Công ty Liên doanh Đức Việt TNHH là công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chế biến từ thịt lợn như xúc xích các loại, thịt xông khói, giò, thịt heo an toàn với hình thức sở hữu là liên doanh giữa Đức và Việt Nam. Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã quan sát và hiểu được cơ bản những vấn đề tổng quan về công ty như lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của công ty, thấy được tình hình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và tình hình thực hiện các hoạt động marketing nói riêng. Qua quá trình quan sát và tham gia làm việc với công ty em cũng thấy được những điểm mạnh và những thiếu sót còn tồn tại trong hoạt động của công ty nói chung và hoạt động marketing nói riêng. Trong các vấn đề nhận thấy, em quan tâm nhiều nhất đến hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty, vì những lý do sau:
Mức độ cạnh tranh trên thị trường thực phẩm chế biến ngày càng gay gắt, nếu không nghiên cứu một cách đầy đủ về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh thì khó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh.
Việc tìm kiếm thông tin thị trường chỉ được thực hiện bởi các nhân viên kinh doanh, tính chủ quan, suy đoán rất cao, hơn nữa lại chỉ được một vài thông tin sơ lược.
Hoạt động nghiên cứu marketing được công ty tiến hành không hiệu quả, chỉ thực hiện khi cần phát triển sản phẩm mới, hay tìm kiếm thị trường mới, song thiếu tính chính xác và bài bản.
Vai trò của việc tiến hành nghiên cứu định kỳ chưa được công ty đánh giá cao
Do đó, đề tài mà chuyên đề này nghiên cứu sẽ là:
“Hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty Liên doanh Đức Việt TNHH – thực trạng và giải pháp”
Cấu trúc đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về công ty Liên doanh Đức Việt TNHH
Chương II: Thực trạng hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty liên doanh Đức Việt TNHH
Chương III: Giải pháp hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty liên doanh Đức Việt TNHH
75 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2796 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty liên doanh Đức Việt TNHH – thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương I – TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỨC VIỆT TNHH
I. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
1.1. Giới thiệu công ty
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
II. Lĩnh vực kinh doanh
2.1. Sản phẩm và khách hàng
2.2. Chức năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
III. Cơ cấu tổ chức công ty
3.1. Tổng giám đốc
3.2. Phó tổng giám đốc
3.3. Khối sản xuất
3.4. Khối tài chính – kế toán
3.5. Khối kinh doanh
3.6. Quan hệ phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong sản xuất và kinh doanh
IV. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
4.1. Năng lực và điều kiện kinh doanh của công ty
4.1.2.1. Môi trường vĩ mô
4.1.2.2. Môi trường ngành
4.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm
Chương II - THỤC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU MARKETING TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỨC VIỆT TNHH
I. Thực trạng hoạt động marketing của công ty
1.1. Vai trò của marketing trong công ty
1.1.1. Nhận thức và đầu tư cho marketing của công ty
1.1.2. Nhiệm vụ, chức năng phòng Marketing
1.2. Tình hình thực hiện kế hoạch marketing
1.2.1. Trình tự lập và thực hiện kế hoạch marketing
1.2.2. Thực hiện chiến lược định vị
1.3. Các biến số của marketing mix
1.4. Kế hoạch marketing năm 2007
1.5. Đánh giá các hoạt động marketing của công ty
II. Tình hình thực hiện hoạt động nghiên cứu marketing
2.1. Nhận thức về vai trò hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty
2.2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty
2.3. Đánh giá hiệu quả việc thực hiện nghiên cứu marketing của công ty
Chương III – Giải pháp cho hoạt động nghiên cứu marketing cho công ty Liên doanh Đức Việt TNHH
I. Vai trò thực tế của hoạt động nghiên cứu marketing đối với công ty
1.1. Vai trò của hoạt động nghiên cứu marketing trong phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1.2. Tầm quan trọng của nghiên cứu đối với các quyết định về marketing mix của công ty
II. Đề xuất giải pháp cho hoạt động nghiên cứu marketing
2.1. Xác định đúng đắn vai trò của hoạt động nghiên cứu marketing
2.2. Một vài giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả việc nghiên cứu marketing
KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty Liên doanh Đức Việt TNHH là công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chế biến từ thịt lợn như xúc xích các loại, thịt xông khói, giò, thịt heo an toàn… với hình thức sở hữu là liên doanh giữa Đức và Việt Nam. Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã quan sát và hiểu được cơ bản những vấn đề tổng quan về công ty như lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của công ty, thấy được tình hình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và tình hình thực hiện các hoạt động marketing nói riêng. Qua quá trình quan sát và tham gia làm việc với công ty em cũng thấy được những điểm mạnh và những thiếu sót còn tồn tại trong hoạt động của công ty nói chung và hoạt động marketing nói riêng. Trong các vấn đề nhận thấy, em quan tâm nhiều nhất đến hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty, vì những lý do sau:
Mức độ cạnh tranh trên thị trường thực phẩm chế biến ngày càng gay gắt, nếu không nghiên cứu một cách đầy đủ về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh… thì khó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh.
