Trong công tác quản lý kinh tế của các doanh nghiệp thì công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được các doanh nghiệp quan tâm vì chúng gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với nhau, không chỉ các doanh nghiệp tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động mà còn phải quan tâm tới công tác quản lý chi phí sản xuất. Quản lý kinh tế đảm bảo thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và điều quan trọng là phải bù đắp được toàn bộ chi phí sản xuất và sản xuất phải có lãi. Muốn vậy doanh nghiệp phải đặt ra mục tiêu giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Nhận thức được điều này, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ”làm chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình.
Chuyên đề của em ngoài Lời mở đầu và Kết luận gồm 3 phần chính:
Phần 1: Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần Xi măng Phú Thọ.
Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xi măng Phú Thọ.
Phần 3: Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ.
62 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3118 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong công tác quản lý kinh tế của các doanh nghiệp thì công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được các doanh nghiệp quan tâm vì chúng gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với nhau, không chỉ các doanh nghiệp tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động mà còn phải quan tâm tới công tác quản lý chi phí sản xuất. Quản lý kinh tế đảm bảo thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và điều quan trọng là phải bù đắp được toàn bộ chi phí sản xuất và sản xuất phải có lãi. Muốn vậy doanh nghiệp phải đặt ra mục tiêu giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Nhận thức được điều này, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ”làm chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình.
Chuyên đề của em ngoài Lời mở đầu và Kết luận gồm 3 phần chính:
Phần 1: Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần Xi măng Phú Thọ.
Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xi măng Phú Thọ.
Phần 3: Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ.
Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã giúp em hiểu thêm về phần hành kế toán này. Tuy nhiên do khả năng tìm hiểu vấn đề còn nhiều hạn chế và còn chưa có nhiều kiến thức thực tế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và bổ sung của PGS. TS Nguyễn Minh Phương cùng các thầy cô trong khoa kế toán và các anh chị trong phòng kế toán của Công ty để chuyên đề của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo của cô Nguyễn Minh Phương cũng như sự nhiệt tình giúp đỡ của quý cơ quan, các anh các chị trong Công ty đã giúp đỡ em trong đợt thực tập vừa qua để em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Việt Trì, ngày 10 tháng 8 năm 2008
Sinh viên
Bùi Thi Lương
PHẦN 1
ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG PHÚ THỌ
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển.
Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ tiền thân là Xi nghiệp Vôi Đào Gĩa. Trong điều kiện cả nước có chiến tranh, cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông vận tải khó khăn. Nhu cầu Xi măng cho xây dựng cơ sở vật chất thời chiến là rất cần thiết, vì vậy ngày 31 tháng 12 năm 1967 Xí nghiệp Xi măng Đào Gĩa được thành lập, với công nghệ Xi măng lò đứng, công suất ban đầu là 5.000 tấn xi măng PORTLAND một năm, thời kỳ này Xí nghiệp Xi măng thuộc Ty Công nghiệp Phú Thọ .
Năm 1983 do nhu cầu sử dụng Xi măng trắng của cả nước tăng cao mà Xi măng trắng phải nhập ngoại 100%. Đứng trước tình hình này ban Giám đốc nhà máy đã quyết định cải tạo và đưa dây chuyền 3.000 tấn vào sản xuất thử Xi măng trắng đầu tiên do Việt Nam sản xuất đã ra đời tại Nhà máy Xi măng Thanh Ba và ngay năm sau nhà máy đã sản xuất hết công suất 3.000 tấn /năm là sản phẩm Xi măng trắng.
Từ năm 1986 đến năm 1988 Công ty thành lập thêm Xí nghiệp Vôi Bạch Hạc và UBND tỉnh Vĩnh Phú quyết định nhập thêm bốn Xí nghiệp nữa vào XNLH Xi măng – Đá – Vôi Vĩnh Phú.
Ngày 9 tháng 12 năm 1991 thi hành quyết định 315/HĐBT ngày 1/9/1990 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về chấn chỉnh lại sản xuất kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh. UBND tỉnh Vĩnh Phú ra quyết định số 804 QĐ/UB giải thể ba xí nghiệp làm ăn không có hiệu quả là: Xí nghiệp Đá Đồn Hang, Xí nghiệp Vôi Bạch Hạc, Xí nghiệp Đá Hương Cần. Cũng trong năm đó Công ty đã chuyển Xí nghiệp Đá Thanh Ba sang hình thức hoạt động là một phân xưởng sản xuất đá.
