Con người là một yếu tố mang ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển của bất kì một tổ chức, đơn vị nào. Đặc biệt nguồn nhân lực quản trị của một công ty càng có ý nghĩa to lớn, quyết định sự phát triển của công ty. Vì thế sự hoàn thiện nguồn nhân lực quản trị chính là sự hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp quốc daonh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều đứng trước vấn đề chuyển dịch cơ cấu đổi mới công nghệ để tự vươn lên khẳng định mình. Do nền kinh tế chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp đã khẩn trương đổi mới quản lý đòi hỏi hoạt động theo hướng hiện đại hóa. Hiện đại hóa hoạt động cả về chức năng, tổ chức, thiết bị, nghiệp vụ và đặc biệt là nguồn nhân lực quản trị. Để một doanh nghiệp đứng vững trong nền kinh tế hiện nay và ngày càng phát triển, đảm bảo mục tiêu chung của tổ chức thì các bộ phận trong một tổ chức phải được phối hợp một cách linh hoạt và có hiệu quả nhất, sự phối hợp giữa các bộ phận đó được đặt dưới sự kiểm soát của bộ máy quản lý, vì thế phải hoàn thiện bộ máy quản lý, hoàn thiện việc quản lý nguồn nhân lực quản trị của công ty.
Để hoàn thiện nguồn nhân lực quản trị của một công ty là một công việc khó khăn, lâu dài, đòi hỏi cần phải có một kế hoạch cụ thể. Nguồn nhân lực của một công ty phải đảm bảo về số lượng và đặc biệt là chất lượng. Để làm được điều đó thì công ty phải có kế hoạch cụ thể từ khâu tuyển chọn, tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực quản trị, có những tiêu chuẩn cụ thể đặt ra cho mỗi vị trí của các cán bộ quản lý.
Được thực tập tại công ty quản lý đường sắt Hà Thái, nhận thấy nguồn nhân lực quản trị tại công ty còn có rất nhiều vấn đề và việc quản lý, sử dụng nguồn nhân lực quản trị tại công ty chưa thật sự có hiệu quả vì vậy việc hoàn thiện nguồn nhân lực quản trị tại công ty là một việc làm cần thiết để phát triển hơn nữa công ty trong thời gian tới. Vì thế em đã chọn đề tài : “Hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực quản trị tai công ty quản lý đường sắt Hà Thái ”
Nội dung chính của bản báo cáo gồm 3 phần :
Chương 1 : Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực quản trị tại doanh nghiệp.
Chương 2 : Thực trạng việc quản lý nguồn nhân lực quản trị tại công ty quản lý đường sắt Hà Thái.
Chương 3 : Một số giải pháp hoàn thiện nguồn nhân lực quản trị tại công ty quản lý đường sắt Hà Thái.
57 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2358 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực quản trị tại công ty quản lý đường sắt Hà Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 3
Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản lý nguồn nhân lực quản trị tại
doanh nghiệp. 5
1.Nguồn nhân lực quản trị tại doanh nghiệp. 5
1.1.Khái niệm. 5
1.2.Phân loại. 5
1.2.1.Phân loại theo cấp. 7
1.2.2.Phân loại theo chức năng. 10
1.3. Yêu cầu đối với nguồn nhân lực quản trị. 10
1.3.1. Trình độ chuyên môn và trình độ quản lý. 11
1.3.2. Thực hiện công việc. 12
1.3.3. Kỹ năng, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp 14
1.3.4. Tiềm năng phát triển. 15
2. Quản lý nguồn nhân lực quản trị. 15
2.1. Khái niệm. 15
2.2. Nội dung của quản lý nguồn nhân lực quản trị. 15
2.2.1. Lựa chọn và tuyển dụng nguồn nhân lực quản trị. 15
2.2.2. Bố trí, sử dụng nguồn nhân lực quản trị. 18
2.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nguồn nhân lực quản trị. 19
2.2.4. Các yếu tố về tiền lương, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỉ luật. 21
Chương 2 : Thực trạng quản lý nguồn nhân lực quản trị tại công ty
quản lý đường sắt Hà Thái. 20
1.Khái quát về công ty quản lý đường sắt Hà Thái 22
1.1. Giới thiệu công ty. 22
1.2. Tình hình lao động chung của công ty. 22
1.2.1. Số lượng và cơ cấu lao động. 22
1.2.2. Chất lượng lao động. 23
1.3.Cơ cấu tổ chức của công ty quản lý đường sắt Hà Thái 25