Việc tìm kiếm thông tin thị trường chỉ được thực hiện bởi các nhân viên kinh doanh, tính chủ quan, suy đoán rất cao, hơn nữa lại chỉ được một vài thông tin sơ lược.
Hoạt động nghiên cứu marketing được công ty tiến hành không hiệu quả, chỉ thực hiện khi cần phát triển sản phẩm mới, hay tìm kiếm thị trường mới, song thiếu tính chính xác và bài bản.
Vai trò của việc tiến hành nghiên cứu định kỳ chưa được công ty đánh giá cao
Do đó, đề tài mà chuyên đề này nghiên cứu sẽ là:
“Hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty Liên doanh Đức Việt TNHH – thực trạng và giải pháp”
Cấu trúc đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về công ty Liên doanh Đức Việt TNHH
Chương II: Thực trạng hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty liên doanh Đức Việt TNHH
Chương III: Giải pháp hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty liên doanh Đức Việt TNHH
Chương I – TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỨC VIỆT TNHH
Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Giới thiệu công ty
Tên công ty: Công ty Liên doanh Đức Việt trách nhiệm hữu hạn
Tên viết tắt: Công ty Liên doanh Đức Việt TNHH
Tên giao dịch quốc tế: Duc-Viet Joint-venture Company limited
Địa chỉ: Khu công nghiệp Phố Nối, xã Tân Lập, huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên
Điện thoại: (+84)0321.970229/230 Fax: (+84)0321.970233
Văn phòng giao dịch
Văn phòng chính: 33 phố Huế, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (+84)04.9437631/9435410 Fax: (+84)04.8226962
Văn phòng miền Trung: 39 Phan Thanh, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Văn phòng miền Nam: 190B Võ Văn Tần, Q.3, TP Hồ Chí Minh
Email: dvco-ltd@hn.vnn.vn
Website: www.thucphamducviet.vn
Logo:
Lịch sử hình thành và phát triển
Hình thành công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ Đức Việt
Công ty TNHH Đức Việt được thành lập vào năm 2000, theo giấy phép đăng ký kinh doanh tại sở KHCN & MT, ngày 14 tháng 7 năm 2000. Công ty có tên giao dịch là Công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ Đức Việt. Tên giao dịch quốc tế là Duc-Viet service trading and producing company limited.
Tháng 7 năm 2000, ông Mai Huy Tân – hiện là Tổng giám đốc công ty – nhận được giấy phép đầu tư do sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp, cho phép xây dựng nhà máy để sản xuất ra xúc xích và các sản phẩm thịt. Một nhà xưởng nhỏ, diện tích gần 200 m2 đã được xây dựng ở địa bàn quận Thanh Xuân để sản xuất xúc xích theo công nghệ Đức.
Ngày 7/9/2000, chiếc xúc xích đầu tiên được sản xuất theo công nghệ xúc xích nổi tiếng của xứ Thueringen (Đức) ra lò, phục vụ cho những người Đức đang sống ở Hà Nội, những người Hà Nội đã từng sống ở Đức và các khách hàng trung lưu trở lên khác.
Tuy nhiên, suốt năm đầu, công ty bị thua lỗ do không cạnh tranh được với xúc xích nhập ngoại mặc dù giá chỉ bằng 1/6 và các loại xúc xích nội địa khác.
Chiến lược và kế hoạch kinh doanh thay đổi. Đến cuối năm 2001, đầu năm 2002, doanh thu của công ty tăng 100%, đạt được điểm hòa vốn. Năng lực và địa vị cạnh tranh của xúc xích Đức Việt được nâng lên đáng kể.
