Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập với nền kinh tế thế giới do đó nhu cầu về vốn đầu tư sản xuất kinh doanh là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu về vốn của toàn bộ nền kinh tế, hệ thống Ngân hàng đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng. Hệ thống Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, nó là kênh huy động và dẫn vốn cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh trong nước, góp phần nâng cao tốc độ lưu thông cũng như hiệu quả sử dụng của đồng vốn. Đặc biệt, với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản đòi hỏi vốn lớn trong khi tiềm lực của các doanh nghiệp còn hạn chế thì việc huy động một lượng vốn lớn từ ngân hàng là rất quan trọng. Tuy nhiên, thị trường BĐS cũng chứa đựng rất nhiểu rủi ro vì vậy để lựa chọn được những dự án hiệu quả và khả thi thì vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư là rất quan trọng. Hiện nay, khi NHNN yêu cầu thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực BĐS thì yêu cầu đối với công tác thẩm định dự án BĐS càng cao hơn, để đảm bảo lựa chọn được những dự án thật sự hiệu quả và cần thiết đầu tư. Sau một thời gian thực tập tại Sở Giao Dịch NHNo&PTNT Việt Nam, em nhận thấy công tác thẩm định dự án bất động sản tại SGD đã được thực hiện khá hiệu quả tuy nhiên vẫn còn một số thiếu sót. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại Sở Giao Dịch NHNo&PTNT Việt Nam” cho chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề bao gồm ba phần chính: Chương I: Giới thiệu tổng quan về Sở Giao Dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chương II: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư BĐS tại Sở Giao Dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư BĐS tại Sở Giao Dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

doc113 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2105 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập với nền kinh tế thế giới do đó nhu cầu về vốn đầu tư sản xuất kinh doanh là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu về vốn của toàn bộ nền kinh tế, hệ thống Ngân hàng đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng. Hệ thống Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, nó là kênh huy động và dẫn vốn cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh trong nước, góp phần nâng cao tốc độ lưu thông cũng như hiệu quả sử dụng của đồng vốn. Đặc biệt, với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản đòi hỏi vốn lớn trong khi tiềm lực của các doanh nghiệp còn hạn chế thì việc huy động một lượng vốn lớn từ ngân hàng là rất quan trọng. Tuy nhiên, thị trường BĐS cũng chứa đựng rất nhiểu rủi ro vì vậy để lựa chọn được những dự án hiệu quả và khả thi thì vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư là rất quan trọng. Hiện nay, khi NHNN yêu cầu thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực BĐS thì yêu cầu đối với công tác thẩm định dự án BĐS càng cao hơn, để đảm bảo lựa chọn được những dự án thật sự hiệu quả và cần thiết đầu tư. Sau một thời gian thực tập tại Sở Giao Dịch NHNo&PTNT Việt Nam, em nhận thấy công tác thẩm định dự án bất động sản tại SGD đã được thực hiện khá hiệu quả tuy nhiên vẫn còn một số thiếu sót. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại Sở Giao Dịch NHNo&PTNT Việt Nam” cho chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề bao gồm ba phần chính: Chương I: Giới thiệu tổng quan về Sở Giao Dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chương II: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư BĐS tại Sở Giao Dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư BĐS tại Sở Giao Dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ của Sở Giao Dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và sự hướng dẫn nhiệt tình của Th.s Trần Thị Mai Hoa đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Chương I: Giới thiệu tổng quan về Sở Giao Dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 1.1. Khái quát chung về Sở Giao Dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Giao Dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Sở Quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ NHNo&PTNT Việt Nam và Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam theo quyết định số 62/QĐ/HĐQT-TCCB. Sở giao dịch có tên gọi và địa chỉ như sau: - Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Tên viết tắt: Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp - Tên tiếng Anh: Banking Operation Center of Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development Tên gọi tắt bằng tiếng Anh: Agribank Operation Center - Trụ sở giao dịch: Đặt tại nhà số 2 Láng Hạ, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. - Điện thoại: 844.38.313.729, Fax: 844.38.313.761 Với vai trò là cơ quan đầu mối thực hiện các nghiệp vụ theo ủy quyền của NHNo&PTNT Việt Nam và kinh doanh trực tiếp như một chi nhánh của ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội, hơn 10 năm qua, Sở Giao dịch đã không ngừng củng cố tổ chức, hiện đại hóa công nghệ thông tin và đổi mới chuẩn hóa các khâu