Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt Nam

Trong hơn nửa Thế kỷ qua, ở nhiều nước trên Thế Giới, hệ thống Ngân hàng thực sự đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng tạo động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ trên toàn bộ nền kinh tế quốc doanh. Sự lành mạnh của hệ thống Ngân hàng ở mọi quốc gia luôn luôn là cơ sở của sự ổn định tình hình kinh tế xã hội, đồng thời là điều kiện tiền đề để khai thác mọi nguồn lực phát triển kinh tế. Đối với đất nước ta hiện nay, thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nền kinh tế do Đảng và Nhà nước đề xướng, rất nhiều dự án đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề và lĩnh vực đang được thực hiện. Để công cuộc đầu tư triển khai được thuận lợi thì việc đảm bảo đầy đủ vốn đầu tư là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên, trên thực tế nguồn tài chính của chủ đầu tư thường không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu vốn của dự án. Để đáp ứng nguồn tài chính cho hoạt động đầu tư, nhất là đối với các dự án có quy mô lớn, các chủ đầu tư phải tìm kiếm nguồn tài chính hỗ trợ từ bên ngoài. Việc thu hút vốn đầu tư xã hội để tài trợ cho dự án thông qua nhiều con đường khác nhau. Trong đó, nguồn tài trợ vốn cho dự án từ các Ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong điều kiện Việt Nam hiện nay, khi các kênh dẫn vốn khác còn rất hạn chế hoặc hoạt động chưa mấy hiệu quả. Trong quá trình thực hiện tài trợ dự án, điểm mấu chốt nhất mà các Ngân hàng đều quan tâm đó là tính hiệu quả và tính an toàn của khoản đầu tài trợ cung ứng cho dự án. Trên thực tế, đầu tư dự án là lĩnh vực tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do đó, vừa đảm bảo hiệu quả, đồng thời đảm bảo an toàn vốn đầu tư là bài toán hết sức phức tạp đối với các Ngân hàng hiện nay. Hướng tới mục tiêu này, Ngân hàng phát triển Việt Nam đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau để đánh giá tính khả thi và quản trị khoản tài trợ sao cho đạt được yêu cầu mong muốn. Trong đó, Thẩm định dự án đầu tư luôn luôn được Ngân hàng phát triển Việt Nam coi như một công cụ hữu hiệu và đặc biệt quan trọng trong hệ thống các biện pháp đảm bảo cho hoạt động tài trợ vốn của Ngân hàng đối với dự án. Chính vì những lý do trên, trước khi quyết định tài trợ vốn cho dự án, Ngân hàng phát triển Việt Nam nhất thiết phải tiến hành công tác thẩm định để có thể nắm bắt một cách cụ thể và rõ ràng mọi vấn đề có liên quan đến dự án. Trong quá trình thực tế tại Ngân hàng phát triển Việt Nam cùng với phần lý luận được đào tạo tại trường, em đã nhận thấy tầm quan trọng của công tác Thẩm định dự án đầu tư. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ có kinh nghiệm lâu năm tại các ban, đặc biệt là Ban thẩm định của Ngân hàng phát triển Việt Nam, cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo:Ths Nguyễn Thị Ái Liên, em đã hoàn thành đề tài chuyên đề tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác thẩm định Dự án đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam". Nội dung chuyên đề tốt nghiệp gồm 2 chương: Chương I::Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Phát triển Việt Nam Chương II:Giải pháp hoàn thiện công tác Thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam.

