Chuyên đề Khủng hoảng tài chính Mỹ

Hệ thống tài chính ngân hàng của nước Mỹ là một hệ thống đã tồn tại lâu đời và và là một thể chế lớn mạnh nhất trên thế giới. Nó đã từng trải qua một số cuộc khủng hoảng lớn trong lịch sử và kể từ 13 tháng trước đây, nước Mỹ lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính nhưng có lẽ cuộc khủng hoảng này đã bước vào một giai đoạn mới thậm chí còn u ám hơn trước. Đây có lẽ là cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ sau đại khủng hoảng năm 1931. “ Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ cuối năm 2007 và năm 2008 đột nhiên lâm vào một trong những cuộc khủng hoảng chưa từng có. Hàng trăm tỷ USD đã tiêu tan. Cuộc lây lan vẫn chưa chấm dứt, và hậu quả vẫn chưa lường hết “ . Đó là những nhận xét của các chuyên gia kinh tế về cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ xảy ra trong thời gian gần đây. Một số các kinh tế gia hàng đầu của Mỹ cho rằng tình trạng hỗn loạn mới đây ở Phố Wall phát sinh từ một vụ khủng hoảng niềm tin và có phần chắc là sẽ tác động đáng kể tới nền kinh tế toàn cầu và cuộc sống của mọi người trên khắp thế giới. Hiện tại tác động của cuộc khủng hoảng thị trường tài chính Mỹ đối với nền kinh tế thế giới vẫn chưa quá lớn. Tuy nhiên khả năng nguy cơ nền kinh tế thế giới gánh chịu hậu quả nghiêm trọng từ nền kinh tế Mỹ là rất hiện hữu. Trong thời đại tòan cầu hóa, sự liên kết giữa các nền kinh tế rất mạnh mẽ. Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua hàng trăm tỷ USD trái phiếu, cổ phiếu của các công ty lớn của Mỹ. Nếu các công ty Mỹ phá sản hoặc gặp khủng hoảng, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chịu các khoản lỗ lớn . Cuộc khủng hoảng có những điểm chúng và khác biệt so với các cuộc khủng hoảng trước đó, bài tiểu luận đưa ra nội dung : ” Toàn cảnh khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2008” để nhằm làm rõ về vấn đề này.

doc30 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4026 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Khủng hoảng tài chính Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Hệ thống tài chính ngân hàng của nước Mỹ là một hệ thống đã tồn tại lâu đời và và là một thể chế lớn mạnh nhất trên thế giới. Nó đã từng trải qua một số cuộc khủng hoảng lớn trong lịch sử và kể từ 13 tháng trước đây, nước Mỹ lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính nhưng có lẽ cuộc khủng hoảng này đã bước vào một giai đoạn mới thậm chí còn u ám hơn trước. Đây có lẽ là cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ sau đại khủng hoảng năm 1931. “ Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ cuối năm 2007 và năm 2008 đột nhiên lâm vào một trong những cuộc khủng hoảng chưa từng có. Hàng trăm tỷ USD đã tiêu tan. Cuộc lây lan vẫn chưa chấm dứt, và hậu quả vẫn chưa lường hết “ . Đó là những nhận xét của các chuyên gia kinh tế về cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ xảy ra trong thời gian gần đây. Một số các kinh tế gia hàng đầu của Mỹ cho rằng tình trạng hỗn loạn mới đây ở Phố Wall phát sinh từ một vụ khủng hoảng niềm tin và có phần chắc là sẽ tác động đáng kể tới nền kinh tế toàn cầu và cuộc sống của mọi người trên khắp thế giới. Hiện tại tác động của cuộc khủng hoảng thị trường tài chính Mỹ đối với nền kinh tế thế giới vẫn chưa quá lớn. Tuy nhiên khả năng nguy cơ nền kinh tế thế giới gánh chịu hậu quả nghiêm trọng từ nền kinh tế Mỹ là rất hiện hữu. Trong thời đại tòan cầu hóa, sự liên kết giữa các nền kinh tế rất mạnh mẽ. Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua hàng trăm tỷ USD trái phiếu, cổ phiếu của các công ty lớn của Mỹ. Nếu các công ty Mỹ phá sản hoặc gặp khủng hoảng, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chịu các khoản lỗ lớn . Cuộc khủng hoảng có những điểm chúng và khác biệt so với các cuộc khủng hoảng trước đó, bài tiểu luận đưa ra nội dung : ” Toàn cảnh khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2008” để nhằm làm rõ về vấn đề này. Nội dung Chương I: Lý thuyết về “khủng hoảng tài chính” I.Định nghĩa về khủng hoảng tài chính: Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình. Dấu hiệu của Khủng hoảng tài chính là: - Các NHTM không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền. - Các khách hàng vay vốn , gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng. - Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Một số nguyên nhân của việc không thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán là do gặp phải vấn đề thanh khoản, khả năng thanh toán hoặc do cố tình chiếm dụng vốn vì điều này có thể có lợi ở khía cạnh nào đó. Tình trạng mất khả năng thanh toán bắt nguồn từ các vụ phá sản, kinh doanh thua lỗ và các vấn đề về chi tiêu của Chính phủ. Bản thân Chính phủ cũng gặp khó khăn trong việc tìm tài trợ khi gặp khó khăn về thanh toán do những kỳ vọng không sáng sủa mặc dù trong điều kiện bình thường nền kinh tế hoàn toàn có khả năng chi trả. Sự mất khả năng thanh toán thường có tính dây chuyền. Vì vậy, khủng hoảng tài chính là điều không mong muốn. Các nhà nghiên cứu cho rằng, có một sự tương quan giữa nỗ lực nhằm tự do hoá các thị trường tài chính và số lượng các cuộc khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng tài chính thường đi kèm với những nỗ lực nhằm tự do hoá thị trường tài chính. Vậy tự do hoá tài chính có nhất thiết dẫn đến khủng hoảng tài chính và việc xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính có thể là một lý do phản đối việc bãi bỏ các quy định và tự do hoá tài khoản vốn. Thành phần chính của các cuộc khủng hoảng tài chính là các thông tin không đối xứng. Thông tin không đối xứng có vai trò chính yếu trong các giao dịch tài chính. Nó đưa người vay tới những hành vi cơ hội nguy hiểm và là mầm mống cho những kỳ vọng xấu của người cho vay về người đi vay. Thông tin không cân xứng khiến cho người đi vay và người gửi tiền do họ khó khăn trong việc phân biệt giữa vấn đề thanh khoản và tình trạng mất khả năng thanh toán, qua đó dẫn đến việc người sở hữu bán đi những tài sản bằng ngoại tệ của nước gặp khó khăn. Vì vậy, để hạn chế những thông tin không đối xứng thì hai bên đi vay và cho vay cần có càng nhiều thông tin càng tố về nhau thông qua những câu hỏi và người cho vay hỏi người đi vay để tránh sự lựa chọn bất lợi cho nhà đầu tư. Vậy những gì cần làm để giải quyết các cuộc khủng hoảng tài chính? Trước hết. chúng ta phải giải toả được những hoảng sợ về thanh khoản, về tính lỏng bằng 2 chiến lược là cung cấp thanh khoản cho thị trường và thuyết phục các thành viên thị trường rằng họ không cần phải ngay lập tức bán đi các tài sản của mình. Để thị trường yên tâm thì cần có một cơ chế bảo hiểm tiền gửi hoạt động tốt. Người đóng vai trò là cho vay cuối cùng là Ngân hàng trung ương sẽ cung cấp thanh khoản cho thị trường và để thị trường tự phân bổ, điều tiết lượng thanh khoản đó. Khi đó, côn cụ chính sách tiền tệ gián tiếp hữu hiệu giúp NHTW cho vay là nghiệp vụ thị trường mở với các giao