Chuyên đề Hoàn thiện công tác trả lương cho người lao động tại công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội

Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, mở ra những cơ hội kinh doanh và những thách thức mà Doanh nghiệp phải đối mặt. Một trong những thách thức đó là Doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với các Doanh nghiệp khác ở thị trường trong nước mà còn cạnh tranh với Doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài. Vì vậy, Doanh nghiệp phải cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ .để thích ứng với cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước, khi mà có ngày càng nhiều Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, và có ngày càng nhiều Doanh nghiệp mới được thành lập. Trong quá trình cạnh tranh đó, nguồn lực con người là nguồn lực chủ chốt và quan trọng giúp Doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Vì vậy, ngày nay Doanh nghiệp rất coi trọng các chính sách sử dụng, duy trì nguồn lao động hiện tại một cách hiệu quả, đồng thời thu hút được những người tài, có tay nghề trình độ kỹ thuật cao làm việc cho Doanh nghiệp. Một trong những chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến sử dụng, duy trì và phát triển nguồn lao động tại Doanh nghiệp đó là chính sách liên quan đến tiền lương. Mặt khác, đối với người lao động, tiền lương là thu nhập chính của họ, giúp họ đảm bảo duy trì cuộc sống, đồng thời tiền lương cũng là một trong những chi phí sản xuất lớn của Doanh nghiệp. Các chính sách tiền lương cần đảm bảo giảm chi phí cho Doanh nghiệp, đồng thời thể hiện sự công bằng về trả lương cho người lao động sẽ làm cho họ yên tâm làm việc, tạo được sự hài lòng trong công việc, khuyến khích khả năng sáng tạo, giúp Doanh nghiệp hoàn thành được mục tiêu đề ra, nâng cao khả năng cạnh tranh. Đây là mục tiêu quan trọng mà các Doanh nghiệp hướng tới trong quá trình lập kế hoạch quỹ lương, và xác định các hình thức trả công cho người lao động sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, trả công gắn với kết quả lao động và sự đóng góp nỗ lực của người lao động. Tuy nhiên, trong quá trình lập kế hoạch và phân phối thu nhập cho người lao động, Doanh nghiệp gặp phải không ít những thiếu xót, hạn chế. Vì vậy em xin chọn đề tài : “ Hoàn thiện công tác trả lương cho người lao động tại Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội” Mục đích nghiên cứu: tìm hiểu về cách lập kế hoạch quỹ tiền lương và công tác trả lương cho người lao động của Doanh nghiệp. Từ đó, qua tìm hiểu thực trạng việc lập kế hoạch quỹ lương và công tác phân phối thu nhập cho người lao động tại Công ty, kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện sao cho công tác trả lương tại Doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kế, so sánh. Nội dung chuyên đề gồm 3 chương: Chương I : những vấn đề cơ bản về tiền lương trong Doanh nghiệp. Chương II : phân tích thực trạng công tác trả lương tại Công ty Nước sạch Hà Nội. Chương III : một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty Nước sạch Hà Nội.

