Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Hai Bà Trưng

Đầu tư là một hoạt động quan trọng của bất kỳ tổ chức nào trong nền kinh tế. Đó là hoạt động bỏ vốn ở hiện tại với hy vọng đạt được lợi ích tài chính, kinh tế xã hội trong tương lai. Hoạt động đầu tư được coi như chìa khoá, tiền đề cho sự phát triển, nhằm tối đa hóa hiệu quả đầu tư, các hoạt động đầu tư đều được thực hiện theo dự án. Dự án đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với các chủ đầu tư, các nhà quản lý và tác động trực tiếp tới tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Nếu không có dự án, nền kinh tế sẽ khó nắm bắt được các cơ hội phát triển. Dự án là căn cứ để quyết định bỏ vốn đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư và theo dõi quá trình thực hiện đầu tư. Ngân hàng thương mại – một trong những nhà tài trợ chủ yếu cho các dự án đầu tư và nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu chính là hoạt động cho vay. Cho vay để kiếm được lợi nhuận cũng là cơ sở để các ngân hàng thương mại tiến hàng hoạt động huy động vốn. Nếu không có triển vọng mở rộng cho vay thì các ngân hàng thương mại cũng không dám đẩy mạnh huy động vốn để tránh rủi ro ứ đọng vốn. Tuy rằng cho vay là để thu lãi nhưng các ngân hàng thương mại đều phải đối mặt với rủi ro là có thể khách hàng không có khả năng hoàn trả vốn vay do làm ăn thua lỗ. Để đề phòng với loại rủi ro này, một trong các biện pháp truyền thống của ngành ngân hàng là yêu cầu các khoản bảo đảm cho món vay như cầm cố, thế chấp các loại tài sản khác nhau nhưng rõ ràng biện pháp này là một biện pháp tình thế có tính tiêu cực. Biện pháp tích cực hơn là phải làm sao bảo đảm nguồn vốn cho vay đúng các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Do vậy, hoạt động thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động cho vay nói riêng và toàn bộ hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, công tác đầu tư cho vay các dự án của các NHTM đạt hiệu quả không cao. Nguyên nhân chính xuất phát từ những yếu kém, chủ quan trong công tác thẩm định. Hậu quả là nhiều dự án được lựa chọn đầu tư có hiệu quả thấp, không trả được nợ cho ngân hàng, hoặc có khi bỏ qua các cơ hội tốt. Thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ việc đổ vỡ tín dụng gây thất thoát của Nhà nước hàng chục ngàn tỷ đồng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế nói chung và sự phát triển của từng doanh nghiệp, từng ngân hàng nói riêng. Trước thực tế đó, đòi hỏi các NHTM không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng mà trọng tâm là chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phất triển của ngân hàng mà còn góp phần tiết kiệm vốn cho toàn xã hội, thúc đẩy mở rộng, phát triển nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Hai Bà Trưng, em đã chọn đề tài: " Hoàn thiện công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Hai Bà Trưng". Với kiến thức tích luỹ được trong thời gian thực tập tại Chi nhánh Hai Bà Trưng và trong thời gian học tập tại trường, em mong muốn sẽ đóng góp một phần công sức để hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư nói chung và chất lượng thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng Quân Đội Chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng . Chuyên đề thực tập bao gồm 2 chương: Chương 1: Thực trạng về công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hai Bà Trưng. Chương 2 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Hai Bà Trưng.