2.Đội ngũ nguồn nhân lực quản trị tại công ty quản lý đường sắt
Hà Thái. 26
2.1.Giám đốc. 26
2.2. Phó giám đốc kĩ thuật cầu. 26
2.3. Phó giám đốc kĩ thuật đường. 26
2.4. Phó giám đốc nội chính. 27
2.5. Đội ngũ cán bộ ở các phòng ban. 27
2.5.1. Phòng hành chính tổng hợp 27
2.5.2. Phòng tổ chức cán bộ lao động. 28
2.5.3. Phòng kế hoạch. 32
2.5.4. Phòng kĩ thuật. 34
2.5.5. Phòng vật tư, thiết bị. 36
2.5.6. Phòng kế toán tài chính. 38
2.5.7. Phòng y tế. 39
3. Thực trạng quản lý nguồn nhân lực quản trị tại công ty. 40
3.1.Việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ. 40
3.2.Bố trí, sử dụng cán bộ. 41
3.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. 42
3.4.Các yếu tố về tiền lương. 43
3.5.Các chương trình phúc lợi, bảo hiểm, bảo hộ. 45
4. Đánh giá về công tác quản lý cán bộ của công ty. 45
4.1. Ưu điểm. 45
4.2. Nhược điểm. 46
4.3. Nguyên nhân. 46
Chương 3 : Một số giải pháp hoàn thiện nguồn nhân lực quản trị tại
công ty quản lý đường sắt Hà Thái. 47
1.Các giải pháp hoàn thiện nguồn nhân lực quản trị. 47
1.1.Đặt ra các yêu cầu cụ thể cho đội ngũ cán bộ công ty. 47
1.2.Tuyển chọn nguồn nhân lực quản trị có chất lượng. 48
1.3.Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý. 49
1.4.Các giải pháp về việc sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý. 50
1.5.Tổ chức nơi làm việc, sử dụng các phương tiện khoa học kỹ
thuật hiện đại để phục vụ cho công tác quản lý. 51
1.6.Các giải pháp tác động vào mặt tinh thần của cán bộ. 52
2.Một số kiến nghị. 53
3.Điều kiện để thực hiện kiến nghị thành công 53
Kết luận. 54
Danh mục tài liệu tham khảo. 55
Lời mở đầu.
Con người là một yếu tố mang ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển của bất kì một tổ chức, đơn vị nào. Đặc biệt nguồn nhân lực quản trị của một công ty càng có ý nghĩa to lớn, quyết định sự phát triển của công ty. Vì thế sự hoàn thiện nguồn nhân lực quản trị chính là sự hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp quốc daonh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều đứng trước vấn đề chuyển dịch cơ cấu đổi mới công nghệ để tự vươn lên khẳng định mình. Do nền kinh tế chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp đã khẩn trương đổi mới quản lý đòi hỏi hoạt động theo hướng hiện đại hóa. Hiện đại hóa hoạt động cả về chức năng, tổ chức, thiết bị, nghiệp vụ và đặc biệt là nguồn nhân lực quản trị. Để một doanh nghiệp đứng vững trong nền kinh tế hiện nay và ngày càng phát triển, đảm bảo mục tiêu chung của tổ chức thì các bộ phận trong một tổ chức phải được phối hợp một cách linh hoạt và có hiệu quả nhất, sự phối hợp giữa các bộ phận đó được đặt dưới sự kiểm soát của bộ máy quản lý, vì thế phải hoàn thiện bộ máy quản lý, hoàn thiện việc quản lý nguồn nhân lực quản trị của công ty.
Để hoàn thiện nguồn nhân lực quản trị của một công ty là một công việc khó khăn, lâu dài, đòi hỏi cần phải có một kế hoạch cụ thể. Nguồn nhân lực của một công ty phải đảm bảo về số lượng và đặc biệt là chất lượng. Để làm được điều đó thì công ty phải có kế hoạch cụ thể từ khâu tuyển chọn, tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực quản trị, có những tiêu chuẩn cụ thể đặt ra cho mỗi vị trí của các cán bộ quản lý.
Được thực tập tại công ty quản lý đường sắt Hà Thái, nhận thấy nguồn nhân lực quản trị tại công ty còn có rất nhiều vấn đề và việc quản lý, sử dụng nguồn nhân lực quản trị tại công ty chưa thật sự có hiệu quả vì vậy việc hoàn thiện nguồn nhân lực quản trị tại công ty là một việc làm cần thiết để phát triển hơn nữa công ty trong thời gian tới. Vì thế em đã chọn đề tài : “Hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực quản trị tai công ty quản lý đường sắt Hà Thái ”
Nội dung chính của bản báo cáo gồm 3 phần :
Chương 1 : Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực quản trị tại doanh nghiệp.
