Nền kinh tế Việt Nam đang từng b¬ước hội nhập kinh tế quốc tế, tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế như :¬ WTO, APEC, AFTA, đến 2008 là thành viên chính thức uỷ viên không thường trực của Liên Hợp Quốc. Chúng ta ký kết nhiều hiệp định thư¬ơng mại với các nư¬ớc, mà gần đây nhất là Hiệp định thư¬ơng mại Việt – Mỹ. Điều đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội cũng như¬ thách thức đối với các Doanh nghiệp, trong đó có Tổng công ty hàng không việt nam.
Tổng công ty hàng không Việt nam Vietnam Airlines (VNA) là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực chính là: Kinh doanh, dịch vụ và phục vụ vận tải hàng không đồng bộ đối với hành khách, hàng hoá ở trong nước và nước ngoài.
Tên doanh nghiệp: Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Airlines Corporation.
Địa chỉ : 200 - Nguyễn Sơn, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 8.732.750
Fax : (84-4) 8.732.754
Chính sách chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường, đi kèm với xu thế hội nhập quốc tế đã và đang đem lại cho Tổng Công ty hàng không Việt Nam rất nhiều cơ hội và thách thức. Với xuất phát điểm tương đối thấp, tiềm lực hạn chế, Tổng công ty hàng không Việt Nam cần phải rất nỗ lực vượt qua khó khăn, tận dụng mọi cơ hội thuận lợi để phát triển nhanh chóng, giảm khoảng cách và đuổi kịp các hãng hàng không trong khu vực và trên thế giới, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà nước giao cho. Là một ngành thuộc cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải nói chung và ngành hàng không nói riêng được coi như huyết mạch lưu thông của đất nước. Nó đã góp phần to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế quốc dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa với thế giới và là một vị “Đại sứ lưu động” của đất nước. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với ngành hàng không là phải đi trước một bước, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Để thực hiện được yêu cầu này, ngành hàng không đòi hỏi có sự đầu tư rất lớn, cả về chất lượng, giá cả và dịch vụ, ngày càng hoàn thiện để hội nhập với các hàng không trong khu vực và thế giới.
Trong những năm gần đây đất nước ta đang từng bước thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế, thương mại, giao lưu văn hóa với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Là một ngành mang tính đặc thù, sự phát triển và lớn mạnh của ngành hàng không luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải hàng không trong điều kiện kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một lượng vốn kinh doanh nhất định, nguồn lao động có trình độ và kinh nghiệm, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và có chính sách cũng như chiến lược kinh doanh cụ thể, nó như một tiền đề bắt buộc, nếu không có vốn, nguồn lao động, cũng như cơ sở vật chất thì sẽ không có cơ sở để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có thể đáp ứng với những nhu cầu và thách thức trên thị trường quốc tế và khu vực.
Hơn thế nữa, ngành hàng không, không những là ngành kinh tế có khả năng đem lại lợi nhuận lớn mà còn nó còn có ý nghĩa rất quan trọng về mặt chính trị, ngoại giao cũng như quốc phòng đối với bất kỳ quốc gia nào và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi, là trung tâm của một khu vực kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng trung bình tương đối cao, hàng không Việt Nam có lợi thế để phát triển. Với đội máy bay đang được hiện đại hoá và tăng dần về số lượng và chất lượng , dịch vụ không ngừng hoàn thiện, mạng đường bay quốc tế cũng như nội địa ngày càng được mở rộng sẽ làm tăng nhu cầu vốn, kỹ thuật và lao động có năng lực trình độ. Mặt khác, phương tiện kinh doanh của ngành hàng không là đòi hỏi phải có những chiếc máy bay hiện đại có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài nên việc đầu tư, mua sắm các loại máy bay đòi hỏi phải có vốn, lực lượng lao động có trình độ để có thể đáp ứng nhu cầu cho đội bay ngay càng hiện đại.
