Đất nước ta vẫn đang tiếp tục phát triển kinh tế theo đường nối của Đảng và Nhà nước. Đưa đất nước tiến lên thực hiện quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa. Theo chủ trường của Đảng và Nhà nước muốn quá trình CNH – HĐH được hoàn thiện thì tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế đều phải tự chủ kinh doanh và tự tìm nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình nhưng vẫn chịu sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Các ngân hàng là một trong những kênh cho vay vốn và dẫn vốn hiệu quả nhất đối với các chủ đầu tư, nó đóng vai trò quan trọng trong tiến trình này. Trước nhu cầu trên thi Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội ( MB ) đã ra đời nhằm đáp ưng nhu cầu thiết yếu đó. MB - Long Biên là chi nhánh sau khi được thành lập đã thực hiện rất tốt những mục tiêu này.
86 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2302 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài chuyên đề tốt nghiệp nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và các anh chị trong phòng Quan hệ khách hàng- Ngân hàng TMCP quân đội. Các thông tin, số liệu đều được trích dẫn từ các nguồn, địa chỉ rõ ràng.
Nếu vi phạm những lời cam đoan trên, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng kỉ luật.
Sinh viên
Nguyễn Long Bình
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
LỜI MỞI ĐẦU 1
CHƯƠNG I – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH LONH BIÊN 2
I. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Long Biên. 2
1. Giới thiệu sơ bộ về ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Long Biên. 2
2. Cơ cấu tổ chức 5
3. Các sản phẩm và dịch vụ chính 5
4. Tình hình hoạt động kinh doanh 6
4.1 Hoạt động huy động vốn 6
4.2 Hoạt động tín dụng 9
4.3 Các hoạt động khác 10
4.4 Đánh giá kết quả đạt được 10
II. Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh Long Biên 12
1 Tình hình thẩm định dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Long Biên 12
1.1 Phương pháp thẩm định 12
1.1.1 Phương pháp so sánh đối chiếu. 12
1.1.2 Phương pháp dự báo. 13
1.1.3 Phương pháp thẩm định theo trình tự. 13
1.1.4 Phương pháp triệt tiêu rủi ro. 14
1.1.5 Phương pháp phân tích độ nhạy 14
1.2 Qui trình thẩm định 15
1.3 Nội dung thẩm định 16
1.3.1 Thẩm định về năng lực pháp lý và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. 16
1.3.2 Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư của dự án 21
1.3.3 Phân tích kỹ thuật của dự án 23
1.3.4 Thẩm định tài chính, hiệu quả kinh tế, khả năng hoàn vốn của dự án: 24
1.3.5 Phân tích rủi ro của dự án, các biện pháp giảm thiểu rủi ro 28
1.3.6 Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay 30
2. Thẩm định dự án “Cải tạo 1500 m2 nhà kho thành xưởng sản xuất lắp đặt dây chuyền bánh kẹo năm 2009” 32
2.1 Giới thiệu về dự án: 32
2.1.1 Cơ sở pháp lý: 32
2.1.2 Hình thức và phương án đầu tư: 32
2.2 Thẩm định năng lực pháp lý và hoạt động sản xuất kinh doanh: 33
2.2.1 Thẩm định năng lực pháp lý: 34
2.2.2 Thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 35
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh thời gian gần đây 36
2.3 Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án 37
2.4. Thẩm định kĩ thuật của dự án 39
2.4.1 Về địa điểm xây dựng 39
2.4.2 Qui mô sản xuất và sản phẩm của dự án 39
2.4.3 Hệ thống dây chuyền sản xuất, công nghệ. 40
2.5 Thẩm định tài chính, hiệu quả kinh tế và khả năng hoàn vốn 40
2.5.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư: 40
2.5.2 Thẩm định tài chính dự án xin vay vốn: 41
2.6 Phân tích rủi ro và các biện pháp khắc phục: 43
2.6.1 Rủi ro cháy nổ: 43