doc127 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2141 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 3 1.1. Khái quát chung về Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Hai Bà Trưng. 3 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng 3 1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh 3 1.1.3. Mô hình tổ chức của chi nhánh 4 1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Hai Bà Trưng 4 1.1.3.2. Chức năng – nhiệm vụ các phòng ban 6 1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hai Bà Trưng trong một số năm gần đây 8 1.1.4.1. Kết quả huy động vốn 9 1.1.4.2. Kết quả hoạt động cho vay 10 1.1.4.3. Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh 11 1.1.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 11 1.2. Công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Hai Bà Trưng 12 1.2.1. Quy trình thẩm định dự án xin vay vốn 12 1.2.2. Các phương pháp thẩm định dự án tại Chi nhánh Hai Bà Trưng 14 1.2.2.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự: 15 1.2.2.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu: 16 1.2.2.3. Phương pháp phân tích độ nhạy: 16 1.2.2.4. Phương pháp dự báo: 17 1.2.2.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro: 17 1.2.3. Các nội dung thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh Hai Bà Trưng 17 1.2.3.1. Thẩm định khách hàng vay vốn 17 1.2.3.2. Thẩm định dự án đầu tư 24 1.2.3.3. Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay 52 1.3. Ví dụ minh hoạ cho công tác thẩm định dự án tại ngân hàng 54 1.3.1. Dự án “Xây dựng mạng Đường trục VTC của Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC ” 54 1.3.2. Đánh giá công tác thẩm định của ngân hàng trong ví dụ minh hoạ 82 1.3.2.1. Những mặt đạt được 82 1.3.2.2. Những mặt còn hạn chế 82 1.4. Đánh giá chung về công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hai Bà Trưng 83 1.4.1. Những kết quả đạt được 83 1.4.2. Những mặt còn hạn chế 85 1.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác thẩm định trong công tác thẩm định của Chi nhánh 88 1.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan 88 1.4.3.2. Nguyên nhân khách quan 89 CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG 91 2.1. Định hướng cho công tác thẩm định chung của Ngân hàng trong thời gian tới 91 2.2. Định hướng cho công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh trong thời gian tới 93 2.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hai Bà Trưng. 95 2.2.1. Nhận thức về công tác thẩm định 95 2.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn 95 2.2.2.1. Nâng cao năng lực cho các chuyên viên thẩm định 96 2.2.2.2. Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ, thu thập xử lý thông tin trong quản lý điều hành 98 2.2.2.3. Hoàn thiện công tác tổ chức điều hành 99 2.2.2.4. Nâng cao chất lượng quản lý rủi ro của dự án 100 2.2.2.5. Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định 102 2.2.2.6. Lập quỹ hỗ trợ, tăng kinh phí cho công tác thẩm định 106 2.2.2.7. Áp dụng marketing ngân hàng, xây dựng chiến lược khách hàng 107 2.3. Một số kiến nghị 108 2.3.1. Với nhà nước và các bộ ngành liên quan 108 2.3.2. Với ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại khác 109 2.3.3. Kiến nghị với chủ đầu tư 110 2.3.4. Với Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội 111 PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Hai Bà Trưng 5 Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định dự án xin vay vốn tại chi nhánh Hai Bà Trưng: 13 Bảng 1: Kết quả huy động vốn của chi nhánh 9 Bảng 2: Kết quả hoạt động cho vay của chi nhánh 10 Bảng 3: Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh 11 Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 11 Bảng 5 : Bảng tính sản lượng và doanh thu 36 Bảng 6 : Bảng tính chi phí hoạt động 36 Bảng 6.1: Bảng tính chi phí nguyên vật liệu. 37 Bảng 6.2: Bảng tính