doc73 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1910 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác trả lương cho người lao động tại công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lêi më ®Çu Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, mở ra những cơ hội kinh doanh và những thách thức mà Doanh nghiệp phải đối mặt. Một trong những thách thức đó là Doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với các Doanh nghiệp khác ở thị trường trong nước mà còn cạnh tranh với Doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài. Vì vậy, Doanh nghiệp phải cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ….để thích ứng với cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước, khi mà có ngày càng nhiều Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, và có ngày càng nhiều Doanh nghiệp mới được thành lập. Trong quá trình cạnh tranh đó, nguồn lực con người là nguồn lực chủ chốt và quan trọng giúp Doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Vì vậy, ngày nay Doanh nghiệp rất coi trọng các chính sách sử dụng, duy trì nguồn lao động hiện tại một cách hiệu quả, đồng thời thu hút được những người tài, có tay nghề trình độ kỹ thuật cao làm việc cho Doanh nghiệp. Một trong những chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến sử dụng, duy trì và phát triển nguồn lao động tại Doanh nghiệp đó là chính sách liên quan đến tiền lương. Mặt khác, đối với người lao động, tiền lương là thu nhập chính của họ, giúp họ đảm bảo duy trì cuộc sống, đồng thời tiền lương cũng là một trong những chi phí sản xuất lớn của Doanh nghiệp. Các chính sách tiền lương cần đảm bảo giảm chi phí cho Doanh nghiệp, đồng thời thể hiện sự công bằng về trả lương cho người lao động sẽ làm cho họ yên tâm làm việc, tạo được sự hài lòng trong công việc, khuyến khích khả năng sáng tạo, giúp Doanh nghiệp hoàn thành được mục tiêu đề ra, nâng cao khả năng cạnh tranh. Đây là mục tiêu quan trọng mà các Doanh nghiệp hướng tới trong quá trình lập kế hoạch quỹ lương, và xác định các hình thức trả công cho người lao động sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, trả công gắn với kết quả lao động và sự đóng góp nỗ lực của người lao động. Tuy nhiên, trong quá trình lập kế hoạch và phân phối thu nhập cho người lao động, Doanh nghiệp gặp phải không ít những thiếu xót, hạn chế. Vì vậy em xin chọn đề tài : “ Hoàn thiện công tác trả lương cho người lao động tại Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội” Mục đích nghiên cứu: tìm hiểu về cách lập kế hoạch quỹ tiền lương và công tác trả lương cho người lao động của Doanh nghiệp. Từ đó, qua tìm hiểu thực trạng việc lập kế hoạch quỹ lương và công tác phân phối thu nhập cho người lao động tại Công ty, kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện sao cho công tác trả lương tại Doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kế, so sánh. Nội dung chuyên đề gồm 3 chương: Chương I : những vấn đề cơ bản về tiền lương trong Doanh nghiệp. Chương II : phân tích thực trạng công tác trả lương tại Công ty Nước sạch Hà Nội. Chương III : một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty Nước sạch Hà Nội. PHẦN MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I- ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NƯỚC SẠCH HÀ NỘI 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1 Giới thiệu chung Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội (Công ty Nước sạch Hà Nội) là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân thuộc sở giao thông công chính Hà Nội. - Công ty có trụ sở chính tại: Số 44 đường Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội - Số điện thoại: 043.8293179. Đã được thành lập theo Quyết định số 546/QDUB ngày 4/4/1994 của Uỷ ban nhân dân thành phố. - Website: www.hawacorp.vn Đặc điểm hình thành và phát triển Quá trình hình thành và phát triển của Công ty có thể chia thành các giai đoạn sau: * Giai đoạn 1985 – 1996 Ngày 11/6/1985 Chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam và chính phủ Cộng hòa Phần Lan đã ký hiệp định mà theo đó chính phủ Cộng hòa Phần Lan