Chuyên đề Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần may Sơn Hà

Con người là trọng tâm của tất cả các hoạt động là con người, mọi hoạt động diễn ra cũng là nhờ con người. Để tồn tại và phát triển không có con đường nào khác là duy trì và phát triển nguồn tài nguyên nhân sự một cách hiệu quả nhất. Nhân sự sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức, của xã hội và của quốc gia. Đặc biệt, trong xu thế ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt và khốc liệt các doanh nghiệp để phát triển bền vững cũng là do có nguồn lực con người vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, cả về thể lực và trí lực. Xuất phát từ vai trò vô cùng to lớn của nguồn tài nguyên con người đối với sự phát triển của thời đại nói chung, nền kinh tế của một quốc gia cũng như đối với một doanh nghiệp. Đồng thời, xuất phát từ thực trạng của đơn vị thực tập, sự thuận lợi trong lấy dữ liệu và phân tích dữ liệu và ý nghĩa vô cùng to lớn của công tác tuyển dụng nhân sự -một công tác của hoạt động quản trị nhân lực trong doanh nghiệp tôi quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Cổ phần May Sơn Hà” là chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề bao gồm 03 phần: Chương 1: Những vấn đề lý luận cung về công tác tuyển dụng nhân sự Chương 2: Thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty CP May Sơn Hà Chương 3: Hoàn thiện Công tác tuyển dụng tại Công ty CP May Sơn Hà

docx64 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5804 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần may Sơn Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 5 LỜI MỞ ĐẦU 6 PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG 7 I. Khái niệm 7 II. Nguyên tắc tuyển dụng 7 III. Nguồn tuyển dụng 7 IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng 7 V. Quy trình tuyển dụng 8 1. Quy trình tuyển mộ 8 2. Quy trình tuyển chọn 10 VI. ý nghĩa của công tác tuyển dụng 13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SƠN HÀ 14 2.1 Một số đặc điểm của công ty cổ phần may sơn hà có ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng 14 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ Phần May Sơn Hà 14 2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh 16 2.1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty 16 2.1.2.2 Đặc điểm sản phẩm 16 2.1.2.3 Quy trình sản xuất 16 2.1.3 Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty 18 2.1.4 Đặc điểm về lao động của Công ty 20 2.1.4.1 Cơ cấu lao động theo giới 20 2.1.4.2 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn 21 2.1.4.3 Cơ cấu lao động theo tính chất lao động 22 2.1.5 Thực trạng hoạt động của phòng TCHC 23 a. Công tác tuyển mộ và tuyển chọn 23 b. Các loại hợp đồng lao động 24 c. Tổ chức lao động và định mức lao động 24 d. An toàn vệ sinh lao động 24 e. Thù lao lao động 24 f. Kỷ luật lao động 25 g. Đào tạo nguồn nhân lực 25 2.1.6. Kết quả sản xuất – kinh doanh 25 2.2 Thực trạng công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần may sơn hà 26 2.2.1 Thực trạng công tác tuyển mộ 28 2.2.1.1 Nguyên tắc tuyển mộ 28 2.2.1.2 Nguồn tuyển mộ 29 2.2.1.3 Phương pháp tuyển mộ 32 2.2.1.4 Quy trình tuyển mộ 32 2.2.1.5 Kết quả của công tác tuyển mộ 28 2.2.2 Thực trạng công tác tuyển chọn 34 2.2.2.1 Nguyên tắc tuyển chọn ở Công ty 34 2.2.2.2 Nguồn tuyển chọn 34 2.2.2.3 Quy trình tuyển chọn 35 2.2.2.4 Kết quả Công tác tuyển chọn 41 2.2.3 Kết quả của Công tác tuyển dụng 42 2.3 Các nhân tố tác động đến Công tác tuyển dụng 43 2.3.1 Các nhân tố chủ quan 43 2.3.2 Nhân tố khách quan 45 2.4 Đánh giá chung về công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần may sơn hà 45 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SƠN HÀ 48 3.1: Định hướng phát triển của Công ty 48 3.1.1. Định hướng chung của Công ty 48 3.1.2. Kế hoạch quản trị nhân sự của Công ty 48 3.1.3. Kế hoạch tuyển dụng của Công ty năm 48 3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện Công tác tuyển dụng tại Công ty Cổ phần May Sơn Hà 48 1. Thiết lập bộ phận quản trị nhân sự độc lập để tập trung mọi nỗ lực vào công tác quản trị nhân sự nói chung và công tác tuyển dụng nói riêng 49 2. Xây dựng kế hoạch nhân sự linh hoạt, khoa học cụ thể cho từng giai đoạn, từng thời kỳ biến công tác tuyển dụng từ thế bị động sang thế chủ động 50 3. Nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển toàn diện vai trò của cán bộ làm công tác tuyển dụng nói riêng, công tác quản trị nhân sự nói chung 51 4. Đa dạng nguồn tuyển dụng và phương pháp tuyển dụng 51 5. Phải đánh giá sau tuyển dụng và xây dựng dự trù kinh phí cho công tác tuyển dụng 52 6. Xây dựng chính sách nhân sự khoa học hiệu quả 53 7. Tăng cường công tác chỉ đạo từ giám đốc Công ty và sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận phòng ban chức năng trong Công ty 53 8. Các giải pháp khác nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần May Sơn Hà 54 KẾT LUẬN 56 LỜI CẢM ƠN 57 LỜI CAM ĐOAN 58 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 1 : Bảng số liệu lao động theo giới Bảng 2 : Bảng số liệu lao động theo trình độ chuyên môn Bảng 3 : Bảng số liệu lao động theo tính chất công việc Bảng 4 : Bảng số liệu kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm Bảng 5 : Bảng số liệu lao động tuyển dụng qua các năm Biểu đồ 1 : Biều đồ biểu diễn lao động theo giới Biểu đồ 2 : Biều đồ biểu diễn lao động theo trình độ chuyên môn Biểu đồ3 : Biều đồ biểu diễn lao động theo tính chất công việc Biểu đồ 4 : Biều đồ biểu diễn kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm Sơ đồ 1 : Quy trình sản xuất Sơ đồ 2 : Bộ máy tổ chức quản lý Sơ đồ 3 : Quy trình tuyển mộ của Công ty Sơ đồ 4 : Quy trình tuyển dụng của Công ty Sơ đồ 5 : Quy trình tuyển dụng cán bộ quản lý Sơ đồ 6 : Quy trình tuyển dụng có qua đào tạo LỜI MỞ ĐẦU Con người là trọng tâm của tất cả các hoạt động là con người, mọi hoạt động diễn ra cũng là nhờ con người. Để tồn tại và phát triển không có con đường nào khác là duy trì và phát triển nguồn tài nguyên nhân sự một cách hiệu quả nhất. Nhân sự sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức, của xã hội và của quốc gia. Đặc biệt, trong xu thế ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt và khốc liệt các doanh nghiệp để phát triển bền vững cũng là do có nguồn lực con người vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, cả về thể lực và trí lực. Xuất phát từ vai trò vô cùng to lớn của nguồn tài nguyên con người đối với sự phát triển của thời đại nói chung, nền kinh tế của một quốc gia cũng như đối với một doanh nghiệp. Đồng thời, xuất phát từ thực trạng của đơn vị thực tập, sự thuận lợi trong lấy dữ liệu và phân tích dữ liệu và ý nghĩa vô cùng to lớn của công tác tuyển dụng nhân sự -một công tác của hoạt động quản trị nhân lực trong doanh nghiệp tôi quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Cổ phần May Sơn Hà” là chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề bao gồm 03 phần: Chương 1: Những vấn đề lý luận cung về công tác tuyển dụng nhân sự Chương 2: Thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty CP May Sơn Hà Chương 3: Hoàn thiện Công tác tuyển dụng tại Công ty CP May Sơn Hà Qua chuyên đề này, tôi mong rằng có thể miêu tả một cách tổng quát nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn diện, chi tiết cụ thể hoạt động của quản trị nhân sự, đặc biệt là Công tác tuyển dụng tại Công ty Cổ phần May Sơn Hà, từ đó đưa ra một số biện pháp cho công tác tuyển dụng của Công ty nhằm hoàn thiện công tác này ở Công ty Cổ Phần May Sơn Hà. Với những kinh nghiệm và khả năng của bản thân, mặc dù hết sức cố gắng và nỗ lực song không thể không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, thu thập và phân tích tình hình hoạt động của đơn vị thực tập. Tôi xin kính mong sự tạo điều kiện và giúp đỡ của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty, Thạc sỹ – Vũ Hoàng Ngân để tôi hoàn thành khoá thực tập tốt nghiệp và hoàn thiện chuyên đề thực tập của mình. Xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP I. KHÁI NIỆM Tuyển dụng bao gồm 02 công việc là tuyển mộ và tuyển chọn nhân sự - Tuyển mộ là quá trình tìm kiếm, thu hút ứng cử viên từ các nguồn khác nhau đến nộp đơn đăng ký xin việc. Quá trình tuyển mộ kết thúc khi người tuyển dụng đã có trong tay những hồ sơ của người xin việc. - Tuyển dụng là quá trình sàng lọc trong những số những ứng cử viên và lựa chọn trong số họ những ứng cử viên tốt nhất theo đạt được yêu cầu đề ra. Có thể đồng thời cả tuyển mộ và tuyển chọn. II. NGUYÊN TẮC TUYỂN DỤNG - Tuyển dụng cán bộ, nhân viên phải xuất phát từ lợi ích chung của doanh nghiệp và xã hội. - Phải dựa vào khối lượng công việc và yêu cầu cụ thể của từng loại công việc để tính tới khả năng sử dụng tối đa năng lực của họ. - Khi tuyển chọn phải nghiên cứu thận trọng và toàn diện cá nhân, phẩm chất và năng lực cá nhân nhân viên. III. NGUỒN TUYỂN DỤNG - Nguồn bên trong doanh nghiệp: Nguồn nội bộ khuyến khích nhan viên bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, có được đội ngũ nhân viên có kiến thức về doanh nghiệp, lòng trung thành với doanh nghiệp, có đầy đủ thông tin về nhân viên, tiết kiệm đựơc chi phí tuyển chọn. Tuy vậy, nguồn nội bộ này cũng có những hạn chế như không thu hút được những người có trình độ cao ngoài doanh nghiệp. - Nguồn bên ngoài doanh nghiệp IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TUYỂN DỤNG - Hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp. - Tính hấp dẫn của công việc: vị trí, uy tín, quan niệm xã hội về công việc, lương bổng, sự an toàn, sự “nhàn hạ”, tính chất lao động… - Các chính sách quản lý nội bộ: lương bổng, đào tạo, thăng tiến, các chế độ khác. - Chính sách quản lý của chính phủ: Cơ cấu kinh tế, chính sách tiền lương, tiền công, chính sách bảo hiểm, xu hướng phát triển kinh tế, họp tác kinh tế với nước ngoài… - Chi phí cho tuyển chọn. V. QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG 1. Quy trình tuyển mộ a. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tuyển mộ: * Các yếu tố bên trong: - Uy tín doanh nghiệp trên thị trường thể hiện qua những yếu tố như cơ hội việc làm, phát triển …Uy tín càng lớn càng thu hút được nhiều lao động. - Chính sách nhân sự của doanh nghiệp. - Các yếu tố khác: Phong cách người lãnh đạo; văn hoá, môi trường và điều kiện làm việc. * Các yếu tố bên ngoài: - Cung – cầu lao động trên thị trường - Xu hướng, quan niệm xã hội về công việc, nghề nghiệp. - Dịch chuyển cơ cấu kinh tế - Pháp luật Nhà nước. b. Nguồn tuyển mộ và phương pháp tuyển mộ b.1. Nguồn nội bộ: Luân chuyển lao động từ bộ phận này sang bộ phận khác hoặc từ vị trí này sang vị trí khác * Phương pháp tuyển mộ của nguồn nội bộ: - thường là sự đề bạt. - Tham khảo ý kiến: khi cần người cho 1 vị trí nào đó các cấp sẽ hỏi ý kiến của những người lao động, người lao động (cán bộ công nhân viên) và những người có kinh nghiệm - Thông báo công khai: tất cả các thông tin liên quan đến vị trí cần tuyển đều được thông báo, triển khai đến tất cả mọi người trong doanh nghiệp, những người nào thấy mình có đủ yêu cầu đều có thể nộp đơn tham gia dự tuyển. - Lưu trữ các kỹ năng: tát cả các thông tin về nhân sự được lưu lại trên phần mềm máy tính, khi cần sẽ tìm người đáp ứng nhu cầu, giúp họ tìm được người như mong muốn. * Ưu điểm của nguồn nội bộ: - Cho pháp tiết kiệm chi phí tuyển dụng, chi phí hội nhập - Người lao động sẽ nắm rất rõ điểm mạnh, điểm yếu của ứng cử viên vì thế học có định hướng phù hợp tránh được sự nhầm lẫn trong tuyển dụng. - Sự nỗ lực của những người lao động được đánh giá, đền bù xứng đáng. * Nhược điểm của nguồn nội bộ: - Không tận dụng được phương pháp, phong cách của những người làm việc bên ngoài, những người đựơc lựa chọn trong doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đáp ứng được những nhu cầu đặt ra. Nếu sự đề bạt không khách quan hợp lý sẽ dẫn đến mâu thuẫn. - Đảo lộn cơ cấu lao động của doanh nghiệp. b.2. Nguồn bên ngoài: - ứng cử viên là học sinh, sinh viên tốt nghiệp cơ sở đào tạo. - Lao động tự do trên thị trường. - Những người hiện đang làm trong doanh nghiệp khác. - Những người hết tuổi lao động có khả năng và mong muốn làm việc * Phương pháp tuyển mộ từ nguồn bên ngoài: - Quảng cáo thông qua phương tiện thông tin đại chúng - Cán bộ tuyển dụng trực tiếp đến cơ sở đào tạo để tìm kiếm và thu hút ứng cử viên. - Các trung tâm, tổ chức giới thiệu tư vấn việc làm. - Thông qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè. - Tự ứng cử viên đến doanh nghiệp xin và tìm công việc làm * Ưu điểm của nguồn bên ngoài: - Cơ hội lựa chọn rất lớn nên có thể tìm đến người hoàn toàn có khả năng đáp ứng công việc. - Không đảo lộn cơ cấu của doanh nghiệp. * Nhược điểm của nguồn bên ngoài: - Chi phí tuyển dụng, thời gian hội nhập lớn. - Nguy cơ về nhầm lẫn người trong quá trình tuyển dụng có thể xảy ra. 2. Quy trình tuyển chọn a. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tuyển chọn - Hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp. - Tính hấp dẫn của công việc: vị trí, uy tín, quan niệm xã hội về công việc, lương bổng, sự an toàn, sự “nhàn hạ”, tính chất lao động… - Các chính sách quản lý nội bộ: lương bổng, đào tạo, thăng tiến, các chế độ khác. - Chính sách quản lý của chính phủ: Cơ cấu kinh tế, chính sách tiền lương, tiền công, chính sách bảo hiểm, xu hướng phát triển kinh tế, họp tác kinh tế với nước ngoài… - Chi phí cho tuyển chọn: sự đầu tư chi phí cho tuyển chọn là rất lớn, đặc biệt với những nhân viên có hàm lượng chất xám cao, có kỹ năng, kinh nghiệm. Đây là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư cho việc tuyển chọn. b. Các nguồn tuyển chọn * Nguồn nội bộ: Nhiều doanh nghiệp nỗ lực phát triển nhân viên từ cấp thấp nhất của họ cho đến những vị trí cao hơn khác nhau trong tổ chức, việc đó thường được tiến hành nhờ hệ thống quản lý nhân sự ở xí nghiệp. Việc tuyển chọn từ nội bộ có tác dụng: - Khuyến khích nhân viên bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. - Có được một đội ngũ nhân viên có kiến thức về doanh nghiệp, lòng trung thành với doanh nghiệp. - Có đầy đủ thông tin về nhân viên. Tuy vậy, tuyển chọn từ nguồn này có những hạn chế như không thu hút được những nguời có trình độ cao ngoài doanh nghiệp. * Nguồn bên ngoài: thông qua: - Quảng cáo việc làm: Là những phương tiện thông báo cho toàn xã hội về công việc còn thiếu người đảm nhận ở doanh nghiệp. - Qua các văn phòng giới thiệu việc làm. - Các trường phổ thông, dạy nghề, các trường cao đẳng, đại học. - Những người xin việc tự tìm đến. c. Quy trình tuyển