Công ty Liên doanh Đức Việt TNHH
Đến tháng 10 năm 2002, công ty Liên doanh Đức Việt TNHH chính thức được thành lập theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Bên Việt Nam là Công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ Đức Việt (Tên giao dịch quốc tế: Duc – Viet servive, trading and producing company limited), trụ sở tại 33 phố Huế, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bên nước ngoài là công ty CBV Michel Campioni Gmbh, trụ sở đặt tại Goethestrasse 65, 99096 Erfurt, Cộng hòa Liên bang Đức. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập có tên gọi là:
CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỨC VIỆT TNHH
Tên giao dịch quốc tế: DUC – VIET JOINT – VENTURE COMPANY LIMITED
Công ty mới được thành lập không những có dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại của Cộng hòa Liên bang Đức mà còn có sự quản lý và giám sát của các chuyên gia Đức nên hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao hơn rõ rệt.
Nhận thấy nhà xưởng ở Thanh Xuân không còn đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đầu năm 2003, Tổng Giám đốc Mai Huy Tân cùng ông Michel Campioni (đại diện phần vốn phía Đức) quyết định đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thịt và thực phẩm tại khu công nghiệp Phố Nối, xã Tân Lập, huyện Yên Mĩ, Hưng Yên. Giấy phép đầu tư số 019.GPĐT – HY được cấp ngày 30/6/2003. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 3,6 ha, tổng vốn đầu tư là 1.800.000 USD đã được khánh thành ngày 12/2/2004.
Ngày 15/3/2004, công ty tiếp tục đầu tư hơn 2 triệu USD lắp đặt dây chuyền sản xuất theo công nghệ Đức với sản lượng 15 tấn/ngày. Từ đây tới cuối năm 2005, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng kể như hoàn tất, hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào tăng trưởng ổn định.
Tháng 1 năm 2006, công ty Đức Việt nhận chứng chỉ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn). Hệ thống HACCP cho các phân xưởng chế biến đã được TUV Rheinland (CHLB Đức) thẩm định, đánh giá và cấp chứng chỉ. Hệ thống HACCP cho phân xưởng giết mổ được BM Trada (Vương quốc Anh) cấp chứng chỉ. Đây là chứng chỉ bảo đảm cho người tiêu dùng biết chắc rằng mình đang sử dụng một sản phẩm an toàn cho sức khỏe.
Tháng 12 năm 2005 và tháng 12 năm 2006, Đức Việt đón nhận danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2006 và 2007 trong lĩnh vực thực phẩm khô.
Tháng 10 năm 2006, do yêu cầu của sự phát triển, công ty mở thêm văn phòng tại địa chỉ số 14 ngõ 4 đường Kim Đồng Hà Nội. Văn phòng 3 tầng với đầy đủ cơ sở vật chất này là nơi làm việc của khối kinh doanh của công ty
Lĩnh vực kinh doanh
Sản phẩm và khách hàng
Công ty Liên doanh Đức Việt TNHH hoạt động trong ngành thực phẩm, cụ thể hơn, đó là sản xuất và kinh doanh thực phẩm chế biến và thịt heo an toàn. Các dòng sản phẩm chủ yếu của Đức Việt như sau:
Các sản phẩm chế biến:
Các sản phẩm xúc xích: Xúc xích nướng, xúc xích hong khói, xúc xích vườn bia, xúc xích thành Vienna, xúc xích tỏi…
Các sản phẩm thịt nguội: sườn hong khói, thăn lợn hong khói, dọi quế hong khói, da bao, đùi hong khói…
Các sản phẩm giò Việt Nam truyền thống : giò tai, giò thủ, giò lụa, thịt nấu đông
Các sản phẩm chế biến từ thịt lợn khác: pate gan, jăm bông hấp, jăm bông giò, jăm bông đùi hong khói…
Các gia vị: mù tạt cay, mù tạt mật ong, mù tạt tiêu đen…
Các sản phẩm tươi sống (thịt heo an toàn): thăn heo, thịt ba rọi, thịt nạc vai, sườn non, thịt chân giò, đùi heo nguyên xương, sườn cốtlết, tim heo, bầu dục heo, heo nguyên tảng…
Với những dòng sản phẩm đa dạng trên, khách hàng của công ty thuộc rất nhiều nhóm khác nhau, bao gồm:
Người tiêu dùng nội trợ
Những người nước ngoài, người có thu nhập khá trở lên
Người uống bia
Trẻ em
Thanh niên
Chức năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty Đức Việt thực hiện chức năng sản xuất cơ bản là giết mổ lợn (theo dây chuyền công nghệ hiện đại) và chế biến thịt và thực phẩm an toàn. Chức năng kinh doanh là tiêu thụ sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu sang các thị trường như châu Âu, Nhật Bản, ASEAN… Trong những năm tới, công ty sẽ đầu tư mở rộng tổ hợp TRANGINCOM, tổ chức sản xuất từ chế biến thức ăn chăn nuôi, hệ thống trang trại chăn nuôi quy mô công nghiệp, đến hệ thống giết mổ, pha lọc, chế biến, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, phân phối, bán hàng.
