Chuyên đề Khảo sát thực trạng tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại quận Ninh kiều tp. Cần thơ năm 2018

Hiện nay, tình trạng sử dụng đất phát triển đô thị đang là một vấn đề đáng quan tâm. Sự gia tăng dân số trong các nước đang phát triển đang là áp lực đè nặng lên nguồn tài nguyên đất đai và cũng là nguyên nhân gây ra sự suy thoái đất đai. Những phương pháp chuyên ngành cho việc quy hoạch để giảm bớt tình trạng này hiện nay vẫn chưa cho được hiệu quả, và phương pháp tổng hợp đòi hỏi phải bao gồm tất cả các chủ thể tham gia từ sự bắt đầu, điều tiết chất lượng và những sự giới hạn của mỗi thành phần đơn vị đất đai, đến tính sản xuất của các khả năng chọn lựa sử dụng đất đai. Những quan điểm và định nghĩa liên hệ đến phương pháp cụ thể nhằm hổ trợ cho việc thiết lập nên những vấn đề quyết định ở các mức độ quy hoạch khác nhau mà nước ta cũng đang quan tâm đến. Trong đó thành phố Cần Thơ cũng đang hết sức quan tâm đến vấn đề này. Đặc biệt là quận Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ, với diện tích đô thị hóa sầm uất, đô thị hóa nhanh cùng với kinh tế phát triển, hiện đại, với không gian đô thị bề thế và hạ tầng hoàn thiện tạo nên một đô thị miền sông nước văn minh. Ninh Kiều chính là cái lõi đô thị loại I trực thuộc trung ương, thu hút được các nhà đầu tư, tập đoàn lớn (Vincom, Mường Thanh, Lotte ) đến đầu tư trên địa bàn quận. Thành phố đã chủ trương đấu giá quyền thuê đất và lựa chọn mô hình đầu tư phù hợp. Xác định cấu trúc tổ chức không gian đô thị; các dự án phát triển đô thị; hệ thống hạ tầng khung để triển khai các dự án đầu tư xây dựng, quản lý quy hoạch xây dựng và kiểm soát sự phát triển đô thị theo quy hoạch và có kế hoạch trên địa bàn quận. Đồng thời, quận Ninh Kiều phát triển theo hướng đô thị thông minh; phát triển thương mại-dịch vụ và đặc biệt là du lịch. Xuất phát từ những vấn đề trên nên việc chọn đề tài “ Khảo sát hiện trạng tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ năm 2018 ” là việc làm tất yếu để nắm bắt tình hình quy hoạch sử dụng đất hiện tại để có các kế hoạch phù hợp, kịp thời đảm bảo trong quá trình quy hoạch đất ở quận Ninh Kiều nói riêng và thành phố Cần Thơ nói chung

docx35 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Khảo sát thực trạng tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại quận Ninh kiều tp. Cần thơ năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP– SINH HỌC ỨNG DỤNG BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI QUẬN NINH KIỀU TP. CẦN THƠ NĂM 2018 CAO ĐẲNG CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Th.S. HOÀNG NGỌC KHÁNH THỰC HIỆN NHÓM 1 LỚP: CQLMT17 KHÓA HỌC: 2017-2020 NĂM 2018 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP– SINH HỌC ỨNG DỤNG BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI QUẬN NINH KIỀU TP. CẦN THƠ NĂM 2018 CAO ĐẲNG CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Th.S. HOÀNG NGỌC KHÁNH THỰC HIỆN NHÓM 1 LỚP: CQLMT17 KHÓA HỌC: 2017-2020 NĂM 2018 MỤC LỤC DANH SÁCH HÌNH Hình 1.1. Khai thác khoáng sản 4 Hình 1.2. Vườn cao su 5 Hình 1.3. Cánh đồng lúa 5 Hình 1.4. Hồ Xáng Thổi 6 Hình 1.5. Hố bom 6 Hình 2.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại Q. Ninh Kiều 10 Hình 3.1. Bản đồ quận Ninh Kiều và các đơn vị hành chính 11 Hình 4.1. Bản đồ xác định vị trí dự án 13 Hình 4.2. Một góc đô thị quận Ninh Kiều 14 Hình 5. Bản đồ các khu vực chức năng của Q.Ninh Kiều 15 Hình 5.1. Công trình giáo dục 15 Hình 5.2. Công trình y tế 16 Hình 5.3. Công trình thể thao 16 Hình 5.4. Công trình văn hóa 17 Hình 5.5. Công trình thương mại và dịch vụ 17 Hình 5.6. Công trình thông tin và truyền thông 18 Hình 5.7. Bến xe 91B 18 Hình 5.8. Trụ sở, cơ quan hành chính nhà nước. 19 Hình 5.9. Hệ thống cây xanh 20 Hình 5.10. Hệ thống chiếu sáng 20 Hình 5.11. Vòng xoay Hùng Vương 21 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông CSDL Cơ sở dữ liệu ĐH Đại học PHẦN GIỚI THIỆU 1. Đặt vấn đề Hiện nay, tình trạng sử dụng đất phát triển đô thị đang là một vấn đề đáng quan tâm. Sự gia tăng dân số trong các nước đang phát triển đang là áp lực đè nặng lên nguồn tài nguyên đất đai và cũng là nguyên nhân gây ra sự suy thoái