Sau khi trải qua một giai đoạn đầy biến động và khó khăn do cuộc khủng hoảng tín dụng gây ra, đã xuất hiện một số biến đổi tích cực của nền kinh tế thế giới vào giai đoạn cuối năm 2009, ngành Ngân hàng cũng đang trong xu thế phục hồi. Hoạt động giao thương sôi động trở lại khiến nhu cầu làm ăn với các công ty nước ngoài của doanh nghiệp trong nước gia tăng, theo đó ngành ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng đang phát triển như một xu thế tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu thương mại quốc tế của các doanh nghiệp trong nước. Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank) là một ngân hàng trẻ, sau 13 năm hoạt động đã đạt được nhiều thành quả, góp phần đa dạng hóa dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, mở rộng các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng. Thanh toán quốc tế đã được ngân hàng xem là một trong những hoạt động chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của mình. Và trong những năm gần đây, hoạt động thanh toán quốc tế của VIB Bank Hoàn Kiếm rất phát triển, thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của VIB Bank Hoàn Kiếm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của toàn hệ thống VIB Bank. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong và ngoài nước, trước những biến đổi không ngừng của nền kinh tế trong nước và thế giới, áp lực từ các bộ luật được ban hành và sửa đổi liên tục khiến các cán bộ VIB Bank Hoàn Kiếm cần phải ngày càng hoàn thiện, khắc phục những hạn chế để mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế. Đề tài báo cáo thực tập “Một số vấn đề thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng VIB Bank Hoàn Kiếm” sẽ góp phần đưa thêm một góc nhìn chi tiết hơn về vấn đề này.
52 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2549 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hệ thống thanh toán quốc tế của ngân hàng VIB Bank Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH
~~~~~~*~~~~~~
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài: Hoàn thiện hệ thống thanh toán quốc tế của ngân hàng VIB Bank Hoàn KIếm
Giáo viên hướng dẫn : Ths Nguyễn Thị Thúy Hồng
Sinh viên thực hiện : Trần Văn Sơn
Lớp : Kinh tế Quốc tế 48B
NĂM 2010
LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên: Trần Văn Sơn
Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B
Khoa: Thương Mại và Kinh tế Quốc tế
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Em xin cam đoan việc thực hiện đề tài “Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng VIB Bank Hoàn Kiếm” là do bản thân em nghiên cứu và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy Hồng. Trong quá trình thực hiện em có tham khảo một số tài liệu luận văn tốt nghiệp và sách báo liên quan, nhưng tuyệt đối không sao chép, copy từ bất cứ cuốn tài liệu nào. Nếu có sai phạm em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên
Trần Văn Sơn
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy Hồng, các thầy cô giáo trong khoa Thương mại và kinh tế quốc tế trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và tập thể cán bộ chi nhánh VIB Bank Hoàn Kiếm đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập cuối khóa.
Sinh viên
Trần Văn Sơn
LỜI MỞ ĐẦU
Tính tất yếu của đề tài
Sau khi trải qua một giai đoạn đầy biến động và khó khăn do cuộc khủng hoảng tín dụng gây ra, đã xuất hiện một số biến đổi tích cực của nền kinh tế thế giới vào giai đoạn cuối năm 2009, ngành Ngân hàng cũng đang trong xu thế phục hồi. Hoạt động giao thương sôi động trở lại khiến nhu cầu làm ăn với các công ty nước ngoài của doanh nghiệp trong nước gia tăng, theo đó ngành ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng đang phát triển như một xu thế tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu thương mại quốc tế của các doanh nghiệp trong nước. Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank) là một ngân hàng trẻ, sau 13 năm hoạt động đã đạt được nhiều thành quả, góp phần đa dạng hóa dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, mở rộng các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng. Thanh toán quốc tế đã được ngân hàng xem là một trong những hoạt động chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của mình. Và trong những năm gần đây, hoạt động thanh toán quốc tế của VIB Bank Hoàn Kiếm rất phát triển, thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của VIB Bank Hoàn Kiếm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của toàn hệ thống VIB Bank. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong và ngoài nước, trước những biến đổi không ngừng của nền kinh tế trong nước và thế giới, áp lực từ các bộ luật được ban hành và sửa đổi liên tục khiến các cán bộ VIB Bank Hoàn Kiếm cần phải ngày càng hoàn thiện, khắc phục những hạn chế để mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế. Đề tài báo cáo thực tập “Một số vấn đề thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng VIB Bank Hoàn Kiếm” sẽ góp phần đưa thêm một góc nhìn chi tiết hơn về vấn đề này.
