1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiền lương không chỉ là số tiền bù đắp sức lao động của người lao động mà còn thể hiện trình độ, tay nghề của người lao động. Xét về tổng thể tiền lương còn thể hiện mức sống của người lao trong trong nền kinh tế, nó có tác dụng là đòn bẩy kinh tế tác động trực tiếp đến người lao động và thúc đẩy tăng năng suất lao động.
Đối với Công Ty chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số chi phí sản suất kinh doanh. Việc quản lý lao động, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đòi hỏi Công Ty phải xác định chính xác, kịp thời, đúng chế độ chính sách, đảm bảo quyền lợi của người lao động đồng thời tạo điều kiện để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhân công, đẩy mạnh hoạt động sản suất và hạ giá thành sản phẩm.
Xét thấy tầm quan trọng của tiền lương đối với người lao động và Công Ty nên em chọn chuyên đề “Kế Toán Tiền Lương và Các Khoản Trích Theo Lương” tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi.
42 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 11143 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP TP Bích Chi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiền lương không chỉ là số tiền bù đắp sức lao động của người lao động mà còn thể hiện trình độ, tay nghề của người lao động. Xét về tổng thể tiền lương còn thể hiện mức sống của người lao trong trong nền kinh tế, nó có tác dụng là đòn bẩy kinh tế tác động trực tiếp đến người lao động và thúc đẩy tăng năng suất lao động.
Đối với Công Ty chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số chi phí sản suất kinh doanh. Việc quản lý lao động, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đòi hỏi Công Ty phải xác định chính xác, kịp thời, đúng chế độ chính sách, đảm bảo quyền lợi của người lao động đồng thời tạo điều kiện để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhân công, đẩy mạnh hoạt động sản suất và hạ giá thành sản phẩm.
Xét thấy tầm quan trọng của tiền lương đối với người lao động và Công Ty nên em chọn chuyên đề “Kế Toán Tiền Lương và Các Khoản Trích Theo Lương” tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty, từ đó có phương pháp tính toán phù hợp đảm bảo nâng cao năng suất lao động hoàn thành vượt mức kế hoạch mà công ty đề ra.
Mục tiêu cụ thể.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi.
Đề ra các biện pháp giúp công ty hoàn thiện chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp về tiền lương của 30 công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng.
3.2. phương pháp phân tích
Phương pháp chênh lệch
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Phạm vi về không gian
Chuyên đề được thực hiện tại Phân Xưởng Bánh Phồng Tôm của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi.
4.2. Phạm vi về thời gian.
Thu thập số liệu tháng 03 năm 2008 tại Phân Xưởng Bánh Phồng Tôm của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi.
Thời gian thực hiện chuyên đề từ 09/2009 đến 11/2009.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.1. Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương
( Tiền lương là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng và nhiệm vụ được pháp luật quy định hay được hai bên thỏa thuận trong Hợp đồng lao động.
( Các khoản trích theo lương
- Bảo hiểm xã hội (BHXH) là quỹ tiền tệ được hình thành chủ yếu từ đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp trong trường hợp họ mát khả năng lao động tạm thời như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,…
- Bảo hiểm y tế (BHYT) là quỹ tiền tệ được hình thành từ nguồn thu phí BHYT do người sử dụng lao động và người lao động góp quỹ để thanh toán các khoản chi phí về khám bệnh và chữa bệnh cho người lao động tham gia BHYT.
- Kinh phí công đoàn (KPCĐ) là quỹ tiền tệ được dùng để tài trợ cho tổ chức công đoàn đơn vị và cấp trên để bảo vệ và nâng cao đời sống của người lao động.
- Trích trước tiền lương nghĩ phép là khoản trích trước từ tiền lương của công nhân sản xuất trong danh sách trả lương của DN nhằm đảm bảo thời gian nghỉ phép được hưởng lương theo luật định.
- Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một loại hình phúc lợi tạm thời dành cho người đã đi làm và bị cho thôi việc ngoài ý muốn. BHTN sẽ góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc.
Để được hưởng BHTN, người lao động phải tham gia BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi mất việc, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động, của pháp luật về cán bộ, công chức; đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức thực hiện BHTN và có đơn đề nghị hưởng BHTN. Người lao động tham gia BHTN được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 5 tháng liền kề trước khi bị mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định cụ thể: 3 tháng hưởng BHTN nếu có đủ từ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng BHTN, 6 tháng nếu có đủ từ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng BHTN; 12 tháng nếu có đủ từ 144 tháng đóng BHTN trở lên. Trong thời gian này, người lao động được hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm và sau hai lần từ chối nhận việc làm do tổ chức bảo hiểm XH giới thiệu mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp.