đất đai. Những phương pháp chuyên ngành cho việc quy hoạch để giảm bớt tình trạng này hiện nay vẫn chưa cho được hiệu quả, và phương pháp tổng hợp đòi hỏi phải bao gồm tất cả các chủ thể tham gia từ sự bắt đầu, điều tiết chất lượng và những sự giới hạn của mỗi thành phần đơn vị đất đai, đến tính sản xuất của các khả năng chọn lựa sử dụng đất đai. Những quan điểm và định nghĩa liên hệ đến phương pháp cụ thể nhằm hổ trợ cho việc thiết lập nên những vấn đề quyết định ở các mức độ quy hoạch khác nhau mà nước ta cũng đang quan tâm đến. Trong đó thành phố Cần Thơ cũng đang hết sức quan tâm đến vấn đề này. Đặc biệt là quận Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ, với diện tích đô thị hóa sầm uất, đô thị hóa nhanh cùng với kinh tế phát triển, hiện đại, với không gian đô thị bề thế và hạ tầng hoàn thiện tạo nên một đô thị miền sông nước văn minh. Ninh Kiều chính là cái lõi đô thị loại I trực thuộc trung ương, thu hút được các nhà đầu tư, tập đoàn lớn (Vincom, Mường Thanh, Lotte) đến đầu tư trên địa bàn quận. Thành phố đã chủ trương đấu giá quyền thuê đất và lựa chọn mô hình đầu tư phù hợp. Xác định cấu trúc tổ chức không gian đô thị; các dự án phát triển đô thị; hệ thống hạ tầng khung để triển khai các dự án đầu tư xây dựng, quản lý quy hoạch xây dựng và kiểm soát sự phát triển đô thị theo quy hoạch và có kế hoạch trên địa bàn quận. Đồng thời, quận Ninh Kiều phát triển theo hướng đô thị thông minh; phát triển thương mại-dịch vụ và đặc biệt là du lịch. Xuất phát từ những vấn đề trên nên việc chọn đề tài “ Khảo sát hiện trạng tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ năm 2018 ” là việc làm tất yếu để nắm bắt tình hình quy hoạch sử dụng đất hiện tại để có các kế hoạch phù hợp, kịp thời đảm bảo trong quá trình quy hoạch đất ở quận Ninh Kiều nói riêng và thành phố Cần Thơ nói chung. 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu. 2.1. Mục đích Đánh giá hiện trạng và tình hình quy hoạch để phát triển đô thị ở quận Ninh Kiều. 2.2. Mục tiêu - Khảo sát, tìm số liệu dẫn chứng cụ thể về tình sử dụng đất ở địa bàn quận Ninh Kiều - Phân tích số liệu để đưa ra hướng sử dụng đất phát triển đô thị. - Đề ra kế hoạch cụ thể để quy hoạch đất phát triển đô thị có hiệu quả. 3. Đối tượng nghiên cứu: Tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại quận Ninh Kiều. 4. Giới hạn nghiên cứu Giới hạn thời gian: 01/10/2018 – 15/12/2018. Giới hạn về không gian: Quận Ninh Kiều. Giới hạn về nội dung: Thực trạng sử dụng đất tại quận Ninh Kiều. 5. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương tiện nghiên cứu Giấy, viết, xe máy đi lại, laptop, điện thoại. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu - Lược khảo tài liệu: nguồn internet, Sở tài nguyên môi trường, sách chuyên ngành, các bài báo chuyên đề. - Khảo sát thực địa: khảo sát hiện trạng sử dụng đất và đô thị tại Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Các chỉ tiêu được ghi nhận bao gồm: - Hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích. Mục đích sử dụng. Các dự án quy hoạch. - Cảnh quan đô thị Các bộ phận chức năng Hệ thống cây xanh. Hệ thống chiếu sáng. Hệ thống xử lý nước thải. Hệ thống giao thông công cộng. 5.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu thu thập được trong lược khảo tài liệu và khảo sát thựa địa. Từ đó, đề xuất biện pháp khắc phục nhược điểm trong quá trình quản lý. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT - ĐÔ THỊ Các loại hình sử dụng đất Các loại hình sử dụng đất Nhìn chung thì Q. Ninh Kiều khá đa dạng về loại hình sử dụng đất, một số loại hình như: - Loại hình sử dụng đất nuôi cá. - Loại hình sử dụng đất nuôi tôm. - Loại hình sử dụng đất lúa - màu. - Loại hình sử dụng đất cây ăn quả. - Loại hình sử dụng đất chuyên hóa - Loại hình sử dụng đất chuyên màu. Đặc điểm Đặc điểm của các loại hình sử dụng đất: a. Loại hình sử dụng đất chuyên lúa Loại hình sử dụng đất này chủ yếu được trồng phổ biến ở địa phương. Nơi đồng bằng có địa hình bằng phẳng, hệ thống tưới tiêu tốt, đất màu mỡ thuận lợi cho việc trồng lúa. Đây là loại hình sử dụng đất truyền thống và tồn tại từ lâu, được nhiều hộ gia đình sử dụng phổ biến, các kiểu sử dụng chính