Chương 2 : Thực trạng việc quản lý nguồn nhân lực quản trị tại công ty quản lý đường sắt Hà Thái.
Chương 3 : Một số giải pháp hoàn thiện nguồn nhân lực quản trị tại công ty quản lý đường sắt Hà Thái.
Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản lý nguồn nhân lực quản trị tại doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực quản trị tại doanh nghiệp.
Khái niệm.
Có rất nhiều định nghĩa về nguồn nhân lực quản trị, ở một góc độ nào đấy nguồn nhân lực quản trị có thể gọi là các nhà quản trị hay các cán bộ quản lý, các cán bộ chuyên môn.
Trong phạm vi của một tổ chức kinh doanh, thuật ngữ “ các nhà quản trị” ( managers ) có thể được sử dụng để chỉ những nhà điều hành cấp cao nhất của tổ chức. Chẳng hạn như chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc là những người có trách nhiệm đối với toàn bộ các hoạt động của tổ chức.
Theo định nghĩa đơn giản của chúng ta, “các nhà quản trị ”là tất cả những người hiện đang đảm nhiệm những chức vụ khác nhau trong tổ chức kinh doanh. Các trưởng phòng, quản đốc và đốc công đều là nhà quản trị vì họ phải giao thiệp với cấp dưới và tiến hành công việc thông qua họ.
Các nhà quản trị cũng có thể được gọi là cán bộ quản lý. Theo từ điển Anh - Việt thì cán bộ quản lý ( Manager ) là người điều hành hoạt động của các tổ chức kinh doanh theo một phương pháp nhất định nhằm thực hiện những chính sách và mục tiêu kinh doanh đề ra.
Giáo trình Tổ chức lao động khoa học – 1994 của trường Đại học Kinh tế Quốc dân xác định “ Lao động quản lý được hiểu là tất cả những người lao động hoạt động trong bộ máy quản lý và tham gia vào việc thực hiện các chức năng quản lý”.Trên cơ sở đó giáo trình này xác định cán bộ quản lý bao gồm : Giám đốc, Phó giám đốc, Quản đốc, và phó quản đốc, các trưởng ngành, đốc công, trưởng phó các phòng ban trong bộ máy quản lý của xí nghiệp.
Giáo trình Khoa học quản lý tập II – 2002 của trường Đại học Kinh tế Quốc dân viết : “ Cán bộ quản lý là những người thực hiện các chức năng quản lý nhằm đảm bảo cho tổ chức đạt đựoc mục đích của mình với kết quả và hiệu quả cao ”.
Giáo trình quản trị doanh nghiệp – 2004 của trường Đại học Kinh tế Quốc dân dựa trên việc phân loại lao động trong doanh nghiệp thành 2 loại : lao động trực tiếp và lao động gián tiếp đã xác định “Người thuộc về bộ máy đièu hành doanh nghiệp là lao động gián tiếp, lao động quản lý ”. Như vậy, quan điểm này đã đồng nghĩa lao động gián tiếp và lao động quản lý.
Tóm lại ta có thể định nghĩa “ nguồn nhân lực quản trị hay các cán bộ quản lý ” như sau : Cán bộ quản lý là là những người giữ một chức vụ nhất định trong bộ máy quản lý, thực hiện chức năng quản lý nói chung, hay quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Vậy bằng cách nào ta có thể nhận ra một nhà quản trị ? Câu trả lời thật đơn giản – Căn cứ vào chính chức vụ mà họ đang đảm nhiệm, nhưng điều quan trọng hơn là là căn cứ vào chức năng hoạt động của họ, bởi nhiều người đang giữ cương vị quản lý nhưng họ không có chức danh “ nhà quản trị ” .Trường hợp này rất phổ biến trong các tổ chức phi lợi nhuận hay những tổ chức cung cấp dịch vụ dân sự.
Phân loại.
Có nhiều cách phân loại các nhà quản trị, có thể theo vị trí hoăc theo chức năng.
Phân loại theo cấp.
Theo tiêu trí này các nhà quản trị được chia thành 3 loại;
Quản trị viên cấp cao ( Top manager ) : Bao gồm Giám đốc, Phó giám đốc phụ trách từng phần việc, chịu trách nhiệm về đường lối, chiến lược, các công tác tổ chức hành chính tổng hợp của doanh nghiệp. Có thể nêu lên những nhóm công tác chính sau :
- Xác định mục tiêu doanh nghiệp từng thời kỳ, phương hướng, biện pháp lớn.