nghiệp vụ ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế, đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nhận định được xu hướng phát triển của nền kinh tế theo hướng hội nhập theo nền kinh tế thị trường, SGD đã không ngừng củng cố tổ chức, đổi mới công tác điều hành, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, hiện đại hóa công nghệ và nghiệp vụ, vận dụng các công cụ lãi suất, phí thanh toán, cơ chế lãi suất… một cách linh hoạt để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, nhờ đó SGD đã không ngừng phát triển. Từ chỗ chỉ có 6 phòng nghiệp vụ với 43 cán bộ, nhân viên đến nay đơn vị đã có 14 phòng nghiệp vụ với 197 cán bộ. Ngoài ra từ cuối năm 2003, SGD đã thực hiện chương trình hiện đại hóa của NHNo&PTNT Việt Nam nên đến nay công nghệ và nghiệp vụ ngân hàng của đơn vị đã đáp ứng được chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Để mọi hoạt động đi vào nền nếp, bên cạnh việc thực hiện tốt các quan điểm chỉ đạo điều hành của NHNo&PTNT Việt Nam, Sở Giao dịch còn xây dựng và ban hành các văn bản quy định từng khâu công việc, từ quy trình điều hành nội bộ, quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ... đến các quy định hệ thống hạn mức giao dịch tiền gửi, đầu cơ... Bên cạnh đó là việc xây dựng hành lang pháp lý, phát triển các nghiệp vụ kinh doanh an toàn, hiệu quả, tạo động lực thi đua nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm và năng lực của nhân viên để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của sở giao dịch 1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động theo mô hình tổ chức hiện đại, chuyên môn hóa. Đứng đầu sở giao dịch là Ban giám đốc, trực tiếp nhận nhiệm vụ từ Ban giám đốc là các phòng chuyên môn nghiệp vụ, bao gồm 14 phòng: Phòng hành chính nhân sự, Phòng kinh doanh ngoại tệ, Phòng thanh toán quốc tế, Phòng kế toán và ngân quỹ, Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Phòng quản lý rủi ro, Phòng Nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp, Phòng tín dụng, Phòng SWIFT, Phòng quản lý và kinh doanh vốn, Phòng ngân hàng đại lý, Phòng dịch vụ và kiều hối, Phòng điện toán, Phòng dịch vụ và marketing. Việc phân chia các phòng ban này căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban, đảm bảo sự chuyên môn hóa trong hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả và chuyên nghiệp. Ta có thể khái quát mô hình tổ chức hoạt động của Sở giao dịch theo mô hình sau :  Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SGD NHNo&PTNT Việt Nam 1.1.2.3. Chức năng nhiệm vụ của SGD a. Chức năng: Sở giao dịch có chức năng các chức năng sau: - Làm đầu mối trong việc thực hiện một số nhiệm vụ theo ủy quyền của NHNo - Đầu mối thực hiện các hợp đồng tài trợ và các dự án ủy thác đầu tư của NHNo khi được Tổng Giám đốc giao bằng văn bản. - Trung tâm ngoại tệ tiền mặt - Trực tiếp kinh doanh đa năng - Đầu mối chi trả kiều hối - Quản lý, vận hành hệ thống SWIFT, quan hệ ngân hàng đại lý - Tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của NHNo b. Nhiệm vụ: Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp có 2 nhiệm vụ chính, đó là thực hiện các nhiệm vụ đầu mối của hệ thống NHNo và trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng, chủ yếu là các doanh nghiệp. Để thực hiện hai nhiệm vụ chính này, Sở giao dịch phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau: Thực hiện các nhiệm vụ đầu mối của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp: - Quản lý và kinh doanh vốn, thực hiện lệnh điều chuyển vốn trên tài khoản tiền gửi nội, ngoại tệ của NHNo tại Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác, lệnh điều vốn cho các chi nhánh NHNo; Quản lý kinh doanh nguồn vốn khả dụng của NHNo đảm bảo duy trì khả năng thanh toán toàn hệ thống và nâng cao hiệu quả kinh doanh vốn. - Thực hiện các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tỷ giá, dự trự bắt buộc, quản lý trạng thái ngoại hối; Mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng trong, ngoài nước, đầu mối điều hòa và kinh doanh ngoại tệ tiền mặt trong toàn hệ thống NHNo. - Đại diện cho Ngân hàng Nông nghiệp tham gia giao dịch trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn liên ngân hàng trong nước và quốc tế, thị trường mở, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc và các giấy tờ có giá khác… - Trực tiếp thực hiện vay tái cấp vốn, vay thấu chi và vay vốn của các tổ chức tín dụng khác theo lệnh của Tổng giám đốc; Khai thác nguồn vốn tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng nước ngoài. - Đầu mối thực hiện mua bán ngoại tệ với các chi nhánh trong hệ thống NHNo. Đại diện cho NHNo mua bán ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng khác trên thị trường hối đoái liên ngân hàng trong nước và quốc tế. - Thực hiện nghiệp vụ đầu tư qua đêm, nghiệp vụ tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn và các sản phẩm tiền gửi phái sinh khác ở thị trường trong nước và nước ngoài. - Quản trị và vận hành hệ thống SWIFT, Telex, SWIFT-in, SWIFT-out của Ngân hàng Nông nghiệp. - Thực hiện quan hệ đại lý thanh toán và dịch vụ ngân hàng đối với các Ngân