1.2. Hình thức trả lương
- Trả lương theo thời gian
Tiền lương phải trả trong tháng
=
Mức lương tháng
x
Số ngày công làm việc thực tế trong tháng của người lao động
Số ngày làm việc trong tháng theo quy định
Tiền lương phải trả trong ngày
=
Mức lương tháng
Số ngày làm việc trong tháng theo quy định
Mức lương giờ
=
Mức lương ngày
Số giờ iệc trong ngày theo quy định
- Trả lương theo sản phẩm
Tiền lương được lãnh trong tháng
=
Số lượng sản phẩm, công việc hoàn thành
+
Đơn giá tiền lương
Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm vào ban đêm
=
Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày
X
130%
Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm them giờ vào ban đêm
=
Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm vào ban đêm
X
150%
200%
300%
1.3. Chứng từ sử dụng
Bản chấm công.
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành.
Phiếu nghĩ hưởng BHXH…
Phiếu báo làm thêm giờ….
Bảng thanh toán tiền lương.
Bảng thanh toán tiền thưởng.
Bảng thanh toán BHXH.
Các chứng từ khác có liên quan.
1.4. Nhiệm vụ kế toán
- Tổ chức ghi chép đầy đủ tình hình hiện có, số biến động về chất lượng và người lao động.
- Tính đúng các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, các khoản BHXH trả thay lương và các khoản phụ cấp có lien quan.
- Tính toán và phân bổ các khoản tiền lương, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất trong kỳ và phần đóng góp của người lao động để tính trừ vào lương của họ.
1.5. Tài khoản sử dụng
Kế toán các khoản phải trả người lao động sử dụng tài khoản:
TK 334, TK 338, TK 335.
Nội dung tài khoản:
TK 334 “Phải trả người lao động ”
Tạm ứng tiền lương cho người lao động.
Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH đã trả.
Các khoản tính trừ vào lương của người lao động.
SDĐK
- Lương và các khoản phải trả cán bộ công nhân viên trong DN.
Cộng phát sinh
Cộng phát sinh
SDCK
TK 338 “Phải trả phải nộp khác ”
BHXH đã trả cho người lao động.
KPCĐ thực chi tại DN.
Số BHXH, BHYT nộp về cơ quan quản lý.
Các khoản đã nộp, đã trả khác
SDĐK
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định.
KPCĐ vượt chi được cấp bù.
Số BHXH đã chi cho người lao động khi được cơ quan BHXH thanh toán.
Các khoản phải trả khác.
Cộng phát sinh
Cộng phát sinh
SDCK
TK 335 “Chi phí phải trả ”
Chi phí phải trả lớn hơn chi phí thực tế được hạch toán giảm chi phí sản xuất kinh doanh.
Các chi phí thực tế phát sinh.
SDĐK
Chi phí phải trả tăng trong kỳ do trích trước vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Cộng phát sinh
Cộng phát sinh
SDCK
Sơ đồ hạch toán
TK 622
TK 338
TK 334
TK 335
TK 431
TK1388.141.3335
TK3383
Sơ đồ hạch toán Tiền lương và các khoản trích theo lương
Chú thích sơ đồ:
Tính tiền lương phải trả cho nhân viên trong tháng và tiền ăn giữa ca, tiền xăng, tiến x e cho nhân viên đi lại (nếu có).
Tiền lương nghĩ phép thực tế phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất
Tính tiền lương và các khoản trợ cấp phúc lợi của nhân viên
Trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định đưa vào chi phí và khấu trừ vào lương.
Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đơn vị cấp trên
Khấu trừ các khoản bồi thường vật chất, tạm ứng, thuế thu nhập cá nhân (DN nộp hộ người lao động)
Thanh toán tiền lương cho người lao động
Trợ cấp về BHXH: ốm đau, thai sản của DN
Khi cơ quan BHXH thanh toán các khoản trợ cấp cho DN
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI PHÂN XƯỞNG BÁNH PHỒNG TÔM
1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1. Tìm hiểu chung về công ty
1.1.1. Lịch sử hình thành
- Công Ty Thực Phẩm Bích Chi Đồng Tháp được thành lập từ năm 1966, dưới sự quản lý của chủ tư nhân, đến năm 1975 chuyển giao cho ban Tuyên Huấn Trung ương Cục. Năm 1977 Công Ty chính thức trở thành Xí Nghiệp Quốc Doanh theo quyết định số 2492/LTTP/CT ngày 16/11/1977 của Bộ Lương Thực – Thực Phẩm, đầu năm 1986 Công Ty được chuyển quyền cho Tỉnh quản lý.