Tạo dựng bộ máy quản trị doanh nghiệp : Phê duyệt về cơ cấu tổ chức, chương trình hoạt động và vấn đề nhân sự như : tuyển dụng, lựa chọn quản trị viên cấp dưới, giao trách nhiệm, uỷ quyền, thăng cấp, quyết định mức lương…
Phối hợp hoạt động của các bên có liên quan.
Xác định nguồn lực và đầu tư kinh phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Quyết định các biện pháp kiểm tra, kiểm soát như chế độ báo cáo, kiểm tra, định giá, khắc phục hậu quả.
Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mỗi quyết định ảnh hưởng tốt, xấu đến doanh nghiệp.
Báo cáo trước hội đồng quản trị và Đại hội công nhân viên chức.
Quản trị viên trung gian ( Mddle Manager ) : Bao gồm quản đốc phân xưởng, trưởng phòng ban chức năng.
Đó là đội ngũ những quản trị viên trung gian có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện phương hướng, đường lối của quản trị viên hàng đầu đã phê duyệt cho ngành mình, bộ phận chuyên môn của mình.
Như vậy, quản trị vien trung gian là người đứng đầu một ngành hoặc một bộ phận, là người chịu trách nhiệm duy nhất trước quản trị viên hàng đầu.
Nhiệm vụ của quản trị viên trung gian là :
Nghiên cứu, nắm vững những quyết định cảu quản trị viên hàng đầu về nhiệm vụ cảu ngành, bộ phận mình trong từng thời kỳ, mục đích, yêu cầu, phạm vi quan hệ với các bộ phận, với các ngành khác.
Đề nghị những chương trình, kế hoạch hoạt động, đưa ra mô hình tổ chức thích hợp, lựa chọn, đề bạt những người có khả năng vào những công việc phù hợp, chọn nhân viên kiểm tra, kiểm soát.
Giao việc cụ thể cho từng nhân viên, tránh bố trí một người đảm nhận nhiều công việc không liên quan gi tới nhau.
Dự trù kinh phí trình cấp trên phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí ấy.
Thường xuyên rà soát kết quả và hiệu quả của từng công việc.
Báo cáo kịp thời với quản trị viên hàng đầu về kết quả, vướng mắc theo sự uỷ quyền và chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi công việc của đơn vị và việc làm của nhân viên cấp dưới.
Những điều chú ý với quản trị viên trung gian :
Phải nắm vững mục đích, ý định của cấp trên. Báo cáo kịp thời cho cấp trên biết về các hoạt động của đơn vị mình.
Tìm hiểu, xác định mối liên hệ của các đơn vị mình với các đơn vị khác và tìm cách phối hợp hoạt động nhiệt tình, chặt chẽ với các đơn vị khác có liên quan.
Phải nắm vững lý lịch của từng người trong đơn vị. Hướng dẫn công việc cho mọi người và đánh giá đúng mức kết quả của từng người, động viên, khích lệ họ làm việc.
Quản trị viên cấp cơ sở ( First line Manager ) : Gồm những quản trị viên thực thi những công việc rất cụ thể.
Quản trị viên cơ sở có nhiệm vụ sau :
Hiểu rõ công việc mình phụ trách, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, tiến trình, tiêu chuẩn quy định về số lượng và chất lượng.
Luôn cải tiến phương pháp làm việc, rèn luyện tinh thần kỷ luật lao động tự giác để trở thành thành viên đáng tin cậy của đơn vị, giữ gìn nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
Rèn luyện thói quen lao động theo tác phong đại công nghiệp.
Báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo kịp thời của thủ trưởng đơn vị có tinh thần đồng đội, quan hệ mật thiết với đồng nghiệp.
Mô hình kim tự tháp quản trị
Phân loại theo chức năng.
Cán bộ quản lý chức năng là người quản lý trực tiếp các hoạt động cụ thể của từng chức năng trong 1 tổ chức. Chức năng thường là nhóm các hoạt động có tính chất tương tự nhau, liên quan đến nhau trong một bộ phận nhất định trong một tổ chức. Các chức năng chủ yếu trong quản trị kinh doanh gồm : Chức năng quản lý nhân sự, quản lý Marketing, tài chính kế toán, nghiên cứu và phát triển, quản lý các hoạt động tác nghiệp. Vì vậy cán bộ quản lý theo chức năng sẽ gồm có :
Cán bộ quản lý nhân sự.
Cán bộ quản lý Marketing.
