Chuyên đề Hoàn thiện việc xây dựng và quản lý chương trình phúc lợi, dịch vụ cho người lao động tại Xí nghiệp may veston 1 thuộc Công ty cổ phần may 10

Ngày nay trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các tổ chức doanh nghiệp phát triển với tốc độ mạnh mẽ trong đó có rất nhiều tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài. Mục tiêu của của các doanh nghiệp chính là tối đa hoá lợi nhuận, vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần làm gì để thực hiện được điều đó? Một trong những biện pháp đó là phải biết quản lý và sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Bởi vì con người là nguồn lực quan trọng nhất, không thể thiếu được, con người trong quá trình lao động là yếu tố duy nhất đưa lại lợi ích kinh tế làm tăng của cải cho xã hội, chỉ có con người mới tạo ra giá trị thặng dư cho doanh nghiệp. Công tác phúc lợi cho người lao động mà tốt thì người lao động có động lực làm việc, họ hăng say, nhiệt tình, ham mê với công việc, điều đó sẽ tạo ra năng suất lao động cao góp phần vào việc đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sản xuất ngày càng phát triển, đời sống của người lao động ngày càng được nâng cao, cái mà người lao động quan tâm giờ đây không chỉ đơn thuần là những nhu cầu vật chất mà còn bao gồm cả những nhu cầu về tinh thần. Vì vậy doanh nghiệp cần phải nhận biết được nhu cầu đang tồn tại trong người lao động để đáp ứng nhu cầu đó. Qua thời gian thực tập tại xí nghiệp may veston 1 thuộc công ty cổ phần may 10, em nhận thấy công tác phúc lợi cho người lao động tại xí nghiệp còn nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện hơn nữa. Bởi vậy em chọn đề tài “Hoàn thiện việc xây dựng và quản lý chương trình phúc lợi, dịch vụ cho người lao động tại Xí nghiệp may veston 1 thuộc Công ty cổ phần may 10 ” làm đề tài nghiên cứu của mình. Qua tìm hiểu, phân tích và đánh giá về công tác phúc lợi tại xí nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác này của xí nghiệp may veston 1 – công ty cổ phần may 10. Trong bài em đã sử dụng phương pháp phân tích đánh giá và phương pháp tổng hợp. Trên cơ sở số liệu thống kê tính toán, phân tích, đánh giá và đưa ra các nhận xét khái quát về quá trình hoạt động phát triển cũng như thực trạng công tác phúc lợi cho người lao động tại xí nghiệp may veston 1 – công ty cổ phần may 10.

doc54 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2359 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện việc xây dựng và quản lý chương trình phúc lợi, dịch vụ cho người lao động tại Xí nghiệp may veston 1 thuộc Công ty cổ phần may 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các tổ chức doanh nghiệp phát triển với tốc độ mạnh mẽ trong đó có rất nhiều tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài. Mục tiêu của của các doanh nghiệp chính là tối đa hoá lợi nhuận, vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần làm gì để thực hiện được điều đó? Một trong những biện pháp đó là phải biết quản lý và sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Bởi vì con người là nguồn lực quan trọng nhất, không thể thiếu được, con người trong quá trình lao động là yếu tố duy nhất đưa lại lợi ích kinh tế làm tăng của cải cho xã hội, chỉ có con người mới tạo ra giá trị thặng dư cho doanh nghiệp. Công tác phúc lợi cho người lao động mà tốt thì người lao động có động lực làm việc, họ hăng say, nhiệt tình, ham mê với công việc, điều đó sẽ tạo ra năng suất lao động cao góp phần vào việc đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sản xuất ngày càng phát triển, đời sống của người lao động ngày càng được nâng cao, cái mà người