- Thực hiện theo nghị định số 388/HĐBT (hay là Chính Phủ) ngày 20/11/1991 ban hành quy chế về thành lập và giải thể DN Nhà Nước, Công Ty tiến hành lập thủ tục xin thành lập lại DN, từ đó Công Ty chính thức trở thành Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
Chú thích sơ đồ:
KD-KT: kinh doanh kỹ thuật
PTSP: phát triển sản phẩm
SX-TB: sản xuất thiết bị
BPT: bánh phồng tôm
HT-P: hủ tiếu - phở
QĐPXBPT: quản đốc phân xưởng bánh phồng tôm
VPĐD: văn phòng đại diện
HCKT: hành chính - kế toán
KHKT: kế hoạch - kỹ thuật
QĐPXCK: quản đốc phân xưởng cơ khí
QĐPXCB: quản đốc phân xưởng chế biến
QĐPXTB: quản đốc phân xưởng tráng bánh
QĐPXB: quản đốc phân xưởng bột.
1.2. Định hướng phát triển
- Chuyên ngành hoạt động chính của Công Ty:
+ Sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm.
+ Kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại thực phẩm.
+ Sản xuất, chế biến thức ăn gia súc, thủy sản, chế biến nông sản.
- Trong những năm tới Công Ty thực hiện phát triển quy mô sản xuất, kinh doanh không chỉ trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài, phát huy uy tính, nhãn hiệu và chất lượng sản phẩm, tạo lòng tin bền vững trong lòng khách hàng.
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội, thực hiện đúng chính sách Nhà Nước quy định.
- Hình thức kế toán tại Công Ty: Công Ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung theo QĐ15/BTC.
2. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TẠI PHÂN XƯỞNG BÁNH PHỒNG TÔM
2.1. Đặc điểm tình hình lao động
- Tổng số lao động bình quân trong năm là 200 công nhân, trong đó đội ngũ cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 17%. Công Ty đã đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật cao, sáng tạo có tinh thần trách nhiệm cao, nắm bắt được những tiến bộ và thành tựu khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất.
- Hàng năm, Công Ty thường đưa cán bộ quản lý đi đào tạo các lớp đại học và nâng cao tay nghề cho công nhân dưới hình thức như: thi thợ giỏi, kiểm tra định kỳ và phân loại tay nghề cũng như nghiệp vụ chuyên môn.
- Hiện nay Công Ty có số thợ giỏi chiếm 20.4%, còn lại là công nhân có cấp bật tay nghề tương đối cao. Đây là yếu tố quan trọng giúp Công Ty luôn năng động và sáng tạo trong quản lý và sản xuất kinh doanh.
2.2. Đơn giá tiền lương
- Lương căn bản của Công Ty là 540.000đ/tháng, áp dụng cho tất cả các khối công nhân.
- Phụ cấp lương:
+ Phụ cấp lãnh đạo: trả cho những người giữ chức vụ lãnh đạo như Giám đốc, Phó Giám đốc.
+ Phụ cấp trách nhiệm: được quy định đối với cán bộ có tay nghề cao như:
Cán bộ kỹ thuật tỷ lệ phụ cấp là 30%/lương căn bản
Cán bộ quản lý tỷ lệ phụ cấp là 20%/lương căn bản
Cán bộ quản lý kiêm nhiều việc tỷ lệ phụ cấp là 10%/lương căn bản
+ Phụ cấp độc hại nguy hiểm: trả cho tổ trưởng công nhân làm việc ở các khâu như: bột niêm, khuấy bột, rang, nghiền… được tính là 54.000đ/công nhân.
+ Phụ cấp tiền ăn giữa ca của Công Ty là 4.500đ/công nhân.
- Lương phép: thời gian nghĩ phép là 12 ngày/năm cho công nhân làm việc bình thường và 15 ngày/năm cho công nhân làm việc trong môi trường độc hại. Được tính theo công thức:
Lương phép
=
Hệ số cấp bậc x lương căn bản x số ngày nghĩ phép
26
Ví dụ: Chị Phan Thị Dung trong tháng nghĩ phép là 05 ngày, hệ số lương là 1.78. Lương nghĩ phép của Chị là: (1.78 x 540.000 x 5)/26 = 184.846đ
- Lương làm thêm giờ
Lương làm thêm giờ
=
Số lượng thực lãnh
X
Hệ số
X
Số ngày làm thêm giờ
Theo quy định của Công Ty nếu làm ban đêm dưới 8 ngày thì hệ số là 30%, trên 8 ngày thì hệ số là 35%.