chọn Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ xin việc: Mục tiêu của nghiên cứu hồ sơ xin việc là nắm bắt điểm cơ bản của ứng cử viên, loại ngay những ứng cử viên không đáp ứng yêu cầu công việc hoặc yếu kém hơn hẳn những ứng cử viên khác trên cơ sở nắm bắt những thông tin liên quan đến ứng cử viên. Bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện công việc được sử dụng để so sánh nó với khả năng thực tế của ứng cử viên. Bước 2: Phỏng vấn sơ bộ, tiếp xúc sơ bộ: Mục tiêu của phỏng vấn, tiếp xúc sơ bộ là muốn nắm bắt động cơ làm việc, phong cách của ứng cử viên. Cuộc tiếp xúc sơ bộ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng vẫn có đủ các bước nhỏ: - Đón tiếp ứng cử viên: là công việc quan trọng vì đại bộ phận ứng cử viên là lần đầu tham gia phỏng vấn, việc này giúp ứng cử viên tự tin hơn. - Phỏng vấn ngắn hoặc tiếp xúc với các nhà tuyển dụng: ở đây các nhà tuyển dụng đưa ra các câu hỏi ứng cử viên để nhìn ra phong cách, khả năng ứng cử viên. Hai bước này có thể đổi cho nhau hoặc có thể bỏ qua. Bước 3: Kiểm tra trắc nghiệm: Sử dụng các kỹ thuật tâm lý khác nhau để đánh giá ứng cử viên về nhiều phương diện khác nhau. Các loại trắc nghiệm: - Trắc nghiệm về trí thông minh để đánh giá sự hiểu biết, mức độ tư duy, phản ứng nhanh nhạy của ứng cử viên. Thường áp dụng đối với lao động quản lý. - Trắc nghiệm tâm lý: nhằm đánh giá đặc điểm tâm lý cá nhân ứng cử viên. Khi thực hiện tuyển chọn đối với công việc ngay hiểm. - Trắc nghiệm về kiến thức: để biết được đánh giá được trình độ hiểu biết của ứng cử viên về vấn đề liên quan đến công việc cụ thể. - Trắc nghiệm về thái độ và sự nghiêm túc trong công việc. Thông qua trắc nghiệm này có thể đánh giá trách nhiệm thực hiện công việc, thái độ nghiêm túc của ứng cử viên. - Trắc nghiệm cá tính: đánh giá những đặc trưng riêng biệt của ứng cử viên và xem xem chúng có phù hợp công việc hay không. Bước 4 Phỏng vấn sâu: Là bước tuyển dụng có hiệu quả nhất vì nó cho phép các nhà tuyển dụng đánh giá được ứng cử viên về nhiều phương diện mà trắc nghiệm, hồ sơ xin việc không cho phép họ thể hiện rõ. Có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau: * Theo hình thức: - Phỏng vấn theo mẫu - Phỏng vấn tự do - Phỏng vấn kết hợp * Theo tính chất: - Phỏng vấn tình huống - Phỏng vấn căng thẳng * Theo số lượng tham gia: - Phỏng vấn cá nhân - Phỏng vấn tập thể Bước 5 Tiến hành thẩm tra trình độ, tiểu sử nghề nghiệp: Mục tiêu của công việc này là kiểm tra những thông tin các ứng cử viên thông báo đã chính xác hay chưa và phát hiện thêm các tiềm năng của ứng cử viên mà các bước trước chưa phát hiện ra. Bước 6 Kiểm tra sức khoẻ ứng cử viên: Muốn đánh giá sức khoẻ ứng cử viên thì doanh nghiệp có thể tự làm hoặc thuê cán bộ y tế kiểm tra. Bước 7: Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp: Mục tiêu là nhằm nâng cao vai trò của cán bộ trực tiếp trong quá trình tuyển dụng vì họ là người hiểu rõ nhất về ứng cử viên và tăng thêm tính trách nhiệm của người lãnh đạo trực tiếp với nhân viên mới sau này. Bước 8: Tham quan công việc hoặc thử việc: ứng cử viên sau thời gian tham quan hoặc thử việc nếu đáp ứng tốt công việc sec được tiếp tục thực hiện công việc. Bước 9: Quyết định loại và tiếp tục định hướng. Các bước trên có thể đảo nhau về thứ tự tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. VI. Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG Công tác tuyển dụng là một hoạt động quan trọng của quản trị nhân lực, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với chất lượng và số lượng người lao động của một doanh nghiệp hay một tổ chức. Trong sự cạnh tranh gay gắt hiện nay, công tác tuyển dụng sẽ đảm bảo tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SƠN HÀ 2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SƠN HÀ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty CP May Sơn Hà Tên Công ty : Công ty Cổ Phần May Sơn Hà Tên giao dịch : sonha garment joint stock company Tên viết tắt : sonha.co. Trụ sở chính : Số 208 Lê Lợi – Sơn Tây – Hà Tây. Điện thoại : 0343.833088 – 0343.837120 Fax : 0343.833035 Số tài khoản : 45110000002711 - Mở tại: NH ĐT & PT Sơn Tây Mã số thuế : 0500436556 Số đăng ký KD : 0303000084 Email : maysonha@.hn.vnn.vn Vốn điều lệ : 4.7tỷ đồng (sau cổ phần hoá) Được thành lập từ năm 1969, với gần 40 năm hoạt động, Công ty Cổ Phần May Sơn Hà đã phát triển qua nhiều giai đoạn như sau: Tiền thân là Xí Nghiệp May Điện Sơn Tây được thành lập ngày 05/6/1969, là một đơn vị hoạch toán độc lập trực thuộc Sở Công Nghiệp Hà Tây với nhiệm vụ chuyên may các loại quân nhu phục vụ cho các đơn vị lực lượng vũ trang trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ như: quân phục chiến sỹ, áo bông, chăn màn… Năm 1989, do yêu cầu của thực tế, Xí Nghiệp vừa sản xuất hàng quân phục vừa nhận hàng gia công xuất khẩu theo đơn đặt hàng, theo Nghị định thư giữa Việt Nam – Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu. Năm 1992, Tỉnh Hà Tây được thành lập, Xí Nghiệp đổi tên thành Xí Nghiệp May Mặc Sơn Tây. Trong giai đoạn này, Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu tan rã làm cho thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, mặt khác, Mỹ bao vây cấm vận làm cho nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, Xí Nghiệp May Mặc Sơn Tây có nguy cơ bị giải thể. Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng đã vào cuộc tìm hướng giải quyết và mạnh dạn tìm kiếm và mở rộng thị trường mới. Ngày 29/4/1993 theo Quyết định số 223/QĐ - UB của UBND Tỉnh Hà Tây, Xí Nghiệp May Mặc Sơn Tây đổi tên thành Công ty may thêu XNK Sơn Hà thuộc Ban tài chính quản trị tỉnh Hà Tây, đến 01/04/2000 Công ty thuộc Sở Công Nghiệp Hà Tây. Hoà cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và xu thế hội nhập của đất nước, Công ty May thêu XNK Sơn Hà thực hiện Cổ phần hoá theo Quyết định số 825/QĐ-UB của UBND tỉnh Hà Tây, ngày 04/04/2003 UBND Tỉnh Hà Tây ra quyết định số 403/QĐ-UB chuyển doanh nghiệp nhà nước- Công Ty May Thêu XNK Sơn Hà thành Công ty Cổ phần May Sơn Hà. Để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Công ty đã tiến hành cải cách giảm biên chế đối với những công nhân tay nghề còn non yếu, thay thế máy móc thiết bị cũ bằng máy móc thiết bị mới hiện đại, nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Vì vậy, chất lượng sản phẩm được nâng cao, hoạt động của Công ty đi vào ổn định, thị trường được mở rộng, nhiều khách hàng ký hợp đồng dài hạn với công ty. Bộ máy quản lý của Công ty cũng được tiến hành cải cách, sắp xếp lại do vậy, năng suất, chất lượng sản phẩm và uy tín của Công ty được nâng cao. năng nhiệm vụ của Công ty Cổ Phần May Sơn Hà. Công ty Cổ Phần May Sơn Hà có địa chỉ tại 208 Lê Lợi – Thành Phố Sơn Tây – Hà Tây, cách Hà Nội 32 Km phía đông nam Hà Nội gần quốc lộ 32. Công ty đóng trên địa bàn là nút giao thông thuận lợi, là nơi đầu mối giao lưu với các huyện Ba Vì, Phúc Thọ và một một số huyện của Tỉnh Vĩnh Phúc. Sơn Tây là một trong hai trung tâm kinh tế – văn hoá - chính trị của tỉnh Hà Tây. Những đặc điểm đó tạo cho Công ty Cổ Phần May Sơn Hà có một vị trí vô cùng thuận lợi về mặt địa lý trong việc vận chuyển hàng hoá đi các nơi. Bên cạnh đó, địa phương có nguồn nhân lực dồi dào đáp ứng nhu cầu nhân sự đặc thù của Công ty.
Luận văn liên quan