viện trợ không hoàn lại giúp thành phố Hà Nội cải tạo, nâng cấp và mở rộng hệ thống cung cấp nước cho sản xuất sinh hoạt, nghiên cứu nguồn nước ngầm, xây dựng, quy hoạch và phát triển cấp nước Hà Nội đến năm 2020, cũng như đào tạo nguồn nhân lực để quản lý và vận hành có hiệu quả hệ thống cấp nước mới, gồm 125 giếng khai thác nước ngầm với công suất mỗi ngày đạt 370.000m3. Tổng số vốn viện trợ là 375 triệu FIM (tiền Phần Lan) tương ứng 80 triệu USD cộng với 147.232 triệu đồng chính phủ Việt Nam đầu tư để thực hiện dự án với thời gian thực hiện từ năm 1985-1997. Ngày 4/4/1994 UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 564/QĐ-UB sáp nhập Công ty đầu tư phát triển ngành nước và xưởng đào tạo công nhân ngành nước thuộc trung tâm nghiên cứu khoa học đào tạo với Công ty cấp nước Hà Nội, tổ chức lại thành đơn vị mới tên là: “Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội”. Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội là doanh nghiệp kinh tế quốc doanh cơ sở, chịu sự quản lý nhà nước trực tiếp của Sở Giao thông Công chính Hà Nội. * Giai đoạn 1996 đến nay Tháng 8/1996 để thực hiện kế hoạch phát triển nước sạch Hà Nội trong tương lai với mục đích nâng cao công tác quản lý của đơn vị, sau khi nhà máy nước Gia Lâm do chính phủ Nhật Bản giúp ta xây dựng hoàn thành với công suất 30.000m3/ngày đêm. Thành phố Hà Nội quyết định tách Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội thành 2 công ty. Toàn bộ các nhà máy, trạm sản xuất nước và mạng nước thuộc địa bàn Gia Lâm, Đông Anh được tách ra thành Công ty Kinh doanh nước sạch số 2 với nhiệm vụ đảm bảo việc cấp nước cho địa bàn trên. Hiện nay là thời kỳ công ty phải tự chủ về tài chính, bằng nguồn vốn khấu hao công ty tự túc đầu tư trang thiết bị, muốn cải tạo phát triển để đáp ứng nhu cầu về nước sạch trên địa bàn thành phố Công ty phải vay vốn và trả lãi, thông qua dự án SAUR Công ty đã vay 5 năm của chính phủ Pháp 7.5 triệu FFr xây dựng chi nhánh thí điểm quản lý khách hàng tại quận Hai Bà Trưng (1996-1997). Năm 1998 vay Ngân hàng thế giới (WB) 33,5 triệu USD cộng với 186 tỷ đối ứng của chính phủ để đầu tư xây dựng thêm hai nhà máy mới Cáo Đỉnh và Nam Dư có công suất mỗi nhà máy 30.000m3/ngày đêm. Để tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh trong năm 1999-2000 Công ty tiếp tục vay chính phủ Đan Mạch 5,84 triệu USD để cải tạo hệ thống cấp nước bằng công nghệ không đào. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của công ty Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ 1.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ  Nguồn: phòng Tổ chức đào tạo 12 Xí nghiệp nước Yên Phụ Ngô Sĩ Liên Lương Yên Mai Dịch Tương Mai Pháp Vân Ngọc Hà Hạ Đình Cáo Đỉnh Nam Dư Gia Lâm Bắc Thăng Long Các đơn vị Kinh doanh Nước sạch XN KDNS Ba Đình XN KDNS Hoàn Kiếm XN KDNS Đống Đa XN KDNS Hai Bà Trưng XN KDNS Cầu Giấy XN KDNS Số 2 Hà Nội Nhiệm vụ của Ban lãnh đạo và các phòng ban nghiệp vụ chức năng: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ: Có quyền quyết định các vấn đề như nhận, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác; xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh dài hạn và ngắn hạn; lập chi nhánh văn phòng đại diện của công ty; thông qua các báo cáo tài chính hàng năm; thông qua định hướng phát triển của công ty; số lượng thành viên của hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; quyết định đầu tư vốn vào công ty con; tiếp nhận doanh nghiệp tham gia liên kết lựa chọn đơn vị kiểm toán; bầu, bãi, miễn và thay thế Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; sửa đổi bổ sung điều lệ Công ty; sáp nhập, chuyển đổi, tổ chức lại và giải thể công ty... BAN KIỂM SOÁT Ban kiểm soát được thành lập để giúp việc cho Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành các điều lệ của Công ty mẹ, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị. TỔNG GIÁM ĐỐC Tổng giám đốc là người đại diện pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty mẹ - Công ty con theo mục tiêu, kế hoạch, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị phù hợp với điều lệ của Công ty