Ngày 3 tháng 11 năm 1992, thi hành nghị định 338/HĐBT ngày 21 tháng 11 năm 1991 của HĐBT và nghị định 156 HĐBT ngày 7 tháng 5 năm 1992 của HĐBT nay là Chính Phủ. UBND tỉnh ra quyết định số 1120 QĐ/UB thành lập doanh nghiệp Nhà nước: Xí nghiệp Liên hiệp Xi măng – Đá – Vôi Vĩnh Phú. Năm 1993 nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, XNLH Xi măng – Đá – Vôi Vĩnh Phú đã đầu tư mở rộng lần thứ nhất đưa công suất sản xuất Xi măng lên 60.000 tấn/ năm.
Năm 1994, Xí nghiệp Liên hiệp Xi măng – Đá –Vôi Vĩnh Phú tiếp tục đầu tư mở rộng đưa công suất của nhà máy lên 150.000 tấn Xi măng PORTLAND PC30 TCVN - 2682.
Ngày 20 tháng 9 năm 1994, UBND tỉnh Vĩnh Phú ra Quyết định số 1287/QĐ - UB đổi tên Xí nghiệp Xi măng – Đá – Vôi Vĩnh Phú thành Công ty Xi măng – Đá – Vôi Vĩnh Phú.
Ngày 16 tháng 1 năm 1997, do tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Phú Thọ đã ra Quyết định số 69/QĐ/ - UB đổi tên Công ty Xi măng – Đá – Vôi Vĩnh Phú thành Công ty Xi măng – Đá – Vôi Phú Thọ.
Được sự đồng ý của Chính Phủ trong chủ chương phát triển ngành Xi măng do Bộ xây dựng quy hoạch. Công ty Xi măng – Đá – Vôi Phú Thọ triển khai dự án xây dưng nhà máy Xi măng lò quay, công suất 1.000 tấn Clinker/ngày tại Thanh Ba. Đây là 1 dự án lớn, một lần nữa cần phát huy tối đa công sức, trí tuệ của cán bộ công nhân viên, để đưa công ty tiến thêm một bước tiến quan trọng.
Ngày 30 tháng 12 năm 2005, UBND tỉnh Phú Thọ ra quyết định số 364/QĐ-UBND về việc chuyển Công ty Xi măng - Đá - Vôi Phú Thọ thành Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ.
1.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ.
1.2.1. Đặc điểm quy trình công nghệ:
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ của Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ
1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất.
Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ sản xuất trên môt dây chuyền công nghệ có quy mô lớn và phức tạp, đặc điểm tổ chức của Công ty là:
Đá vôi được khai thác tại mỏ đá Ninh Dân cách nhà máy khoảng 1km, được vận chuyển về nhà máy bằng các xe chở chuyên dụng. Sau đó đá vôi được máy đập búa đập nhỏ xuống kích thước ≤ 25mm rồi được vận chuyển lên két chứa bằng hệ thống băng tải cao su và gầu nâng.
Đất sét được khai thác tại mỏ của công ty, được vận chuyển về nhà máy bằng các xe chở chuyên dụng. Tại đây đất sét được sấy đến độ ẩm yêu cầu rồi được vận chuyển lên két chứa.
Phụ gia công nghệ được nhập về nhà máy từ nhiều nơi bằng đường sắt và đường bộ. Sau đó được đưa lên két chứa nhờ hệ thống băng tải và gầu nâng.
Than được nhập về nhà máy bằng đường sắt và đường bộ rồi được vận chuyển lên két chứa.
Từ các két chứa, nguyên liệu được định lượng theo tỷ lệ bài phối liệu rồi được đưa tới máy nghiền bi. Tại đây nguyên liệu được máy nghiền nghiền nhỏ tới kích thước yêu cầu. Sau khi ra khỏi máy nghiền bi, bột liệu được đưa lên máy phân ly. Sau khi ra khỏi máy phân ly, bột liệu đạt kích thước yêu cầu được hệ thống vít tải đưa lên silo chứa, phần bột liệu chưa đạt yêu cầu sẽ quay trở lại máy nghiền.