Nhiệm vụ:
Thực hiện chức năng sản xuất và kinh doanh
Đóng góp cho Ngân sách Nhà nước
Tạo công ăn việc làm cho các lao động
Đóng góp cho các hoạt động xã hội
Đảm bảo sức khỏe và quyền lợi cho người tiêu dùng.
Cơ cấu tổ chức công ty
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức công ty Liên doanh Đức Việt TNHH
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, năm 2006)
Công ty Đức Việt hiện là công ty liên doanh, do 2 bên Việt Nam và Đức góp vốn. Phía Đức, công ty CBV – đại diện là ông Michel Campioni, đóng góp 49% tổng nguồn vốn. Phía Việt Nam, công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ Đức Việt – đại diện là ông Mai Huy Tân, góp 51% tổng nguồn vốn, giữ quyền quản lý và có ý kiến quyết định trong các vấn đề về sản xuất kinh doanh. Hiện tại, ông Mai Huy Tân giữ chức vụ Tổng Giám đốc công ty, ông Michel Campioni giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc
Về cơ cấu tổ chức của công ty, Tổng giám đốc là người quản lý cao nhất trong doanh nghiệp, 2 Phó tổng giám đốc – một người Đức, một người Việt – với vai trò cố vấn, hỗ trợ Tổng giám đốc điều hành các công việc. Các bộ phận chức năng của công ty chia thành 3 khối chính: Khối sản xuất, khối kinh doanh và khối tài chính – kế toán. Mỗi khối bao gồm các phòng ban khác nhau, hoạt động hỗ trợ lẫn nhau.
Như phần trên đã giới thiệu, công ty Liên doanh Đức Việt TNHH có 3 văn phòng giao dịch: Một văn phòng chính tại 33 phố Huế, Hà Nội; một văn phòng đại diện ở miền Trung (thành phố Đà Nẵng) và một văn phòng đại diện ở miền Nam (thành phố Hồ Chí Minh). Tuy gọi là văn phòng đại diện, song thực tế 2 văn phòng ở miền Nam và miền Trung là 2 nhà phân phối của công ty theo hợp đồng đặc quyền kinh tiêu, không phải thuộc nội bộ tổ chức, do vậy, báo cáo tổng hợp này không xét đến 2 văn phòng đại diện đó trong cơ cấu tổ chức của công ty.
Tổng giám đốc
Tổng giám đốc công ty (tiến sỹ Mai Huy Tân) là người giữ vai trò quản lý cao nhất trong doanh nghiệp, là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, chịu mọi trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp trước pháp luật. Tổng giám đốc là người quyết định đường lối kinh doanh và chỉ đạo thực hiện các hoạt động để thực hiện đường lối đó.
Bên cạnh việc đại diện phần vốn góp 51% trong hội đồng thành viên, tổng giám đốc Mai Huy Tân còn chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty trước hội đồng. Tổng giám đốc có mọi quyền quyết định về nhân sự, tổ chức, quyết định cách thực thức hiện, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động và chịu trách nhiệm báo cáo trước hội đồng thành viên về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Phó tổng giám đốc
Công ty Đức Việt có 2 Phó tổng giám đốc: ông Micheal Campioni (người Đức) và ông Hứa Xuân Sinh (người Việt Nam)
Phó tổng giám đốc là người trực tiếp hỗ trợ Tổng giám đốc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Do tính chất là một công ty liên doanh, phong cách làm việc giữa các quốc gia có sự khác nhau nên 2 Phó tổng giám đốc của công ty Đức Việt có sự khác nhau về vai trò.