mẹ - Công ty con, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về quyền và nhiệm vụ dược giao. Xây dựng kế hoạch hang năm, quyết định các dự án đầu tư, quyết định các dự án sử dụng vốn, tài sản, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo với Hội đồng quản trị về kết quả kinh doanh hàng năm, chịu sự kiểm tra giám sát của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát… PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Phó tổng giám đốc giúp tổng giám đốc điều hành công ty theo phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền; việc uỷ quyền có liên quan đến việc sử dụng con dấu của công ty mẹ đều phải thực hiện bằng văn bản. PHÒNG TỔ CHỨC ĐÀO TẠO Phòng Tổ chức – đào tạo là phòng chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ cấu tổ chức của công ty Nước sạch Hà Nội, tham mưu, giúp việc cho Tổng giảm đốc công ty trong các lĩnh vực sau: Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý lao động phát triển nguồn nhân lực của công ty; Thực hiện giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động trong công ty; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mô hình sản xuất kinh doanh và quản lý người lao động. PHÒNG KỸ THUẬT Phòng kỹ thuật là phòng chuyên môn nghiệp vụ trong cơ cấu tổ chức của công ty Nước sạch Hà Nội , tham mưu cho Tổng giám đốc trong các lĩnh vực sau: Quản lý hệ thống cấp nước, công trình liên quan gồm nguồn nước, công nghệ xử lý nước của nhà máy, mạng lưới truyền dẫn trực thuộc công ty mẹ; Thực hiện chức năng liên quan đến các giếng khai thác nước; Nghiên cứu đề xuất cho lãnh đạo công ty về biện pháp chống thất thoát, thất thu trên hệ thống cấp thoát nưốctàn thành phố; Quản lý công tác An toàn vệ sinh lao động - Bảo hộ lao động; Nghiên cứu, tiếp nhận áp dụng và hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật công nghệ, trang thiết bị tiên tiến nhằm mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh. PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc công ty công tác tài chính - kế toán; tham mưu cho ban lãnh đạo công ty: Trong lĩnh vực quản lý tài chính doanh nghiệp đảm bảo thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước; trong việc quản lý sử dụng vốn có hiệu quả, các nguồn lực của doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh để bảo toàn và phát triển nguồn vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; trong việc tổ chức quản lý công tác hạch toán kế toán tại công ty mẹ và công ty con, các đơn vị trực thuộc tổ hợp công ty mẹ - công ty con đảm bảo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về kế toán thong kê; trong việc xây dựng và giám sát việc thực hiện các định mức quy chế, quy định nội bộ công ty trong lĩnh vực tài chính kế toán. PHÒNG KẾ HOẠCH - ĐẦU TƯ Là phòng chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về các lĩnh vực sau: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, các kế hoạch nhắn hạn, trung hạn và dài hạn đảm cho sự phát triển bền vững của công ty theo chức năng nhiệm vụ của UBND thành phố Hà Nội giao cho; Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc lập kế hoạch đầu tư và xây dựng, tổ chức quản lý dự án đầu tư, xây dựng công trình theo phân cấp của thành phố à công ty; Xây dựng kế hoạch tiền lương, thực hiện các thủ tục thanh toán tiền lương, tiền công, chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác cho các đơn vị, phòng ban công ty. Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thong tin và phối hợp với các đơn vị, phòng ban quản lý sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. PHÒNG KINH DOANH Là phòng chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về các lĩnh vực sau: Xây dựng phương án kinh doanh nước sạch cho phù hợp với từng kỳ phát triển công ty; Tổ chức việc theo dõi thực hiện hợp đồng cung ứng sử dụng nước, phát triển mở rộng khách hang trình Tổng giám đốc phê duyệt; Chỉ đạo thực hiện kế hoạch ghi thu tiền nước và giải quyết tồn tiền nợ, tiền nước. Hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh cho các xí nghiệp Kinh doanh nước sạch; Tổng hợp tình hình đánh giá thực hiện kinh