là lúa đông xuân và hè thu. b. Loại hình sử dụng đất lúa – màu Loại hình này đã được nhân dân sử dụng từ lâu với hình thức luân canh xen vụ bà con đã nâng cao được giá trị kinh tế. Loại hình sử dụng đất này phân bố chủ yếu ở các chân đất và chủ động được lượng nước tưới tiêu, có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày. Có hai kiểu sử dụng là Lúa Xuân – Lúa Mùa – Ngô Đông, Lúa Xuân – Lúa Mùa – Rau Đông. c. Loại hình sử dụng đất chuyên màu Loại hình này với địa hình bằng phẳng, tầng đất rất tơi xốp phù hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày như cây đậu tương, ngô, lạc, khoai lang. Ngoài ra cây rau các loại: rau được trồng liên tục quanh năm và thường trồng chủ yếu các loại rau như: rau muống, su hào, rau cải, rau thơm, hành tỏi... Với việc có được đất đai màu mỡ như vậy nên sản lượng cũng như chất lượng cây trồng cũng được nâng cao, tạo cho người dân có cuộc sống ổn định hơn có nhiều mặt hằng nông sản để tiêu thụ có chất lượng và năng suất. Loại hình sử dụng đất thường có thời vụ gieo trồng là vụ xuân, vụ hè – thu và vụ thu – đông. d. Loại hình sử dụng đất cây ăn quả Loại cây trồng chủ yếu là vải, nhãn, táo. Ngoài ra còn có các loại cây khác như ổi, na, bưởi, xoài, dừa... trong đó cây nhãn và vải cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Phân bố rãi rác khắp nơi. e. Loại hình sử dụng đất nuôi cá Loại hình nuôi trồng là nuôi tôm và cá. Với loại hình chuyên cá bao gồm nuôi cá nước lợ và nuôi cá nước mặn. Thường tập trung ở các ao hồ rải rác khắp vùng và các đầm ven biển và các diện tích trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang nuôi cá. f. Loại hình sử dụng đất nuôi tôm Loại hình này mới phát triển mạnh vài năm trở lại đây. Những năm trước, loại hình nuôi tôm thường là nuôi trồng tự nhiên. Hiện tại, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất để phát triển nuôi tôm công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chức năng - Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất. Hình 1.1. Khai thác khoáng sản (Lê Hải, 2015) - Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo....) và công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi...). Quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tự nhiên của đất. Hình 1.2. Vườn cao su (Lê Hải, 2015) - Chức năng môi trường sống Đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật và gen di truyền để bảo tồn cho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên và dưới mặt đất. - Chức năng sản xuất Đất đai là cơ sở cho rất nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống con người qua quá trình sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm sinh vật khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp qua chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại thuỷ hải sản. Hình 1.3. Cánh đồng lúa (Chí Kiên, 2018) - Chức năng cân bằng sinh thái Đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là tấm thảm xanh, hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất, sự phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và của tuần hoàn khí quyển địa cầu. - Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước Đất đai là kho tàng lưu trữ nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnh đến chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn. Hình 1.4. Hồ Xáng Thổi - Chức năng lưu trữ Đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi nhu cầu sử dụng của con người. - Chức năng không gian sự sống Đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là môi trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại . - Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử Đất đai là trung gian để bảo vệ, bảo tồn các chứng cứ lịch sử, văn hoá loài người. Là nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu, thời tiết trong quá khứ và cả về việc sử dụng đất đai trong quá khứ. Hình 1.5. Hố bom (Trần Viễn Sự, 2014) - Chức năng vật mang sự sống Đất đai là không gian cho sự chuyển vận của con người, cho đầu tư, sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật, thực vật giữa các vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên. Các loại hình đô thị Các loại hình đô thị Có 6 loại hình đô thị + Đô thị đặc biệt + Đô thị loại I + Đô thị loại II + Đô thị loại III + Đô thị loại IV + Đô thị loại V Đặc điểm và chức năng Các loại hình đô thị Đặc điểm Chức năng Đô thị đặc biệt Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 5.