hàng trong nước và nước ngoài. - Kinh doanh, đầu tư chứng khoán nợ, chứng khoán vốn theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. - Theo dõi, đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ, tổng hợp báo cáo định kỳ về hoạt động kinh doanh ngoại tệ toàn hệ thống. Trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng, chủ yếu các doanh nghiệp lớn: - Huy động vốn: + Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định. + Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp + Tiếp nhận các nguồn vốn ủy thác do NHNo chuyển về, nhận vốn Ủy thác của Chính phủ, Chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, xã hội, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của NHNo. + Được phép vay vốn các tổ chức tín dụng trong nước theo chỉ đạo của NHNo. - Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ và các loại cho vay khác theo quy định. - Bảo lãnh: Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và bảo lãnh vay vốn nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp. - Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của NHNo - Kinh doanh ngoại hối: Huy động và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp. - Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; - Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác: + Các dịch vụ như: Thu, chi tiền mặt; mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ tín dụng, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán, các dịch vụ ngân hàng khác. + Làm dịch vụ ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chứ, cá nhân trong và ngoài nước. - Kinh doanh vàng bạc theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp - Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng. - Tư vấn khách hàng xây dựng dự án Ngoài ra, Sở giao dịch còn có các nhiệm vụ như sau: - Đầu mối triển khai, quản lý mạng lưới dịch vụ chi trả kiều hối. - Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp - Trực tiếp thử nghiệm các dịch vụ sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp. - Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị lưu trữ cá hình ảnh là tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của Sở giao dịch cũng như việc quảng bá thương hiệu của Ngân hàng Nông nghiệp. - Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc. - Phối hợp với trung tâm đào tạo và các Ban chuyên môn nghiệp vụ tại Trụ sở chính Ngân hàng Nông nghiệp và các tổ chức khác có liên quan trong việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên đề cho cán bộ thuộc Sở giao dịch. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc giao. 1.1.2.4. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: a. Ban giám đốc: Giám đốc: Nhiệm vụ: Là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với mọi hoạt động của SGD, điều hành hoạt động chung của SGD. Là người ra quyết định cuối cùng trong việc xây dựng chiến lược, mục tiêu phương hướng kế hoạch kinh doanh của SGD theo từng thời kỳ, từng năm phù hợp với chiến lược phát triển, phương hướng nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của NHNo. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo công việc cho các phó giám đốc, các trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng và duy trì thường xuyên mối quan hệ với các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan ban ngành trên địa bàn đảm bảo luôn nhận được sự chỉ đạo phối hợp hiệu quả. Các Phó giám đốc: Các phó giám đốc có nhiệm vụ sau: - Giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình. - Thay mặt Giám đốc điều hành công việc khi giám đốc ủy quyền. - Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của Sở Giao dịch theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. b. Phòng hành chính và nhân sự: + Chức năng: Là phòng chuyên môn, có chức năng tham mưu và giúp Ban Giám đốc trong công tác hành chính, quản trị và công tác tổ chức bộ máy và công tác cán bộ tại SGD. + Nhiệm vụ: - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của SGD, triển khai chương trình giao ban nội bộ và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc phê duyệt.Trực tiếp làm Thư ký tổng hợp cho Giám đốc. - Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của Sở giao dịch. - Tham mưu cho Ban Giám đốc SGD về công tác quy hoạch cán bộ, công tác tổ chức, quản lý nhân sự. Thực hiện và giải quyết quyền lợi của cán bộ, nhân viên theo quy định hiện hành như: Hợp đồng lao động, BHXH , chế độ hưu trí, nghỉ mất sức lao động, nghỉ việc, nghỉ ốm, thai sản. Thực hiện công tác thi đua khen thưởng. c. Phòng kinh doanh ngoại tệ: + Chức năng: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc về quản trị, điều hành lãi suất, tỷ giá, phí, huy động và kinh doanh ngoại tệ tại SGD theo đúng các quy định về quản lý vốn và quản lý ngoại hối. + Nhiệm vụ: - Theo dõi diễn biến tỷ giá trên thị trường trong và ngoài nước để tham mưu kịp thời cho lãnh đạo SGD trong điều hành hoạt động mua bán ngoại tệ. - Thực hiện chính sách tỷ giá, quản lý trạng thái ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp. - Lập hệ thống tỷ giá mua bán ngoại tệ, thực hiện mua bán ngoại tệ, theo dõi, xử lý trạng