doanh của các xí nghiệp Kinh doanh nước sạch và toàn công ty theo định kỳ tháng, quý, năm; Tổ chức công tác tổ chức quản lý đồng hồ đo nước, kiểm tra, kiểm soát công tác ghi thu, ghi đọc đồng hồ đo nước của khách hang. PHÒNG HÀNH CHÍNH - QUẢN TRỊ Là phòng chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ cấu tổ chức của công ty có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc công ty và các lĩnh vực quản lý điều hành hành chính, quản trị: Quản lý cơ sở vật chất, đất đai, nhà xưởng; Quản lý văn thư lưu trữ; Quản lý và thực hiện công tác hành chính lễ tân, phục vụ. PHÒNG THANH TRA Tham mưu cho Tổng giám đốc các lĩnh vực sau: Bảo đảm thực hiện pháp luật trong lĩnh vực cấp nước của thành phố. Tăng cường kỷ luật, thực hiện quy chế dân chủ trong công ty. Tuyên truyền các hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ cấp nước. PHÒNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG Công tác quản lý chất lượng nước về mặt hoá lý vi sinh Quản lý môi trường, vệ sinh công nghiệp trong quy trình sản xuất nước Quản lý chăm lo sức khẻ, khám chữa bệnh, cấp phát thuốc cho Cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. 2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty - Đại diện Chủ sở hữu vốn Nhà nước tại công ty mẹ đồng thời chịu trách nhiệm trước UBND thành phố Hà Nội về việc bảo toàn vốn được giao. - Giữu vai trò chủ đạo, tập trung, chi phối và liên kết các hoạt động của các công ty con, công ty liên kết, nhằm đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ và công ty cong, công ty liên kết. - Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn vốn, tài sản, lao động, chế độ chính sách, điều hành sản xuất kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết theo qui định của pháp luật, theo điều lệ tổ chức và hoạt động. - Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành nghề khai thác, sản xuất kinh doanh nước sạch chủ yếu. 3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 3.1 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh - Khai thác, sản xuất, phân phối, kinh doanh nước sạch cho các nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh dịch vụ. - Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng, công nghệ thuộc ngành nước. - Tư vấn, khảo sát, thiết kế, thẩm định, giám sát, thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, cấp nước, thoát nước và công trình phụ trợ. - Kinh doanh bất động sản, xây nhà ở để bán và cho thuê. Kinh doanh khu vui chơi giải trí, trông giữ ô tô, xe máy. - Đầu tư liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trong các lĩnh vực nêu trên. - Thực hiện đầu tư tài chính vào các ngành, lĩnh vực có lợi nhuận cao để tích tụ vốn cho phát triển ngành nước. 3.2 Đặc điểm về tổ chức sản xuất Về nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nước, chiếm trị giá lớn trong công tác lắp đặt, sửa chữa hệ thống cấp nước cũng như các công trình xây dựng cơ bản. Vật tư của công ty Nước sạch Hà Nội đang quản lý, sử dụng rất đa dạng, nhiều chủng loại. Có thể kể ra các loại nguyên vật liệu chính bao gồm: nước thô, nước ngầm, các loại hóa chất để sát trùng nước ngầm như là clo, zaven; ống nước và các phụ kiện ngành nước như: tê, cút, vòi, đồng hồ đo nước... sử dụng trong việc sửa chữa , lắp đặt mới đường nước. Các nhiên liệu như: xăng, dầu, than được dùng để cung cấp cho chạy máy và đội cơ giới của công ty. Ngoài các vật liệu, nhiên liệu còn có những phụ tùng thay thế phục vụ cho công tác sửa chữa đường ống nước như: rơle, công tơ, cầu chì, cầu dao, công tắc áp lực, bóng đèn, zoăng điện cao su, còng bi... phụ tùng thay thế, vật liệu phục vụ cho hoạt động này rất đa dạng và nhiều chủng loại. Về máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị của công ty Nước sạch Hà Nội đa dạng, nhiều chủng loại, nằm rải rác khắp thành phố. 3.