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 3.000.000 người trở lên. Vị trí, chức năng, vai trò là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Đô thị loại I Quy mô dân số: Đô thị là thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 1.000.000 người trở lên, khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên; đô thị là thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên, khu vực nội thành đạt từ 200.000 người trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 85% trở lên. Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước.. Đô thị loại II Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 200.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 100.000 người trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 80% trở lên. Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp vùng, cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng liên tỉnh . Đô thị loại III Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 100.000 người trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ 50.000 người trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 60% trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ 75% trở lên Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng liên tỉnh. Đô thị loại IV Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 50.000 người trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 20.000 người trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 70% trở lến. Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh, cấp huyện về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp huyện, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện hoặc vùng liên huyện. Đô thị loại V Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 4.000 người trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên. Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm hành chính hoặc trung tâm tổng hợp cấp huyện hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc cụm liên xã. 1.3. Cơ sở pháp lý - Quy hoạch sử dụng đất Luật đất đai 2013 - Quy hoạch đô thị Luật Quy hoạch Đô thị 2009 Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị - kèm theo Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng ban hành. Nghị định 38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị - kèm theo Thông tư 19/2010/TT-BXD hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị do Bộ Xây dựng ban hành. Nghị định 39/2010/NĐ-CP về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị - kèm theo Thông tư 11/2010/TT-BXD hướng dẫn về quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm đô thị do Bộ Xây dựng ban hành. CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐÔ THỊ TẠI NINH KIỂU TPCT Hiện trạng sử dụng đất tại Q.Ninh Kiều 2.1.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại Q. Ninh Kiều Hình 2.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại Q. Ninh Kiều (Sở tài nguyên và môi trường, 2018) 2.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Q. Ninh Kiều Quận Ninh Kiều có diện tích 29,2 km2 với dân số 287.450 người. 95% dân số là người thành thị. Quận được chia làm 13 phường. Bản đồ hành chính quận Ninh Kiều thể hiện rõ nhất vị trí các phường với các khối màu khác nhau. Theo đó, quận Ninh Kiều có các phường sau: An Bình, Thới Bình, An Phú, An Lạc, Anh Khánh, An Cư, An Nghiệp, An Hòa, An Phú, Xuân Khánh, Tân An, Cái Khế, An Hội. (Ban Do Kho Lon, 2018) Hình 3.1. Bản đồ quận Ninh Kiều và các đơn vị hành chính (Ban do kho lon, 2018) Là trung tâm kinh tế của TP. Cần Thơ, trong những năm qua nền kinh tế của quận Ninh Kiều liên tục có được những bước phát triển vượt bậc. Nền kinh tế phát triển toàn diện, đặc biệt là hoạt động thương mại dịch vụ và du lịch phát triển nhanh chóng, nên nguồn thu ngân sách của Ninh Kiều những năm gần đây liên tục tăng. Quận Ninh Kiều có những lợi thế, tiềm năng mà nhiều quận, huyện khác không