chi phí quản lý, bán hàng 37 Bảng 7 : Lịch khấu hao 38 Bảng 8 : Tính toán lãi vay 39 Bảng 8.1 Tính toán lãi vay vốn trung dài hạn. 39 Bảng 8.2 Lãi vay vốn ngắn hạn. 39 Bảng 9 : Bảng tính nhu cầu vốn lưu động 40 Bảng 10: Báo cáo kết quả kinh doanh 41 Bảng 11: Bảng cân đối trả nợ ( khi không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ) 42 Bảng 12 : Bảng tính điểm hòa vốn. 42 Bảng 13 : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 45 Bảng 14: Tính độ nhạy khi một biến thay đổi 48 Bảng 15: Quy mô, số lượng dự án thẩm định cho vay những năm qua 83 Bảng 16: Xem xét sự thay đổi IRR do các yếu tố thay đổi 103 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng Nhà nước MB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội CN HBT Chi nhánh Hai Bà Trưng DN Doanh nghiệp DA Dự án P.KHDN Phòng Khách hàng Doanh nghiệp P.KHCN Phòng Khách hàng Cá nhân P.HCTH Phòng Hành chính tổng hợp P.KT&DVKH Phòng Kế toán và dịch vụ khách hàng P.QLTD Phòng Quản lý tín dụng PGD Phòng giao dịch CVTĐ Chuyên viên thẩm định LỜI MỞ ĐẦU Đầu tư là một hoạt động quan trọng của bất kỳ tổ chức nào trong nền kinh tế. Đó là hoạt động bỏ vốn ở hiện tại với hy vọng đạt được lợi ích tài chính, kinh tế xã hội trong tương lai. Hoạt động đầu tư được coi như chìa khoá, tiền đề cho sự phát triển, nhằm tối đa hóa hiệu quả đầu tư, các hoạt động đầu tư đều được thực hiện theo dự án. Dự án đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với các chủ đầu tư, các nhà quản lý và tác động trực tiếp tới tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Nếu không có dự án, nền kinh tế sẽ khó nắm bắt được các cơ hội phát triển. Dự án là căn cứ để quyết định bỏ vốn đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư và theo dõi quá trình thực hiện đầu tư. Ngân hàng thương mại – một trong những nhà tài trợ chủ yếu cho các dự án đầu tư và nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu chính là hoạt động cho vay. Cho vay để kiếm được lợi nhuận cũng là cơ sở để các ngân hàng thương mại tiến hàng hoạt động huy động vốn. Nếu không có triển vọng mở rộng cho vay thì các ngân hàng thương mại cũng không dám đẩy mạnh huy động vốn để tránh rủi ro ứ đọng vốn. Tuy rằng cho vay là để thu lãi nhưng các ngân hàng thương mại đều phải đối mặt với rủi ro là có thể khách hàng không có khả năng hoàn trả vốn vay do làm ăn thua lỗ. Để đề phòng với loại rủi ro này, một trong các biện pháp truyền thống của ngành ngân hàng là yêu cầu các khoản bảo đảm cho món vay như cầm cố, thế chấp các loại tài sản khác nhau nhưng rõ ràng biện pháp này là một biện pháp tình thế có tính tiêu cực. Biện pháp tích cực hơn là phải làm sao bảo đảm nguồn vốn cho vay đúng các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Do vậy, hoạt động thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động cho vay nói riêng và toàn bộ hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, công tác đầu tư cho vay các dự án của các NHTM đạt hiệu quả không cao. Nguyên nhân chính xuất phát từ những yếu kém, chủ quan trong công tác thẩm định. Hậu quả là nhiều dự án được lựa chọn đầu tư có hiệu quả thấp, không trả được nợ cho ngân hàng, hoặc có khi bỏ qua các cơ hội tốt. Thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ việc đổ vỡ tín dụng gây thất thoát của Nhà nước hàng chục ngàn tỷ đồng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế nói chung và sự phát triển của từng doanh nghiệp, từng ngân hàng nói riêng. Trước thực tế đó, đòi hỏi các NHTM không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng mà trọng tâm là chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phất triển của ngân hàng mà còn góp phần tiết kiệm vốn cho toàn xã hội, thúc đẩy mở rộng, phát triển nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Hai Bà Trưng, em đã chọn đề tài: " Hoàn thiện công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Hai Bà Trưng". Với kiến thức