Với những đặc điểm trên, là doanh nghiệp nhà nước đại diện cho ngành hàng không, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong công tác hoạt động sản xuất kinh của nền kinh tế. Để đạt được như vậy đòi hỏi Vietnam Airlines phải xây dựng cho mình hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, nguồn lao động có trình độ nghiệp vụ cao và lượng vốn lớn cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Hàng không Việt Nam cần có các giải pháp để có thể huy động vốn, thu hút nguồn lao động có năng lực. Nhận thức được vấn đề này, là một cán bộ đang làm việc tại Tổng công ty Hàng không, với sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Quang Huy và sự giúp đỡ của các anh, chị tại phòng Tài chính-đầu tư, Ban Tài chính-kế toán, sau một thời gian tìm hiểu thực tế, em xin được chọn đề tài: “ Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam : Thực trạng và giải pháp ” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆUTỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM .
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠTĐỘNG SẢN XUẤTKINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM -VIETNAM AIRLINES TRONG THỜI GIAN QUA
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TCT HÀNG KHÔNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .
82 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2713 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty hàng không Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN ĐỀ TÀI: “HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ".
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế như : WTO, APEC, AFTA, đến 2008 là thành viên chính thức uỷ viên không thường trực của Liên Hợp Quốc.... Chúng ta ký kết nhiều hiệp định thương mại với các nước, mà gần đây nhất là Hiệp định thương mại Việt – Mỹ. Điều đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các Doanh nghiệp, trong đó có Tổng công ty hàng không việt nam.
Tổng công ty hàng không Việt nam Vietnam Airlines (VNA) là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực chính là: Kinh doanh, dịch vụ và phục vụ vận tải hàng không đồng bộ đối với hành khách, hàng hoá ở trong nước và nước ngoài.
Tên doanh nghiệp: Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Airlines Corporation.
Địa chỉ : 200 - Nguyễn Sơn, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 8.732.750
Fax : (84-4) 8.732.754
Chính sách chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường, đi kèm với xu thế hội nhập quốc tế đã và đang đem lại cho Tổng Công ty hàng không Việt Nam rất nhiều cơ hội và thách thức. Với xuất phát điểm tương đối thấp, tiềm lực hạn chế, Tổng công ty hàng không Việt Nam cần phải rất nỗ lực vượt qua khó khăn, tận dụng mọi cơ hội thuận lợi để phát triển nhanh chóng, giảm khoảng cách và đuổi kịp các hãng hàng không trong khu vực và trên thế giới, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà nước giao cho. Là một ngành thuộc cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải nói chung và ngành hàng không nói riêng được coi như huyết mạch lưu thông của đất nước. Nó đã góp phần to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế quốc dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa với thế giới và là một vị “Đại sứ lưu động” của đất nước. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với ngành hàng không là phải đi trước một bước, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Để thực hiện được yêu cầu này, ngành hàng không đòi hỏi có sự đầu tư rất lớn, cả về chất lượng, giá cả và dịch vụ, ngày càng hoàn thiện để hội nhập với các hàng không trong khu vực và thế giới.
Trong những năm gần đây đất nước ta đang từng bước thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế, thương mại, giao lưu văn hóa với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Là một ngành mang tính đặc thù, sự phát triển và lớn mạnh của ngành hàng không luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải hàng không trong điều kiện kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một lượng vốn kinh doanh nhất định, nguồn lao động có trình độ và kinh nghiệm, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và có chính sách cũng như chiến lược kinh doanh cụ thể, nó như một tiền đề bắt buộc, nếu không có vốn, nguồn lao động, cũng như cơ sở vật chất thì sẽ không có cơ sở để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có thể đáp ứng với những nhu cầu và thách thức trên thị trường quốc tế và khu vực.