2.6.2 Rủi ro về công nghệ: 44
2.6.3 Rủi ro về thị trường 44
2.6.4 Rủi ro về xây dựng: 44
2.6.5 Các loại rủi ro khác: 44
2.7 Tài sản đảm bảo tiền vay 44
III. Đánh giá tình hình thẩm định dự án vay vốn ở ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Long Biên 45
1. Những kết quả đạt được 45
1.1 Về qui trình thẩm định: 47
1.2 Về nội dung thẩm định: 47
1.3 Về phương pháp thẩm định 48
2 Hạn chế và nguyên nhân: 48
2.1. Những mặt hạn chế 48
2.1.1 Về công tác thu thập thông tin: 48
2.1.2 Về nội dung, phương pháp, qui trình thẩm định 49
2.2 Một số nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định dự án tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Long Biên. 51
2.2.1 Khó khăn từ bản thân ngân hàng. 51
2.2.2 Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp 52
2.2.3 Những nguyên nhân khác 53
CHƯƠNG II – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH LONG BIÊN 55
1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh Long Biên trong giai đoạn tới. 55
1.1 Về công tác huy động vốn 56
1.2 Về hoạt động tín dụng 56
1.3 Về các hoạt động khác 56
2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Long Biên 57
2.1 Giải pháp về thông tin 57
2.2 Giải pháp về qui trình, nội dung và phương pháp thẩm định. 60
2.2.1 Về qui trình thẩm định 60
2.2.2 Về phương pháp thẩm định 61
2.2.3 Về nội dung thẩm định 62
2.3 Giải pháp về tổ chức quản lý nhân sự 64
2.4 Giải pháp về hỗ trợ thẩm định 65
3. Những kiến nghị 67
3.1. Kiến nghị với Nhà nước 67
3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 68
3.3. Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội. 69
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MB : Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội
NHQĐ : Ngân hàng quân đội
MBLB : Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Long Biên
TMCP : Thương mại cổ phần
HĐQT : Hội đồng quản trị
QHKH : Quan hệ khách hàng
NHNN : Ngân hàng nhà nước
BGĐ : Ban giám đốc
BCTC : Báo cáo tài chính
TSLĐ : Tài sản lưu động
BKHN : Bánh kẹo Hữu Nghị
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kết quả huy động vốn 7
Bảng 2: Kết quả hoạt động cho vay 9
Bảng 3: Tóm tắt sự tăng trưởng của MBLB giai đoạn 2006-2009 11
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh thời gian gần đây 36
Bảng 5: Hệ thống dây chuyền sản xuất 40
Bảng 6: Tổng vốn đầu tư của dự án 41
Bảng 7: Sản lượng, công suất của dự án 42
Bảng 8: Kế hoạch trả nợ 42
Bảng 9: Tiền lương 43
Bảng 10: Số dự án cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh 45
Bảng 11: Tỷ lệ nợ xấu thời gian gần đây tại chi nhánh. 46
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức 5
Sơ đồ 2: Qui trình thẩm định dự án tại chi nhánh 15
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ: Lợi nhuận MBLB thời gian gần đây 46
LỜI MỞI ĐẦU
Đất nước ta vẫn đang tiếp tục phát triển kinh tế theo đường nối của Đảng và Nhà nước. Đưa đất nước tiến lên thực hiện quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa. Theo chủ trường của Đảng và Nhà nước muốn quá trình CNH – HĐH được hoàn thiện thì tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế đều phải tự chủ kinh doanh và tự tìm nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình nhưng vẫn chịu sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Các ngân hàng là một trong những kênh cho vay vốn và dẫn vốn hiệu quả nhất đối với các chủ đầu tư, nó đóng vai trò quan trọng trong tiến trình này. Trước nhu cầu trên thi Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội ( MB ) đã ra đời nhằm đáp ưng nhu cầu thiết yếu đó. MB - Long Biên là chi nhánh sau khi được thành lập đã thực hiện rất tốt những mục tiêu này.