tích luỹ được trong thời gian thực tập tại Chi nhánh Hai Bà Trưng và trong thời gian học tập tại trường, em mong muốn sẽ đóng góp một phần công sức để hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư nói chung và chất lượng thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng Quân Đội Chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng . Chuyên đề thực tập bao gồm 2 chương: Chương 1: Thực trạng về công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hai Bà Trưng. Chương 2 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Hai Bà Trưng. Do hạn chế về trình độ, kinh nghiệm và thời gian tìm hiểu thực tế, nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Để thực hiện được chuyên đề thực tập này, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các anh chị chuyên viên Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, phòng Quản lý tín dụng chi nhánh Hai Bà Trưng và các thầy cô, đặc biệt là sự chỉ bảo hướng dẫn của cô giáo, Ths. Nguyễn Thị Ái Liên. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô để em sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chuyên đề thực tập của mình. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI Khái quát chung về Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Hai Bà Trưng. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Chi nhánh Hai Bà Trưng hiện tại là một trong những chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội. Tiền thân của chi nhánh trước đây là Chi nhánh Minh Khai là chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh Điện Biên Phủ được thành lập vào ngày 24/12/2003 có trụ sở chính đặt tại 466 Minh Khai. Trong những năm đầu hoạt động chi nhánh tuy số lượng cán bộ không nhiều ( gần 20 nhân viên ) nhưng chi nhánh luôn là chi nhánh dẫn đầu trong hệ thống chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh Điện Biên Phủ. Cho tới năm 2008 với vị thế và thực lực của mình Chi nhánh Minh Khai đã tách khỏi cho Chi nhánh Điện Biên Phủ để trở thành chi nhánh cấp 1 và ngày 14/07/2008 chi nhánh đã tiếp nhận Công văn của Ngân hàng Nhà nước số 929/NHNN-HAN7 về việc chấp thuận đổi tên và địa chỉ trụ sở chi nhánh. Chi nhánh đã đổi tên thành Chi Nhánh Hai Bà Trưng với trụ sở chính đặt tại 29 Lê Đại Hành – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội theo Quyết định số 421/QĐ-NHQĐ-HĐQT 16/7/2008 của Hội đồng Quản trị Ngân Hàng Quân Đội về việc đổi tên chi nhánh, địa điểm đặt trụ sở và cấp quản lý của chi nhánh. Hiện tại chi nhánh Hai Bà Trưng gồm có 1 trụ sở chính ở Lê Đại Hành và 3 phòng giao dịch : 1 phòng giao dịch đặt tại Minh Khai ( PGD Minh Khai ) , 1 phòng giao dịch đặt tại Nguyễn Du (PGD Nguyễn Du ), và 1 phòng giao dịch ở Lò Đúc (mới được đưa vào hoạt động cuối năm 2009 ) Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh Chức năng - Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàng TMCP Quân đội trên địa bàn theo địa giới hành chính. - Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội - Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội. Nhiệm vụ - Huy động vốn. - Cho vay. - Kinh doanh ngoại hối. - Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. - Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác - Tư vấn tài chính, tín dụng trực tiếp cho khách hàng - Cân đối điều hoà vốn kinh doanh đối với các phòng giao dịch trực thuộc - Thực hiện hạch toán kinh doanh - Đầu tư dưới các hình thức như góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác khi được Ngân hàng Quân đội chấp thuận. - Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh - Thực hiện công tác tổ chức và cán bộ theo phân cấp - Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của Ngân hàng Quân đội. - Tổ chức phổ biến hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, của Ngân hàng nhà nước, của Ngân hàng Quân đội. - Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Quân