Trong xu thế hội nhập như hiện nay, vai trò của các định chế tài chính
ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng. Nó là kênh huy động vốn hết
sức hữu hiệu cho nền kinh tế. Đồng thời các ngân hàng cũng có vai trò hết sức
quan trọng trong việc kích thích cũng như hạn chế các khoản đầu tư trong nền
kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọn của các ngân hàng trong nền kinh tế,
em đã chọn Sở Giao Dịch ngân hàng thương m ại cổ phần ngoại thương làm
nơi thực tập.
Năm 2008 là một năm đặc biệt khó khăn đối với ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam nói chung và Sở Giao dịch nói riêng bởi nền kinh tế
rơi vào khủng hoảng, nhiều DN bị phá sản, các nhà đầu tư chững lại. Tuy
nhiên, nhờ có những chính sách tốt trong quá trình hoạt động mà SGD đã đạt
được được một số kết quả khá tốt. Năm qua, phòng Đầu tư dự án đã tiến hành
thẩm định và quyết định cho vay nhiều dự án với khối lượng vốn lớn. SGD đã
thực sự là đơn vị đi đầu của ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
Sau một quá trình thực tập tại SGD ngân hàng ngoại thương, dưới sự
chỉ bảo tận tình của các anh chị trong phòng Đầu tư dự án và TS. Trần Mai
Hương thì em đã quyết định chọn đề tài “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VỐN VAY TẠI SGD NGÂN HÀNG
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM” làm đề tài chuyên đề thực tập. Đề tài của
em gồm có hai chương:
CHƯƠNG I: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại SGD ngân
hàng ngoại thương Việt Nam.
CHƯƠNG II: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác
thẩm định tài chính tại SGD.
92 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vốn vay tại sở giao dịch ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
…………..o0o…………..
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN VỐN VAY TẠI SỞ
GIAO DỊCH NHTM VIỆT NAM
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập như hiện nay, vai trò của các định chế tài chính
ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng. Nó là kênh huy động vốn hết
sức hữu hiệu cho nền kinh tế. Đồng thời các ngân hàng cũng có vai trò hết sức
quan trọng trong việc kích thích cũng như hạn chế các khoản đầu tư trong nền
kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọn của các ngân hàng trong nền kinh tế,
em đã chọn Sở Giao Dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương làm
nơi thực tập.
Năm 2008 là một năm đặc biệt khó khăn đối với ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam nói chung và Sở Giao dịch nói riêng bởi nền kinh tế
rơi vào khủng hoảng, nhiều DN bị phá sản, các nhà đầu tư chững lại. Tuy
nhiên, nhờ có những chính sách tốt trong quá trình hoạt động mà SGD đã đạt
được được một số kết quả khá tốt. Năm qua, phòng Đầu tư dự án đã tiến hành
thẩm định và quyết định cho vay nhiều dự án với khối lượng vốn lớn. SGD đã
thực sự là đơn vị đi đầu của ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
Sau một quá trình thực tập tại SGD ngân hàng ngoại thương, dưới sự
chỉ bảo tận tình của các anh chị trong phòng Đầu tư dự án và TS. Trần Mai
Hương thì em đã quyết định chọn đề tài “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VỐN VAY TẠI SGD NGÂN HÀNG
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM” làm đề tài chuyên đề thực tập. Đề tài của
em gồm có hai chương:
CHƯƠNG I: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại SGD ngân
hàng ngoại thương Việt Nam.
CHƯƠNG II: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác
thẩm định tài chính tại SGD.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
2
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, TS. Trần Mai Hương cùng các anh
chị trong phòng Đầu tư dự án đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập của
mình.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
3
`Chương I. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án vay
vốn đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam
thời gian qua.
1.1 . Khái quát về sở giao dịch ngân hàng ngoại thương .
1.1.1. Lịch sử hình thành sở giao dịch.
Ngày 1/4/1991, sở giao dịch ngân hàng cổ phần ngoại thương Việt
Nam được thành lập theo Nghị Quyết số 125/NQ-NHNT.HĐQT. Tuy nhiên
sở giao dịch vẫn trực thuộc Việtcombank trung ương. Mọi hoạt động của sở
giao dịch vẫn phải qua ngân hàng trung ương. Địa điểm hoạt động của sở giao
dịch nằm tại 19 Trần Quang Khải- Hà Nội.