Trong ngân hàng, hoạt động quan trọng nhất là hoạt động cho vay, mà để đảm bảo an toàn vốn, giảm thiểu rủi ro thì ngân hàng phải tiến hành thực hiện công tác thẩm định xin vay vốn. Xuất phát từ những bất cập của công tác thẩm định dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, em đã chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình là: “ Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Long Biên”. Do còn nhiều thiếu sót về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Em kính mong các thầy cô cùng các bạn đóng góp ý kiến để hoàn thiện chuyên đề được tốt hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo THs.Trần Mai Hoa và các anh chị trong phòng QHKH đã giúp em hoàn thành bài chuyên đề này !
CHƯƠNG I – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH LONH BIÊN
I. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Long Biên.
1. Giới thiệu sơ bộ về ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Long Biên.
Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MB) chính thức được thành lập theo quyết định số 00374/GP-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và đi vào hoạt động kể từ ngày 4/11/1994 theo giấy phép số 0054/NH-GP của Ngân hàng nhà nước Việt Nam với thời gian hoạt động là 50 năm. Trụ sở chính của MB được đặt tại số 3 Liễu Giai, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Trải qua 15 năm xây dựng và trưởng thành, MB liên tục giữ vững vị thế là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam.
Tính đến 31/12/2008, vốn điều lệ của MB là 3400 tỷ đồng và dự kiến lên đến 7500 tỷ đồng vào năm 2010, trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng có qui mô lớn tại Việt Nam.
MB luôn là ngân hàng nhà nước xếp hạng A trong những năm qua, liên tục đạt các giải thưởng lớn trong và ngoài nước như: Thương hiệu mạnh Việt Nam, Thương hiệu Việt uy tín chất lượng, TOP 100 thương hiệu mạnh Việt Nam, giải thưởng Sao vàng đất Việt và giải thưởng thanh toán xuất sắc nhất do GD group và nhiều tập đoàn quốc tế trao tặng….
Để đáp ứng nhu cầu phát triển, MB liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động. Tính đến cuối năm 2008, mạnh lưới chi nhánh của MB đã lên tới 80 điểm giao dịch tại hầu hết các tỉnh, thành phố miền Bắc, miền Trung, miền Nam với 250 máy ATM, 1100 máy POS.
Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Long Biên- MBLB là một trong những chi nhánh lớn mạnh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội trên địa bàn Hà Nội, được thành lập từ ngày 01/05/2005 với tên gọi: “Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội- Chi nhánh Long Biên” (MBLB)
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 0123566825
Đăng kí lần đầu vào ngày: 02/06/2003
Đăng kí thay đổi lần 2 vào ngày: 30/01/2004
Kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ liên quan đến hoạt động tài chính, tiền tệ ngân hàng theo ủy quyền của NHTMCPQĐ (MB).
Khi mới thành lập vào năm 2006, MB chi nhánh Long Biên là chi nhánh cấp II đặt trụ sở tại số 2 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội. Trực thuộc chi nhánh Điện Biên Phủ. Đến ngày 01/07/2008, MB chi nhánh Long Biên được chuyển cấp quản lý lên chi nhánh cấp I trực thuộc hội sở. Điều này thể hiện sự cố gắng tích cực của các nhân viên ngân hàng nói chung, nhân viên MB chi nhánh Long Biên nói riêng trong nền kinh tế hiện nay.
Dưới sự lãnh đạo của MB và Hội Đồng quản trị của chính ngân hàng, MBLB đã kết hợp chính sách mở rộng vận động mời chào khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi, tiền vay tại ngân hàn. Chính vì vậy từ khi được giao quyền tự chủ kinh doanh năm 2007, MBLB thực sự đã có những bước đột phá, liên tiếp đạt những thành tích cao trong các đợt thi đua trong toàn ngân hàng, khẳng định một sự năng động và nhạy bén trong kinh doanh.
Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, MBLB cũng đã mở rộng địa bàn hoạt động của mình.Đến nay, ngoài trụ sở chính tại số 2 Ngô Gia Tự, MBLB đã mở thêm một số phòng giao dich khác như phòng giao dich Đông Anh, chi nhánh Bắc Ninh, chi nhánh Hưng Yên là 2 chi nhánh trưc thuộc MBLB.
Mục tiêu hoạt động và phát triển của NHTMCPQĐ:
+ Tầm nhìn: Trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Viêt Nam trong các mảng thị trường lựa chọn tại các khu vực đô thị lớn tập trung vào:
- Các khách hàng doanh nghiệp truyền thống, các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp lớn.
- Tập trung có chọn lọc các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Phát triển các dịch vụ khách hàng cá nhân
- Mở rộng các hoạt động kinh doanh trên thị trường vốn
- Phát triển các hoạt động ngân hàng đầu tư
- Liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng và thanh viên để hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính mạnh.
+ Sứ mạng:
MB dồn mọi sự nỗ lực vào gây dựng một đội ngũ nhân lực tinh thông về nghiệp vụ, tận tâm trong phục vụ nhằm mang lại cho các doanh nghiệp, các cá nhân những giải pháp tài chính ngân hàng khôn ngoan với chi phí tối ưu và sự hài lòng mỹ mãn.
Giá trị cốt lõi: giá trị của MB không nằm ở tài sản mà là ở những giá trị tinh thần mà mỗi thành viên MB luôn coi trọng và phát triển. Bao gồm các giá trị cơ bản:
Hợp tác ( Teamwork)
Tin cậy ( Trustworth)
Chăm sóc khách hàng ( Customer care)
Sáng tạo ( Creative)
Chuyên nghiệp ( Professional)
2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính MBLB)
Với cơ cấu tổ chứ này, các chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban được phân định rõ ràng nhưng đồng thời các phòng ban lai có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh
3. Các sản phẩm và dịch vụ chính
Huy động tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, USD, EUR..Tiết kiệm có kì hạn, tiết kiêm không kì hạn tích lũy, nhận vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tài trợ, đồng tài trợ cho các dự án. Cho vay tiêu dùng sinh hoạt gia đình, cho vay trả góp mua ôtô, xây dựng và sửa chữa nhà ở. Cho vay du học, mua cổ phần tại các doanh nghiệp cổ phần hóa.
Tài khoản tiền gửi thanh toán, tín dụng doanh nghiệp, thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu. Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán chuyển tiền, dịch vụ ngân quĩ, dich vụ kiều hối, thẻ ATM, dich vụ tư vấn tài chính theo qui định của ngân hàng quân đội, sản phẩm ngoại hối, trả lương qua tài khoản và các dịch vụ khác…
Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đa dạng phong phú đáp ứng mọi nhu càu cần thiết của khách hàng. Trong thời gian sắp tới ngân hàng sẽ không ngừng mở rộng thêm các dịch vụ mới và cải tiến những dịch vụ sẵn có để có thể đáp ứng tốt hơn nữa nhưng yêu cầu của khách hàng.
4. Tình hình hoạt động kinh doanh
4.1 Hoạt động huy động vốn
Trong những năm qua, chi nhánh đã thuc hiện đa dạng hóa nguồn vốn bằng việc đa dạng hóa cách thức, biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồn trong mọi thành phần kinh tế xã hội. Trong năm 2006, với mục tiêu ổn định và phát triển nguồn vốn, chi nhánh chủ trường tăng cường tiếp thị khai thác các kênh huy động vốn để phấn đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu được giao. Dưới đây là bảng kết quả huy động vốn tại MBLB giai đoạn 2006-T8/2009.