Làm thêm đối với ngày thường thì hệ số là 100%
Làm thêm đối với ngày cuối tuần thì hệ số là 200%
Làm thêm đối với ngày lễ, tết thì hệ số là 300%
2.3. Hình thức tính và trả lương áp dụng tại Công Ty
2.3.1. Hình thức tính và trả lương
Hiện nay Công Ty áp dụng hai hình thức trả lương chủ yếu là: trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian. Ngoài tiền lương cán bộ công nhân viên còn hưởng thêm các khoản phụ cấp…
Công Ty tính và trả lương vào cuối mỗi tháng.
Cách tính lương:
Ví dụ: Anh Trần Tấn Dũng có lương căn bản là 540.000đ và hệ số lương là 2.02 Vậy bậc lương căn bản là: 540.000 x 2.02 = 1.090.800đ
Lương thời gian
=
Bậc lương căn bản
X
Số ngày làm thực tế
X
Hệ số phụ cấp
26
Ví dụ: Anh Trần Tấn Dũng có số ngày làm việc là 26, hệ số phụ cấp là 1.3. Vậy lương thời gian là: (1.090.800 x 26 x 1.3)/26 = 1.418.040đ.
Lương sản phẩm
=
Đơn giá sản phẩm
X
Số lượng sản phẩm
Ví dụ: Anh Trần Tấn Dũng trong tháng hoàn thành bánh phồng tôm với số lượng là 257kg, đơn giá là 4.825đ/kg. Vậy lương theo sản phẩm của Anh là: 4.825 x 257 = 1.240.025đ.
Hàng tháng Công Ty trích phụ cấp độc hại cho mỗi công nhân là 54.000đ, và tiền ăn trưa là 4.500đ/ngày.
Ví dụ: Cuối tháng Anh Trần Tấn Dũng sẽ được lãnh với số tiền lương là:
1.418.040 + 1.240.025 + 54.000 + (4.500 x 26) = 2.829.065đ
2.3.2. Hình thức tính các khoản trích theo lương
Hàng tháng Công Ty trích 19% (bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ) của tiền lương theo thời gian và tiền lương theo sản phẩm đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng. Và 6% trừ vào lương công nhân.
Ví dụ: Công Ty trích 19% (bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ) đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng đối với tiền lương của Anh Dũng là:
(1.418.040 + 1.240.025) x 19% = 505.032đ.
Công Ty trích trừ vào lương 6% của Anh Trần Tấn Dũng: (1.418.040 + 1.240.025) x 6% = 159.484đ
Vậy tổng tiền lương thực tế Anh Trần Tấn Dũng nhận là:
2.829.065 – 159.484 = 2.669.581đ.
Chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng của Anh Trần Tấn Dũng là: 2.829.065 + 505.032 = 3.334.097đ.
2.3.3. Tổng hợp tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất
KẾ HOẠCH CHI PHÍ SẢN XUẤT
SHTK: 622
Tên TK: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
Tên đơn vị: Phân Xưởng Bánh Phồng Tôm
Số lượng công nhân: 30 người
STT
Chỉ tiêu
Số lượng
ĐG (đồng)
Số tiền (đồng)
1
Chi phí nhân công trực tiếp
-
-
73.877.712
2
Trong đó:
3
- Lương theo thời gian
-
-
32.733.750
4
- Tiền ăn
780 ngày
4.500
3.510.000
5
- Phụ cấp độc hại
10 công nhân
54.000
540.000
6
- Lương theo sản phẩm
-
-
25.622.500
7
Trong đó:
8
+ Pha chế nguyên liệu
2.500kg
4.825
12.062.500
9
+ Đóng gói sản phẩm
45.200sp
300
13.560.000
10
- Trích trước lương nghĩ phép
-
-
322.500
11
- Trích theo lương (19%)
-
-
11.148.962
BẢNG GIÁ TIỀN LƯƠNG THEO SẢN PHẨM
STT
Tên công việc
ĐVT
ĐG
1
Đóng gói sản phẩm
kg
300đ
2
Pha chế nguyên liệu
sp
4.825đ
Mỗi tháng Công ty trả lương cho nhân viên 2 đợt: đợt 1 trả vào ngày 15 mỗi tháng với số tiền cố định là 600.000đ/công nhân đóng gói và 700.000đ/công nhân pha chế, trả đợt 2 vào ngày cuối của tháng.