Ngày 30/10/2008, Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã chính thức khai trương trụ sở hoạt
động mới tại địa chỉ 31-33 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm,
Thành phố Hà Nội, đồng thời tổ chức hội nghị khách hàng năm 2008. Điểm
giao dịch mới của SGD nằm ngay giữa trung tâm thủ đô, thuận lợi về giao
thông, với mật độ dân cư lớn, hệ thống doanh nghiệp và cơ quan dày đặc,
cùng với sự xuất hiện của rất nhiều ngân hàng, sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh
mẽ và là một lợi thế để Sở giao dịch Vietcombank phát huy tốt hiệu quả hoạt
động với thế mạnh về vốn và các hoạt động nghiệp vụ chuyên biệt của một
ngân hàng đối ngoại, cũng như các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và nhiều sản
phẩm mới hướng đến khách hàng cá nhân mà Sở giao dịch đang triển khai.
Ông Nguyễn Hoà Bình, Chủ tịch HĐQT Vietcombank đánh giá:
“Mặc dù mới chính thức tách ra hoạt động độc lập với Hội Sở chính được gần
3 năm nhưng trong thời gian qua, Sở giao dịch đã nhanh chóng khẳng định
được vị thế “anh cả” trong đại gia đình VCB. Bên cạnh hoạt động như một
Chi nhánh Vietcombank với thị phần lớn trong nhiều lĩnh vực tại Hà Nội, Sở
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
4
giao dịch còn là nơi tiên phong thực hiện các chủ trương chính sách của VCB,
đi đầu trong việc thử nghiệm và triển khai các sản phẩm mới cũng như thực
hiện một số nghiệp vụ đặc thù khác. SGD luôn là đơn vị dẫn đầu trong toàn
hệ thống VCB về quy mô huy động vốn, ngay cả trong những thời điểm̀ công
tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn. SGD cũng là một trong hai đơn vị có
đóng góp lớn nhất cho lợi nhuận của VCB.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban
Sở giao dịch ngân hàng cổ phần thương mại ngoại thương VN bao
gồm một giám đốc, các phó giám đốc và các phòng chuyên môn nghiệp vụ,
phòng giao dịch. Cụ thể là: - Giám đốc Nguyễn Danh Lương.
- Bốn phó giám đốc
- 15 phòng giao dịch.
- 24 phòng ban tại hội sở chính.
Sở giao dịch có hai địa điểm chính là 31/33 Ngô Quỳên- Hà Nội và
19 Trần Quang Khải.
Cơ cấu tổ chức của sở giao dịch:
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
5
phó giám đốc
phó giám đốc
phòng bảo lãnh
Phòng đầu tư dự án
Phòng hành chính quản trị
Phòng hối đoái
Phòng kinh tế giao dịch
phòng kinh tế tài chính
Phòng quản trị rủi ro
Phòng ngân quỹ
Phòng khách hàng đặc
biệt
Phòng quản lý nhân sự
Phòng thanh toán xuất
nhập khẩu
Phòng thanh toán thẻ
Phòng quản lý nợ
Phòng quan hệ khách
hang
Phòng tiết kiệm
Phòng quản lý thẻ ATM
Phòng tín dụng trả góp
tiêu dung
Phòng tin học
Các phòng giao dịch
Phòng ngân quỹ
Phòng kiểm tra nội bộ
Phòng vốn và kinh doanh
ngoại hối
Phòng vay nợ viện trợ
SGD
Giám đốc
Kiểm tra
nội bộ
phó giám đốc
phó giám đốc
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
6
Những phòng ban liên quan đến công tác thẩm định tài chính dự án
bao gồm: phòng đầu tư dự án, kế toán giao dịch, phòng khách hàng, phòng tín
dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và phòng quản lý nợ:
- Phòng đầu tư dự án: Cung cấp tín dụng trung và dài hạn, tín dụng
cho các dự án đầu tư như xây dựng các công trình thuỷ điện, nhà máy lớn như
nhà máy xi măng, nhà máy thép… Bên cạnh việc cung cấp tín dụng cho các
dự án lớn như trên thì phòng đầu tư dự án cũng có chức năng cung cấp tín
dụng cho các dự án nhỏ như thành lập các siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ, các
dự án xây dựng quán càphê…
- Kế toán giao dịch: Phòng này có chức năng phục vụ khách hàng
bao gồm các tổ chức cư trú và không cư trú có quan hệ với sở giao dịch của
Ngân hàng cổ phần thương mại ngoại thương Việt Nam. Ngoài ra phòng này
có chức năng cung cấp các sản phẩm thanh toán cho đối tượng khách hàng là
các tổ chức kinh tế bao gồm các sản phẩm như dịch vụ tài khoản tiền gửi,
phát hành séc, trả lương qua tài khoản, cung cấp các sản phẩm có tính chất
tương tự.
