Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội

1. Tính cấp thiết của đề tài Sau gần 20 năm chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, đáng khích lệ. Tăng trưởng cao bình quân trên 6,2%/năm, việc làm, thất nghiệp được cải thiện, các loại hàng hoá đa dạng và phong phú, đời sống nhân dân ngày càng được ổn định và nâng cao rõ rệt. Diện mạo của nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những biến đổi sâu sắc nhờ sự đóng góp của hàng nghìn dự án đầu tư lớn nhỏ đang gấp rút vào giai đoạn thi công, xây dựng. Các dự án đầu tư thường được tài trợ bằng nguồn vốn của các Ngân hàng thương mại. Đối với các Ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay theo dự án luôn là một trong những hoạt động quan trọng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Song hoạt động này lại tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao nhất cho Ngân hàng. Do vậy nâng cao chất lượng thẩm định luôn là mối quan tâm trăn trở của các nhà quản trị ngân hàng và cũng là mối quan tâm của các cán bộ thẩm định yêu nghề. Ý thức được điểu đó, với mong muốn trở thành một cán bộ ngân hàng tương lai em đã chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá lý luận về thẩm định tài chính dự án đầu tư NHTM - Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư của NHĐT & PT Bắc Hà Nội. - Ứng dụng những kỹ thuật phân tích tài chính dự án chung trong một ngành nghề, dự án cụ thể. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chuyên đề đi sâu nghiên cứu chất lượng thẩm định hiệu quả tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu từ & Phát triển Bắc Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng phương pháp thống kê, so sánh và phân tích trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phương pháp duy vật lịch sử để phân tích và làm rõ nội dung 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận thẩm định tài chính dự án trong công tác cho vay đóng tàu tại Ngân hàng thương mại: Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án khi cho vay đóng tàu tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội

doc129 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1930 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Cơ sở lý luận thẩm định tài chính dự án trong công tác cho vay đóng tàu tại Ngân hàng thương mại: 3 1.1. Tổng quan về hoạt động cho vay của NHTM. 3 1.1.1. Khái niệm, các hoạt động chủ yếu của NHTM: 3 1.1.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại: 4 1.1.2.1. Khái niệm, phân loại hoạt động cho vay của NHTM: 4 1.1.2.2. Nội dung, quy trình cơ bản trong hoạt động cho vay của NHTM: 5 1.2. Các vấn đề chung về thẩm định tài chính dự án: 9 1.2.1. Khái niệm, vai trò của dự án: 9 1.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của dự án: 9 1.2.1.2. Vai trò của dự án: 10 1.2.2. Các phương thức tài trợ cho dự án: 11 1.2.3. Những nội dung cơ bản của thẩm định dự án: 12 1.3. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: 12 1.3.1. Sự cần thiết của TĐ TCDA trong hoạt động cho vay của NHTM: 12 1.3.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án: 14 1.3.2.1. Thẩm định dự toán đầu tư: 14 1.3.2.2. Thẩm định về dòng tiền của dự án. 18 1.3.2.3. Xác định lãi suất chiết khấu( LSCK) trong TĐ TCDA 22 1.3.2.4. Thẩm định và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. 23 1.3.3. Các phương pháp TĐ TCDA tại NHTM: 27 1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định tài chính dự án 31 1.3.4.1. Quan niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 31 1.3.4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư. 32 1.4. Những điểm khác biệt khi thẩm định các dự án cho vay mua tàu để đóng tàu 36 1.4.1. Đặc điểm việc cho vay đóng tàu 36 1.4.2. Những điểm cần lưu ý khi thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay đóng tàu 39 Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội. 42 2.1. Tổng quan về chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội 42 2.1.1. Quá trình hình thành 42 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội 43 2.1.3. Các sản phẩm, dịch vụ của BIDV Bắc Hà Nội. 44 2.1.