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh VIB Bank Hoàn Kiếm, phân tích và đánh giá những yếu tố thuận lợi, khó khăn và kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh VIB Bank Hoàn Kiếm.
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ của chi nhánh VIB Bank Hoàn Kiếm từ năm 2007 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng lý luận vào thực tiễn, sử dụng các phương pháp phân tích thông tin kinh tế theo chỉ tiêu, phương pháp so sánh, khái quát hóa và tổng hợp dựa trên số liệu thống kê của chi nhánh VIB Bank Hoàn Kiếm giai đoạn 2007-2009.
Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo; kết cấu báo cáo gồm 3 phần:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về ngân hàng quốc tế VIB Bank và chi nhánh VIB Bank Hoàn Kiếm
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại VIB Bank Hoàn Kiếm
Chương 3: Một số giải pháp giúp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh VIB Bank Hoàn Kiếm
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB BANK VÀ CHI NHÁNH VIB BANK HOÀN KIẾM
1.1 Sơ lược về hệ thống ngân hàng VIB Bank Việt Nam
Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam International Commercial Joint Stock Bank
Tên gọi tắt: VIB Bank
Địa chỉ: Tầng 8, 9, 10, Tòa nhà Viet Tower, số 198B Tây Sơn, Hà Nội
Điện thoại: (84 4) 2760068
Fax: (84 4) 276 0069
Website: www.vib.com.vn
Email: vib@vib.com.vn
Quy mô: 2,200 tỷ VNĐ
Nhân lực: 2465 người
Hoạt động chính: Ngân hàng Quốc tế hoạt động trên 3 lĩnh vực chủ yếu là Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp, Dịch vụ Ngân hàng Cá nhân và Dịch vụ Ngân hàng Định chế.
Lịch sử thành lập: Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế - VIB Bank) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cổ đông sáng lập Ngân hàng Quốc tế bao gồm các cá nhân và doanh nghiệp hoạt động thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ngân hàng Quốc Tế đang tiếp tục củng cố vị trí của mình trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam. Từ khi bắt đầu hoạt động ngày 18/09/1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Việt Nam, Ngân hàng Quốc Tế đang phát triển thành một trong những tổ chức tài chính trong nước dẫn đầu thị trường Việt Nam. Sau 12 năm hoạt động, đến 31 tháng 12 năm 2008, vốn điều lệ của Ngân hang Quốc tế đạt mức 1,000 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân năm 190%. Đến thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của Ngân hang Quốc tế là 3000 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt gần 40,000 tỷ đồng.
Đến thời điểm này, ngoài Hội sở tại Hà Nội, Ngân hàng Quốc Tế có 115 đơn vị kinh doanh tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Tây Ninh… và mạng lưới 37 Tổ công tác tại 35 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Với phương châm “Luôn gia tăng giá trị cho bạn!”.
Với phương châm “Luôn gia tăng giá trị cho bạn”, Ngân hàng Quốc tế không ngừng gia tăng giá trị của khách hàng, của đối tác, của cán bộ nhân viên ngân hàng và của các cổ đông.
* Tầm nhìn và sứ mệnh của VIB:
- Đối với khách hàng: Vượt trội trong việc cung cấp các giải pháp nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.
- Đối với nhân viên: Xây dựng văn hóa hiệu quả, tinh thần doanh nhân và môi trường làm việc hiệu quả.
- Đối với cổ đông: Mang lại các giá trị hấp dẫn và bền vững cho cổ đông.
- Đối với cộng đồng: Tích cực đóng góp vào sự phát triển cộng đồng.