doc116 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2281 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-tự do-hạnh phúc *** BẢN CAM KẾT Kính gửi: -Phòng đào tạo Trường Đại học kinh tế quốc dân -Khoa Đầu tư Sinh viên: Lê Đức Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47A Mã sinh viên: CQ470449 Xin cam đoan với nội dung sau: - Tự thực hiện nghiêm túc bản chuyên đề tố nghiệp’’Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam’’. - Các số liệu trong chuyên đề được lấy trong quá trình thực tập tại Ban thẩm định-Ngân hàng Phát triển Việt Nam. - Không có bất kỳ hình thức sao chép các bài luận văn,chuyên đề khóa trước. -Nộp đầy đủ,đúng hạn đề cương,bản thảo chuyên đề cho giáo viên hướng dẫn thực tập. Tôi xin cam đoan những nội dung của bản cam kết là hoàn toàn đúng. Hà nội, ngày 29/04/2009 Sinh viên thực hiện Lê Đức Dũng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM(VDB) 3 1.1 Khái quát về Ngân hàng phát triển Việt Nam 3 1.1.1 Giới thiệu,quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 3 1.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của ngân hàng Phát triển Việt Nam(VDB) 4 1.1.3 Chức năng,nhiệm vụ của ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 6 1.1.4.Trách nhiệm và quyền hạn ngân hàng phát triển Việt Nam 7 1.1.5. Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 8 1.1.5.1 Huy động vốn 8 1.1.5.2 Sử dụng vốn 9 1.1.6. Nguồn vốn của ngân hàng Phát triển Việt Nam(VDB) 14 1.1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Phát triển Việt Nam 14 1.2 Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 16 1.2.1 Đặc điểm dự án đầu tư được thẩm định tại Ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 16 1.2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 17 1.2.2.1 Tiếp nhận và luân chuyển hồ sơ 17 1.2.2.2 Tổ chức thẩm định 18 1.2.2.3 Quyết định cho vay 20 1.2.2.4 Thời gian thẩm định dự án 20 1.2.2.5 Quy định thời gian thẩm định dự án tại Sở giao dịch, Chi nhánh NHPT và tại Hội sở chính. 21 1.2.3 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại VDB 22 1.2.3.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự 23 1.2.3.2 Phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy cảm của dự án đầu tư 24 1.2.3.3 Phương pháp so sánh các chỉ tiêu 25 1.2.3.4 Phương pháp dự báo 26 1.2.4 Thẩm định dự án để quyết định cho vay 26 1.2.4.1 Hồ sơ của dự án 26 1.2.4.2 Hồ sơ tài chính 28 1.2.4.3 Báo cáo về quan hệ tín dụng 29 1.2.4.4 Hồ sơ bảo đảm tiền vay 29 1.2.5 Nội dung thẩm định dự án đầu tư 29 1.2.5.1 Thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ dự án, hồ sơ chủ đầu tư 29 1.2.5.2 Về chủ đầu tư dự án 30 1.2.5.3. Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay 31 1.2.5.4 Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay 35 1.2.6 Thẩm định lại dự án 36 1.2.6.1 Các trường hợp thẩm định lại dự án 36 1.2.6.2 Hồ sơ của dự án 36 1.2.6.3 Nội dung thẩm định lại 37 1.3 Thẩm định dự án đầu tư’’ Đầu tư xây dựng công trình chuyển đổi công nghệ lò đứng sang lò quay công suất 1.000 tấn clinker/ngày của Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang’’ 38 1.3.1 Giới thiệu về dự án đầu tư 38 1.3.1.1 Thông tin về dự án đầu tư 38 1.3.1.2 Đề nghị vay vốn tín dụng đầu tư của chủ đầu tư 39 1.3.2 Kết quả thẩm định hồ sơ cho vay vốn 40 1.3.2.1 Hồ sơ pháp lý theo quy định,bao gồm 40 1.3.2.2 Hồ sơ tài chính 40 1.3.2.3 Các tài liệu khác chủ đầu tư gửi kèm: 40 1.3.3 Kết quả thẩm định chủ đầu tư 41 1.3.3.1 Về năng lực,kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và điều hành dự án của chủ đầu tư. 41 1.3.3.2 Về mô hình tổ chức,bộ máy điều hành của chủ đầu tư 42 1.3.3.3 Về năng lực tài chính của Chủ đầu tư 43 1.3.4 Kết quả thẩm định phương án tài chính,phương án trả nợ vốn vay 49 1.3.4.1 Nhận xét,đánh giá thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra của dự án. 49 1.3.4.2 Phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới phương án tài chính,phương án trả nợ vốn vay và hiệu quả của dự án. 58 1.3.4.3 Xác định các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư 66 1.3.4.4 Thẩm định phương án trả nợ vốn vay của dự án 70 1.3.5 Đánh giá hoạt động thẩm định dự án’’ Đầu tư xây dựng công trình chuyển đổi công nghệ lò đứng sang lò quay công suất 1.000tấn clinker/ngày của Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang’’ 72 1.3.5.1 Những mặt đạt được 72 1.3.5.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 74 1.4 Tình hình thẩm định tại Ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 74 1.4.1 Tình hình thực hiện phân cấp và giám sát phân cấp 74 1.4.2 Về chương trình thông tin 75 1.5 Nhận xét chung về hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB). 