Từ silo chứa, bột liệu được hệ thống vít tải và gầu nâng đưa lên hệ thống lò nung đưa vào máy vê viên. Tại máy vê viên, bột liệu được vê thành viên liệu có kích thươc 8 – 10 cm. Sau khi ra khỏi máy vê viên, bột liệu được rơi xuống hệ thống lò nung tiến hành quá trình nung luyện thành clinker. Sau khi ra khỏi hệ thống lò nung, clinker được hệ thống băng tải xích đưa lên silo chứa ủ. Sau khi ra khỏi silo chứa, clinker được đưa tới máy nghiền bi. Tại đây, clinker được nghiền nhỏ tới kích thước yêu cầu rồi được đưa lên máy phân ly. Sau khi ra khỏi máy phân ly, những hạt đạt yêu cầu sẽ được đưa lên hệ thống silo chứa tiến hành quá trình đồng nhất, những hạt chưa đạt kích thước được quay trở lại máy nghiền.
Sau khi ra khỏi silo chứa, bột xi măng được hệ thống vít tải vận chuyển đến máy đóng bao, mỗi bao nặng 50±1 kg rồi được vận chuyển đến kho chứa và xuất cho khách hàng theo yêu cầu.
1.2.3. Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay sản phẩm của Công ty vẫn duy trì tốt sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Sản phẩm của Công ty phục vụ chủ yếu cho việc đầu tư xây dựng cơ bản các cơ sở hạ tầng của nhà nước và nhu cầu xây dựng cơ bản của toàn thể nhân dân trong tỉnh Phú Thọ, cùng 5 tỉnh miền núi phía Bắc và một số cơ sở của vùng trung du Bắc Bộ. Sản phẩm Xi măng của Công ty đã góp phần quan trọng trong chương trình phát triển giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh bạn.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ.
Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của doanh nghiệp, tạo nên sự thống nhất, nhịp nhàng giữa các bộ phận.
Căn cứ vào đặc điểm của Công ty cổ phần, quy trình công nghệ và tình hình thực tế của sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh theo kiểu trực tuyến: cơ quan cao nhất là Đại hội đồng cổ đông, Đại hội đồng cổ đông bầu ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát; bộ máy điều hành công ty gồm Tổng Giám đốc, các Tổng Giám đốc phụ trách khối và hệ thống các phòng ban, phân xưởng, chi nhánh. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được khái quát theo sơ đồ 1.2
SƠ ĐỒ: 1.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ.
1.4.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán.
Công tác kế toán là một bộ phận của hệ thống quản lý Công ty và là công cụ quan trọng giúp Giám đốc công ty trong việc chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do có vị trí quan trọng đó, nên Công ty đã xây dựng một bộ máy kế toán hợp lý thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ kế toán của Công ty. Phòng kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, kết hợp với tính nguyên tắc với linh hoạt đã và đang đem lại hiệu quả cao. Các số liệu thống kê, kế toán ở các bộ phận, các đơn vị trực thuộc được thực hiện trực tiếp tại phòng kế toán hoặc định kỳ luôn chuyển về phòng kế toán, tùy theo tính chất công việc của từng đơn vị.
1.4.2. Mô hình bộ máy kế toán.
Sơ đồ 1.3: Mô hình bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ
- Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
* Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp:
Theo dõi tổng hợp công việc của các phần hành kế toán của công ty, trên cơ sở đó lập các báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý, niên độ tài chính. Tập hợp các khoản mục chi phí và tính giá thành sản phẩm.
* Kế toán xây dựng cơ bản và tài sản cố định:
Xác lập đối tượng ghi TSCĐ, lập bộ hồ sơ theo dõi nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, ghi thẻ TSCĐ. Lập kế hoạch sửa chữa và dựng toán chi phí sửa chữa TSCĐ, tập hợp và phân bổ chi phí sửa chữa và chi phí kinh doanh. Định kì cuối mỗi năm tài chính tiến hành kiểm kê TSCĐ và tập hợp trích khấu hao TSCĐ trong năm.
* Kế toán lương và các khoản trích theo lương:
Lập bảng chấm công cho từng bộ phận, trên cơ sở đó tính lương, thưởng cho người lao động. Trích các khoản phải nộp theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công đoàn phí.
* Kế toán thành phẩm và tiêu thụ:
Tính các khoản doanh thu bán các mặt hàng xi măng thành phẩm, các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ, các khoản triết khấu thưong mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo các phương pháp tính thuế để xác định doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
* Kế toán công nợ:
Theo dõi các khoản công nợ của Công ty, đối với từng trường hợp công nợ có những đề xuất thu nợ.