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI
PHÂN XƯỞNG BÁNH PHỒNG TÔM
PHIẾU BÁO SẢN PHẨM HOÀN THÀNH
Tháng 03 năm 2008
TỔ PHA CHẾ
STT
Họ và tên
Tên công việc
SNLV
ĐVT
SLHT
1
Nguyễn Văn Công
Pha chế nguyên liệu
26
kg
255
2
Bùi Bá Thông
Pha chế nguyên liệu
26
kg
255
3
Diệu Văn Trung
Pha chế nguyên liệu
25
kg
245
4
Đinh Văn Ba
Pha chế nguyên liệu
26
kg
257
5
Đỗ Văn Bèo
Pha chế nguyên liệu
26
kg
255
6
Lê Thanh
Pha chế nguyên liệu
26
kg
257
7
Nguyễn Hữu Toàn
Pha chế nguyên liệu
26
kg
254
8
Trịnh Minh Trung
Pha chế nguyên liệu
26
kg
254
9
Nguyễn Văn Bé
Pha chế nguyên liệu
26
kg
253
10
Trần Tấn Dũng
Pha chế nguyên liệu
26
kg
257
Tổng cộng
-
-
kg
2.542
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI
PHÂN XƯỞNG BÁNH PHỒNG TÔM
PHIẾU BÁO SẢN PHẨM HOÀN THÀNH
Tháng 03 năm 2008
TỔ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM
STT
Họ và tên
Tên công việc
SNLV
ĐVT
SLHT
1
Đặng Kim Chi
Đóng gói sản phẩm
26
sp
2.478
2
Đào Thị Đẹp
Đóng gói sản phẩm
26
sp
2.465
3
Đoàn Thị Hiền
Đóng gói sản phẩm
26
sp
2.500
4
Hồ Lệ Uyên
Đóng gói sản phẩm
25
sp
2.450
5
Huỳnh Ngọc Tú
Đóng gói sản phẩm
23
sp
2.100
6
Lê Ngọc Út
Đóng gói sản phẩm
26
sp
2.550
7
Lý Thị Lành
Đóng gói sản phẩm
26
sp
2.500
8
Ngô Thùy Nhung
Đóng gói sản phẩm
26
sp
2.500
9
Ngô Thùy Trang
Đóng gói sản phẩm
24
sp
2.215
10
Phạm Thị Em
Đóng gói sản phẩm
25
sp
2.457
11
Phan Thúy Hồng
Đóng gói sản phẩm
26
sp
2.500
12
Trương Ngọc Hoa
Đóng gói sản phẩm
25
sp
2.420
13
Võ Thị Đào
Đóng gói sản phẩm
26
sp
2.450
14
Võ Thị Hai
Đóng gói sản phẩm
26
sp
2.450
15
Võ Thị Út Em
Đóng gói sản phẩm
25
sp
2.400
16
Hồ Ngọc Mai
Đóng gói sản phẩm
25
sp
2.500
17
Huỳnh Ngọc Diệu
Đóng gói sản phẩm
26
sp
2.700
18
Mai Thị Trúc
Đóng gói sản phẩm
24
sp
2.400
19
Phan Thị Dung
Đóng gói sản phẩm
26
sp
2.650
20
Trần Ngọc Hạnh
Đóng gói sản phẩm
26
sp
2.700
Tổng cộng
-
-
sp
49.385
CÁC BẢNG BIỂU Ở THU MỤC BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG
NKC
SC 334
SC 338
SC 335
SC 111
SC 622
B 1: Bảng chấm công 2 tr giấy ngang
BẢNG 1: Bảng chấm công trang 2 giấy ngang
B2: Bảng tính lương theo thời gian
B3 Bảng tính lương theo sp
B4 : TT lương Nghĩ phép
B5 Bảng PHÂN BỔ TL V BHXH
B6 TT TL cho CN
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI
PHÂN XƯỞNG BÁNH PHỒNG TÔM
Bảng 7
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
PHÁT SINH TRONG KỲ
Tháng 03 năm 2008
Tên TK: 622
Từ ngày: 01/03/2008
Đến ngày: 31/03/2008
STT
Chứng từ
Diễn giải
Ghi có TK
Cộng
Số
Ngày