1.2. Khái quát chung về chi nhánh Ngân hàng Quốc tê (VIB) Hoàn Kiếm
Chi nhánh VIB Bank Hoàn Kiếm có trụ sở tại 76 Phố Huế, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là chi nhánh lớn trong mạng lưới 115 chi nhánh của ngân hàng VIB Bank Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh VIB Bank Hoàn Kiếm
Chức năng của một số phòng ban của VIB Bank Hoàn Kiếm:
Ban giám đốc của chi nhánh gồm 3 người gồm: 1 giám đốc phụ trách chung và 2 phó giám đốc phụ trách riêng từng phòng ban và những lĩnh vực cụ thể
Phòng kinh doanh đối nội, gồm 3 nhóm: nhóm tín dụng quốc doanh, nhóm tín dụng ngoài quốc doanh, nhóm thống kê tổng hợp
Phòng kinh doanh đối ngoại thực hiện hoạt động thanh toán với nước ngoài như mở L/C, thông báo L/C, bảo lãnh…, dịch vụ kiều hối, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán thẻ tín dụng, kinh doanh vàng bạc đá quý và các dịch vụ khác.
Phòng kế toán tài chính làm dịch vụ mở tài khoản, quản lý tài khoản, tiền gửi, thực hiện thanh toán giữa các tổ chức kinh tế, hạch toán chi nhánh.
Phòng nguồn vốn làm nhiệm vụ làm nhiệm vụ khai thác, huy động các nguồn tiền gửi.
Phòng ngân quỹ thực hiện hoạt động thu chi tiền mặt, ngân phiếu và các quỹ tiết kiệm, làm dịch vụ quản lý các chứng từ có giá.
Phòng kiểm soát nội bộ làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động của chi nhánh về các mặt hoạt động của Ngân hàng, việc thực hiện các quy định, quy chế của nhà nước, của VIB Bank Việt Nam.
Phòng tổ chức hành chính làm công tác điều động, thực hiện quản lý nhân sự, hành chính, mua sắm tài sản, trang thiết bị.
1.3 Một số kết quả hoạt động kinh doanh của VIB Bank Hoàn Kiếm trong năm qua.
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VIB Hoàn Kiếm
giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Tổng thu nhập
Huy động vốn
Lợi nhuận trước thuế
2007
301,165
207,939
13,235
2008
305,367
209,365
15,636
2009
504,676
297,252
19,246
Nguồn: Báo cáo tài chính của VIB Bank Hoàn Kiếm 2007 - 2009
Trong giai đoạn 2007-2009, hoạt động của chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan với mức tăng trưởng của năm 2009 so với năm 2007 về tổng thu nhập tăng gấp 1.67 lần, về huy động vốn đạt 30%, về lợi nhuận trước thuế đạt 45%. Chỉ trong 3 năm, ngân hàng đã có bước tăng trưởng vượt bậc về vốn và lợi nhuận. Trong giai đoạn này, chi nhánh đã khắc phục được những khó khăn về huy động vốn và tín dụng trong giai đoạn khủng hoảng, cùng với sự khởi sắc của toàn ngành ngân hàng nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung, chi nhánh đang từng bước phấn đấu đạt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 1000 tỷ đồng bằng việc thực hiện các biện pháp chuyển đổi mô hình kinh doanh và dịch vụ, thay đổi tư duy theo hướng marketing, về chất lượng dịch vụ lấy sự hài lòng của khách hàng làm thước đo, về văn hóa làm việc định hướng theo hiệu quả với hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc mới.
Thực hiện tốt những việc trên sẽ giúp cho chi nhánh khẳng định được thương hiệu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trong khu vực và trên thế giới.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIB BANK HOÀN KIẾM
2.1 Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại.
Khái niệm và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế.
Khái niệm
Thanh toán quốc tế (TTQT) là việc trao đổi các hoạt động kinh tế và thương mại giữa các quốc gia làm phát sinh các khoản thu và chi bằng tiền của nước này đối với một nước khác trong từng giao dịch hoặc trong từng định kỳ chi trả do hai nước quy định. Trong mối quan hệ chi trả này, các quốc gia phải cùng nhau quy định những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán giữa các quốc gia như quy định về chủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các công cụ và các phương thức đòi và hoặc chi trả tiền tệ. Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế đó tạo thành thanh toán quốc tế giữa các quốc gia.