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh 46 2.1.4.1. Tổng tài sản và tình hình quản lý sử dụng tài sản ở chi nhánh 46 2.1.4.2. Tổng nguồn vốn và tình hình huy động vốn ở chi nhánh Bắc Hà Nội 47 2.1.4.3. Hoạt động tín dụng ở chi nhánh 49 2.1.4.4. Hoạt động dịch vụ 55 2.1.4.5. Kết quả kinh doanh của chi nhánh 56 2.1.5. Đánh giá sơ bộ về tính hình hoạt động của chi nhánh Bắc Hà Nội: 57 2.1.5.1. Những thành công của chi nhánh: 57 2.1.5.2. Những hạn chế của chi nhánh: 58 2.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án khi cho vay đóng tàu tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội. 60 2.2.1. Khái quát thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại chi nhánh Bắc Hà Nội. 60 2.2.2. Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư: 60 2.2.3. Quy trình TĐ DA đầu tư tại chi nhánh Bắc Hà Nội: 63 2.2.4. Quy trình, nội dung thẩm định tài chính dự án : 65 2.2.5. Minh họa một quá trình thẩm định TCDA trong một DA cho vay thi công đóng tàu của chi nhánh. 68 2.2.5.1.Thông tin về chủ đầu tư: 68 2.2.5.2. Thông tin về dự án 69 2.2.5.3. Đề nghị vay vốn của khách hàng. 70 2.2.5.4. Kết quả thẩm định tài chính của DA: 70 2.2.6. Đánh giá thực trạng TĐ TCDA cho vay đóng tàu tại chi nhánh: 88 2.2.6.1. Thực trạng cho vay đóng tàu ở chi nhánh: 94 2.2.6.2. Đánh giá hoạt động TĐ TCDA cho vay đóng tàu 99 Những kết quả đạt được Những hạn chế Nguyên nhân Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án khi cho vay đóng tàu tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội 104 3.1. Định hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian sắp tới: 104 3.1.1. Định hướng chung của Chi nhánh 104 3.1.2. Định hướng trong hoạt động cho vay và công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh 105 3.1.3. Định hướng công tác TĐ TCDA cho vay đóng tàu ở chi nhánh: 106 3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tài chính dự án khi cho vay đóng tàu tại chi nhánh 107 3.2.1. Nâng cao vai trò công tác thẩm định . 107 3.2.2. Lựa chọn phương pháp thẩm định dự án đầu tư phù hợp. 107 3.2.3. Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án 109 3.2.3.1. Thẩm định kế hoạch vốn đầu tư của dự án 109 3.2.3.2. Xác định mức lãi suất chiết khấu hợp lý đối với từng dự án 110 3.2.3.3. Thẩm định khả năng trả nợ thực tế của dự án 111 3.2.3.4. Thẩm định mức độ rủi ro của dự án 112 3.2.4. Quản lý và tổ chức thực hiện công tác thẩm định tài chính dự án khoa học và hiệu quả 113 3.2.5. Giải pháp về con người 114 3.2.6. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin và trang thiết bị công nghệ 115 3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư cho vay đóng tàu tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà Nội 117 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan 117 3.3.1.1. Đối với Chính phủ 117 3.3.1.2. Đối với các Bộ, Ngành liên quan 118 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 118 3.3.3. Kiến nghị với các NHTM khác 119 3.3.4. Kiến nghị với chủ đầu tư 119 KẾT LUẬN 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO 122 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NH ĐT&PT : Ngân hàng đầu tư và phát triển NHTM : Ngân hàng thương mại DN : Doanh nghiệp QĐ : Quyết định TSCĐ : Tài sản cố định DA : Dự án TĐ TCDA : Thẩm định tài chính dự án QHKH : Quan hệ khách hàng QLRR : Quản lý rủi ro LSCK : Lãi suất chiết khấu DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bàng 2.1: Diễn biến tổng tài sản và cơ cấu tài sản ở chi nhánh Biểu 2.1: Diễn biến tổng tài sản và cho vay Bảng 2.2: Diễn biến tổng nguồn vốn và huy động vốn Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn Bảng 2.4: Thị phần tín dụng của Ngân hàng Biểu 2.2: Diễn biến dư nợ và cấu trúc dư nợ Bảng 2.5: Phân loại dư nợ theo kỳ hạn Bảng 2.6: Phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế Bảng 2.7: Phân loại dư nợ theo tài sản bảo đảm Bảng 2.8: Thống kê nợ xấu, nợ quá hạn Bảng 2.9: Thống kê phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro Bảng 2.10: Kết quả hoạt động dịch vụ Biểu 2.3: Diễn biến kết quả thu dịch vụ Bảng 2.11: Kết quả kinh doanh của chi nhánh Bảng 2.12: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của DN Bảng 