Phó tổng giám đốc người Đức – ông Michel Campioni – giữ vai trò chủ yếu là giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, tư vấn, góp ý về đường lối, giải pháp kinh doanh cho Tổng giám đốc. Ông không can thiệp vào việc quản lý tổ chức như vấn đề nhân sự, các hoạt động tác nghiệp…
Phó tổng giám đốc người Việt – ông Hứa Xuân Sinh – là người hỗ trợ trực tiếp tổng giám đốc trong các hoạt động quản lý.. Phó tổng giám đốc có quyền thay Tổng giám đốc (được ủy nhiệm khi vắng mặt) quyết định các vấn đề về nhân sự, đường lối kinh doanh (trong phạm vi đã được hội đồng quản trị thông qua) Các công việc của cả 3 khối sản xuất, kinh doanh và tài chính đều thông qua sự giám sát, điều hành của phó tổng giám đốc, tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động chủ yếu của Phó tổng giám đốc Hứa Xuân Sinh là quản lý, giám sát hoạt động của khối kinh doanh và tài chính.
Khối sản xuất
Toàn bộ khối sản xuất của công ty được đặt tại nhà máy sản xuất ở Tân Lập, Yên Mỹ, Hưng Yên, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành trực tiếp là giám đốc sản xuất. Nhiệm vụ chủ yếu của khối sản xuất là sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Khối sản xuất được chia thành 2 bộ phận: Bộ phận giết mổ và bộ phận chế biến.
Bộ phận giết mổ có nhiệm vụ giết mổ lợn theo dây chuyền công nghệ Đức, sau đó chuyển qua các phân xưởng pha lọc để đảm bảo cung cấp sản phẩm thịt heo an toàn cho thị trường cũng như cung cấp nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh và đáp ứng đủ số lượng cho bộ phận chế biến.
Bộ phận chế biến bao gồm các phân xưởng chế biến, thực hiện chức năng chế biến thực phẩm từ thịt sạch (xúc xích, jăm bông, giò, thịt xông khói…). Các phân xưởng chế biến thực hiện hoạt động sản xuất căn cứ trên đặt hàng dự kiến của khối kinh doanh chuyển tới. Nhiệm vụ của bộ phận chế biến là cung cấp sản phẩm đảm bảo về chất lượng và số lượng cho tiêu thụ, đồng thời nghiên cứu sản xuất thử nghiệm các sản phẩm mới.
Nhà máy sản xuất có một phòng hành chính, chịu trách nhiệm thực hiện tất cả các công việc hành chính liên quan đến cả hai bộ phận lò mổ và nhà máy chế biến.
Khối tài chính – kế toán
Khối tài chính – kế toán hoạt động tại văn phòng chính ở 33 phố Huế, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đứng đầu là giám đốc tài chính, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động liên quan đến tài chính. Khối tài chính có 2 phòng là Phòng tài chính – kế toán và Phòng tổ chức hành chính.
Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức, bố trí nhân sự sao cho phù hợp, hiệu quả; nghiên cứu đề xuất với giám đốc biện pháp giúp đỡ các phòng ban thực hiện đúng các chế độ, nguyên tắc, thủ tục hành chính; quản lý các văn bản, tài liệu và con dấu của cả khối.
Phòng tài chính – kế toán có nhiệm vụ ghi chép, theo dõi tình hình thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua các con số báo cáo; phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính của công ty trong từng thời kỳ, thực hiện các biện pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong quản lý thu chi và sử dụng tài chính; kiểm soát và thực hiện các kế hoạch thu chi…
Khối kinh doanh
Khối kinh doanh hiện đang đặt văn phòng ở số 14, ngõ 4, đường Kim Đồng, Hà Nội, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành là giám đốc kinh doanh. Khối kinh doanh có 3 bộ phận (3 phòng) là: Bộ phận kinh doanh, bộ phận thịt sạch và bộ phận Marketing.