lao động quan tâm giờ đây không chỉ đơn thuần là những nhu cầu vật chất mà còn bao gồm cả những nhu cầu về tinh thần. Vì vậy doanh nghiệp cần phải nhận biết được nhu cầu đang tồn tại trong người lao động để đáp ứng nhu cầu đó. Qua thời gian thực tập tại xí nghiệp may veston 1 thuộc công ty cổ phần may 10, em nhận thấy công tác phúc lợi cho người lao động tại xí nghiệp còn nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện hơn nữa. Bởi vậy em chọn đề tài “Hoàn thiện việc xây dựng và quản lý chương trình phúc lợi, dịch vụ cho người lao động tại Xí nghiệp may veston 1 thuộc Công ty cổ phần may 10 ” làm đề tài nghiên cứu của mình. Qua tìm hiểu, phân tích và đánh giá về công tác phúc lợi tại xí nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác này của xí nghiệp may veston 1 – công ty cổ phần may 10. Trong bài em đã sử dụng phương pháp phân tích đánh giá và phương pháp tổng hợp. Trên cơ sở số liệu thống kê tính toán, phân tích, đánh giá và đưa ra các nhận xét khái quát về quá trình hoạt động phát triển cũng như thực trạng công tác phúc lợi cho người lao động tại xí nghiệp may veston 1 – công ty cổ phần may 10. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÚC LỢI, DỊCH VỤ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN VIỆC XÂY DỰNG & QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÚC LỢI, DỊCH VỤ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP I. Cơ sở lý luận chung về phúc lợi, dịch vụ cho người lao động trong doanh nghiệp. I.1 Phúc lợi 1. Khái miệm Trong hầu hết các tổ chức, người quản lý đều nhận thấy sự cần thiết phải cung cấp các loại bảo hiểm và các chương trình phúc lợi khác liên quan đến sức khoẻ, sự an toàn, các bảo hiểm và các lợi ích khác cho người lao động. Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động ThS. NGUYỄN VĂN ĐIỀM và PGS. TS NGUYỄN NGỌC QUÂN (chủ biên), Giáo trình QUẢN TRỊ NHÂN LỰC-2007 . Các khoản phúc lợi mà người lao động nhận được rất đa dạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: quy định của pháp luật, khả năng tài chính của công ty, điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Nhưng xét tổng quát thì phúc lợi bao gồm hai phần chính: phúc lợi theo luật pháp quy định và phúc lợi do công ty tự nguyện áp dụng thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống người lao động, có tác dụng kích thích người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. 2. Các loại hình phúc lợi 2.1 Phúc lợi bắt buộc Là các khoản phúc lợi tối thiểu mà các tổ chức phải đưa ra theo yêu cầu của pháp luật. Phúc lợi bắt buộc có thể là: các loại bảo đảm, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Pháp luật đưa ra những quy định về phúc lợi nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động, giúp họ yên tâm công tác.Phúc lợi bắt buộc gồm 5 chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động: trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí,tử tuất. 2.2 Phúc lợi tự nguyện. Là các phúc lợi mà các tổ chức đưa ra, tuỳ thuộc vào khả năng kinh tế của họ và sự quan tâm của người lãnh đạo ở đó. Bao gồm các loại: Các phúc lợi bảo hiểm. Bảo hiểm sức khoẻ: Để trả tiền cho việc ngăn chặn bệnh tật như các chương trình thể dục thể thao để tránh căng thẳng trong môi trường làm việc hoặc chăm sóc ốm đau, bệnh tật. Bảo hiểm nhân thọ: trả tiền cho gia đình người lao động khi người lao động qua đời. Có thể người sử dụng lao động hỗ trợ đóng một phần bảo hiểm hoặc toàn bộ khoản tiền bảo hiểm. Bảo hiểm mất khả năng lao động: dành cho người lao động bị mất khả năng lao động không liên quan đến công việc họ đảm nhận. Các phúc lợi bảo đảm. Bảo đảm thu nhập: Những khoản tiền trả cho người lao động bị mất việc làm do lý do từ phía tổ chức. Như thu hẹp sản xuất, giảm biên chế, giảm cầu sản xuất dịch vụ… Bảo đảm hưu trí: Khoản tiền trả cho người lao động khi họ làm cho công ty đến một mức tuổi nào đó phải nghỉ hưu với số năm làm tại công ty theo công ty quy định. Tiền trả cho những thời gian không làm việc. Khoản tiền trả cho những thời gian người lao động không làm việc do thoả thuận ngoài mức quy định của pháp luật. Ngày nay những người chủ doanh nghiệp đã trả thù lao cho công nhân viên cả trong thời gian nghỉ giải lao, nghỉ uống cà phê, và thời gian họ thực sự không đi làm-những ngày nghỉ lễ, nghỉ phép hay nghỉ ốm. Nghỉ phép có lương thường được bắt đầu sau một thời gian làm việc tối thiểu. Chi phí của những trợ cấp này chịu ảnh hưởng từ lương cơ bản của công nhân viên. Phúc lợi do lịch làm việc linh hoạt. Nhằm trợ giúp cho người lao động do lịch làm việc linh hoạt như tổng số giờ làm việc trong ngày, hoặc số ngày làm việc trong tuần ít hơn quy định hay chế độ thời gian làm việc thay đổi linh hoạt, chia sẻ công việc do tổ chức thiếu việc làm… I.2. Các loại dịch vụ cho người lao động. 1. Khái niệm. Dịch vụ cho người lao động là những khoản cũng có tác dụng to lớn như phúc lợi, nhưng nguời lao động phải trả một khoản tiền nào đó. 2. Các loại hình dịch vụ. 2.1 Các dịch vụ tài chính: Nhằm giúp đỡ tài chính cho người lao động và gia đình họ liên quan trực tiếp đến tài chính của cá nhân họ. Dịch vụ bán giảm giá: Công ty bán sản phẩm cho nhân viên với giá rẻ hơn mức giá bán bình thường, hay với phương thức thanh toán ưu đãi hơn so với khách hàng. Chương trình này nhằm hỗ trợ cho cuộc sống của người lao động, giảm bớt những khó khăn về vật chất. Người lao động sử dụng sản phẩm của công ty sẽ làm tăng doanh thu đồng thời sẽ tạo ra sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, tăng niềm tin vào uy tín và thương hiệu của công ty. Hiệp hội tín dụng: Nhiều công ty lập các chương trình tiết kiệm để tích lũy các khoản chi bằng tiền mặt cho việc mua nhà ở, các cá nhân thường xuyên gửi các khoản tiền tiết kiệm, trích từ số lương hàng tháng và tiền thưởng của họ vào đó để hưởng lãi suất cao hơn đáng kể so với tiền gửi vào các ngân hàng thương mại. Mua cổ phần của công ty: Người lao động trở thành những người sở hữu của công ty bằng việc được mua một số cổ phiếu với giá ưu đãi. Hiện nay hình thức tham gia cổ đông được sử dụng tương đối phổ biến, đem lại lợi ích thiết thực cho các bên trực tiếp liên quan. Đối với công ty và cổ đông, bán cổ phần cho nhân viên được xem là một công cụ tài chính nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của công ty. Các lợi ích mà chương trình bán cổ phần đem lại là một động lực lớn giúp nhân viên thi đua hoàn thành công việc để được hưởng các lợi tức. Điều này giúp cho công ty trở nên năng động và không ngừng phát triển. Đối với nhân viên công ty, chính sách này giúp họ phát huy khả năng của chính mình và thu lợi ích trực tiếp từ sự phát triển của công ty. Ngoài ra họ còn được cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của công ty và được tham gia quyết định các vấn đề quan trọng và các vấn đề khác liên quan đến công việc họ đang làm. Giúp đỡ tài chính của tổ chức: Một số tổ chức cho người lao động vay một khoản tiền với lãi suất rất thấp nhằm giúp họ mua một số tài sản có giá trị, và khoản tiền vay trả lại cho tổ chức dưới dạng khấu trừ dần vào tiền lương hàng tháng của họ. Các cửa hàng cửa hiệu, căng tin bán cho người lao động với giá rẻ. Đây là một hệ thống mà trong đó, các cửa hàng của tổ chức bán các sản phẩm cho người lao động. Kế hoạch phân chia