2.13: Các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp Bảng 2.14: Thông số của DA Bảng 2.15: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư DA Bảng 2.16: Doanh thu hoạt động DA Bảng 2.17: Chi phí hoạt động DA Bảng 2.18: Bảng tính khấu hao DA Bảng 2.19: Kế hoạch trả nợ vốn vay DA Bảng 2.20: Kết quả kinh doanh DA Bảng 2.21: Ngân lưu DA theo quan điểm ngân hàng Bảng 2.22: Khả năng hoàn trả nợ vay Bảng 2.23: Phân tích độ ổn định hiệu quả DA Bảng 2.24: Bảng tổng kết hiệu quả TĐ TCDA tại chi nhánh LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau gần 20 năm chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, đáng khích lệ. Tăng trưởng cao bình quân trên 6,2%/năm, việc làm, thất nghiệp được cải thiện, các loại hàng hoá đa dạng và phong phú, đời sống nhân dân ngày càng được ổn định và nâng cao rõ rệt. Diện mạo của nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những biến đổi sâu sắc nhờ sự đóng góp của hàng nghìn dự án đầu tư lớn nhỏ đang gấp rút vào giai đoạn thi công, xây dựng. Các dự án đầu tư thường được tài trợ bằng nguồn vốn của các Ngân hàng thương mại. Đối với các Ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay theo dự án luôn là một trong những hoạt động quan trọng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Song hoạt động này lại tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao nhất cho Ngân hàng. Do vậy nâng cao chất lượng thẩm định luôn là mối quan tâm trăn trở của các nhà quản trị ngân hàng và cũng là mối quan tâm của các cán bộ thẩm định yêu nghề. Ý thức được điểu đó, với mong muốn trở thành một cán bộ ngân hàng tương lai em đã chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá lý luận về thẩm định tài chính dự án đầu tư NHTM - Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư của NHĐT & PT Bắc Hà Nội. - Ứng dụng những kỹ thuật phân tích tài chính dự án chung trong một ngành nghề, dự án cụ thể. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chuyên đề đi sâu nghiên cứu chất lượng thẩm định hiệu quả tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu từ & Phát triển Bắc Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng phương pháp thống kê, so sánh và phân tích trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phương pháp duy vật lịch sử để phân tích và làm rõ nội dung 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận thẩm định tài chính dự án trong công tác cho vay đóng tàu tại Ngân hàng thương mại: Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án khi cho vay đóng tàu tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội Chương 1: Cơ sở lý luận thẩm định tài chính dự án trong công tác cho vay đóng tàu tại Ngân hàng thương mại: 1.1. Tổng quan về hoạt động cho vay của NHTM. 1.1.1. Khái niệm, các hoạt động chủ yếu của NHTM: NH là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. NH bao gồm nhiều loại như NHTM, NH phát triển, NH đầu tư, NH chính sách, NH hợp tác….Trong đó NHTM thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng trong các ngân hàng. Cách tiếp cận và định nghĩa về NHTM rất đa dạng và phong phú. Ở mỗi nước có một cách định nghĩa riêng về ngân hàng thương mại. Ví dụ: Ở Mỹ: “NHTM là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và họat động trong ngành dịch vụ tài chính”; Ở Pháp: “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận tiền của công chúng dưới hình thức kí thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”; Ở Ấn Độ: “NHTM là cơ sở nhận các khoản kí thác để cho vay hay tài trợ và đầu tư”. Ở Việt Nam theo “ Luật các tổ chức tín dụng” ngày 12 tháng 12 năm 1997: NHTM là loại hình tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Với các quan điểm khác nhau, có thể có các khái niệm khác nhau về NHTM. Song một cách thận trọng nhất “ NHTM được hiểu là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính được thực hiện một cách đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Các chức năng cơ bản nhất của NHTM có thể kể đến là tạo tiền trong lưu thông, tạo phương tiện thanh toán, tập trung vốn và cho vay vốn trong nền kinh tế. Hoạt động của NHTM rất đa dạng, phong phú: Hoạt động huy động