75 1.5.1 Những kết quả đạt được 75 1.5.1.1 Về quy trình thẩm định thẩm định 75 1.5.1.2 Về nội dung thẩm định 75 1.5.1.3 Về phương pháp thẩm định tài chính dự án 76 1.5.1.4 Về cán bộ thẩm định 76 1.5.1.5 Về trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định dự án đầu tư 76 1.5.1.6 Về nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định dự án đầu tư 76 1.5.1.7 Về công tác giám sát và điều hành trong thẩm định dự án đầu tư 77 1.5.7.8 Chất lượng thẩm định dự án đầu tư 77 1.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân 77 1.5.2.1 Về cán bộ thẩm định dự án đầu tư 77 1.5.2.2 Về quy trình thẩm định 78 1.5.2.3 Về nội dung phương pháp thẩm định 78 1.5.2.4 Về thông tin phục vụ cho quả trình thẩm định 79 1.5.2.5 Về trang thiết bị công nghệ 80 CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 81 2.1 Định hướng phát triển của VDB trong thơi gian tới 81 2.1.1 Cơ hội và thách thức của VDB trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 81 2.1.1.1 Những cơ hội 81 2.1.1.2 Những thách thức. 81 2.1.2 Định hướng phát triển 83 2.1.2.1 Định hướng phát triển hoạt động đến 2020 83 2.1.2.2 Chiến lược phát triển hoạt động của VDB giai đoạn 2007-2010 84 2.1.2.3 Mục tiêu chiến lược của VDB giai đoạn 2007-2010 84 2.1.3 Phương hướng hoạt động 85 2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHPTVN(VDB) 86 2.2.1 Giải pháp về cán bộ thẩm định dự án đầu tư 87 2.2.2 Giải pháp về quy trình thẩm định dự án đầu tư 88 2.2.3 Giải pháp về phương pháp thẩm định dự án đầu tư 88 2.2.4 Giải pháp về nội dung thẩm định dự án đầu tư 91 2.2.5 Giải pháp về nguồn thông tin 93 2.2.6 Giải pháp về trang thiết bị công nghệ 95 2.2.7 Giải pháp về công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư 95 2.3 Một số kiến nghị 96 2.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước 96 2.3.2 Kiến nghị với NHNN Việt Nam 97 2.3.3 Kiến nghị với NHPTVN 97 2.3.4 Kiến nghị đối với chủ đầu tư 98 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHPTVN Ngân hàng phát triển Việt Nam VDB Ngân hàng phát triển Việt Nam NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước UBND Ủỷ ban nhân dân HĐ SXKD Hợp đồng sản xuất kinh doanh DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức của NHPTVN 5 Bảng 1.1: Bảng thời gian thẩm định dự án mới,thẩm định lại dự án 22 Bảng 1.2: Bảng thời gian thẩm định tại các ban 22 Bảng 1.3: Bảng Các chỉ tiêu kinh tế, tài chính 43 Bảng 1.4: Các chỉ tiêu đánh giá 44 Bảng 1.5: Bảng thành phần hóa học của thạch cao nhập từ trung Quốc 51 Bảng 1.6: Bảng bố trí nhân lực của nhà máy 53 Bảng 1.7: Bảng cán bộ được đào tạo tại nước ngoài 54 Bảng 1.8: Bảng giá bán sản phẩm của dự án 57 Bảng 1.9: Bảng quy mô công suất được lựa chọn 59 Bảng 1.10: Bảng giá sản phẩm 67 Bảng 1.11: Bảng nguồn vốn đầu tư của dự án 67 Bảng 1.12: Bảng phân tích độ nhạy của dự án 68 Bảng 1.13: Bảng các dự án trong năm 2007,2008 74 Bảng 1.14: Bảng tổng hợp chi phí xây dựng (xem phụ lục) Bảng 1.15: Bảng tổng hợp chi phí thiết bị (xem phụ lục) Bảng 1.16: Bảng tổng hợp tổng mức đầu tư (xem phụ lục) LỜI MỞ ĐẦU Trong hơn nửa Thế kỷ qua, ở nhiều nước trên Thế Giới, hệ thống Ngân hàng thực sự đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng tạo động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ trên toàn bộ nền kinh tế quốc doanh. Sự lành mạnh của hệ thống Ngân hàng ở mọi quốc gia luôn luôn là cơ sở của sự ổn định tình hình kinh tế xã hội, đồng thời là điều kiện tiền đề để khai thác mọi nguồn lực phát triển kinh tế. Đối với đất nước ta hiện nay, thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nền kinh tế do Đảng và Nhà nước đề xướng, rất nhiều dự án đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề và lĩnh vực đang được thực hiện. Để công cuộc đầu tư triển khai được thuận lợi thì việc đảm bảo đầy đủ vốn đầu tư là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên, trên thực tế nguồn tài chính của chủ đầu tư thường không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu vốn của dự án. Để đáp ứng nguồn tài chính cho hoạt động đầu tư, nhất là đối với các dự án có quy mô lớn, các chủ đầu tư phải tìm kiếm nguồn tài chính hỗ trợ từ bên ngoài. Việc thu hút vốn đầu tư xã hội để tài trợ cho dự án thông qua nhiều con đường khác nhau. Trong đó, nguồn tài trợ vốn cho dự án từ các Ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong điều kiện Việt Nam hiện nay, khi các kênh dẫn vốn khác còn rất hạn chế hoặc hoạt động chưa mấy hiệu quả. Trong quá trình thực hiện tài trợ dự án, điểm mấu chốt nhất mà các Ngân hàng đều quan tâm đó là tính hiệu quả và tính an toàn của khoản đầu tài trợ cung ứng cho dự án. Trên thực tế, đầu tư dự án là lĩnh vực tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do đó, vừa đảm bảo hiệu quả, đồng thời đảm bảo an toàn vốn đầu tư là bài toán hết sức phức tạp đối với các Ngân hàng hiện nay. Hướng tới mục tiêu này, Ngân hàng phát triển Việt