Bảng 1: Kết quả huy động vốn
( Đơn vị: Tỷ đồng )
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
T8/2009
1. Theo đối tượng KH
Tiền gửi dân cư
223,108
284,183
412,373
513,467
DN và tổ chức kinh tế
196,392
336,207
638,059
645,523
2. Theo thời gian
Tiền gửi không kỳ hạn
166,595
194,125
271,358
354,862
Tiền gửi có kỳ hạn
252,905
426,265
779,074
804,128
3. Theo đối tượng tiền tệ
Nội tệ
397,74
575,37
993,029
927,702
Ngoại tệ
21,76
45,02
57,403
231,288
Tổng
419,5
620,39
1.050,432
1.158,99
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2006-T8/2009, MBLB )
Năm 2007 là 1 năm thành công đối với MB, công tác huy động vốn tại chi nhánh đảm bảo an toàn, đảm bảo lợi ích người gửi và cho ngân hàng vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao 17,7%
Đến năm 2008, chi nhánh xây dựng huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm nên hàng loạt các biện pháp được tích cực triển khai như đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng, khai thác nhiều kênh huy động vốn, mở thêm địa điểm giao dịch mới, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm dịch vụ, huy động trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiếp tục nâng cao cơ sở vật chất tại các điểm giao dịch khách hàng.
Những tháng đầu năm 2009, hoạt động huy động vốn vẫn tiếp tục diễn ra mạnh với những kết quả có lợi.
Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2007 là 621,38 tỷ đồng tăng gần 200 tỷ đồng (~ 46,9% ) so với năm 2006. Đến năm 2008 thì tổng nguồn vốn huy động tăng vọt đạt 1050,512 tỷ đồng, tăng hơn 400 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 68,2% so với năm 2007. Năm 2009 lượng vốn huy động tiếp tục tăng lên 1158,99 tăng 51% so với năm 2008.
Trong hoạt động huy động vốn nguồn tiền gửi có kì hạn có qui mô và tỉ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2006, nguồn tiền gửi có kì hạn huy động được 253 tỉ đồng chiếm 60,3 % tổng vốn huy động. Năm 2007 huy động được 426,265 tỉ đồng chiếm 68,7% và năm 2008 huy động được 779 tỉ đồng chiếm 74,2 %. Tỉ trọng tiền gửi có kì hạn tăng lên rất đều đặn, năm 2007, 2008 tăng từ 68% lên 74%. Những tháng đầu năm 2009 lượng vốn này là 1231,128 tỉ đồng gấp 1,6 lần năm 2008, đóng vai trò quan trọng đối với ngân hàng vì nó có tính ổn định cao, giúp cho ngân hàng xác định được kế hoạch sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả.
Theo cơ cấu khách hàng, nguồn vốn huy động từ tiền gửi từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế năm 2006 là 196,392 tỉ đồng. Năm 2007 là 336,207 tỷ đồng, tăng 71,4 % so với năm 2006. Đến năm 2008, nguồn vốn huy động này là 638,059 tỷ đồng, tăng 89,8 % so với năm 2007. Và năm 2009 nguồn vốn huy động này là 972,523 tỉ đồng. Có thể thấy tỉ trọng nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế luôn có xu hướng tăng qua từng năm..
Bên cạnh đó, tiền gửi ở khu vực dân cư co xu hướng giảm là do trong năm 2006 tiền gửi ở MBLB chủ yếu là của các hộ kinh doanh cá thể. Còn trong 2 năm vừa qua, đặc biệt năm 2008, MB tập trung và khuyến khích huy động vốn cừ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế lớn. Nhằm đem lại hiệu quả vững chắc cho hoạt động ngân hàng.