Bộ phận kinh doanh chịu trách nhiệm chính về hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính và chủ yếu của bộ phận kinh doanh là bán hàng. Các nhân viên được phân chia chịu trách nhiệm quản lý các thị trường khác nhau, vừa phân chia theo khu vực (thị trường ngoại tỉnh, thị trường Hà Nội), vừa phân chia theo dòng sản phẩm (sản phẩm cắt lát, sản phẩm xúc xích Đức truyền thống…). Nhiệm vụ chính của phòng kinh doanh là tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, giao dịch với khách hàng, tổ chức bán hàng. Trên lý thuyết, phòng kinh doanh chịu trách nhiệm cả 2 nhóm sản phẩm là thực phẩm chế biến và thịt heo an toàn, tuy nhiên, thực tế, do sản phẩm thịt heo an toàn mới được phát triển và có những tính chất riêng nên phòng kinh doanh chủ yếu chỉ chịu trách nhiệm kinh doanh sản phẩm thực phẩm chế biến, và chỉ hỗ trợ cho việc kinh doanh thịt heo an toàn.
Bộ phận thịt sạch có vai trò tương đương với bộ phận kinh doanh, nhưng chịu trách nhiệm về nhóm sản phẩm thịt heo an toàn. Tất cả các hoạt động liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm thịt heo an toàn như tìm kiếm thị trường, duy trì và mở rộng thị trường, các biện pháp, chiến lược kinh doanh… đều do bộ phận thịt sạch quản lý, điều hành
Bộ phận Marketing thực hiện chức năng chủ yếu là truyền thông về công ty và sản phẩm, hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của cả 2 nhóm sản phẩm. Nhiệm vụ chính của phòng Marketing là đề xuất các chiến lược truyền thông cho sản phẩm, thiết kế bao bì, nhãn mác, thực hiện các chương trình truyền thông như quảng cáo, PR, khuyến mại,…nhằm kích thích việc tiêu thụ sản phẩm và nâng cao thương hiệu, vị thế công ty trên thị trường.
Quan hệ phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong sản xuất và kinh doanh
Quy trình sản xuất sản phẩm
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất
(Nguồn: phòng Kinh doanh, năm 2006)
Giai đoạn 1: Trước khi giết mổ
Lợn được chuyển từ các trang trại chăn nuôi về nhà máy, đưa vào cửa nhập gồm có 2 ngăn: Ngăn đạt tiêu chuẩn về chất lượng và số lượng; ngăn chưa đạt tiêu chuẩn (sẽ được loại ra)
Lợn được đưa vào khu yên tĩnh, tắm sạch bằng nước và cho nằm tĩnh lặng trong 8h để tránh bị stress
Giai đoạn 2: Giai đoạn giết mổ
Lợn được đưa vào khu vực làm sốc bằng đường riêng
Tiếp tục đưa vào khu vực giết mổ trên dây chuyền tự động
Sau khi mổ và cưa tách làm 2 mảnh để cân trọng lượng, bác sĩ thú ý của cơ quan nhà nước lấy mẫu kiểm nghiệm để kiểm tra lợn có đạt tiêu chuẩn an toàn không
Lợn đạt tiêu chuẩn được đưa vào hành lang lạnh (700C)
Giai đoạn 3: Pha lọc
Lợn từ giai đoạn trên, sau khi đạt độ lạnh sẽ được đưa vào kho lạnh pha lọc
Thịt được pha lọc, tách thành các loại thịt và tách riêng những phần không cần cho chế biến
Thịt sau khi pha lọc được đưa vào kho chờ xuất bán thịt sạch hoặc chuyển sang giai đoạn chế biến để tạo sản phẩm thực phẩm chế biến
Giai đoạn 4: Chế biến
Thịt đã pha lọc được xay trộn theo công thức riêng rồi chuyển sang kho nhồi
Chuyển sang khâu nhồi
Xông khói hoặc hấp (tùy loại sản phẩm)
Làm nguội và cắt thành từng sản phẩm, sau đó được chuyển vào kho bán thành phẩm
Giai đoạn 5: Đóng gói, lưu kho và vận chuyển
Sản phẩm được chuyển vào kho đóng gói và đóng gói
Đóng gói xong chuyển vào kho thành phẩm
Xuất hàng khi có nhu cầu. Hàng được vận chuyển bằng xe đông lạnh chuyên dụng đến các điểm phân phối
3.6.2. Sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong kinh doanh
Khối sản xuất làm nhiệm vụ sản xuất theo quy trình trên, song nó không phải hoạt động độc lập mà có liên quan chặt chẽ với hoạt độn