1. Phương pháp ma trận tương tác:
Phương pháp ma trận tương tác là một trong những phương pháp sớm nhất sử dụng trong ĐTM. Ma trận đơn giản trình bày hoạt động dự án trên trục hoành cà các thành phần môi trường trên trục kia. Khi một hoạt động có thể tác động làm thay đổi thành phần môi trường, ghi nhận này được ghi lại trên ma trận và có thể mô tả bằng khái niệm đặc trung bởi độ lớn riêng biệt hoặc liên kết và các cân nhắc quan trọng. Có nhiều phiên bản của ma trận đơn giản được sử dụng trong ĐTM, trong đó kể cả ma trận bước.
2. Phương pháp sơ đồ lưới:
Phương pháp sơ đồ lưới là phương pháp nghiên cứu ĐTM. Phương pháp thể hiện các mối quan hệ tương hỗ giữa nguồn tác động và các yếu tố môi trường bị tác động kết hợp bằng sơ đồ. Phương pháp này thường được thể hiện qua sơ đồ chuỗi nối tiếp.
Sơ đồ lưới hợp nhất các tác động và hệ quả trong một quan hệ tương tác nhất định giữa hoạt động và thành phần môi trường chịu tác động kể cả các hiệu ứng thứ cấp và tam cấp. Sơ đồ lưới còn được biết dưới tên gọi “biểu đồ hệ quả” và “cây tác động”.
Sơ đồ lưới có ý nghĩa lớn đối với các tác động tiềm năng của dự án. Trình bày sơ đồ lưới có tác dụng tốt trong truyền thống nghiên cứu môi trường cho các đối tượng quan tâm. Sơ đồ này hiệu quả trong việc xác định mối quan hệ giữa hệ thống môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội
11 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Khái quát tác động chính và chỉ ra các vấn đề môi trường quan trọng của dự án “trạm bơm lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn học
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
BTKN 4
Chủ đề : KHÁI QUÁT TÁC ĐỘNG CHÍNH VÀ CHỈ RA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG QUAN TRỌNG CỦA DỰ ÁN “TRẠM BƠM LƯU VỰC NHIÊU LỘC- THỊ NGHÈ”
Nhóm: 1
Sinh viên
Mã số sinh viên
1
Nguyễn Thị Minh Hương
91003083
2
Nguyễn Vũ Mai Linh
91003094
3 Trần Thị Ngọc Hà 91003077
4 Đặng Phước Hợp 91003018
5 Võ Duy Khánh 91003089
6 Hà Văn Hiệp 90903013
7 Lê Ngọc Huy 080169B
Nộp bài: 23g30 ngày 29/09/2014
Tp. Hồ Chí Minh, 2014
Mục lục
Giới thiệu các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu ĐTM:
Phương pháp ma trận tương tác:
Phương pháp ma trận tương tác là một trong những phương pháp sớm nhất sử dụng trong ĐTM. Ma trận đơn giản trình bày hoạt động dự án trên trục hoành cà các thành phần môi trường trên trục kia. Khi một hoạt động có thể tác động làm thay đổi thành phần môi trường, ghi nhận này được ghi lại trên ma trận và có thể mô tả bằng khái niệm đặc trung bởi độ lớn riêng biệt hoặc liên kết và các cân nhắc quan trọng. Có nhiều phiên bản của ma trận đơn giản được sử dụng trong ĐTM, trong đó kể cả ma trận bước.
Phương pháp sơ đồ lưới:
Phương pháp sơ đồ lưới là phương pháp nghiên cứu ĐTM. Phương pháp thể hiện các mối quan hệ tương hỗ giữa nguồn tác động và các yếu tố môi trường bị tác động kết hợp bằng sơ đồ. Phương pháp này thường được thể hiện qua sơ đồ chuỗi nối tiếp.
Sơ đồ lưới hợp nhất các tác động và hệ quả trong một quan hệ tương tác nhất định giữa hoạt động và thành phần môi trường chịu tác động kể cả các hiệu ứng thứ cấp và tam cấp. Sơ đồ lưới còn được biết dưới tên gọi “biểu đồ hệ quả” và “cây tác động”.
Sơ đồ lưới có ý nghĩa lớn đối với các tác động tiềm năng của dự án. Trình bày sơ đồ lưới có tác dụng tốt trong truyền thống nghiên cứu môi trường cho các đối tượng quan tâm. Sơ đồ này hiệu quả trong việc xác định mối quan hệ giữa hệ thống môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội
Phương pháp bản liệt kê
Là phương pháp nghiên cứu ĐTM bao gồm các bảng liệt kê từ thành phần môi trường chịu tác động cho tới các tiếp cận hệ thống kể cả lượng hóa các tác động cho các phương án và từng thành phần môi trường.
Bảng liệt kê mô tả là phương pháp liệt kê thành phần môi trường cần nghiên cứu cùng các thông tin về đo đạc, dự đoán, đánh giá.