Hơn thế nữa, ngành hàng không, không những là ngành kinh tế có khả năng đem lại lợi nhuận lớn mà còn nó còn có ý nghĩa rất quan trọng về mặt chính trị, ngoại giao cũng như quốc phòng đối với bất kỳ quốc gia nào và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi, là trung tâm của một khu vực kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng trung bình tương đối cao, hàng không Việt Nam có lợi thế để phát triển. Với đội máy bay đang được hiện đại hoá và tăng dần về số lượng và chất lượng , dịch vụ không ngừng hoàn thiện, mạng đường bay quốc tế cũng như nội địa ngày càng được mở rộng sẽ làm tăng nhu cầu vốn, kỹ thuật và lao động có năng lực trình độ. Mặt khác, phương tiện kinh doanh của ngành hàng không là đòi hỏi phải có những chiếc máy bay hiện đại có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài nên việc đầu tư, mua sắm các loại máy bay đòi hỏi phải có vốn, lực lượng lao động có trình độ để có thể đáp ứng nhu cầu cho đội bay ngay càng hiện đại.
Với những đặc điểm trên, là doanh nghiệp nhà nước đại diện cho ngành hàng không, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong công tác hoạt động sản xuất kinh của nền kinh tế. Để đạt được như vậy đòi hỏi Vietnam Airlines phải xây dựng cho mình hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, nguồn lao động có trình độ nghiệp vụ cao và lượng vốn lớn cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Hàng không Việt Nam cần có các giải pháp để có thể huy động vốn, thu hút nguồn lao động có năng lực. Nhận thức được vấn đề này, là một cán bộ đang làm việc tại Tổng công ty Hàng không, với sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Quang Huy và sự giúp đỡ của các anh, chị tại phòng Tài chính-đầu tư, Ban Tài chính-kế toán, sau một thời gian tìm hiểu thực tế, em xin được chọn đề tài: “ Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam : Thực trạng và giải pháp ” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆUTỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM .
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠTĐỘNG SẢN XUẤTKINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM -VIETNAM AIRLINES TRONG THỜI GIAN QUA
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TCT HÀNG KHÔNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Nguyễn Quang Huy, cùng các thầy cô trong khoa Thương Mại, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Do còn hạn chế về trình độ nên trong đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, bạn bè để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Hà nội, ngày 25 háng 11 năm 2007
Sinh viên
Lê Thị Hải Lý
MỤC LỤC
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNGVIỆT NAM.
1- Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty HKVN......................( 6-8 )
2- Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của TCT Hàng không Việt nam(8- 13)
3- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT Hàng không...........(13- 16)
3.1- Vốn kinh doanh....................................................................................(16-18)
3.2- Nguồn lao động.....................................................................................(18-19)
3.3- Cơ sỏ vật chất kỹ thuật..........................................................................(19-20)
3.4- Mạng lưới kinh doanh............................................................................(20-22)
3.5- Đặc điểm khách hàng, thị trường...........................................................(22-25)
3.6- Chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Hàng không..........................(25-26)
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM THỜI GIAN VỪA QUA.
I/ Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2001-2006
1- Kết quả sản xuất kinh doanh chung của T.công ty Hàng không.................(27-30)
2- Các hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể T.công ty Hàng không.............(30-33)
2.1- Hoạt động vận tải hành khách..................................................................(33-36)
2.2- Hoạt động vận tải hàng hoá......................................................................(36-39)
2.3- Hoạt động dịch vụ hàng không...............................................................(39-41)
2.4- Hoạt động hợp tác quốc tế.......................................................................(41-43)
2.5- Hoạt đông khác........................................................................................(43-44)
II/ Phân tích thực trạng hoạt động SXKD của Tổng công ty hàng không Việt nam trong giai đoạn 2001-2006
1- Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh...............................................(44-49)
2- Phân tích tình hình mở rộng và phát triển thị trường...................................(50-53)
3- Phân tích tình hình về doanh thu ,chi phí, lợi nhuận ..................................(53-57)
4- Phân tích về khách hàng và dịch vụ của T.công ty Hàng không Việt nam.(57-59)
III/ Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hàng không Việt nam
1- Những ưu điểm............................................................................................(59-60)
2- Những hạn chế còn tồn tại...........................................................................(60-61)
3- Những nguyên nhân của hạn chế.................................................................(61-63)
CHƯƠNG III:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .
I/ Định hướng phát triển của Tổng công ty hàng không
1- Mục tiêu.......................................................................................................(64-65)
2- Định hướng phát triển..................................................................................(65-68)
II/ Thuận lợi ,khó khăn, cơ hội và thách thức trong phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty................................................................................(68-69)
III/ Giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
1- Giải pháp và nguồn nhân lực.......................................................................(70-71)
2- Giải pháp về nâng cao năng lực khai thác...................................................(71-72)
3- Giải pháp về vốn..........................................................................................(72-74)
4- Giải pháp hội nhập quốc tế của Tổng công ty.............................................(74-74)
5- Giải pháp cho sản phẩm và dịch vụ.............................................................(74-76)
6- Các giải pháp khác.......................................................................................(76-77)
Kết Luận.............................................................................................................(77)
Tài liệu tham khảo.............................................................................................(78)
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG
VIỆT NAM.
1- Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty HKVN
Đất nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mỹ. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cách mạng Việt Nam bước sang một giai đoạn mới. Ngày 15/01/1956,Thủ tướng chính phủ đã ra Nghị định số 666/TTg thành lập Cục hàng không dân dụng Việt Nam,với nhiệm vụ vận chuyển hàng không, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước. Khởi đầu với đội ngũ máy bay chỉ gồm 5 chiếc,Vietnam Airlines đã trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển trước khi trở thành như ngày nay. Với tên gọi là Hàng không dân dụng Việt nam,Vietnam Airlines bắt đầu bay với tư cách một hãng hàng không độc lập ngay sau khi tiếp quản sân bay Gia lâm. Qua gần 50 năm,Vietnam Airlines đã trải qua nhiều thay đổi và không ngừng phát triển và mở rộng và cải thiện dịch vụ để trở thành một hãng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành hàng không dân dụng có thể được tóm tắt qua các giai đoạn như sau :
- Giai đoạn từ năm 1956 đến năm 1975: Ngành hàng không dân dụng Việt Nam được hình thành trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, giải phóng đất nước, chủ yếu tập trung thực hiện nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, trong đó phục vụ các chuyến bay quân sự và chuyên cơ là nhiệm vụ hàng đầu của ngành hàng không dân dụng. Cục hàng không dân dụng Việt Nam khi đó được thành lập trực thuộc Chính phủ và được giao cho Bộ Quốc phòng thực hiện đồng thời ba chức năng: quản lý Nhà nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và kinh doanh vận tải hàng không.
- Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1990: Việc thành lập Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam năm 1976 đánh dấu một mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam. Giai đoạn này Hàng không dân dụng Việt Nam đã thay đổi về chức năng nhiệm vụ, trong đó sản xuất kinh doanh từng bước được đẩy mạnh. Tổng cục Hàng không dân dụng tiếp tục thực hiện 3 chức năng: quản lý Nhà nước, quốc phòng và đặc biệt chức năng kinh doanh vận tải hàng không. Từ những năm 1980 Hàng không dân dụng phát triển theo hướng trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh, trong đó nhiệm vụ vận tải hàng không là nhiệm vụ kinh tế hàng đầu. Trong giai đoạn từ năm 1986 – 1990 hoạt động sản xuất kinh doanh hàng không có những điều kiện thuận lợi để phát triển, nhờ những thay đổi trong cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính thể hiện qua Nghị định số 162/HĐBT ngày 14/12/1984, quyết định số 986/V7 ngày 04/03/1985 và thông tư liên bộ số 03/TTLB ngày 8 tháng 3 năm 1985 đã tạo bước ngoặt lớn trong việc thực hiện những nhiệm vụ chiến lược của ngành. Mặc dù trong thời gian này đội máy bay còn 22 chiếc với tổng năng lực cung ứng 160 tấn chuyên chở và 1.460 ghế cung ứng, nhưng các chỉ tiêu kinh tế đều tăng trưởng đáng kể.