Cán bộ quản lý tài chính, kế toán
Cán bộ quản lý nghiên cứu và phát triển
Cán bộ quản lý các hoạt động tác nghiệp
Cán bộ quản lý phân loại theo chức năng có thể là những người quản lý theo các phòng ban, hay các bộ phận chức năng. Đó cũng chính là những người làm các công việc mang tính chuyên môn hoá.
1.3. Yêu cầu đối với nguồn nhân lực quản trị.
Yêu cầu đối với cán bộ quản lý là những yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng cán bộ quản lý. Chất lượng cán bộ quản lý thể hiện ở đức và tài. Đức và tài là 2 tiêu chuẩn cơ bản nhất của người cán bộ quản lý. Chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý trước hết thể hiện cụ thể thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sau đó chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cong được thể hiện qua cơ cấu bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý tại doanh nghiệp. Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý cần đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, không có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, thể hiện được rõ vai trò và quyền hạn của mỗi vị trí trong đội ngũ cán bộ quản lý, từ đó có thể phân định được rõ ràng trách nhiệm và công lao đóng góp của mỗi cán bộ. Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý phải đảm bảo được tính ổn định, tính kế thừa và phát triển. Bố trí cán bộ quản lý phải phù hợp với năng lực, trình độ, tuổi tác, giới tính nhằm phát huy được hết các điểm mạnh và hạn chế tối đa điểm yếu của cán bộ. Cơ cấu bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ hợp lý, khoa học sẽ phát huy tối đa sức mạnh của đội ngũ.
Để đánh giá được chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý ta phải dựa vào một số tiêu chí, đó là những quy định, những điều kiện về trình độ chuyên môn, năng lực công tác ( kỹ năng thực thi nhiệm vụ ), thái độ làm việc, phẩm chất, đạo đức, tiềm năng phát triển và các tiêu chuẩn cần thiết khác mà người cán bộ quản lý cần phải có để quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ quản lý được cụ thể hoá qua 4 nhóm tiêu
chí chủ yếu sau :
1.3.1. Trình độ chuyên môn và trình độ quản lý.
Trình độ của cán bộ quản lý thể hiện ở mức độ trang bị kiến thức, sự am hiểu về các lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhân văn, tức là vừa có kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức về quản lý. Như vậy cán bộ quản lý phải được đào tạo và trang bị kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực. Trong nền kinh tế thị trường đối đầu với những thử thách trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, lĩnh vực chuyên môn và lĩnh vực quản lý đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có kiến thức chuyên môn và năng lực quản lý ngày càng phải được hoàn thiện.
Người cán bộ quản lý phải có kiến thức chuyên môn giỏi, nghiệp vụ sâu về lĩnh vực đươc giao trách nhiệm quản lý.Phải có kiến thức về kinh tế thị trường, kinh tế quốc tế, phải nắm vững bản chất, quy luật vận động của nền kinh tế để vận dụng vào thực tế, đưa ra được nhữnn quyết định quản lý đúng đắn mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Phải có kiến thức về khoa học quản lý hiện đại, từ đó vận dụng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp ở mọi cấp quản lý, hoạt động tuân thủ theo quy luật của nền kinh tế thị trường. Phải nắm chắc đường lối, chính sách kinh tế của Đảng, pháp luật của nhà nước. Có kiến thức về thông lệ quốc tế trong các hoạt động kinh tế, có hiểu biết về phong tục, tập quán của nước ngoài mà mình có quan hệ hợp tác kinh tế.
1.3.2. Thực hiện công việc.
Khi đã có một trình độ, kiến thức nhất định, người cán bộ quản lý cần phải thể hiện được năng lực làm việc hay kĩ năng thực thi nhiệm vụ. Năng lực làm việc ngày càng đặc biệt quan trọng khi tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đi vào chiều sâu, nó quyết định sự thành bại của mỗi cá nhân. Kỹ năng thực thi nhiệm vụ của người cán bộ quản lý chính là khả năng biến những kiến thức, kinh nghiệm thành những hoạt động chỉ đạo cụ thế. Kỹ năng thực thi nhiệm vụ có thể chia ra làm 2 nhóm kỹ năng : Kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ và lỹ năng về tổ chức quản lý.
* Kỹ năng về chuyên môn.
Trong hoạt động quản lý, phải xuất phát từ thực tế sản xuất kinh doanh tai đơn vị, thực tế môi trường kinh doanh, đời sống kinh tế, xã hội, người cán bộ quản lý phải có khả năng chuyển hoá những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ vào quá trình sản xuất kinh doanh , đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng tình huống sản xuất. Kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ bao gồm :