có được, đó là phát triển thương mại và dịch vụ, du lịch. Để làm được điều này quận đã tạo điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thương mại – dịch vụ với nhịp độ nhanh, hiệu quả cao và bền vững, đồng thời chú trọng chất lượng các loại hàng hóa, dịch vụ, gắn liền chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, quận cũng tiếp tục đẩy nhanh, mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu. Phối hợp với các ngành Trung ương và thành phố xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại cấp vùng, xây dựng các chợ đầu mối trái cây, thủy sản đi liền với củng cố và phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn, tạo đà cho hoạt động thương mại và dịch vụ phát triển. (Ngọc Ngân, 2010) 2.1.3 Hiện trạng sử dụng đất 2.1.3.1. Mục đích sử dụng - Đất trồng cây lâu năm. - Đất quốc phòng. - Đất thương mại, dịch vụ. - Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. - Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo - Đất có di tích lịch sử văn hóa. - Đất chợ. - Đất xây dựng cơ sở y tế. - Đất ở tại đô thị. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà hỏa tang. - Đất xây dựng cơ sở văn hóa. 2.1.3.2. Các dự án quy hoạch Với tình hình phát triển như hiện nay của Q. Ninh Kiều có một số dự án đang bắt đầu phát triển một cách nhanh chóng và rộng rãi ở khắp khu vực quận như: Quy hoạch Khu đô thị và vui chơi giải trí hơn 93ha tại Cồn Khương. Vị trí tại phường Cái Khế, quận Ninh Kiều. Khu đô thị và vui chơi giải trí tại Cồn Khương có phía Đông Bắc giáp sông Hậu; Phía Đông Nam và Tây Nam giáp rạch Khai Luông; Phía Tây Bắc giáp đường Nguyễn Văn Cừ. Khu đô thị và vui chơi giải trí tại Cồn Khương có tổng diện tích 93,19ha. Chỉ tiêu quy hoạch và cơ cấu sử dụng đất khu đô thị và vui chơi giải trí tại Cồn Khương được quy hoạch cụ thể như sau: Khu vui chơi giải trí ngoài trời và trong nhà có diện tích 262.700 m2 Khu vui chơi được đào nhiều ao, hồ và rạch nhân tạo, trồng cây ăn trái, kết hợp với công trình kiến trúc mang tính chất nghệ thuật cao để tạo ta khu vui chơi giải trí vừa hiện đại, vừa mới lạ lại rất gần gũi với vùng sông nước. Khu dịch vụ thương mại có diện tích 132.186,56 m2. Khà vườn Nam Bộ có diện tích có diện tích 70.540,55 m2. Mặt nước tự nhiên có diện tích 32.809,56 m2. Mặt nước có diện tích 32.809,56 m2. Đất cây xanh có diện tích 50.013,7 m2. Đất xây dựng công trình kỹ thuật có diện tích 5.651,5 m2. Đất xây dựng công trình giao thông + bãi đậu xe (Khu A) có diện tích 90.389,32 m2. Đất xây dựng nhà ở liên kế và nhà cao tầng có diện tích 165.874 m2 (nhà cao tầng tối đa 30 tầng, thấp tầng tối đa 5 tầng). Đất xây dựng công trình giáo dục có diện tích 4.800 m2. Đất xây dựng cây xanh công viên chuyên đề + mặt nước có diện tích 27.792 m2. Đất xây dựng công trình giao thông + bãi đậu xe (Khu B) có diện tích 89.165,62 m2. Hình 4.1. Bản đồ xác định vị trí dự án Triển khai quy hoạch phân khu khu đô thị trung tâm thành phố Phạm vi quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính của quận Ninh Kiều, diện tích khoảng 2.926 ha. Theo nhiệm vụ quy hoạch được duyệt, dự kiến dân số quận Ninh Kiều đến năm 2020 khoảng 277.000 người, năm 2030 khoảng 310.000 người. Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật: đất xây dựng đô thị từ 150-200 m2/người, đất dân dụng đô thị từ 80-90 m2/người... Một số chỉ tiêu chính về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cần đạt như: đất ở bình quân đầu người 40m2/người; diện tích sàn nhà ở bình quân lớn hơn hoặc bằng 29m2 sàn/người; đất cây xanh đô thị lớn hơn hoặc bằng 12m2/người; đất cây xanh công cộng khu vực nội thị lớn hơn hoặc bằng 8m2/người; tỷ lệ đất giao thông và giao thông tĩnh so với diện tích đất xây dựng đô thị lớn hơn hoặc bằng 20%... Hình 4.2. Một góc đô thị quận Ninh Kiều (Hồng Bảo, 2017) Quy hoạch cấp nước thành phố Cần Thơ đến năm 2030 Phạm vi nghiên cứu bao gồm: Khu đô thị lõi (quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy, quận Cái Răng, quận Ô Môn và quận Thốt Nốt) và các đô thị thuộc huyện (thị trấn Cờ Đỏ, thị trấn Phong Điền, thị trấn Thới Lai, thị trấn Vĩnh Thạnh và thị trấn Thạnh An). - Quy mô dân số đô thị: Khoảng 1,1 -
Luận văn liên quan