vốn: NH nhận tiền gửi tiết kiệm. NH là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội đều gửi tiền tại NH. Hoạt động tín dụng Hoạt động thanh toán, ngân quỹ Các hoạt động khác như kinh doanh ngoại tệ, bảo quản vật có giá, cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn, cung cấp môi giới và đầu tư chứng khoán, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, cung cấp dịch vụ đại lý… Trong các hoạt động , tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các NH nói riêng và của các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro nhiều nhất. Vậy tín dụng ngân hàng là gì? Tín dụng nói chung là quan hệ vay mượn, gồm cả cho vay và đi vay. Tuy nhiên, khi gắn với chủ thể nhất định như NH thì tín dụng NH chỉ bao hàm nghĩa là NH cho vay. Theo luật các tổ chức tín dụng điều 49 thì quy định: “ Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của nhà nước.” Hai hình thức phổ biến nhất của tín dụng tại các NHTM tại Việt Nam là cho vay và bảo lãnh. 1.1.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại: 1.1.2.1. Khái niệm, phân loại hoạt động cho vay của NHTM: Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Cho vay là tài sản lớn nhất trong khoản mục tín dụng. Hoạt động cho vay của ngân hàng bao gồm: cho vay thương mại; cho vay tiêu dùng; tài trợ dự án. Cho vay thương mại: Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán (người bán chuyển các khoản phải thu cho ngân hàng để lấy tiền trước). Sau đó ngân hàng cho vay trực tiếp đối với các khách hàng (là người mua), giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. Cho vay tiêu dung: Ngân hàng cho vay đối với người tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu cầu cần mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền như nhà cửa, phương tiện vận chuyển… Trong giai đoạn đầu hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng tiềm ẩn rủi ro vỡ ợ tương đối cao. Nhưng cùng với sự gia tăng thu nhập của người dân và sự cạnh tranh trong cho vay đã hướng các ngân hàng tới người tiêu dùng như là một khách hàng tiềm năng.Phương thức cho vay có thể là do vay trực tiếp đối với người mua hoặc thông qua tài trợ cho các doanh nghiệp bán lẻ hàng lâu bền, các Công ty xây dựng để các doanh nghiệp này bán hàng trả góp. Ngân hàng có thể tài trợ (hoặc đồng tài trợ) toàn bộ hoặc một phần giá trị hàng hoá. Cho vay tài trợ cho dự án: Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ trung, dài hạn như: tài trợ xây dựng nhà máy, phát triển công nghệ cao, đầu tư vào bất động sản… Đối với hầu hết các ngân hàng thương mại, việc tài trợ dự án đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng, vì nó chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ tín dụng và đem lại khoản thu nhập từ lãi đáng kể cho ngân hàng. 1.1.2.2. Nội dung, quy trình cơ bản trong hoạt động cho vay của NHTM: Quy trình tín dụng trong hình thức cho vay của ngân hàng là tổng hợp các nguyên tắc, qui định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trận tự nhất định đồng thời có quan hệ chặt chẽ với nhau. Qui trình tín dụng tổng quát bao gồm các bước sau: Bước 1: Ngân hàng tìm kiếm và tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng Ở giai đoạn này, khách hàng đi vay sẽ lập hồ sơ đề nghị được cấp tín dụng. Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng còn phụ thuộc vào qui mô nhu cầu về vốn tín dụng của khách hàng. Thông thường bộ hồ sơ mà khách hàng gửi đến ngân hàng bao gồm: giấy đề nghị vay vốn, giấy chứng nhận tư cách pháp nhân, phương án sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính khách hàng, dự án, phương thức bảo đảm tiền vay, các giấy tờ có liên quan khác… Với các nhân viên ngân hàng nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là tiếp xúc và thông báo điều kiện cấp tín dụng đối với từng khách hàng cụ thể với những mục đích sử dụng vốn đã định. Nhân viên ngân hàng còn có trách nhiệm hướng dẫn cho khách hàng hoàn chỉnh thủ tục giấy tờ đầy đủ trong trường hợp khách hàng hội đủ các điều kiện cấp tín dụng. Giai đoạn này được kết thúc bằng hành vi tiếp nhận hồ sơ xin cấp tín dụng của khách hàng. Khi tiếp nhận hồ sơ nhân viên ngân hàng