Chuyên đề Hoạt động đầu tư phát triển tại tổng công ty VIWASEEN: Thực trạng và giải pháp

Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách theo hướng chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế Quốc tế sâu rộng. Các chính sách về phát triển kinh tế trước hết tập trung vào mục tiêu giải phóng năng lực sản xuất và cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp. Nhờ vậy, chỉ trong khoảng thời gian ngắn các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đã có bước phát triển vượt bậc về qui mô, năng lực và từng bước thích nghi với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Trong đó, ngoài những thuận lợi về điều kiện tham gia hợp tác với các doanh nghiệp trong các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp Việt nam cũng thấy được còn không ít thách thức như: khả năng hội nhập còn yếu về luật pháp, thông lệ, khả năng cạnh tranh về công nghệ, chất lượng sản phẩm, Tổng công ty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam ( VIWASEEN ) cũng không nằm ngoài xu thế đó. Thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng và đô thị, chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường cũng thu hút được sự quan tâm đáng kể của Đảng, Nhà nước và nhân dân vì lĩnh vực này liên quan trực tiếp và mật thiết tới cuộc sống của đông đảo người dân. Tuy nhiên, trong điều kiện luật pháp và những chế độ, chính sách của Nhà nước chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và luôn luôn thay đổi, cùng với những mặt chủ quan, hoạt động đầu tư và xây dựng của Tổng Công ty còn gặp không ít khó khăn.Việc nghiên cứu, tìm hiểu các giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả dự án đầu tư của TCT trên phương diện khoa học và thực tiễn là rất cần thiết đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi mô hình hoạt động, sự phân cấp mạnh hơn trong quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng trong thời gian qua. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề, trong quá trình thực tập tại TCT, tôi đã lựa chọn đề tài : “Hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN. Thực trạng và giải pháp” nhằm mục đích tìm hiểu nghiên cứu để thấy được một cách khái quát nhất về tình hình đầu tư phát triển tại TCT, đánh giá những thành tựu đạt được và những mặt còn hạn chế trong hoạt động đầu tư và từ đó có những giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư mà TCT sẽ triển khai trong thời gian tới. Chuyên đề tốt nghiệp bao gồm 2 chương chính: Chương 1: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN. Chương 2: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN.

doc70 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2196 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động đầu tư phát triển tại tổng công ty VIWASEEN: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM (VIWASEEN) 7 1.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty VIWASEEN 7 1.1.1. Quá trình hình thành của tổng công ty 7 1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của công ty. 8 1.1.3. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty 18 1.1.3.1. Thi công xây lắp 18 1.1.3.2. Kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại 18 1.1.3.3. Sản xuất công nghiệp 18 1.1.3.4. Tư vấn khảo sát thiết kế nghiên cứu khoa học 18 1.1.3.5. Đầu tư phát triển 18 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN. 19 1.1.4.1. Tỷ suất kỳ vọng 19 1.1.4.2. Lãi suất 20 1.1.4.3. Khoa học công nghệ 20 1.1.4.4. Vốn đầu tư 20 1.1.4.5. Con người và quản lý 21 1.2. Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN giai đoạn 2006- 2008 22 1.2.1. Tổng quan hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty VIWASEEN22 1.2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty VIWASEEN. 24 1.2.2.1. Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển 24 1.2.2.1.1. Nguồn vốn đầu tư 24 Bảng 1.2. Tổng số vốn đầu tư từ năm 2004 đến 2008 26 1.2.2.1.2. Cơ cấu vốn đầu tư 30 1.2.2.2.2. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 36 1.2.2.2.3. Đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật 37 1.2.2.2.4. Đầu tư phát triển đô thị 37 1.2.2.2.5. Đầu tư góp vốn vào các công ty 38 1.2.3. Đánh giá kết quả hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN. 38 1.2.4. Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động đầu tư phát triển ở Tổng công ty VIWASEEN. 46 1.2.4.1. Tiến độ thực hiện dự án còn chậm 46 1.2.4.2. Công tác huy động và sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả cao 46 1.2.4.