Các tổ chức cư trú là các tổ chức được thành lập theo luật DN. Còn
các tổ chức không cư trú là các tổ chức tồn tại trong thời gian ngắn.
Phòng ban này còn có chức năng là quản lý hạch toán các khoản vay, theo dõi
tình hình dải ngân kế hoạch vay vốn của sở giao dịch như các nguồn vốn
ODA đồng thời theo dõi xem việc sử dụng các nguồn vốn này có hợp lý hay
không nhằm có các quyết định phân bổ nguồn vốn.
- Phòng khách hàng: có chức năng cung cấp tín dụng ngắn hạn, tín
dụng vốn lưu động cho khách hàng là doanh nghiệp. Đồng thời bán các sản
phẩm ngân hàng khác cho khách hàng như tiếp thị sản phẩm, thu hút sản
phẩm mới…
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
7
- Phòng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: cung cấp các tín dụng
ngắn hạn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời thu hút nhiều khách hàng là
các doanh nghiệp nhỏ và vừa hơn.
- Phòng quản lý nợ: quản lý các hồ sơ vay vốn, theo dõi việc dãi ngân,
thu hút lãi và gốc.
1.1.3. Các hoạt động của sở giao dịch thời gian qua.
Do sự hạn chế về số liệu em chỉ tập trung phân tích các hoạt động của
SGD trong 3 năm gần nhất là từ năm 2006-2008. Dưới đây là sự phân tích về
hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay và các hoạt động khác tại sở giao
dịch trong thời gian qua.
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn của sở giao dịch thời gian qua.
Trong 3 năm từ 2006 tới 2008 thì nguồn vốn huy động của SGD ngày
càng tăng dần và chiếm tỷ trọng khá lớn so với ngân hàng ngoại thương.
Năm 2007, nguồn vốn huy động đạt gần 38.000 tỷ VND, tăng hơn
3.000 tỷ VND tương đương 9% so với năm 2006 và hoàn thành được khoảng
89% kế hoạch huy động vốn do ngân hàng trung ương giao. Trong đó nguồn
vốn huy động bằng ngoại tệ của sở giao dịch chiếm tỷ trọng 54.71% vốn huy
động của sở giao dịch và tỷ giá có xu hướng giảm vào cuối năm 2007 nên
tổng vốn huy động quy về VNĐ của sở giao dịch cũng bị giảm.
Tổng huy động vốn từ khách hàng quy VNĐ đến 31/12/2008 của
SGD đạt 39.916,64 tỷ đồng, tăng 6.464,66 tỷ VND (19,33%) so với cùng kỳ
năm 2007 trong đó, vốn huy động bằng VND đạt 25.553,22 tỷ đồng, tăng
9.413,25 (58,32%) do tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế tăng mạnh là
10.833,58 tỷ VND (138,36%) và vốn huy động bằng ngoại tệ quy USD đạt
846,05 tr.USD, giảm 228,29 tr. USD (21,25%) so với cuối năm 2007.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế quy VNĐ đến 31/12/2008 đạt
22.931,14 tỷ đồng tăng mạnh là 7.146,88 tỷ đồng (31,17%) so với cuối năm
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
8
2007 trong đó tiền gửi VNĐ tăng 9.678,36 tỷ đồng (73,48%) (riêng từ nguồn
IPO VCB của SCIC là 5.650 tỷ đồng) và tiền gửi ngoại tệ quy USD giảm
179,9 tr.USD (29,7%) .