Bảng liệt kê đơn giản (gọi tắt là bảng liệt kê) liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu (có khả năng nhận/bị tác động). Ban đầu các bảng liệt kê chỉ sử dụng cho thành phần môi trường, sau mở rộng cho tất cả các yếu tố khác.
Xây dựng bảng liệt kê các hoạt động của TB và những thành phần môi trường có khả năng bị ảnh hưởng:
Xây dựng bảng liệt kê:
Hoạt động dự án
Thành phần môi trường chịu tác động
Mức độ tác động
Khử mùi nước thải
2
1
Không khí
Nước
Bơm nước thải
2
1
1
Đất
Nước
Không khí
Xả nước thải đã xử lý
2
1
Nước
Không khí
Hệ thống lược rác
2
1
Không khí
Đất
Song chắn rác
1
Đất
Sinh hoạt công nhân
2
1
Nước
Không khí
Hoạt động xây dựng, sửa chữa
2
1
Không khí
Đất
Trình bày các tác động chính:
Tác động đến môi trường không khí:
Trong quá trình xây dựng hệ thống công trình và vận hành cho dự án, chất lượng không khí bị tác động do những nguyên nhân:
Bụi, khí thải sinh ra do việc đào đất, san lấp, vận chuyển gây ô nhiễm không khí trong khu vực.
Bụi, khí thải phát sinh do máy móc thi công, xe cơ giới.
Bức xạ nhiệt từ các quá trình thi công có phát sinh nhiệt.
Tiếng ồn, rung do vận chuyển và các công đoạn sử dụng máy móc thiết bị nặng.
Hệ thống song chắn, lược rác tích tụ gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường không khí
Mùi hôi phát sinh từ rác thải công nhân.
Tác động đến môi trường nước:
Trong quá trình xây dựng hệ thống công trình và vận hành cho dự án, chất lượng nước bị tác động do những nguyên nhân:
Nước sau xử lý và khử mùi sẽ ít ô nhiễm hơn.
Nước thải của công nhân gây ô nhiễm nước.
Tác động đến môi trường đất:
Trong quá trình xây dựng hệ thống công trình và vận hành cho dự án, chất lượng đất bị tác động do những nguyên nhân:
Rác thải dư thừa trong quá trình xây dựng, sửa chữa.
Rác tích tụ từ hệ thống song chắn và lược rác.
Rác thải trực tiếp của người lao động.
Xây dựng Sơ đồ lưới tác động của TB :
Xây dựng Sơ đồ lưới :
Chống ngập lụt
Hệ thống đường thủy
Môi trường xung quanh
Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật
Lưu vực sông Sài Gòn
Đời sống người dân
Giảm ô nhiễm
Nước, hóa chất dư, cặn
Không khí, tiếng ồn, mùi khó chịu
Sinh hoạt của công nhân
Pha loãng nước thải ra sông
Hệ thống lược rác
Thu gom khử mùi
Xả nước thải đã xử lý
Xả thải khí
Khử mùi nước thải
Đất, rác thải sinh hoạt
Bơm chuyển tải
Hoạt động của trạm bơm
Tác động sơ cấp
Tác động thứ cấp
Trình bày các tác động chính :
Tác động đến môi trường không khí :
Trong khi vận hành bơm chuyển tải sẽ phát sinh ra nhiều tiếng ồn xung quanh.
Trong quá trình xả thải khí ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường không khí, gây ra mùi khó chịu.
Hệ thống thu gom khử mùi tích tụ ảnh hưởng đến không khí.
Mùi hôi phát sinh từ rác thải công nhân.
Bụi phát sinh khi vận hành máy móc, thi công, vận chuyển.
Tác động đến môi trường nước :
Quá trình khử mùi có sử dụng hóa chất để xử lý ảnh hưởng đến môi trường nước.
Nước thải sau khi đã được xử lý sẽ được thải pha loãng ra sông, tuy đã pha loãng nhưng vẫn có ảnh hưởng đến môi trường nước xung quanh.
Nước thải của công nhân gây ô nhiễm nước.
Tác động đến môi trường đất :
Hệ thống thu gom và lược rác sẽ phát sinh nhiều rác dư thừa.
Rác thải trong hoạt động và sinh hoạt của công nhân tại nơi làm việc
Xây dựng Ma trận tác động của TB :
Xây dựng Ma trận :
Hoạt động
Không khí
Nước
Đất
KT -XH
Sinh vật
Thải nước ra sông
-
-
-
Xử lý mùi
+
-
+
+
Lược rác
-
+
+
+
+
Khử mùi nước thải
+
-
-
Song chắn rác
-
-
Sinh hoạt công nhân
-
+
Trình bày các tác động chính :
Tác động đến môi trường không khí :
Hoạt động xử lý mùi và khử mùi nước thải sẽ tác động tích cực đến không khí xung quanh khu vực làm việc.
Hoạt động lược rác và song chắn rác sẽ giữ lại phần lớn rác thải, anh hưởng đến không khí.