lợi nhuận cho nhân viên: tùy thuộc tình hình họat động hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, người lao động sẽ được chia lợi nhuận theo tỷ lệ % nhất định căn cứ vào các chỉ tiêu: thâm niên, mức độ đóng góp vào thành quả của công ty v.v… Điều này sẽ kích thích nhân viên làm việc tốt hơn và quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty vì gắn liền với lợi ích của họ, người lao động sẽ phấn đấu để doanh nghiệp phát triển mạnh hơn. Ngoài ra, nhân viên sẽ không yêu cầu tăng lương khi có lạm phát, giữ trạng thái ổn định đặc biệt khi doanh nghiệp đang trong tình trạng khó khăn về tài chính.TS.Trần Thị Nhung & PGS.TS Nguyễn Duy Dũng, 2004, Phát triển nguồn nhân lực trong các công ty Nhật Bản hiện nay. Tr .45 2.2 Các dịch vụ xã hội Trợ cấp về giáo dục, đào tạo: Tổ chức trợ cấp một phần hay toàn bộ kinh phí cho người lao động học tập ở các trình độ khác nhau liên quan đến công việc. Dịch vụ nghề nghiệp: Một số tổ chức lấy nhân viên của mình để phục vụ cho người lao động trong tổ chức không mất tiền: Cố vấn kế toán công khai: luật sư và kế toán có thể trợ giúp đắc lực cho người lao động trong tổ chức thông qua việc: luật sư đưa ra những lời khuyên bổ ích liên quan tới việc ký kết các hợp đồng, hay giúp họ tìm những luật sư giỏi để giải quyết những trường hợp phức tạp, các kế toán giúp người lao động trong việc tính toán khai báo thuế hoặc những vấn đề liên quan đến khai báo tài chính. Tư vấn cho người lao động: Một số tổ chức thuê nhân viên dịch vụ tư vấn nghề nghiệp, thầy thuốc tâm thần và các nhà tâm lý nhằm giúp cho nhân viên tránh được những căng thẳng, rối loạn tâm thần, các vấn đề hôn nhân gia đình. Phúc lợi chăm sóc y tế tại chỗ: Cung cấp thuốc men cùng các nhân viên y tế, bác sĩ và y tá phục vụ tại tổ chức. Thư viện và phòng đọc: Trang bị phòng đọc và thư viện mà ở đó cung cấp những sách chuyên ngành và giải trí, cung cấp thông tin thời sự giúp nhân viên cập nhật kiến thức. Hệ thống nghiên cứu đề nghị của người lao động: Động viên và khuyến khích việc đưa ra sáng kiến, góp ý nâng cao hiệu quả kinh doanh. Một ủy ban được thành lập để đánh giá những đề nghị này, công nhận và thưởng cho các đề nghị bằng cả bằng vật chất, tinh thần. Dịch vụ giải trí: Tạo cho người lao động những cơ hội để họ sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách bổ ích. Giúp người lao động phục hồi sức khỏe và tinh thần, tạo cảm giác thoải mái, phấn chấn và có cơ hội xích lại gần nhau và khuyến khích người lao động tham gia tự nguyện. Chương trình thể thao văn hóa: Một số tổ chức tự vạch ra và từng cá nhân có thể tham gia. Hình thức tổ chức có thể là thi đấu nội bộ hay giao lưu thi đấu với bên ngoài. Chương trình dã ngoại: Nhằm tạo quan hệ hiểu biết lẫn nhau, mở rộng quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức, các tổ chức thường cung cấp các chuyến thăm quan, du lịch hàng năm. Dịch vụ chăm sóc người già và trẻ em: để giúp nhân viên an tâm làm việc một số tổ chức mở các lớp mẫu giáo để trông trẻ, chăm sóc bố mẹ già để các nhân viên an tâm công tác.Có một vài phương thức hỗ trợ: Phương thức thứ nhất là một tài khoản chi linh hoạt cho phép công nhân viên để dành tiền lương trước thuế cho những chi phí nhất định, bao gồm việc giúp đỡ bố mẹ già và chăm sóc con cái. Cách làm này tiết kiệm cho công nhân viên những khoản thuế đánh vào số tiền chuyển vào tài khoản sau này. Phương thức thứ hai là công ty đứng ra tổ chức việc chăm sóc. Nhiều công ty đã tổ chức cơ sở này ở gần trụ sở mình, thế nhưng những cách này có thể phát sinh những vấn đề trách nhiệm pháp lý và khả năng thiên vị trong việc tiếp nhận trẻ. Một phương án nữa là