Theo đối tượng tiền tệ thì nguồn vốn nội tệ đạt 575,37 tỷ đồng năm 2007, năm 2008 là 993,029 tăng 72,7 % so với năm 2007. Như vậy khẳng định công tác huy động vốn của chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan, liên tục tăng qua các năm. Năm 2007, 2008 MBLB đạt mức huy động vốn là 620 và 1050 tỷ đồng là do có thêm 1 số phòng giao dich mới. Đặc biệt, năm 2008 MBLB đã vượt mức chỉ tiêu huy động vốn 1000 tỷ đồng. Đến những tháng đầu năm 2009 nguồn vốn nội tệ được huy động tiếp tục tăng lên 1354,702 tỉ ( tăng gấp 1,36 lần so với năm 2008 ). Đây là một kì tích của MB trong 1 năm mà ngành ngân hàng có nhiều biến động và tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động mạnh mẽ.
Hoạt động tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại thì 2 khâu quan trọng là huy động vốn và cho vay. Xuất phát từ tình hình thực tế với nhiệm vụ và mục tiêu của mình, hoạt động tín dụng của chi nhánh đã không ngừng mở rộng ở tất cả các loại hình: cho vay, cho thuê, chiết khấu và bảo lãnh..
Hoạt động cho vay của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau, phân theo thời gian, thành phần kinh tế, loại tiền tệ.
Bảng 2: Kết quả hoạt động cho vay
( Đơn vị: tỉ đồng )
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
T8/2009
1. Theo thời gian
Ngắn hạn
120,735
334,724
499,223
713,424
Trung hạn
13,545
30,716
27,597
35,328
2. Theo thành phần kinh tế
Các DNNN
19,862
23,526
29,496
35,984
Các DN Ngoài NN
114,418
341,914
497,334
712,768
3. Theo loại tiền tệ
Nội tệ
94,032
224,08
349,854
531,686
Ngoại tệ
40,248
141,360
176,976
217,066
Tổng
134,280
365,44
526,830
748,752
( Nguồn: báo cáo kinh doanh 2006-T8/2009, MBLB )
Cho vay nền kinh tế đến 31/08/2008 là 589,92 tỉ đồng, tăng 212,27 tỉ đồng so với năm 2007 ( ~ 56,2 % ). Trong đó dư nợ là 566.323 tỉ đồng ~ 96 % tổng dư nợ, tăng 218,885 tỉ đồng so với năm 2007 ( tăng 63 % ). Tỉ trọng dư nợ trung dài hạn có xu hướng giảm theo từng năm 30,212 tỉ chiếm 8 % tỉ trọng năm 2007, năm 2008 là 23,597 tỉ đồng chỉ chiếm 4 % trong tổng dư nợ, giảm 6,615 tỉ đồng ( giảm 22 % ). Và đến những tháng đầu năm 2009 dư nợ trung hạn có tăng nhưng không đáng kể ở mức 35,328 tỉ chiếm tỉ trọng 4,5 % trong tổng dư nợ. Từ đó có thể thấy rằng dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ.
Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế không có sự thay đổi đáng kể, lượng dư nợ chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 560,424 tỉ đồng, tăng 209,21 tỉ đồng so với năm 2007 (~ tăng 59,6 % ). Năm 2009 là 753,69 tỉ đồng tăng 1,34 lần so với năm 2008.
Về loại tiền, đồng nội tệ vốn chiếm ưu thế chiếm tỉ trọng từ 60%-70%. Năm 2006, dư nợ đồng nội tệ là 412,144 tỉ đồng tăng 180,354 tỉ đồng so với năm 2007 (tỉ trọng tăng 82,2 % ) trong khi dòng ngoại tệ năm 2008 là 176,976 tỉ đồng chỉ tăng 25,916 tỉ so với năm 2007 (17,2 %). Đến năm 2009 dư nợ đồng nội tệ là 572,608 tỉ chiếm tỉ trọng 72,5 % trong tổng dư nợ.
Trong những năm qua, chi nhánh tập trung nâng cao chất lượng tín dụng đi đôi với việc tăng trưởng dư nợ lành mạnh nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay và hiệu quả vốn tín dụng.
Các hoạt động kh