Ngoài ra còn có các hoạt động vận chuyển, thu gom rác có phát sinh ra bụi.
Tác động đến môi trường nước :
Trong quá trình xử lý và khử mùi nước thải bằng hóa chất, có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nước xung quanh.
Sử dụng song chắn rác và lược rác trong môi trường nước có tác động làm giảm ô nhiễm môi trường nước.
Nước thải sinh hoạt của công nhân.
Tác động đến môi trường đất, sinh vật xung quanh :
Thải nước đã xử lý ra pha loãng sông Sài Gòn làm ảnh hưởng đến nhiều sinh vật sống xung quanh, tuy đã giảm bớt ô nhiễm.
Hệ thống lược rác sẽ làm bớt ô nhiễm cho môi trường xung quanh.
SO SÁNH CÁC TÓM LƯỢC VÀ NHẬN XÉT THU ĐƯỢC TỪ 3 PP. LÝ GIẢI CÁC NỘI DUNG KHÁC NHAU.
Phương pháp bảng liệt kê các hoạt động của TB và các thành phần môi trường có khả năng bị ảnh hưởng.
Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động bởi dự án nhằm mục tiêu nhận dạng tác động môi trường. Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất cần được đánh giá chi tiết.
Đối với phương pháp này, có 2 loại bảng liệt kê phổ biến nhất gồm bảng liệt kê đơn giản và bảng liệt đánh giá sơ bộ mức độ tác động.
- Bảng liệt kê đơn giản: được trình bày dưới dạng các câu hỏi với việc liệt kê đầy đủ các vấn đề môi trường liên quan đến dự án. Trên cơ sở các câu hỏi này, các chuyên gia nghiên cứu ĐTM với khả năng, kiến thức của mình cần trả lời các câu hỏi này ở mức độ nhận định, nêu vấn đề. Bảng liệt kê này là một công cụ tốt để sàng lọc các loại tác động môi trường của dự án từ đó định hướng cho việc tập trung nghiên cứu các tác động chính.
Bảng liệt kê đánh giá sơ bộ mức độ tác động: nguyên tắc lập bảng cũng tương tự như bảng liệt kê đơn giản, song việc đánh giá tác động được xác định theo các mức độ khác nhau, thông thường là tác động không rõ rệt, tác động rõ rệt và tác động mạnh. Việc xác định này tuy vậy vẫn chỉ có tính chất phán đoán dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của chuyên gia, chưa sử dụng các phương pháp tính toán định lượng.
Như vậy, lập bảng liệt kê là một phương pháp đơn giản, nhưng hiệu quả không chỉ cho việc nhận dạng các tác động mà còn là một bảng tổng hợp tài liệu đã có, đồng thời giúp cho việc định hướng bổ sung tài liệu cần thiết cho nghiên cứu ĐTM. Như vậy, phải thấy rằng, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn chuyên gia và trình độ, kinh nghiệm của các chuyên gia đó.
Ưu điểm: đợn giản dễ làm dễ hiểu (Nếu người đánh gía nắm vững nội dung họa động phát triển). Do vậy việc đầu tư cho công tác này là ít tốn kém
Nhược điểm: kết quả đánh giá hoàn toàn dựa vào yếu tố cảm tính, chủ quan.
Phương pháp sơ đồ lưới các hoạt động của TB và các thành phần môi trường có khả năng bị ảnh hưởng..
Phương pháp này dựa trên việc xác định mối quan hệ tương hỗ giữa nguồn tác động và các yếu tố môi trường bị tác động được diễn giải theo nguyên lý nguyên nhân và hậu quả. Bằng phương pháp này có thể xác định được các tác động trực tiếp (sơ cấp) và chuỗi các tác động gián tiếp (thứ cấp). Phương pháp này được thể hiện qua sơ đồ mạng lưới dưới nhiều dạng khác nhau.
Ưu điểm: dễ nhận thấy nguyên nhân của sự tác động.
Nhược điểm: khó tìm thấy được điểm dừng có chút cảm tính.
Phương pháp ma trận các hoạt động của TB và các thành phần môi trường có khả năng bị ảnh hưởng..
Phương pháp ma trận là sự phát triển ứng dụng của bảng liệt kê. Bảng ma trận cũng dựa trên nguyên tắc cơ bản tương tự đó là sự đối chiếu từng hoạt đọng của dự án với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nguyên nhận – hậu quả ở mức độ định lượng cao hơn với việc cho điểm mức độ tác động theo thang điểm từ 1 đến 5 hoặc từ 1 đến 10. Tổng số điểm phản ánh thành phần môi trường hoặc thông số môi trường nào bị tác động mạnh nhất. Mặc dù vậy, phương pháp này cũng vẫn chưa lượng hóa được quy mô, cường độ tác động.
Ưu điểm: cùng lúc có thể đánh giá tác động của nhiều hoạt động phát triển, đánh giá việc tổng hợp dễ dàng.
Nhược điểm: các hoạt động phát triển đều ở trạng thái tĩnh.