Tiền gửi của dân cư quy VND đạt 9.838,62 tỷ VND giảm 682,22 tỷ
VND (6,48%) do tiền gửi bằng VND và ngoại tệ quy USD đều giảm tương
ứng là 265,11 tỷ VND (8,93%) và 48,4 tr. USD (10,33%). Tiền gửi có kỳ hạn
dưới 12 tháng của cá nhân bằng VND và ngoại tệ đều tăng tương ứng là
208,18 tỷ VND (13,06%) và 37,49 tr. USD (28,47%) do trong năm 2008 lãi
suất huy động VND và USD kỳ hạn dưới 12 tháng cao hơn kỳ hạn trên 12
tháng và có xu hướng tăng từ tháng 1 đến tháng 9 nên khách hàng có xu
hướng gửi tiết kiệm ngắn hạn
Bảng 1.1. HUY ĐỘNG VỐN TỪ NỀN KINH TẾ CỦA SGD THỜI
GIAN QUA
Đơn vị: tỷ đồng, triệu USD
Chỉ tiêu
31/12/2008 so với 31/12/2007 (%)
VND USD Quy VND VND USD Quy VND
Tổng số huy động
từ nền KT 25,558.89 846.09 39,922.96 58.36 -21.25 19.34
1. TG của TCKT 22,855.84 425.78 30,084.34 73.52 -29.70 31.19
1.1.TG Không KH 4,192.47 317.52 9,582.97 -21.52 -41.40 -31.90
1.2. TG Có KH 18,663.37 108.26 20,501.37 138.36 69.63 131.44
2.Tkiệm & KP,TrP 2,703.06 420.31 9,838.62 -8.93 -10.33 -6.48
2.1. Tiết kiệm 2,666.82 344.26 8,511.24 -7.16 -23.65 -16.05
TK Không KH 3.42 2.31 42.69 -85.95 -62.51 -65.50
TK Có KH<12T 1,802.42 169.16 4,674.16 13.06 28.47 25.79
TK Có KH>12T 860.99 172.79 3,794.39 -31.34 -44.81 -39.76
2.2. Kì phiếu, Trái
phiếu. 36.23 76.05 1,327.38 -62.09 326.86 246.87
Nguồn: phòng tổng hợp SGD
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
9
1.1.3.2.Hoạt động sử dụng vốn của sở giao dịch thời gian qua.
a. Hoạt động cho vay nền kinh tế
Tổng dư nợ quy VNĐ đến 31/12/2008 đạt 4.667 tỷ đồng tăng 30,53%
so với 31/12/2007 trong đó dư nợ VNĐ và ngoại tệ quy USD ước đạt
1.607,77 tỷ đồng và 185,89 triệu USD. Trong điều kiện khó khăn như hiện
nay thì việc tăng trưởng tín dụng của SGD trên 30% là một kết quả đáng
khích lệ. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng lưu động thường luân
chuyển nhanh. Do đó, trong thời gian tới, SGD sẽ tập trung để nâng dần tỷ
trọng dư nợ cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ bằng cách tiếp cận các dự
án lớn, hiệu quả.
- Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 39,47% tổng dư nợ của
SGD.
- Dư nợ cho vay thể nhân chiếm 12,13% tổng dư nợ của SGD.
BẢNG 1.2. BẢNG DƯ NỢ CHO VAY CỦA SGD
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2008 Tăng/ Giảm so với 31/12/2007
VNĐ USD
Quy
VNĐ
VNĐ USD Quy VNĐ
Số tiền %
Số
tiền
% Số tiền %
Dư nợ Cho vay 1.607,77 185,89 4.677,00 404,04 33,57 38,67 26,27 1.094,03 30,53
1.Dư nợ CV NH 684,71 148,80 3.141,56 90,15 15,16 27,51 22,68 586,77 22,97
2.Dư nợ CV TDH 604,84 19,35 924,24 271,77 81,60 -3,27 -14,44 225,76 32,32
3.Dư nợ CV ĐTT 317,96 17,74 610,93 42,12 15,27 14,43 435,10 281,50 85,45
4.Nợ quá hạn 35,95 0,03 36,40 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
Nguồn: phòng tổng hợp sở giao dịch
- Tình hình xử lý nợ xấu và nợ đã xử lý bằng quỹ Dự phòng Rủi ro: theo
báo cáo phân loại nợ thì tình hình năm 2008 được thể hiện qua các số
liệu sau:
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
10
Đơn vị: đồng
Tổng nợ xấu 487.987.279.157,00
Tổng dư nợ rủi ro nội bảng 4.405.920.386.520,00
Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ TTNB
(%)
11,08
Việc thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, nợ khoanh và nợ chờ xử lý cũng được
Phòng quan tâm thích đáng. Kết quả đạt được đến thời điểm hiện tại như sau:
- Thu hồi toàn bộ dư nợ gốc và lãi của công ty Tài Trung (705 triệu VND);
- Thu hồi toàn bộ nợ gốc của công ty Đại Hoàng Sơn (1,26 tỷ VND);
- Đang tiếp tục thu hồi nợ của Công ty Xi măng Hòa Bình;
- Công ty Vật tư Thương mại Quận 3 thu được 300 triệu VND.