* Kế toán thanh toán:
Có nhiệm vụ hạch toán tình hình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Theo dõi việc thu chi ngoại tệ phát sinh trong quá trình nhập khẩu Linker hoặc xi măng.
* Thu quỹ:
Quản lý thu, chi tiền mặt theo chứng từ cụ thể, cuối ngày kế toán thanh toán đối chiếu với sổ quỹ để đảm bảo việc rút tiền mặt và thanh toán một cách thuận lợi.
1.5. Hình thức kế toán mà Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ đang áp dụng.
1.5.1. Vận dụng chứng từ kế toán.
Một trong những đặc trưng của hạch toán kế toán là nhận thông tin phải có căn cứ chứng từ. Chứng từ kế toán là bằng chứng xác minh nội dung nghiệp vụ kế toán, tài chính đã phát sinh. Phương pháp chứng từ kế toán là một công việc chủ yếu của tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị .
Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ đã, đang sử dụng các loại chứng từ kế toán theo quy định hiện hành như các loại phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn thu mua hàng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT, giấy tạm ứng, … Cách ghi chép và luôn chuyển chứng từ hợp lý, thuận lợi cho việc ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý.
1.5.2. Vận dụng tài khoản kế toán.
Tài khoản kế toán được sử dụng để theo dõi và phản ánh tình hình và sự biến động của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn và từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả. Do vậy, để cung cấp đầy đủ thông tin cho quản lý, các doanh nghiệp phải dùng rất nhiều tài khoản khác nhau mới có thể bảo đảm phản ánh được toàn bộ các chỉ tiêu cần thiết .
Tùy thuộc vào quy mô, vào điều kiện kinh doanh cụ thể và vào loại hình hoạt động, sở hữu của mình, trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do Nhà nước ban hành, mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn những tài khoản thích hợp để vận dụng vào công tác kế toán.
Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ sử dụng dựa vào “Hệ thống tài khoản kế toán” áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.5.3. Vận dụng sổ sách kế toán.
Sổ kế toán là một phương tiện vật chất cơ bản, cần thiết để người làm kế toán ghi chép, phản ánh một cách có hệ thống các thông tin kế toán theo thời gian
cũng như theo đối tượng. Ghi sổ kế toán được thừa nhận là một giai đoạn phản ánh của kế toán trong quá trình công nghệ sản xuất thông tin kế toán.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán AFC, áp dụng sổ kế toán theo hình thức nhật ký - chứng từ, bao gồm các sổ kế toán:
- Số (thẻ) kế toán chi tiết
- Nhật ký chứng từ
- Bảng kê
- Sổ cái
Sơ đồ 1.4: Hạch toán theo hình thức kế toán nhật ký - chứng từ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
1.6. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ.
Bảng 1:
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
TH
KH
1. Sản lượng sản xuất
2. Sản lượng tiêu thụ
3. Tổng doanh thu
4. Nộp ngân sách
5. Lợi nhuận ròng
6.Lươngbình quân/1cn
Nghìn tấn
Nghìn tấn
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Nghìn đồng
375.5
422.35
292.879
35.141
1.153
968.7
327.5
339.5
263.173
26.795
3.494
963
Qua số liệu trên, Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ đã đóng góp cho nền kinh tế trong 3 năm là 1092 nghìn tấn xi măng, đã nộp ngân sách nhà nước 84,786 tỷ đồng, lợi nhuận ròng thu được là 16,921 tỷ đồng. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng đại bộ phận cán bộ công nhân viên của Công ty có tinh thần đoàn kết tin tưởng vào sự lãnh đạo của ban Giám đốc, có quyết tâm cao trong việc thực hiện kế hoạch của năm 2008.
Tổng doanh thu: 328 tỷ/ KH 267.27 tỷ = 123%.
Nộp ngân sách: 22.85 tỷ/KH 24.757 tỷ = 93%
Lương bình quân/ một CN: 1065 nghìn/ KH 977.6 nghìn =108.9%
Sản lượng sản xuất: 389 tấn đạt 118%
Để đạt được các chỉ tiêu trên Công ty đã phải tăng cường công tác điều hành quản lý sản xuất, giao giá thành cho từng công đoạn sản xuất, củng cố mua bán vật tư theo kế hoạch, phối hợp điều tiết việc trùng tu sửa chữa cho phù hợp với nhịp độ sản xuất. Kết quả là đã tiết kiệm được nhiều định mức vật tư, góp phần giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm xuống 18 nghìn đồng so với năm 2007.