giúp đỡ tài chính cho những người chăm sóc của cộng đồng một cách trực tiếp cũng như gián tiếp thông qua phiếu trả tiền. John.W.Boudrean, Quản trị nguồn nhân sự ( Ts. Văn Trọng Hùng dịch), 2000, Tr.510-511 Dịch vụ nhà ở và giao thông đi lại: Nhà ở: Một số tổ chức có chi nhánh đóng ở các tỉnh, tổ chức có thể cung cấp những nơi ở tiện nghi cho nhân viên khi họ đi công tác xa. Có nơi còn làm nhà phân phối hoặc bán cho người lao động với giá rẻ hoặc trả góp. Nhưng hiện nay một số công ty đình chỉ xây dựng nhà ở mới cho nhân viên mà tiến đến tiền tệ hóa mạnh hơn các khoản trợ cấp nhà ở nhằm đảm bảo sự công bằng trong vấn đề đãi ngộ và linh hoạt hơn trong vấn đề quản lý. Chương trình giúp đỡ nhân viên mua hoặc tự xây dựng nhà riêng cho mình, chương trình này không chỉ có lợi cho công ty mà còn có lợi cho nhân viên vì khuyến khích nhân viên tìm cách mua nhà riêng phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình. Trợ cấp đi lại: Người lao động được hưởng tiền trợ cấp đi lại hoặc một số doanh nghiệp có tổ chức xe đưa đón cán bộ công nhân viên của cơ quan đi làm. I.3. Kết luận Phúc lợi, dịch vụ được sử dụng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động đã và đang làm việc tại doanh nghiệp. Việc xây dựng và quản lý các chương trình phúc lợi, dịch vụ được quan tâm thực hiện tốt làm tăng uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường, làm người lao động thấy phấn chấn, từ đó giúp tuyển mộ và gìn giữ một lực lượng lao động có trình độ cao. Đặc biệt phúc lợi, dịch vụ còn góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, từ đó thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. II. Xây dựng và quản lý chương trình phúc lợi, dịch vụ cho người lao động II.1 Mục tiêu của chương trình phúc lợi, dịch vụ cho người lao động Chương trình phúc lợi, dịch vụ là điều kiện để thu hút và gìn giữ người lao động giỏi. Các mục tiêu của chương trình này phải gắn kết, hoà hợp với các chính sách quản trị nguồn nhân lực. Các mục tiêu của chương trình này phải đảm bảo: Duy trì, và nâng cao năng suất lao động. Thực hiện chức năng xã hội của các chương trình đối với người lao động mang tính nhân bản và thể hiện văn hoá của doanh nghiệp, chia sẻ lợi nhuận của công ty cho những người đã có công tạo nên nó, tạo ra sự công bằng hơn cho xã hội khi mà xã hội có nhiều người chủ hơn... Đáp ứng đòi hỏi của đại diện người lao động và nâng cao vai trò điều tiết của chính phủ. Duy trì mức sống vật chất và tinh thần của người lao động. II.2 Nguyên tắc xây dựng chương trình phúc lợi, dịch vụ cho người lao động Chương trình đó phải vừa có lợi cho người lao động, vừa có lợi cho người quản lý. Chi phí cho phúc lợi, dịch vụ phải đem lại kết quả là tăng năng suất lao động, chất lượng phục vụ, sự trung thành của người lao động và tinh thần của họ được nâng cao, giảm sự mâu thuẫn giữa người lao động và tổ chức. Chương trình đó phải có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn, nếu người lao động không hiểu được quyển hưởng phúc lợi trợ cấp ốm đau thì có thể làm cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh vì họ không nỗ lực hết mình trong công việc. Chi phí của chương trình phải nằm trong khả năng thanh toán của tổ chức. Chương trình phải được xây dựng rõ ràng, thực hiện một cách công bằng và vô tư với tất cả mọi người. Chương trình phải được mọi người lao động tham gia và ủng hộ. Các phúc lợi, dịch vụ như vui chơi giải trí, thể thao có thể do người lao động tổ chức trong thời gian nhàn rỗi của họ. II.3 Các bước xây dựng chương trình phúc lợi, dịch vụ cho người lao động Chương trình nhằm cung cấp tối đa lợi ích cho người sử dụng lao động