Một số khoản nợ khác Phòng đang tiếp tục theo dõi bao gồm khoản nợ được
khoanh (Công ty Đay Nam Định) hoặc chờ Chính phủ xem xét xóa nợ (Công
ty Dệt 8/3) hoặc chờ các cơ quan chức năng xử lý (Công ty X89).
b. Tiền gửi tại NHNT TW
Đến 31/12/2008, số dư tiền gửi của SGD tại NHNT TW bằng VNĐ là
20.485,5 tỷ VNĐ và bằng ngoại tệ quy USD là 645,8 triệu USD. SGD vẫn
thực hiện vay NHNT TW một số ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán của
khách hàng.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
11
BẢNG 1.3. BẢNG DƯ NỢ TIỀN GỬI CỦA SGD NĂM 2008
Đơn vị: 1.000 nguyên tệ, tỷ VND
Loại tiền
Kỳ hạn EUR AUD SGD THB USD VND
ON 800
1W 1.000 Vay 100 Vay 750 1.000
2W 800
1M 839
2M 10.000 400
3M 11.000 50.000 3.647
6M 15.000 95.000 1.821
9M 9.160 15.000 610
12M 429.500 7.119
24M 3.300
36M 50
48M 50
60M 50
Tổng cộng 35.160 1.000 Vay 100 Vay 750 599.500 20.485,50
Nguồn: phòng tổng hợp SGD
1.1.3.3 Các hoạt động khác.
1.1.3.3.1. Hoạt động cho vay viện trợ.
Công tác Ngân hàng phục vụ vay nợ viện trợ phục vụ cho các dự án của
SGD ngày càng tăng qua các năm. Công tác vay nợ viện trợ bao gồm vay
Chính phủ và các tổ chức quốc tế, mở L/C, nhận vay, trả nợ, nhận và sử dụng
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
12
viện trợ. Điển hình là năm 2008, SGD được giao làm ngân hàng phục vụ cho
18 dự án mới ký vay năm 2008 với tổng kim ngạch khoảng 1.267 USD tăng
80triệu USD tương đương với 7% so với năm 2007. Doanh số nhận viện trợ
và rút vốn giải ngân các khoản viện trợ chính phủ tại SGD năm 2008 tăng
3,92 triệu USD tương đương 28% so với năm 2007. Doanh số chuyển tiền
bằng USD tại SGD có xu hướng tăng nhưng bằng VNĐ lại có xu hướng giảm.
1.1.3.3.2. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
- Về thanh toán xuất khẩu: Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) và
nhờ thu giảm hầu hết qua các năm. Doanh số chiết khấu và doanh số chuyển
tiền tại SGD tăng qua đều qua các năm. Thanh toán xuất nhập khẩu về các chỉ
tiêu có giảm số lượng món qua các năm nhưng lại tăng về giá trị. Năm 2008,
hoạt động thông báo L/C thực hiện được 1.516 món, giảm 206 món tương
đương 12% so với năm 2007. Về thanh toán nhờ L/C và nhờ thu, trong năm
2008 đạt doanh số thanh toán là 385.65 triệu USD, tăng 38.54% so với năm
2007 (đạt 258.87 triệu USD). Về chiết khấu chứng từ, năm 2008 doanh số đạt
14,18 triệu USF, giảm 10,42 triệu tương đương 42.36% so với năm 2007 (đạt
gần 25 triệu USD). Nguyên nhân là do một số khách hàng thường xuyền chiết
khấu tại SGD chuyển về thanh toán chiết khấu tại VCB Thái Bình. Về chuyển
tiền năm 2008 doanh số đạt 202,07 triệu USD, giảm 12,23 triệu tương đương
5,3% so với năm 2007.
- Về thanh toán nhập khẩu: hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu
bao gồm 3 phương thức: mở L/C, nhờ thu và chuyển tiền. Nhìn chung mấy
năm gần đây tại SGD số món mở của cả 3 phương thức trên hầu hết giảm
nhưng giá trị lại có xu hướng tăng trừ phương thức mở L/C. Năm 2008, tổng
kim ngạch thanh toán nhập khẩu của cả 3 phương thức tại SGD đạt 2.976,96
triệu USD, tăng 413,19 triệu USD (16,12%) so với năm 2007. Trong đó thanh
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
13
toán bằng nhờ thu và chuyển tiền đều tăng tương ứng là 13,33% và31,19%
nhưng thanh toán bằng L/C giảm 3.09 so với năm trước.