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất nước sạch từ nước ngầm Quy trình công nghệ sản xuất nước sạch là quy trình công nghệ khép kín, liên tục. Phương pháp sử lý nước sạch của nhà máy là: dùng phương pháp cơ học (sử dụng dàn mưa, bể lắng đọng, khử sắt, chất bẩn), dùng phương pháp hóa học (khử trùng bằng clo) Trạm bơm cấp 1 bơm nước ngầm lên dàn mưa, phun mưa và chảy xuống sàn đập để tăng diện tích tiếp xúc không khí thực hiện phản ứng khử sắt. Nước chảy tiếp xúc bồn thu và bể lắng để loại bỏ các cặn nhỏ, chất kết tủa rồi qua các máng và tràn vào bể lọc nhanh. Nước sau khi lọc được hòa trộn vào nước clo để loại bỏ các vi khuẩn và thực vật, cuối cùng nước sạch được tích lại ở bể chứa. Trạm bơm cấp 2 có nhiệm vụ bơm truyền trực tiếp đến các nơi tiêu thụ: hộ tiêu dùng qua mạng lưới đường ống cấp nước và đồng hồ đo nước, và các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công trình công cộng, dự trữ nước cứu hỏa... Sơ đồ 1.2: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH  Nguồn: phòng kỹ thuật 4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 4.1 Kết quả sản xuất kinh doanh Bảng 1.1: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH QUA CÁC NĂM TỪ 2006 - 2008 CHỈ TIÊU  NĂM 2006  NĂM 2007  NĂM 2008  So sánh 07/06  So sánh 08/07       Tuyệt đối  %  Tuyệt đối  %   Doanh thu (Tỷ đồng)  376,08  407,10  446,29  31,02  8,25  39,19  9,63   Lợi nhuận (Tỷ đồng)  21,32  24,80  25,63  3,84  16,33  0,83  3,35   Quỹ tiền lương (Tỷ đồng)  69,82  71,57  72,74  1,75  2,51  1,17  1,63   LĐ bình quân (người)  2013  2045  2082  32,00  1,59  37,00  1,81   NSLĐ bình quân (Triệu đồng/người)  186,83  199,07  214,35  12,24  6,55  15,28  7,68   Tiền lương bình quân (đồng/ người/ tháng)  2890379,2  2916462,92  2911463,34  26083,72  0,90  -4999,58  -0,17   Nguồn: Báo các kết quả kinh doanh Qua bảng tổng hợp kết quả kinh doanh trong những năm gần đây của Công ty Nước sạch Hà Nội cho thấy: Doanh thu không ngừng tăng cao qua các năm, năm 2007 tăng 8,25% so với năm 2006, năm 2008 tăng 9,36% so với năm 2007. Số lượng người lao động làm việc tại công ty cũng tăng qua các năm. Sở dĩ, có kết quả như vậy là do công ty không ngừng cải tiến kỹ thuật, cải tạo mở rộng nâng cao công xuất sản xuất của các nhà máy sản xuất nước. Hơn nữa, quá trình đô thị hoá không ngừng phát triển, các dự án, khu đô thị mới, xây dựng khu chung cư nhà ở mới cho người dân, khu công nghiệp mới ở ngoại thành, vì thế nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ ngày càng tăng cao. Vì vậy công ty không ngừng mở rộng được thị trường, có nhiều khách hàng mới, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động trong công ty. Được sự hỗ trợ của dự án với chính phủ Phần Lan, hệ thống sản xuất cung cấp nước của công ty được cải thiện đáng kể, hỗ trợ về công nghệ và kỹ thuật cho công ty, người lao động được đào tạo chuyên sâu hơn về nghiệp vụ như ghi thu tiền nước, vận hành bơm… góp phần nâng cao năng suất lao động trong công ty. Mặt khác, công tác chống thất thu, thất thoát nước sạch, thanh kiểm tra được chú trọng, vì vậy tăng tỷ lệ nước thu tiền, góp phần nâng cao doanh thu, lợi nhuận cho công ty. Lao động làm việc tại công ty có thu nhập ổn định năm 2008 tiền lương bình quân của người lao động là khoảng 2.900.000 đồng/ tháng. Có thể nói đó là mức thu nhập khá cao của người lao động. Không những thế, người lao động làm việc tại công ty được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm của Nhà nước, được chăm sóc sức khoẻ định kỳ, được theo học các khoá đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ. Kết quả sản xuất kinh doanh cho thấy sự phát triển của công ty, toạ công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tạo niềm tin cho người lao động, góp phần vào sự phát triển không ngừng của thủ đô Hà Nội. 4.2 Một số thành tích Chính vì sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên và lãnh đạo đơn vị nên công ty đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Hai huân chương chiến công hạng 3 năm 1966, 1972 Hai huân chương lao động hạng 3 năm 1958,1969 Hai huân chương lao động hạng 2 năm 1965,1984 Một huân chương lao động hạng nhất năm 1998 Đảng bộ giữ vững liên tục 10 năm là tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh của quận Ba Đình. Công đoàn, Đoàn thanh niên giữ vững liên tục danh hiệu thi đua, nhiều năm là tổ chức vững mạnh được Chính phủ
Luận văn liên quan