có thể đóng góp tốt nhất vào sự thành công của khách sạn. 1.2. Tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực. 1.2.1. Đối với các doanh nghiệp nói chung. Quản trị nhân lực đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức và giúp cho các tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường. Tầm quan trọng của Quản trị nhân lực trong tổ chức xuất phát từ vai trò quan trọng của con người. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự thành bại của tổ chức. Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu của tổ chức nên Quản trị nhân lực cũng chính là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức. Mặt khác, quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu tổ chức không quản lý tốt nguồn nhân lực, vì suy đến cùng mọi hoạt động quản lý đều thực hiện bởi con người. Trong thời đại ngày nay, Quản trị nhân lực có tầm quan trọng ngày càng tăng vì những lý do sau: Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên các tổ chức muốn tồn tại và phát triển buộc phải cải tổ tổ chức của mình theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, năng động trong đó con người mang tính quyết định. Bởi vậy việc tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc, đúng cương vị đang là vấn đề đáng quan tâm đối với mọi loại hình tổ chức hiện nay. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển của nền kinh tế buộc các nhà quản trị phải biết thích ứng. Do dó, việc tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân sự trong tổ chức nhằm đạt hiệu quả tối ưu là vấn đề quan tâm hàng đầu. Nghiên cứu về Quản trị nhân lực sẽ giúp các nhà quản lý học được cách giao tiếp với người khác; biết cách đặt câu hỏi và biết cách lắng nghe, biết cách tìm ra ngôn ngữ chung với nhân viên của mình và biết cách nhạy cảm với nhu cầu của nhân viên; biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết cách lôi cuốn nhân viên say mê với công việc và tránh được các sai lầm trong tuyển chọn, sử dụng lao động để nâng cao chất lượng thực hiện công việc và nâng cao hiệu quả của tổ chức. 1.2.2. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Ngành khách sạn được tạo thành bởi các đơn vị kinh doanh khác nhau rất lớn về quy mô và loại hình. Các khách sạn nhỏ có thể cho rằng không cần đến một giám đốc hay một chuyên gia quản trị nhân lực riêng biệt. Dù khách sạn có quy mô lớn hay nhỏ đều phải coi trọng chức năng quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn. Sự khác biệt ở chỗ trong bộ máy tổ chức của khách sạn có bộ phận chuyên môn riêng với các chuyên gia quản trị nguồn nhân lực, hay chức năng này là kiêm nhiệm của chủ khách sạn, giám đốc hay trưởng các bộ phận. Yếu tố quan trọng bậc nhất tạo ra dịch vụ khách sạn là con người. Chất lượng người lao động trong khách sạn quyết định chất lượng dịch vụ mà khách sạn cung cấp cho khách hàng và quyết định sự thành công của khách sạn trên thị trường. Quản lý ở mỗi cấp trong khách sạn xét về mọi góc độ đều phải hướng vào khách của khách sạn. Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất tạo ra sức cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh. Khách sạn chỉ có thể tiếp tục tồn tại và phát triển bằng cách thu hút, đào tạo và khích lệ những người có năng lực thông qua việc thực hiện tốt chức năng quản trị nguồn nhân lực. Quản trị nguồn nhân lực của khách sạn liên quan tới công tác tổ chức thu hút các ứng cử viên cho công việc, tuyển chọn, giới thiệu, sắp đặt nhân viên thực thi nhiệm vụ cụ thể, trả công xứng đáng với sức lao động mà họ bỏ ra, xác định tiềm năng của họ cho sự phát triển trong tương lai, lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của khách sạn. Quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn còn có thể được coi là quản lý và công tác