Nam đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau để đánh giá tính khả thi và quản trị khoản tài trợ sao cho đạt được yêu cầu mong muốn. Trong đó, Thẩm định dự án đầu tư luôn luôn được Ngân hàng phát triển Việt Nam coi như một công cụ hữu hiệu và đặc biệt quan trọng trong hệ thống các biện pháp đảm bảo cho hoạt động tài trợ vốn của Ngân hàng đối với dự án. Chính vì những lý do trên, trước khi quyết định tài trợ vốn cho dự án, Ngân hàng phát triển Việt Nam nhất thiết phải tiến hành công tác thẩm định để có thể nắm bắt một cách cụ thể và rõ ràng mọi vấn đề có liên quan đến dự án. Trong quá trình thực tế tại Ngân hàng phát triển Việt Nam cùng với phần lý luận được đào tạo tại trường, em đã nhận thấy tầm quan trọng của công tác Thẩm định dự án đầu tư. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ có kinh nghiệm lâu năm tại các ban, đặc biệt là Ban thẩm định của Ngân hàng phát triển Việt Nam, cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo:Ths Nguyễn Thị Ái Liên, em đã hoàn thành đề tài chuyên đề tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác thẩm định Dự án đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam". Nội dung chuyên đề tốt nghiệp gồm 2 chương: Chương I::Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Phát triển Việt Nam Chương II:Giải pháp hoàn thiện công tác Thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam.. CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM(VDB) 1.1 Khái quát về Ngân hàng phát triển Việt Nam 1.1.1 Giới thiệu,quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) Trước đây,Quỹ hỗ trợ phát triển được thành lập theo nghị định50/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của chính phủ.Xuất phát từ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, dự kiến nhiệm vụ kế hoạch 2006-2010, những yêu cầu thách thức của quá trình hội nhập và tăng trưởng kinh tế nói chung và lĩnh vực đầu tư phát triển, lĩnh vực xuất khẩu nói riêng, Quỹ hỗ trợ phát triển đã báo cáo chính phủ phương hướng đổi mới tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước như sau:Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được hoạch định theo lộ trình hội nhập, định hướng thị trường đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; chú trọng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ.Từng bước điều chỉnh phạm vi, đối tượng được hưởng tín dụng ưu đãi, hình thức và thời hạn hỗ trợ theo lộ trình hội nhập đảm bảo hỗ trợ có hiệu quả phục vụ mục tiêu tăng trưởng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa của các nhà đầu tư, chuyển dàn tư ưu đãi về lãi suất sang ưu đãi về điều kiện được hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời hạn hỗ trợ.Tổ chức lại Quỹ hỗ trợ phát triển theo hướng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ theo mô hình Ngân hàng chính sách, là công cụ của Chính phủ để hỗ trợ đầu tư và xuất khẩu theo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển (được thành lập theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999) để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank (VDB) Tên viết tắt: VDB Ngân hàng phát triển có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Phát triển kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển.Hoạt động của Ngân hàng phát triển không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), khụng phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Ngân hàng phát triển được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Vốn điều lệ của Ngân hàng phát triển là 10.000 tỷ đồng (mười nghìn tỷ đồng) từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ Hỗ trợ phát triển. Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ tuỳ thuộc yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Phát triển và do Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Phát triển là 99 năm, kể từ khi Quyết định này có hiệu lực thi hành. 1.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của ngân hàng Phát triển Việt Nam(VDB) Ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) là một tổ chức tài chính của Chính phủ,hoạt động của VDB trong lĩnh vực ngân hàng nên cơ cấu tổ chức của VDB có những nét tương đồng các ngân hàng khác. Cơ quan quyền lực cao nhất của VDB là Hội đồng quan lý do thủ tướng chính phủ thành lập và bổ nhiệm các thành viên bao gồm:thành viên của Bộ tài chính,thành viên Bộ Kế hoạch và đầu tư,thành viên ngân hàng nhà nước và thành viên của ngân hàng phát triển. Hoạt động dưới hội đồng quản lý là ban điều hành và ban kiểm soát.Giúp việc cho Ban điều hành là các Ban chức năng như:Ban kế hoạch tổng hợp, Ban tín dụng trung ương,Ban thẩm định. Ngoài ra,còn có các Trung tâm đào tạo và nghiên cứu,Trung tâm Công nghệ thông tin,Trung tam xử lý nợ va Tạp chí hỗ trợ phát triển. Bộ máy điều hành gồm Hội sở chính đặt tại thủ đô, sở giao dịch, các chi nhánh, văn phòng ở khắp các tỉnh thành trong cả nước nhiệm vụ , quyền hạn cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Bộ máy điều hành ngân hàng phát triển được thực hiện theo quy định tại điều lệ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng phát triển do Thủ Tướng chính phủ phê duyệt. Ngân hàng Phát triển tổ chức bộ máy quản lý, điều hành tại địa bàn một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phù hợp với yêu cầu và phạm vi hoạt động của Ngân hàng Phát triển, bảo đảm tinh gọn và hiệu quả. Sơ đồ 1.1 Bộ máy tổ chức của NHPTVN  Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức của VDB, có thẻ thấy VDB có một tổ chức rộng lớn được xây dụng theo một mô hình Ngân hàng- nhiều chi nhánh, điều này chỉ rõ lợi thế của VDB trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao từ chính phủ và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ mang tính truyền thống và cạnh tranh với các tổ chức tính dụng khác Ngân hàng Phát triển tổ chức bộ máy quản lý, điều hành tại địa bàn một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phù hợp với yêu cầu và phạm vi hoạt động của Ngân hàng Phát triển, bảo đảm tinh gọn và hiệu quả. 1.1.3 Chức năng,nhiệm vụ của ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) -Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ; - Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển + Cho vay đầu tư phát triển +  Hỗ trợ sau đầu tư +  Bảo lãnh tín dụng đầu tư. - Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu +Cho vay xuất khẩu +   Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; - Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức uỷ thác. - Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Phát triển. - Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo qui định của pháp luật. -Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao. 1.1.4.Trách nhiệm và quyền hạn ngân hàng phát triển Việt Nam - Quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Chính phủ giao cho Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật và Điều lệ này, - Huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng, kinh tế xã hội theo quy định của pháp luật. - Được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; mở tài khoản cho khách hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. - Bảo toàn vốn và được áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn; chịu trách nhiệm về thất thoát vốn của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật. - Thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu theo quy định tại Điều lệ này và các quy định pháp luật có liên quan. Ngân hàng Phát triển được quyền: + Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của khách hàng trước khi quyết định cho vay, bảo lãnh; +Thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định phương án tài chính, phương án kinh doanh, phương án trả nợ của khách hàng; +Từ chối cho vay, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu các dự án, các khoản vay không bảo đảm các điều kiện theo quy định; +Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; +Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước thời hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật; +Khởi kiện khách hàng hoặc người bảo lãnh vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật; +Được xử lý rủi ro theo quy định tại Điều lệ này và quy định của pháp luật liên quan; +Khi đến hạn trả nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác mà khách hàng không trả được nợ thì Ngân hàng Phát triển được quyền phát mại tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật. -Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm bởi tổ chức kiểm toán độc lập; thực hiện công khai, minh bạch về hoạt động và tài chính của Ngân hàng Phát triển và chấp hành chế độ báo cáo thống kê với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định. -Ủy thác, nhận uỷ thác trong hoạt động của ngân hàng và các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng; cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho khách hàng theo quy định của pháp luật; các hoạt động khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ 1.1.5. Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) Với nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu là góp phần thực hiện tốt chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội,hoạt động cơ bản của Ngân hàng phát triển Việt Nam la huy động vốn và sử dụng vốn. 1.1.5.1 Huy động vốn Huy động vốn đã trở thành hoạt động chủ yếu của ngân hàng từ lâu,tuy nhiên đối với ngân hàng phát triển,vấn đề đặt ra trong hoạt động này là làm thế nào để huy động được nguồn vốn trung và dài hạn với
Luận văn liên quan