- Giai đoạn từ năm 1991 đến nay: Đây là giai đoạn quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của ngành hàng không dân dụng Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới của Đảng. Tổng công ty hàng không Việt Nam được thành lập ( lần thứ nhất ) theo Quyết định số 225/CT ngày 22/8/1989 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, là một đơn vị kinh tế quốc doanh được tổ chức theo điều lệ liên hiệp xí nghiệp, trực thuộc Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam. Mô hình này đã tách biệt tương đối rõ chức năng quản lý Nhà nước và chức năng sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp vận tải. Ngày 01/01/1991, tổng số vốn Nhà nước giao cho hàng không Việt Nam là 613.802 tỷ VND. Thực hiện chỉ thị 243/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 01/07/1992 về tổ chức lại ngành hàng không dân dụng Việt Nam, ngày 20/04/1993 Hãng hàng không quốc gia Việt Nam được thành lập. Hãng có số vốn ngân sách cấp và tự bổ sung đăng ký trong đơn xin thành lập lại doanh nghiệp là 395.131 tỷ VND.
Ngày 28/08/1994, căn cứ theo quyết định số 441/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty Hàng không Việt Nam được thành lập lại như một doanh nghiệp Nhà nước về vận tải và dịch vụ hàng không, là một pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, có văn phòng tại các tỉnh, có cơ quan đại diện tại nước ngoài bao gồm các cơ quan đại diện vùng và từng nước; có tài khoản tại ngân hàng bao gồm cả tài khoản ngoại tệ; có con dấu, cờ, trang phục, phù hiệu riêng. Đơn vị quản lý trực tiếp là Cục hàng không dân dụng Việt nam.
Từ tháng 5/2001, hợp đồng liên danh giữa Vietnam Airlines và China Airlines đã chính thức có hiệu lực, cho phép Vietnam Airlines hiển thị số hiệu chuyến bay của mình trên đường bay giữa Việt Nam và Mỹ. Từ ngày 22/4/2002, Vietnam Airlines đã khai trương đường bay thẳng từ thành phố Hồ Chí Minh đi Tô-ky-ô; Từ tháng 7/2002, các chuyến bay thẳng từ Hà Nội đến Tô-ky- ô và Mát-xcơ-va được khai thông. Tháng 11/2002 Vietnam Airlines đã ký hợp đồng mở rộng liên danh với Korean Air về vận chuyển hành khách và hàng hoá từ Việt Nam đi Hàn Quốc và ngược lại.
Trong năm 2002, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã thực hiện thành công hợp đồng mua 3 chiếc ATR 72-500, 4 Boeing 777-200ER và 5 Airbus 321. Chiếc Boeing 777 đầu tiên đã nhận vào tháng 4/2003, và bắt đầu khai thác từ cuối tháng 4/2003. Ba chiếc Boeing 777 tiếp theo được nhận và đưa vào khai thác từ quý 2 và 3/2003. Đến năm cuối năm 2004, Vietnam Airlines đã khai thác với 37 máy bay gồm 6 Boeing 777, 4 Boeing 767-300, 10 Airbus A320, 6 Airbus A321, 2 Fokker 70, 9 ATR 72.
Năm 2003, mạng đường bay quốc tế của Vietnam Airlines vươn tới 23 điểm nước ngoài; trong đó bay trực tiếp đến 20 điểm, bao gồm: Bắc Kinh, Băng Cốc, Cao Hùng, Côn Minh, Đài Loan, Fu-ga-ka, Hồng Kông, Kua-la-lăm-pơ, Mat-xcơva, Men-bơn, Ô-xa-ka, Pa-ri, Pnôm Pênh, Quảng Châu, Tô-ky- ô, Xê-un, Xinh-ga-po, Xiêm Riệp, Viên Chăn và Xit-ni. Vietnam Airlines còn gián tiếp bay đến 3 điểm quốc tế khác: Los An-giơ -lét, Ma-ni-la và Xan-phran-xit-xcô. Hơn 20 đường bay nội địa nối thủ đô Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh đến 18 điểm khác trong cả nước.