phải lập biên nhận giao cho khách hàng trong đó ghi cụ thể loại, số lượng giấy tờ trong hồ sơ khi tiếp nhận. Sau khi hoàn thiện bộ hồ sơ thì chuyển sang bộ phận phân tích. Bước 2: Phân tích tín dụng Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng đối với những rủi ro đó, cũng như dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Mặt khác, phân tích tín dụng còn giúp ngân hàng kiểm tra tính chính xác của các thông tin do khách hàng cung cấp từ đó có nhận định đúng về thái độ của khách hàng. Ở giai đoạn này, nguồn thông tin làm cơ sở để phân tích bao gồm: hồ sơ đề nghị vay từ giai đoạn một chuyển sang; các thông tin bổ sung từ phỏng vấn, hồ sơ lưu trữ…Về phía ngân hàng, sẽ tổ chức thẩm định về các mặt tài chính và phi tài chính do các cá nhân hoặc bộ phận thẩm định thực hiện. Kết thúc giai đoạn này, bộ phận thẩm định phải có trách nhiệm báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền và quyết định cho vay. Bước 3: Phê duyệt và ký kết hợp đồng tín dụng Trên cơ sở hồ sơ vay vốn của khách hàng, báo cáo thẩm định, tờ trình phê duyệt khoản vay, khả năng về nguồn vốn cho vay, các loại hạn mức tín dụng…cấp có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản để đưa ra kết luận: có đồng ý cho vay hay không, có kèm theo điều kiện bổ sung hay không? Trước khi kết thúc giai đoạn này, nhà quản trị còn phải tính giá cả, chi phí cho khoản tín dụng nếu được chấp thuận, lượng định những rủi ro có thể xảy ra để dự kiến thu nhập có được từ khoản tín dụng sẽ được cấp. Kết thúc giai đoạn này được đánh dấu bởi những văn bản thể hiện kết quả ra quyết định tín dụng. Bước 4: Giải ngân Là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết theo hợp đồng. Cơ sở để ngân hàng thực hiện giải ngân là kế hoạch sử dụng vốn tín dụng đã được nêu trong hợp đồng tín dụng. Trên cơ sở nguồn thông tin được cung cấp là quyết định cho vay và các hợp đồng liên quan, các chứng từ là cơ sở giải ngân; nhân viên ngân hàng thẩm định các chứng từ theo các điều kiện của hợp đồng tín dụng. Kết thúc giai đoạn này ngân hàng sẽ chuyển tiền vào tài khoản tiền gởi cho khách hàng hoặc chuyển tiền trả cho đơn vị cung cấp. Bước 5: Kiểm tra, giám sát khoản vay của khách hàng Giai đoạn này sẽ được tiếp nối với mục tiêu theo dõi, đánh giá mức độ chấp hành hợp đồng tín dụng của khách hàng và kịp thời có các ứng xử thích hợp. Mục tiêu của giám sát tín dụng là kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết theo hợp đồng tín dụng, bao gồm: Khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích hay không?, kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn tín dụng, theo dõi thực hiện các điều khoản cụ thể đã thoản thuận trong hợp đồng, kịp thời phát hiện những vi phạm để có những ứng xư thích hợp, theo dõi và ghi nhận việc thực hiện qui trình tín dụng của các bộ phận cá nhân có liên quan tại ngân hàng. Các phương pháp giám sát rất đa dạng như giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, phân tích báo cáo tài chính theo định kỳ, viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động kinh doanh, kiểm tra các bảo đảm tiền vay, giám sát hoạt động của khách hàng thông qua các mối quan hệ với các ngân hàng khác…. Bước 6: Thu nợ và xử lý nợ có vấn đề Thu nợ: Khách hàng có trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và đầy đủ như trong cam kết theo hợp đồng. Ngân hàng kiểm soát các nguồn thu của khách hàng để đảm bảo kế hoạch thu nợ. Tuỳ theo tính chất mà có nhiều phương pháp thu nợ khác nhau: thu nợ gốc và lãi một lần ở kỳ hạn nợ cuối cùng, thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi định kỳ, thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn. Xử lý nợ có vấn đề: Nếu khách hàng không thực hiện việc trả nợ gốc và lãi theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và theo cam kết trên các giấy nhận nợ, có thể xử lý như sau: chuyển nợ quá hạn, trả nợ bằng xử lý tài sản bảo đảm, khởi kiện trước pháp luật… Bước 7: Tất toán, tổng kết và lưu trữ hồ sơ khoản vay Tất toán hoản vay: Ngân hàng chỉ thực hiện tất toán khoản vay khi khách hàng đã trả hết nợ. Sau khi tất toán, cán bộ tín dụng tổng kết khoản vay và l
Luận văn liên quan