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế 46 1.2.4.4. Hạn chế trong công tác chuẩn bị đầu tư, triển khai thực hiện đầu tư, quản lý giám sát hoạt động đầu tư 48 CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI TỔNG CÔNG TY VIWASEEN 49 2.1. Định hướng và mục tiêu của Tổng công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam ( VIWASEEN ) đến năm 2015. 49 2.1.1. Thi công xây lắp 52 2.1.2. Công tác kinh tế, tài chính 52 2.1.3. Kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu 52 2.1.4. Đầu tư phát triển 53 2.1.5. Sản xuất công nghiệp 54 2.1.6. Tư vấn khảo sát thiết kế 54 2.1.7. Công tác đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp 55 2.1.8. Công tác Đảng và đoàn thể 56 2.2. Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN. 56 2.2.1. Giải pháp về đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư phát triển 56 2.2.1.1. Giải pháp thu hút vốn 56 2.2.1.2. Giải pháp gia tăng vốn tự có 57 2.2.1.3. Giải pháp gia tăng vốn vay 58 2.2.1.4. Giải pháp gia tăng các nguồn vốn khác 58 2.2.2. Giải pháp tăng cường hiệu quả của quá trình sử dụng vốn 58 2.2.3. Giải pháp nâng cao tiến độ thực hiện các dự án 59 2.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc và thiết bị thi công 61 2.2.5. Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tế 62 2.2.6. Giải pháp về lập, thẩm định và quản lý thực hiện dự án 64 2.2.7. Một số giải pháp khác 66 KẾT LUẬN 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động của tổng công ty đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Vam (VIWASEEN). 10 Bảng 1.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh từ năm 2006 đến năm 2008 22 Bảng 1.3. Vốn đầu tư của Tổng Công ty năm 2007 – 2008 27 Bảng 1.4. Cơ cấu vốn đầu tư trong các dự án thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường của Tổng Công ty VIWASEEN 29 Bảng 1.5. Cơ cấu vốn theo lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty VIWASEEN năm 2006 – 2008 31 Bảng 1.6. Các dự án mua sắm máy móc thiết bị 2006 - 2008 34 Bảng 1.7. Chi phí đầu tư cho ban quản lý các công trình xây dựng thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường của Tổng Công ty VIWASEEN 35 Bảng 1.8. Đầu tư phục vụ quản lý các dự án của Tổng Công ty VIWASEEN năm 2006 – 2008 35 Bảng 1.9 : Tình hình vốn đầu tư cho công tác đào tạo nghề và nâng cao chất lượng lao động của TCT VIWASEEN thời kỳ 2005- 2008. 37 Bảng 1.10. Một số dự án đầu tư đã và đang được triển khai 38 Bảng 1.12 : Tình hình tài sản cố định của TCT VIWASEEN thời kỳ 2005- 2008. 40 Bảng 1.13. Xe, máy thiết bị thi công chủ yếu toàn Tổng công ty 40 Bảng 1.14. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty VIWASEEN 42 từ năm 2006 - 2008 42 Bảng 1.15. Báo cáo về nhân sự của Tổng Công ty năm 2008 43 Bảng 1.16. Các chỉ tiêu phân tích tài chính 44 Bảng 1.17. Tình hình nộp ngân sách Nhà nước của Tổng công ty VIWASEEN từ năm 2006 - 2008 45 Bảng 2.1. Tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch dự kiến trong giai đoạn 2009 – 2020 51 LỜI MỞ ĐẦU Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách theo hướng chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế Quốc tế sâu rộng. Các chính sách về phát triển kinh tế trước hết tập trung vào mục tiêu giải phóng năng lực sản xuất và cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp. Nhờ vậy, chỉ trong khoảng thời gian ngắn các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đã có bước phát triển vượt bậc về qui mô, năng lực và từng bước thích nghi với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Trong đó, ngoài những thuận lợi về điều kiện tham gia hợp tác với các doanh nghiệp trong các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp Việt nam cũng thấy được còn không ít thách thức như: khả năng hội nhập còn yếu về luật pháp, thông lệ, khả năng cạnh tranh về công nghệ, chất lượng sản phẩm,…Tổng công ty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam ( VIWASEEN ) cũng không nằm ngoài xu thế đó. Thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng và đô thị, chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường cũng thu hút được sự quan tâm đáng kể của Đảng, Nhà nước và nhân dân vì lĩnh vực này liên quan trực tiếp và mật thiết tới cuộc sống của đông đảo người dân. Tuy nhiên, trong điều kiện luật pháp và những chế độ, chính sách của Nhà nước chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và luôn luôn thay đổi, cùng với những mặt chủ quan, hoạt động đầu tư và xây dựng của Tổng Công ty còn gặp không ít khó khăn.Việc nghiên cứu, tìm hiểu các giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả dự án đầu tư của TCT trên phương diện khoa học và thực tiễn là rất cần thiết đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi mô hình hoạt động, sự phân cấp mạnh hơn trong quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng trong thời gian qua. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề, trong quá trình thực tập tại TCT, tôi đã lựa chọn đề tài : “Hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN. Thực trạng và giải pháp” nhằm mục đích tìm hiểu nghiên cứu để thấy được một cách khái quát nhất về tình hình đầu tư phát triển tại TCT, đánh giá những thành tựu đạt được và những mặt còn hạn chế trong hoạt động đầu tư và từ đó có những giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư mà TCT sẽ triển khai trong thời gian tới. Chuyên đề tốt nghiệp bao gồm 2 chương chính: Chương 1: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN. Chương 2: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế đầu tư cùng tập thể cán bộ phòng Đầu tư phát triển - Tổng công ty VIWASEEN, đặc biệt là TS. Phạm Văn Hùng - giáo viên hướng dẫn, và ThS. Lê Anh Vũ - trưởng phòng đầu tư phát triển đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Với kiến thức còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! CHƯƠNG I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM (VIWASEEN) 1.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty VIWASEEN 1.1.1. Quá trình hình thành của tổng công ty Tổng Công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam (VIWASEEN) được thành lập theo Quyết định số 242/2005-QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 4 tháng 10 năm 2005 và Quyết định số 2188/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày 25 tháng 11 năm 2005. Tổng Công ty VIWASEEN là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con trên cơ sở tổ chức lại các Công ty Nhà nước độc lập trực thuộc Bộ Xây dựng bao gồm: Công ty Xây dựng Cấp thoát nước (WASEENCO), Công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước (WASECO), Công ty Tư vấn Cấp thoát nước số 2 (WASE). Công ty xây dựng cấp thoát nước WASEENCO có trụ sở tại Hà Nội được thành lập năm 1975, là một doanh nghiệp chuyên ngành đầu tiên, hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng cấp thoát nước của Việt Nam. Lịch sử phát triển của Công ty gắn liền với hàng trăm công trình cấp thoát nước cho các thành phố, khu công nghiệp, đô thị trên cả nước, trong đó có rất nhiều công trình trọng điểm của đất nước. Với nền tảng tài chính vững mạnh, đội ngũ cán bộ hùng hậu được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, đại học và trên đại học, năng lực máy móc thiết bị chuyên dụng, Công ty có thể đáp ứng trọn gói các dự án cấp thoát nước hoặc đầu tư theo các phương thức BOT, BBO,…thực hiện tốt các hợp đồng xuất nhập khẩu vật tư thiết bị chuyên ngành có giá trị lớn với chất lượng cao, giá thành hợp lý. Công ty đầu tư xây dựng cấp thoát nước WASECO có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Với hơn 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành. Công ty đã xây dựng được đội ngũ kỹ sư, cán bộ công nhân viên có trình độ cao, được đào tạo trong và ngoài nước và đã thi công hàng trăm công trình cấp thoát nước ở mọi quy mô, đặc biệt ở khu vực miền Trung và phía Nam. Ngoài ra Công ty còn đầu tư xây dựng, kinh doanh hàng loạt các nhà máy nước, các dự án bất động sản với hiệu quả cao. Công ty cổ phần tư vấn cấp thoát nước và môi trường WASE (trước đây là công ty cổ phần tư vấn cấp thoát nước số 2) có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị tư vấn được thành lập từ năm 1997, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng, giám sát thi công các công trình cấp thoát nước, môi trường, công trình công cộng, đô thị, cụm dân cư nông thôn, kỹ thuật hạ tầng đô thị. Công ty có trên 100 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, phần lớn cán bộ được đào tạo tại nước ngoài, có thể đảm đương công tác tư vấn thiết kế, giám sát cho các công trình ở mọi quy mô và độ phức tạp khác nhau. Hiện nay, Tổng công ty VIWASEEN có gần 8000 cán bộ công nhân viên chức, trong đó có gần 2000 kỹ sư có trình độ đại học và trên đại học, có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm, trên 6000 công nhân kỹ thuật lành nghề làm việc trong 20 công ty thành viên và 6 chi nhánh, trong đó có 16 công ty con và 4 công ty liên kết. Tổng công ty đang phát triển mạnh mẽ với định hướng đa dạng hóa nghành nghề, đa dạng hóa sản phẩm thông qua các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, kinh doanh bất động sản, năng lượng, xuất khẩu lao động và du lịch. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của công ty. - Khối bộ máy quản lý và điều hành : Hội đồng quản trị ; Ban kiểm soát ; Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc. - Khối cơ quan văn phòng : các Phòng, Ban chuyên môn nghiệp vụ. - Khối các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh, gồm : + Các công ty thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc. + Các chi nhánh. + Các ban và các công trường xây dựng. Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ và các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh trên đây được linh hoạt tổ chức theo đúng quy định của Nhà Nước để đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Hình 1.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM (VIWASEEN). VIWASEEN có những nhiệm vụ kinh doanh chính sau: - Đầu tư xây dựng và kinh doanh các hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường. Thi công, tổng thầu thi công xây dựng và lắp đặt các công trình cấp thoát nước, vệ sinh môi trường và các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. - Tư vấn, tổng thầu tư vấn đầu tư và xây dựng các công trình cấp thoát nước, vệ sinh môi trường và hạ tầng kỹ thuật đô thị, bao gồm: Lập và thẩm tra các dự án đầu tư xây dựng; tư vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế về thiết kế, xây lắp, cung ứng vật tư, thiết bị; khảo sát, thiết kế, lập tổng dự toán và dự toán các công trình; thẩm tra thiết kế và tổng dự toán; quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng; giám sát, kiểm tra chất lượng thiết bị, vật tư, thi công xây lắp. - Đầu tư sản xuất kinh doanh và kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng xây dựng và chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường. - Tư vấn, đầu tư và thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, bưu chính viễn thông, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, đường dây và trạm biến áp các loại; gia công, lắp dựng kết cấu thép và các thiết bị cơ điện kỹ thuật công trình. - Đầu tư và kinh doanh nhà, bất động sản, cho thuê văn phòng; quản lý, khai thác và kinh doanh các dịch vụ trong khu công nghiệp, khu đô thị, khu nhà ở, khu dân cư tập trung, bãi đỗ xe, khách sạn du lịch và các dịch vụ khác. - Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường. - Tổ chức đào tạo, giáo dục định hướng và thực hiện việc đưa người lao động, chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. - Thực hiện đầu tư tài chính vào các công ty con, các công ty liên kết. - Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ, chức năng của khối đơn vị : - Khối bộ máy quản lý và điều hành Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là bộ phận có vị thế cao nhất trong Tổng công ty, quyết định mọi vấn đề quan trọng nhất của Ban giám đốc công ty và những vấn đề quan trọng của Tổng công ty. Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị toàn bộ mọi hoạt động của Tổng công ty, các chiến lược, kế hoạch sản xuất và kinh doanh trong nhiệm kỳ của mình. Quyết định các chính sách quan trọng nhất của Tổng công ty: cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Tổng công ty; Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong Tổng công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc và các chức danh quản lý khác của Tổng công ty; Quyết định mức lương và quyền lợi khác của những người quản lý trong công ty; Quyết định mức thù lao và lợi ích khác của người quản lý công ty; Giám sát, chỉ đạo Phó Tổng Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của Tổng công ty. Ban kiểm soát Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt Hội đồng quản trị giám sát, đánh giá công tác điều hành, quản lí Ban Tổng Giám đốc theo đúng các qui định trong Điều lệ Tổng công ty, các Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị. Có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc cung cấp mọi hồ sơ và thông tin cần thiết liên quan đến công tác điều hành quản lí Tổng công ty. Mọi thông báo, báo cáo, phiếu xin ý kiến đều phải được gửi đến Ban kiểm soát cùng thời điểm gửi đến các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Tổng giám đốc; Thông tin phải trung thực, chính xác và kịp thời theo yêu cầu. Kiểm tra, thẩm định tính trung thực, chính xác, hợp lí và sự cẩn trọng từ các số liệu trong Báo cáo tài chính cũng như các Báo cáo cần thiết khác. Có quyền kiến nghị Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc đưa ra các giải pháp phòng ngừa các hậu quả xấu có thể xảy ra. Ban kiểm soát có quyền yêu cầu Tổng Giám đốc bố trí cán bộ chuyên môn phù hợp để Ban kiểm soát thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Có quyền thuê Tư vấn độc lập để thực hiện những quyền được giao. Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến Hội đồng quản trị trước khi trình Báo cáo kiểm soát lên Đại hội đồng Cổ đông. Có quyền giám sát hiệu quả sử dụng vốn Công ty trong đầu tư. Có quyền yêu cầu được tham dự các cuộc họp Hội đồng quản trị nếu thấy cần thiết. Ban kiểm soát làm việc theo nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực vì lợi ích của Tổng công ty và vì lợi ích của Người lao động trong Công ty. Ban kiểm soát có quyền được thanh toán mọi chi phí ăn, ở, đi lại, tiếp khách, chi phí thuê Tư vấn độc lập và các chi phí hợp lí khác khi thừa hành nhiệm vụ của Tổng Công ty. Ban giám đốc : Gồm Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc. Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động hàng ngày khác của Tổng Công Ty. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền & nhiệm vụ được giao. Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị. Thực hiện kế hoạch kinh doanh & phương án đầu tư của Tổng Công Ty. Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Tổng Công Ty như bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề xuất cách chức các chức danh quản lý trong Công Ty, trừ các chức danh do Hội đồng Quản trị, Hội đồng thành viên bổ nhiệm. Tổng giám đốc là người đại điện cho Tổng công ty trước pháp luật. Ngoài ra còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác & tuân thủ một số nghĩa vụ của người quản lý Công Ty theo Luật pháp quy định. - Khối cơ quan văn phòng Văn phòng Tổng công ty Chánh văn phòng : - Quản lý toàn diện hoạt động của văn phòng theo chế độ thủ trưởng. - Soạn thảo chương trình công tác của Tổng công ty, giúp lãnh đạo Tổng công ty chỉ đạo điều hành chương trình làm việc nhằm đảm bảo tính thống nhất và liên tục trong mọi hoạt động, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện chương trình đó - Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với các đơn vị ngoài cơ quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động SXKD của Tổng công ty Những nhiệm vụ khác của Văn phòng - Xây dựng và tạo cơ sở vật chất, đảm bảo các điều kiện về phương tiện và chế độ làm việc, chăm lo đời sống cán bộ, công nhân viên -Quản lý và xử lý các văn bản tài liệu đi và đến của Tổng công ty, các ý kiến chỉ đạo, các nội dung liên quan đến điều hành công việc của lãnh đạo Tổng công ty. -Chịu trách nhiệm trong việc quản lý sử dụng đất đai, tài sản của Tổng công ty. - Chịu trách nhiệm về con dấu, phát hành các văn bản thuộc thẩm quyền quản lý của lãnh đạo Tổng công ty. - Tổ chức có chất lượng các cuộc họp, các hội nghị của Tổng công ty, các cuộc tiếp khách trong và ngoài nước của Tổng công ty. - Chịu trách nhiệm quản lý tài sản thuộc văn phòng Tổng công ty bao gồm : nhà cửa, kho tàng , sân bãi , phương tiện làm việc và phương tiện đi lại… - Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các đơn vị thành viên, các phòng ban thực hiện các quy định của pháp luật và của Tổng công ty. - Báo cáo định kỳ và hằng năm theo quy định của pháp luật về công tác văn phòng với Bộ chủ quản và các cơ quan có chức năng khác. Phòng kinh tế - kế hoạch - Giúp lãnh đạo công ty xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và hằng năm của Tổng công ty phù hợp với nhiệm vụ chung và nhu cầu thị trường. - Tham mưu, xây dựng, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm của toàn Tổng công ty. Triển khai giao, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh tới các đơn vị - Kiểm tra công tác sản xuất kinh doanh theo định kỳ tại các đơn vị - Tổng hợp các báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên, các phòng, các ban chuyên môn nghiệp vụ theo từng tháng, từng quý và cả năm; trình lãnh đạo công ty cho ý kiến chỉ đạo thông qua các cuộc họp, các hội nghị giao ban của Tổng công ty. - Chịu trách nhiệm trong việc lập đề án các nội dung đầu tư, các phương án liên doanh liên kết của Tổng công ty. - Nghiên cứu, cập nhật và nắm vững các chế độ, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình để tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty trong việc hoạch định điều chỉnh các mục tiêu chiến lược trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội nhằm đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Lập và cấp hồ sơ pháp lý của Tổng công ty, bão lãnh ngân hàng cho các đơn vị thành viên trực thuộc tham gia đấu thầu cá
Luận văn liên quan