thái ngoại tệ của hệ thống NHNo theo quy định của NHNN và biến động của thị trường d. Phòng thanh toán quốc tế: + Chức năng: Là phòng nghiệp vụ có chức năng thực hiện công tác thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại hàng xuất nhập khẩu và dịch vụ đối ngoại liên quan tới hàng hóa xuất nhập khẩu tại SGD. + Nhiệm vụ: - Niêm yết tỷ giá giao dịch các loại ngoại tệ với khách hàng - Thực hiện các giao dịch thanh toán xuất, nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ, phát hành các thư bảo lãnh - Thực hiện các giao dịch thanh toán phi mậu dịch cho các cá nhân trong và ngoài nước. Tổ chức triển khai các dịch vụ khác về ngoại tệ và thanh toán quốc tế tại SGD. e. Phòng Kế toán – Ngân quỹ: + Chức năng: Là phòng nghiệp vụ có chức năng triển khai thực hiện công tác bảo quản, giao nhận, vận chuyển, quy trình thu chi tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và ấn chỉ quan trọng tại SGD đảm bảo đúng quy trình, chế độ quản lý kho quỹ đồng thời tham mưu và giúp Ban Giám đốc trong việc triển khai thực hiện chế độ kế toán – tài chính, chế độ báo cáo kế toán và hạch toán kế toán tại SGD theo đúng quy định + Nhiệm vụ: - Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định hiện hành. Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương. - Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo. f. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: + Chức năng: là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu và giúp Ban Giám đốc trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động theo đúng luật pháp và quy chế của Agribank nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng của SGD nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của ngân hàng và khách hàng tại SGD. + Nhiệm vụ: - Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của NHNo. - Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của NHNo, các cơ quan thanh tra, kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tại SGD theo quy định. g. Phòng quản lý rủi ro: + Chức năng: là phòng chuyên môn có chức năng phân tích tổng hợp, kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ của các hoạt động kinh doanh của SGD nhằm tham mưu cho ban giám đốc để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. + Nhiệm vụ: - Phối hợp với các phòng chuyên môn tiến hành tổng hợp, phân tích thông tin về biến động của thị trường tài chính tiền tệ trong và ngoài nước báo cáo cho các cấp lãnh đạo - Xây dựng hệ thống hạn mức (trạng thái ngoại tệ, hạn mức lỗ ngày, tháng, năm, hạn mức giao dịch với các đối tác…) áp dụng cho các hoạt động kinh doanh vốn và kinh doanh ngoại tệ nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh. - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hạn mức, việc chấp hành các quy định, quy trình nghiệp vụ của các hoạt động kinh doanh của SGD. h. Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp: + Chức năng: Là phòng chuyên môn có chức năng quản lý cân đối nguồn vốn theo quy định, tham mưu cho giám đốc kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo định hướng phát triển của NHNo. + Nhiệm vụ: - Tổ chức nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối tác kinh doanh để hoạch định chiến lược kinh doanh. Xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch kinh doanh - Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho Giám đốc điều hành nguồn vốn, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn và giải pháp phát triển nguồn vốn. - Đầu mối tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo .Cân đối điều hòa ngoại tệ mặt. - Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. Tổng hợp phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. i. Phòng tín dụng: + Chức năng: là phòng nghiệp vụ có chức năng đầu mối thiết lập quan hệ, duy trì và mở rộng phát triển khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời triển khai cung ứng sản phẩm tín dụng và các dịch vụ ngân hàng theo định hướng của Agribank trong từng thời kỳ nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh an toàn, hiệu quả và tăng trưởng thị phần của Agribank. + Nhiệm vụ: - Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: Sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất lưu thông và tiêu dùng. - Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công theo đúng pháp quy và quy định tín dụng (tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, dự án, giới thiệu sản phẩm, phân tích thông tin, nhận hồ sơ, xem xét quyết định cho vay theo phân cấp ủy quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định cho vay, bảo lãnh, quản lý giải ngân, quản lý kiểm tra sử dụng các khoản vay theo dõi thu đủ nợ, thu đủ lãi, đến khi tất toán hợp đồng tín dụng) đối với mỗi khách hàng. - Thực hiện việc thiết lập, mở rộng, phát triển hệ thống khách hàng. Phân tích kinh tế, tài chính theo ngành, nhóm hoặc từng khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt được hiệu quả cao. - Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. j. Phòng SWIFT: + Chức năng: Là phòng nghiệp vụ có chức năng sử dụng hệ thống SWIFT, IPCAS và Telex đ
Luận văn liên quan