1.7. Xu hướng phát triển của Công ty trong những năm tới.
Là một đơn vị thành lập đã lâu, luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Những kết quả đó thể hiện sức mạnh đoàn kết, sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể Ban Giám đốc. các phòng ban, công nhân toàn Công ty. Để có được những thành tích cao hơn trong năm 2008, Công ty đã có những biện pháp sau:
- Tăng năng suất lao động, quan tâm đến công tác quản lý kho xi măng và có kế hoạch sửa chữa dây truyền sản xuất xi măng.
- Tiết kiệm chi phí, tăng cường công tác quản lý, tận dụng hết công suất của máy móc thiết bị và con người.
- Sử dụng cũng như quản lý con người một cách khoa học và chặt chẽ hơn. Bố trí lao động và thực hiện giao khoán qũy lương đến các bộ phận nhằm tăng năng suất lao động và thu nhập cho người lao động.
PHẦN 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG PHÚ THỌ
2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất.
2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và yêu cầu quản lý chi phí.
Trong quá trình sản xuất Xi măng các chi phí rất đa dạng nó bao gồm các loại khác nhau như: chi phí về nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, nhiên liệu, nhân công … Thành phần chính của Xi măng là Clinke ngoài ra còn có đá Silíc, sỉ, thạch cao mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng chúng là những vật liệu không thể thiếu để sản xuất ra Xi măng.
Chất lượng của Xi măng cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của nguyên vật liệu, vì vậy Công ty rất chú trọng đến chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào. Đặc biệt vì nguyên liệu chính là Clinke do Công ty tự sản xuất trên dây chuyền công nghệ lò đứng và lò quay hiện đại nên chất lượng luôn được bảo đảm trước khi đưa vào sản xuất xi măng. Clinke sau khi ra lò được chuyển liền vào phân xưởng thành phẩm vì vậy nguyên liệu luôn được cung cấp kịp thời để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục.
Tại phân xưởng có một hệ thống về định mức chi phí và được kiểm tra chặt chẽ với tỉ lệ thích hợp như sau:
Bảng định mức nguyên vật liệu
Loại NVL
Sản phẩm
Clinke (kg/tấn)
Đá Silíc (kg/tấn)
Sỉ
(kg/tấn)
Thạch cao (kg/tấn)
Xi măng
740
150
64
46
Hơn nữa với dây chuyền hiện đại, chất lượng cao quy trình công nghệ khép kín và liên tục. Bình quân 12 giờ thì một mẻ Xi măng được ra lò.
Nguyên liệu được bỏ vào đầu quá trình sản xuất và cho ra sản phẩm ở cuối dây chuyền sản xuất nên hao hụt là không đáng kể. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những thiệt hại hỏng hóc dẫn đến sản phẩm hỏng, nhưng những thiệt hại này chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong chi phí sản xuất. Do đặc tính của Xi măng nên các loại sản phẩm hỏng này không thể bán ra ngoài thị trường. Vì vậy Công ty luôn chú trọng kiểm soát để nắm bắt kịp thời những sai sót, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục thích hợp.
Trong danh mục tài sản cố định của Công ty thì tài sản cố định phục vụ cho sản xuất chiếm một tỷ trọng lớn, đồng thời Công ty đầu tư vào xây dựng những dây chuyền công nghệ hiện đại nhập từ nước ngoài vì vậy mà chi phí khâu giá trị tài sản cố định chiếm là tương đối lớn.
Để duy trì năng lực sản xuất thì máy móc đòi hỏi phải thường xuyên được sửa chữa và bảo dưỡng, vì vậy Công ty đã thành lập phân xưởng cơ điện có chức năng sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị. Do đó chi phí sửa chữa thừờng xuyên tài sản cố định được xác định thông qua tập hợp chi phí ở phân xưởng Cơ điện.
2.1.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là việc xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí.
Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ là khép kín, từ nguyên vật liệu thô ban đầu qua phân xưởng nguyên liệu đến phân xưởng lò nung rồi đưa vào phân xưởng thành phẩm tạo ra sản phẩm Xi măng. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất trên đồng thời đáp ứng nhu cầu về công tác tính giá thành nên đối tượng hạch toán phí sản xuất đuợc tập hợp theo từng phân xưởng.