và người lao động. Khi xác định tổ hợp phúc lợi, dịch vụ biên tối ưu cần lưu ý các bước: Bước 1: Thu thập các dữ liệu về giá cả chủ yếu của tất cả các mặt hàng và dịch vụ có liên quan. Bước 2: Đánh giá xem cần có bao nhiêu tiền thì có thể thực hiện được tất cả các loại phúc lợi, dịch vụ trong kỳ tới. Bước 3: Đánh giá bằng điểm từng loại phúc lợi và dịch vụ theo các yếu tố như: yêu cầu của luật pháp, nhu cầu và sự lựa chọn của công nhân viên và sự lựa chọn của tổ chức. Bước 4: Đưa ra quyết định về phương án tối ưu kết hợp giữa các loại phúc lợi và dịch vụ khác nhau ThS. NGUYỄN VĂN ĐIỀM và PGS. TS NGUYỄN NGỌC QUÂN (chủ biên), Giáo trình QUẢN TRỊ NHÂN LỰC-2007 . Các bước trên thực hiện phải mang tính logic, khách quan, có kế hoạch và phù hợp thực tế. II.4 Quản lý chương trình phúc lợi và dịch vụ Chương trình phúc lợi, dịch vụ là điều kiện để thu hút và gìn giữ người lao động giỏi. Cho nên tổ chức cần phải quản lý tốt để tìm ra những vướng mắc không đáng có, giải quyết kịp thời nhằm thu được kết quả tốt. Hơn nữa, chi phí cho chương trình không phải nhỏ mà ngày càng có xu hương tăng tỉ trọng trong tổng chi phí thù lao. Do đó, tổ chức cần phải theo dõi, hạch toán một cách sát sao để chi phí cho chương trình nằm trong khả năng thanh toán và kế hoạch kinh doanh của tổ chức. Việc quản lý chương trình phúc lợi, dịch vụ cần lưu ý tới các khía cạnh sau: Tiến hành nghiên cứu chương trình phúc lợi, dịch vụ của các tổ chức khác trong và ngoài ngành tham khảo. Nghiên cứu sở thích và sự lựa chọn của công nhân viên: việc nghiên cứu này có thể tiến hành thông qua bảng hỏi, phỏng vấn, điều tra chọn mẫu trong tổ chức. Tiến hành xây dựng các quy chế phúc lợi, dịch vụ một cách rõ ràng công khai bao gồm: các quy định, điều khoản, điều kiện thực hiện từng loại phúc lợi và dịch vụ, thông tin thường xuyên và giải thích cho người lao động hiểu tránh tình trạng người lao động có những đòi hỏi quá mức, không hợp lý. Tiến hành theo dõi và hạch toán chi phí một cách thường xuyên. Chỉ tiêu để hạch toán phải dựa trên những nhân tố có thể đo được những thu nhập của công nhân viên hoặc thời gian phục vụ trong tổ chức của họ như: chi phí phúc lợi so sánh với doanh thu/năm, chi phí phúc lợi tổng quỹ lương, chi phí phúc lợi trên một giờ làm việc... Phải quản lý thông tin thông suốt duy trì việc trao đổi thông tin giữa người lao động và người sử dụng cung cấp với lợi ích mà các bên thu được từ chương trình; đánh giá những mặt được và chưa được để điều chỉnh hợp lý và kịp thời. Đồng thời giải thích những thắc mắc phát sinh từ phía người lao động nhằm giảm những chi phí xung đột không đáng có. Khi thực hiện quy trình phúc lợi và dịch vụ, phòng (ban) quản trị nguồn nhân lực có vai trò tư vấn cho lãnh đạo về việc xây dựng, thực hiện, quản lý các chương trình phúc lợi và dịch vụ được cung cấp. II.5 Ý nghĩa việc xây dựng chương trình phúc lợi và dịch vụ cho người lao động Nhận thức được tầm quan trọng của con người trong tổ chức, hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng chiến lược nhằm thu hút, gìn giữ, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Chương trình phúc lợi và dịch vụ được xem là một phương pháp hiệu quả cho mọi doanh nghiệp hiện nay. Không chỉ mang lại lợi ích cho người lao động, chương trình phúc lợi và dịch vụ còn mang lại sự tâm huyết của người lao động với doanh nghiệp, làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường lao động. Người lao động sống trong một tập thể đoàn kết, gắn bó như gia đình sẽ tạo động lực tốt cho công việc của mình: Đảm bảo cuộc sống cho người lao động như hỗ trợ tiền mua nhà, xe, tiền khám chữa bệ
Luận văn liên quan