Ngày nay, trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò của hoạt động TTQT ngày càng được khẳng định. TTQT là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân. TTQT là khâu quan trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. TTQT góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến hoạt động lưu thông hàng hóa tiền tệ giữa người mua, người bán diễn ra trôi chảy, an toàn hơn.
Trong quan hệ TTQT giữa các quốc gia, các vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của đôi bên được quy định thành những điều kiện TTQT. Các điều kiện đó là:
Điều kiện về địa điểm: ở nước người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu, phụ thuộc vào hợp đồng các bên ký kết.
Điều kiện về tiền tệ: quy định việc sử dụng đồng tiền nào để tính toán và thanh toán hợp đồng và cách xử lý khi giá trị của đồng tiền đó biến động.
Điều kiện về thời gian: quy định về thời gian thanh toán, phụ thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng, ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình thị trường, đối tượng hàng hóa, mối quan hệ giữa các bên liên quan.
Điều kiện về phương thức thanh toán: là cách thức nhận trả tiền hàng trong từng món giao dịch, mua bán giữa bên mua và bên bán. Các phương thức thanh toán có thể áp dụng là: chuyển tiền, nhờ thu, thư tín dụng…
Trong TTQT, người ta thường phân loại như sau:
*) Xét về mặt kinh tế:
+ Thanh toán mậu dịch: là quan hệ thanh toán phát sinh trên cơ sở hàng hóa, dịch vụ thương mại kết hợp xuất nhập khẩu dựa trên giá cả Quốc tế.
+ Thanh toán phi mậu dịch: là quan hệ thanh toán phát sinh không liên quan đến hàng hóa, không mang tính chất thương mại.
*) Xét về mặt hình thức:
+ Phương thức thanh toán chuyển tiền
+ Phương thức thanh toán nhờ thu
+ Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Vai trò của hoạt động TTQT đối với ngân hàng thương mại.
Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và thương mại quốc tế ngày càng phát triển, TTQT đã trở thành một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của các NHTM. Hoạt động TTQT của NHTM là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương. Thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong hoạt động TTQT, NHTM đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế, cho khách hàng và cho bản thân các ngân hàng.
TTQT là một loại nghiệp vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng của ngân hàng. Hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho Ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng.
Hoạt động TTQT không chỉ là một hoạt động đơn thuần mà còn là hoạt động hỗ trợ bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch vụ khác.
Hoạt động TTQT giúp cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, thu hút thêm khách hàng, tạo nên ưu thế cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường.
Hoạt động TTQT được thực hiện tốt sẽ mở rộng cho hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, tăng cường được nguồn vốn huy động do tạm thời quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ TTQT qua ngân hàng từ đó làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng.
TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để thực hiện hoạt động TTQT một cách nhanh chóng, chính xác, chuyên nghiệp đồng thời phân tán rủi ro, mở rộng mạng lưới, quy mô giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường.
Hoạt động TTQT giúp ngân hàng nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, tăng cường mối quan hệ đối ngoại của ngân hàng, trên cơ sở đó giúp ngân hàng tiếp cận được với các nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế.
Tóm lại vai trò của hoạt động TTQT đối với bản thân ngân hàng thương mại là vô cùng quan trọng.
Nội dung của hoạt động Thanh toán Quốc tế trong các ngân hàng thương mại.
2.1.2.1. Đồng tiền sử dụng trong TTQT
Trong TTQT, các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định của một nước nào đó, vì vậy trong các hiệp định và hợp dồng đều có quy định việc sử dụng đồng tiền nào để tính toán và thanh toán đồng thời cũng quy định cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động.
Việc sử dụng đồng tiền nào là tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương, trong hiệp định thương mại và trả tiền giữa các nước nói chung phụ thuộc vào các yếu tố sau: sự so sánh lực lượng của hai bên mua và bán, vị trí của đồng tiền đó trên thị trường quốc tế, tập quán sử dụng đồng tiền thanh toán trên thế giới…
2.1.2.2 Các phương tiện thanh toán quốc tế
Séc (Cheque):
Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của chủ tài khoản tiền gửi ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trên tờ séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy, hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản.
Séc là một phương tiền TTQT được sử dụng trong thanh toán nội địa và quốc tế về cả hàng hóa, dịch vụ và phi mậu dịch.