1.1.3.3.3. Hoạt động phát hành thẻ.
Doanh số thanh toán và phí thu từ thẻ tín dụng quốc tế đều tăng so với
năm trước. Năm 2008 tăng tương ứng là 6,4 triệu USD (5,7%) và 0.08 triệu
USD. Hoạt động cho vay thanh toán thẻ tín dụng luôn đảm bảo an toàn và
không phát sinh nợ khó đòi. Trong năm 2008 thì số lượng thẻ ATM phát hành
giảm khoảng 9.435 thẻ tương đương 19.01% so với năm 2007 do trong năm
2008 thẻ ghi nợ quốc tế có nhiều chương trình khuyến mại nên khách hàng
chuyển từ phát hành thẻ ATM sang thẻ ghi nợ quốc tế do hiện nay giao dịch
vẫn chưa bị thu phí. Tuy vậy doanh số hoạt động của thẻ ATM tăng mạnh là
1.723,53 tỷ đồng tương đương 24,68% do vậy các máy ATM phải hoạt động
với công suất lớn.
1.1.3.3.4. Hoạt động bảo lãnh.
Những năm gần đây, công tác bảo lãnh tại SGD đã gặp phải một số khó
khăn như cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác cũng như yêu cầu ngày
càng cao của khách hàng, chịu ảnh hưởng nặng nề từ những khó khăn chung
của các ngân hàng Việt Nam cũng như của nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo
được tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Hoạt động bảo lãnh tại SGD luôn đảm
bảo an toàn và không phát sinh khoản nợ quá hạn do bảo lãnh. Trong năm
2008, bảo lãnh trong nước chiếm tỷ trọng là 95.99% doanh số bảo lãnh tại
SGD và bão lãnh nước ngoài chiếm tỷ trọng là 4,01%.
1.1.3.3.5 .Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Tình hình cung cầu về ngoại tệ trong thời gian qua biến động bất
thường gây nên nhiều khó khăn trong việc cân đối ngoại tệ. Có thời điểm
khan hiếm ngoại tệ đẩy tỷ giá thị trường chợ đen chênh lệch lớn so với ngân
hàng. Tuy vậy SGD luôn bám sát tình hình thị trường và chỉ đạo của ngân
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
14
hàng trung ương cũng như NHNN để đưa ra tỷ giá thích hợp và đối tượng
khách hàng để phục vụ thích hợp. Trong năm 2008, SGD luôn cố gắng cao
nhất để đáp ứng nhanh chóng và kịp thời các nhu cầu mua bán ngoại tệ của
khách hàng để thanh toán và trả nợ đồng thời hỗ trợ bán ngoại tệ cho khách
hàng của một số chi nhánh VCB trên cùng địa bàn. Doanh số bán ngoại tệ
phục vụ nhập khẩu xăng dầu là 356,54 triệu USD.
1.1.3.4. Kết quả kinh doanh
Năm 2008, kết quả kinh doanh của SGD đạt 653,43 tỷ VND lợi nhuận
thuế tăng 103,61 tỷ VND (18,85%) so với năm 2007. Trong đó, tổng doanh
thu tăng 967,16 tỷ VND (38,04%) và tổng chi phí tăng 807,73 tỷ VND
(40,53%) so với năm 2007. Trong năm 2008, SGD điều chỉnh giảm lợi nhuận
theo biên bản kiểm toán năm 2007 là 55,813 tỷ VND.
BẢNG 1.4. BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA SGD THỜI
GIAN QUA.
Đơn vị: tỷ VND
STT Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2007
So với năm 2007
Tuyệt
đối
Tương đối
(%)
1 Thu lãi cho vay 407,14 242,02 165,12 68,23
2 Thu về kinh doanh ngoại tệ 149,32 83,63 65,69 78,55
3 Thu dịch vụ ngân hàng 166,68 152,19 14,49 9,52
4 Thu lãi tiền gửi tại TW 2.707,30 1.973,44 733,86 37,19
5 Thu khác 79,51 91,52 -12,01 -13,12
Tổng doanh thu 3.509,95 2.542,80 967,15 38,03
1 Trả lãi tiền gửi khách hàng 2.039,39 1517,76 521,63 34,37
2 Chi dịch vụ ngân hàng 545,19 332,02 213,17 64,20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
15
3 Chi thuê tài sản 86,10 61,22 24,88 40,64
4
Chi phí quản lý VP và đào
tạo 16,78 10,76 6,02 55,95
5 Chi cho CBNV 68,03 48,