Tính đến quý 31-12-2006, Vietnam Airlines đã đưa vào khai thác với 45 máy bay trong đó có 10 Boeing 777-200, 03 Airbus A330, 10 Airbus A320, 10 Airbus A321, 2 Fokker 70, 10 ATR 72. Hiện tại, hãng đang có kế hoạch từng bước hiện đại hoá và xây dựng đội bay bằng việc đầu tư mua mới nhiều máy bay thế hệ mới hiện đại và vận chuyển được nhiều hành khách và hàng hoá. Vietnam Airlines là một trong những hãng Hàng không đầu tiên đạt mua máy bay Boeing 787. Trước mắt sẽ có 04 chiếc và trong tương lai sẽ phát triển trên dưới 15 chiếc cho đến năm 2015. Trong 04 máy bay Boeing 787 VN đã đặt mua thì 02 chiếc sẽ được giao vào năm 2009, còn lại 02 chiếc sẽ được giao tiếp vào năm 2010. Hoàn thiện chiến lựơc phát triển đội máy bay của Tổng công ty đến năm 2015 định hướng 2020, tiếp tục triển khai dự án mua 04 máy bay Boeing 787-8, 05 máy bay ATR 72, Dự án mua 12 máy bay Boeing 787-8, 30 máy bay Airbus trong đó có 10 chiếc A350-900 và 20 chiếc A321-200.
2- Bộ máy tổ chức và chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng công ty Hàng không Việt nam.
Ngày 27 tháng 5 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 328/TTg về việc thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines Corporation). Ngày 27 tháng 01 năm 1996, Chính phủ ra Nghị định số 04/CP ban hành điều lệ tổ chức, hoạt động của Tổng công ty Hàng không. Điều lệ quy định rõ: Tổng công ty Hàng không Việt Nam là doanh nghiệp theo mô hình tập đoàn kinh doanh. Với chức năng chủ đạo cho mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong ngành hàng không dân dụng, trong đó vận tải hàng không là nòng cốt.
Tổng công ty có chức năng và nhiệm vụ: Thực hiện kinh doanh dịch vụ về vận tải hàng không đối với hành khách, hàng hoá ở trong nước và nước ngoài theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển ngành hàng không dân dụng của Nhà nước. Cung ứng các dịch vụ thương mại kỹ thuật hàng không và các ngành có mối quan hệ gắn bó với nhau trong dây chuyền kinh doanh vận tải hàng không, xây dựng kế hoạch phát triển đầu tư xây dựng, tạo nguồn vốn, thuê và cho thuê, mua sắm tàu bay, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành hàng không; liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài, kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
- Tổng công ty hàng không Việt nam có chức năng nhiệm vụ : kinh doanh, dịch vụ, phục vụ về vận tải hàng không đối với hành khách, hàng hoá ở trong nước và nước ngoài, trong đó có xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư , xây dựng trang thiết bị, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty; liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài. Tiếp tục vươn tới tương lai, Vietnam Airlines đã xây dựng những định hướng lớn cho sự phát triển của mình. Đó là xây dựng Tổng công ty Hàng không Việt nam trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, phát huy vai trò của một đơn vị kinh tế , kỹ thuật hiện đại, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng. Trên cơ sở lấy kinh doanh vận tải hàng không làm cơ bản đồng thời đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, nhanh chóng hiện đại hoá, làm chủ công nghệ mới, nâng cao vị thế, xây dựng Vietnam Airlines trở thành một hãng hàng không có tầm cỡ, có bản sắc, là một trong những hãng hàng đầu của khu vực về chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh. Cụ thể phạm vi kinh doanh của Vietnam Airlines bao gồm: Vận chuyển hành khách và hàng hóa. Các dịch vụ hàng không .Nhận, gửi hàng hóa hệ thống đặt chỗ và hệ thống phân phối toàn cầu. Làm đại lý cho các hãng hàng không nước ngoài .Vận chuyển mặt đất. Du lịch. Thuê kho hàng. Sửa chữa và bảo dưỡng máy bay và các thiết bị .Công ty xây dựng và công trình.Dịch vụ suất ăn. Sản xuất hàng tiêu dùng .Quảng cáo, thiết kế và in ấn. Xuất khẩu và nhập khẩu. Bất động sản.Tư vấn đầu tư .Thuê và đào tạo nhân viên. Khách sạn. Xăng dầu...
- Tổng công ty có quyền hạn: Tư cách pháp nhân theo pháp luật Vi