Hối phiếu (Bill of Exchange):
Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu ngân hàng này khi nhận được nó phải trả vào một ngày xác định trong tương lai một số tiền nhất định cho người nào đó.
Các loại hối phiếu:
Căn cứ thời hạn trả tiền:
Hối phiếu trả tiền ngay: người trả tiền khi nhận được nó do người cầm hối phiếu xuất trình thì phải trả tiền ngay cho họ.
Hối phiếu có kì hạn: người trả tiền phải trả số tiền ghi trên tờ hối phiếu sau một thời gian nhất định kể từ ngày người đó ký chấp nhận trả tiền trên hối phiếu hoặc kể từ ngày phát hành nó.
Căn cứ vào chứng từ đi kèm
Hối phiếu kèm chứng từ: loại hối phiếu này được chuyển đến cho người nhập khẩu có kèm theo bộ chứng từ hàng hóa. Loại này gồm: Hối phiếu kèm chứng từ trả tiền ngay và Hối phiếu kèm chứng từ có chấp nhận.
Hối phiếu trơn: là hối phiếu được gửi đến người trả tiền mà không kèm chứng từ hàng hóa. Trong TTQT, loại này thường dùng để thu tiền phạt, tiền bồi thường, cước phí bảo hiểm, phí vận tải…
Căn cứ vào chủ thể lập hối phiếu:
Hối phiếu thương mại: loại này do người xuất khẩu lập để làm chứng từ đòi tiền người nhập khẩu trong các nghiệp vụ thanh toán về hàng xuất khẩu hay cung ứng dịch vụ. Hối phiếu thường đi kèm chứng từ hàng hóa trong các hình thức thanh toán bằng L/C hay ủy thác thu.
Hối phiếu ngân hàng: loại này do ngân hàng phát hành để đòi tiền một người nào đó hoặc chỉ định một người nhất định trả số tiền ghi trên hối phiếu.
Căn cứ vào sự chuyển nhượng:
Hối phiếu đích danh: là hối phiếu ghi rõ tên người hưởng, không kèm theo điều khoản trả theo lệnh, không chuyển nhượng được.
Hối phiếu vô danh: là hối phiếu không ghi tên người hưởng lợi và khi chuyển nhượng không phải kí hậu
Hối phiếu theo lệnh: trong hối phiếu này phải ghi rõ trả theo lệnh của người hưởng lợi và khi chuyển nhượng phải thực hiện bằng ký hậu
Lệnh phiếu – kì phiếu (Promissory Note)
Lệnh phiếu là một tờ giấy cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi theo lệnh của người này trả cho người khác quy định trong lệnh phiếu đó.
Đặc điểm của lệnh phiếu:
Kỳ hạn của lệnh phiếu được ghi rõ trên nó.
Lệnh phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát để cam kết thanh toán cho một hay nhiều người hưởng lợi.
Lệnh phiếu nhiều khi cần có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc công ty tài chính để đảm bảo khả năng thanh toán.
Lệnh phiếu chỉ có một bản chính do con nợ phát ra chuyển cho người hưởng lợi.
Các phương tiện khác
Ngoài các phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng như hối phiếu, kỳ phiếu, séc nói trên trong giao dịch thương mại quốc tế người ta còn sử dụng một số các phương tiện thanh toán quốc tế khác như: Thư chuyển tiền, Điện chuyển tiền, Thẻ tín dụng, Thư tín dụng ngân hàng…
Các phương thức thanh toán quốc tế.
2.1.2.3.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance)
a. Khái niệm:
Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu, người mắc nợ…) ủy nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định chuyển cho một người khác (người bán, người xuất khẩu, chủ nợ…) ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định.
b. Hình thức chuyển tiền:
- Hình thức điện báo (T/T): Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền theo cách ra lệnh bằng điện cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi.
- Hình thức thư chuyển tiền (M/T): Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền theo cách gửi thư ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi. Chuyển tiền bằng thư chi phí thấp hơn chuyển tiền bằng điện nhưng tốc độ chậm hơn.
2.1.2.3.2 Phương thức thanh toán nhờ thu
a. Khái niệm
Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán (người xuất khẩu) sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ giao hàng, hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua (người nhập khẩu), ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu nước ngoài trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu ký phát