đội. - Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, tiếp thị, quảng bá thương hiệu. Mô hình tổ chức của chi nhánh Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Hai Bà Trưng Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Hai Bà Trưng  ( Nguồn : Phòng Hành chính – Nhân sự / CN HBT ) Mô hình tổ chức được xây dựng theo mô hình hiện đại hóa, theo hướng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh. Điều hành hoạt động của NH TMCP QĐ Chi nhánh Hai Bà Trưng là Ban Giám đốc chi nhánh gồm có một Giám đốc điều hành và một Phó Giám Đốc - hoạt động theo sự phân công ủy quyền của Giám đốc. Trụ sở chính của chi nhánh gồm các phòng : Phòng hành chính tổng hợp, P. Kế toán và dịch vụ khách hàng, P. Khách hàng doanh nghiệp, P. Khách hàng cá nhân, P. Quản lý tín dụng, có các chức năng và nhiệm vụ sau: Chức năng – nhiệm vụ các phòng ban a. Phòng hành chính tổng hợp - Chức năng - nhiệm vụ: + Thực hiện quy định của Nhà nước và của NH TMCP Quân đội có liên quan đến chính sách cán bộ, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. + Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh của Chi nhánh. + Thực hiện việc mua sắm, tài sản và công cụ lao đông, trang thiết bị và phương tiện làm việc. + Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc, điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và cơ chế kinh doanh. b. Phòng khách hàng cá nhân - Chức năng : Phòng khách hàng cá nhân có chức năng kinh doanh các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng với đối tượng là khách hàng cá nhân. - Nhiệm vụ + Tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ đối với các khách hàng cá nhân theo mục tiêu kế hoạch được giao đảm bảo tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và an toàn; bao gồm: Xây dựng và Quản lý Kế hoạch Kinh doanh. Quản lý kiểm soát việc thực hiện Kế hoạch Kinh doanh. Quản lý phát triển Khách hàng. Tổ chức khai thác và phát triển sản phẩm dịch vụ. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ trong công tác kinh doanh, dịch vụ đối với khách hàng cá nhân theo quy định của chi nhánh ngân hàng và Pháp luật,… + Quản lý, tạo lập, duy trì, phát triển quan hệ khách hàng cá nhân. c. Phòng khách hàng doanh nghiệp - Chức năng : Phòng khách hàng doanh nghiệp có chức năng kinh doanh các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng với đối tượng là khách hàng doanh nghiệp. Các khách hàng doanh nghiệp gồm : + Các tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp như : Doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh ( không bao gồm doanh nghiệp tư nhân ) + Các định chế tài chính hoạt động hợp pháp tại Việt Nam gồm: Ngân hàng thương mại, công ty tài chính … + Các tổ chức khác như: các hiệp hội, các đơn vị hành chính sự nghiệp …và các tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam . Nhiệm vụ: + Xây dựng kế hoạch kinh doanh theo quy định của Ngân hàng + Tổ chức triển khai hoạt động kinh doanh theo kế hoạch được giao và định hướng của Ngân hàng . + Quản lý, phát triển Khách hàng Doanh nghiệp đáp ứng nhiệm vụ kinh doanh và quản lý rủi ro + Cung cấp sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng cho khách hàng Doanh nghiệp; khai thác tối đa nhu cầu và tiềm năng của khách hàng nhằm mang lại hiệu quả hoạt động cao nhất cho Ngân hàng + Đầu mối thu xếp cho vay hợp vốn và quản lý đồng tài trợ cho toàn Chi nhánh. + Thực hiên chăm sóc khách hàng nhằm duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài. + Chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng hoạt động theo nhiệm vụ được giao. + Chủ động báo cáo, đề xuất, kiến nghị với Ban giám đốc chi nhánh, Khối khách hàng doanh nghiệp tại Hồi sở về các nội dung liên quan đến phát triển kinh doanh trong từng mảng thị trường khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh. + Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của ngân hàng . + Nghiên cứu, đề xuất và tổ chức triển khai các sản phẩm mới . + Các nhiệm vụ khác do Khối Khách hàng Doanh nghiệp, Ban Lãnh đạo chi nhánh giao . d. Phòng quản lý tín dụng - Chức năng - nhiệm vụ Thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Quản lý tín dụng trong công tác tái Thẩm định tại chi nhánh trực thuộc Hội sở. Thực hiện nhiệm vụ theo dõi đánh giá chất lượng tín dụng danh mục cho vay, bảo lãnh theo từng thời kỳ. Theo dõi số liệu, thiết lập báo cáo dự phòng rủi ro tại Chi nhánh Theo dõi, xử lý nợ xấu tại Chi nhánh. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Khối quản trị rủi ro và Ban lãnh đạo Chi nhánh e. Phòng kế toán và dịch vụ khách hàng - Chức năng - nhiệm vụ + Tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác hạch toán kế toán toàn hệ thống Chi nhánh: Kế toán tài chính: Phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính (tháng,quý, năm). Kế toán quản trị: Phục vụ cho yêu cầu quản trị, điều hành, quyết định về kinh tế, tài chính. + Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính,tham mưu cho Giám đốc chi nhánh các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tài chính. + Thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp. + Lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định. + Thực hiện các dịch vụ, giao dịch trực tiếp với khách hàng Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hai Bà Trưng trong một số năm gần đây Hoạt động đặc thù của Chi nhánh Hai Bà Trưng – MB là huy động vốn và cho vay bởi vậy ta không thể bỏ qua tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh thời gian qua. Tiền thân của Chi nhánh Hai Bà Trưng là Chi nhánh Minh Khai trước đây ( được thành lập năm 2004 ), sau đó chi nhánh chuyển trụ sở chính và đổi tên thành chi nhánh Hai Bà Trưng vào ngày 10/7/2008, ở đây ta sẽ xét kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ cuối năm 2006 cho tới cuối năm 2009. Ngay từ những năm đầu mới đi vào hoạt động CN HBT đã luôn phát huy vai trò trong hoạt động kinh doanh đặc thù của mình. Bằng những giải pháp cụ thể, triệt để, đồng bộ và toàn diện, sau hơn 6 năm hoạt động CN HBT đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, các mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đều vượt mức đặt ra. Cụ thể như sau: 1.1.4.1. Kết quả huy động vốn Hoạt động Huy động vốn được chi nhánh đặc biệt quan tâm. Nhìn chung các đơn vị trực thuộc đều vượt mức chỉ tiêu đề ra trong phương hướng hoạt động hàng năm. Cụ thể như sau: Bảng 1: Kết quả huy động vốn của chi nhánh Đơn vị : triệu đồng ĐƠN VỊ  2006  2007  2008  2009   TRỤ SỞ CHI NHÁNH        511 368  916 870   PGD MINH KHAI  200 014  228 017  210 535  298 780   PGD NGUYỄN DU  69 534  86 918  142 822  255 870   TỔNG CỘNG:  269 548  314 935  864 725  1 471 520   ( Nguồn: P. Quản lý tín dụng - CN HBT) Từ bảng trên cho thấy năm 2006 trụ sở chính của Chi nhánh đặt tại Minh Khai với số vốn huy động 200 014 triệu đồng, ở PGD Nguyễn Du là 69 534 triệu đồng nâng tổng số vốn năm 2006 lên 269 548 triệu đồng, năm 2007 số vốn huy động tại chi nhánh Minh Khai tăng lên là 228 017 triệu đồng , PGD Nguyễn Du cũng tăng lên 86 918 triệu đồng, tổng số vốn huy động được là 314 935 triệu đồng, tăng 16.84% so với năm 2006. Năm 2008 trụ sở đổi tên và địa điểm chi nhánh số vốn huy động ở trụ sở chính lớn đáng kể 511 368 triệu đồng, PGD Minh Khai là 210 535 triệu đồng, PGD Nguyễn Du tăng lên là 142 822 triệu đồng với tổng số vốn huy động của chi nhánh là 864 725 triệu đồng, tăng 174.57% so với năm 2007. Có thể nói năm 2008 là năm khó khăn đối với nền kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Thế Giới, tuy nhiên Chi nhánh vẫn duy trì được hoạt động của mình khá tốt trong hoạt động huy động vốn. Cuối năm 2009, trụ sở chính huy động được 916 870 triệu đồng, PGD Minh Khai là 298 780 triệu đồng, PGD Nguyễn Du là 255 870 triệu đồng, nâng tổng số vốn huy động được n
Luận văn liên quan