dịch mua bán lại tín phiếu Kho bạc do Chính phủ phát hành. Ngoài công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp là cho vay trên nghiệp vụ thị trường mở, cho vay trực tiếp với lãi suất phạt. Thứ hai, NHTW ở tình thế rất khó khăn do phải bảo vệ tỷ giá trong khi thị trường cho rằng cuối cùng thì việc bảo vệ tỷ giá không quan trọng bằng các mục tiêu vĩ mô và đến một lúc nào đó thì đồng tiền sẽ giảm giá. Phải chăng để ngăn chặn khủng hoảng tài chính thì hạn chế các dòng vốn? Tuy nhiên, thuế và các hạn chế khác có thể không khuyến khích các nhà đầu tư dài hạn và có khi còn làm trầm trọng thêm tình hình.Việc cần làm là giải quyết khủng hoảng thanh toán để hạn chế thiệt hại bằng cách: loại bỏ những không chắc chắn của nhà đầu tư về tính trong sạch của các thể chế cá nhân. Thêm vào đó, buộc các thể chế này phải xử lý những vấn đề về tài sản của mình như định giá thấp… và bán cho cơ quan cơ cấu lại nợ của Chính phủ. Điều này làm tăng tính lỏng và giảm bớt khó khăn cho người cho vay – ngân hàng. Tuy nhiên, để giải quyết khủng hoảng tài chính triệt để thì cần phải ngăn chặn nó bằng cơ chế giám sát, thanh tra và các công cụ, kỹ thuật thích hợp. II. Mối liên hệ giữa khủng hoảng ngân hàng, tiền tệ và hậu quả của các cuộc khủng hoảng: Vào những năm 90, các cuộc khủng hoảng tài chính ở những nước đang phát triển được mô tả với nét tiêu biểu là sự sụp đổ của các cơ chế tỷ giá hối đoái cố định và các trung gian tài chính như các ngân hàng. Có lập luận cho rằng các cuộc khủng hoảng này thực chất là khủng hoảng tiền tệ. Lập luận khác lại cho rằng đây là khủng hoảng ngân hàng vì cơ chế tỷ giá cố định không có vai trò nguyên nhân chính. Nhưng suy cho cùng thì khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng tiền tẹ có mối quan hệ rất chặt chẽ vì cả 2 liên quan đến việc giữ ổn định giá tài sản và cùng xuất hiện khi cam kết hỗ trợ ổn định giá trị đồng tiền, lạm phát trong nước không còn đáng tin cậy. Một khi sự hỗ trợ của chính phủ mất đi hoặc tạm ngừng thì kế hoạch ổn định tỷ giá sụp đổ, các ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán. Tìm hiểu nguyên nhân của khủng hoảng tiền tệ thì những nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rằng chính sự mâu thuẫn trong chính sách của Chính phủ đã từng bước tấn công vào tỷ giá cố định bởi Chính phủ phát hành tiền để trang trải cho thâm hụt ngân sách. Người dân không tin vào bản tệ nên đã chuyển sang tích trữ tài sản ngoại tệ. Dự trữ ngoại hối của Chính phủ cạn dần. Chính phủ buộc phải từ bỏ chế độ tỷ giá cố định và tỷ giá sẽ tăng. Các nhà đầu cơ sẽ tranh nhau mua lượng dự trữ cuối cùng của Chính phủ. Cuộc chuyển giao khổng lồ này được xem là hình phạt cho những chính sách mâu thuẫn, trái ngược của Chính phủ. Mặc dù nguyên nhân trên đúng với nhiều cuộc khủng hoảng trong quá khứ nhưng không đúng với cuộc khủng hoảng gần đây ở Châu Á. Chính phủ các nước này đã giữ được cân bằng chi tiêu ngân sách và không theo đuổi quá mức tăng trưởng tín dụng. Thực ra, một vài mô hình khủng hoảng ở thế hệ thứ ba tập trung vào vai trò đảm bảo của Chính phủ trong việc tăng cường đầu tư chỉ đơn thuần đưa thông điệp của mô hình ở thế hệ thứ nhất vào một bộ những mâu thuẫn chính sách thôi. Thế hệ thứ hai của mô hình khủng hoảng tiền tệ đã nhận được sự quan tâm đáng kể sau cuộc tấn công vào đồng tiền chung châu Âu và đồng Pêso của Mêhicô ở đầu thập kỷ 1990. Mô hình này xuất phát từ cơ sở không có sự mâu thuẫn cơ bản nào về chính sách trước các cuộc khủng hoảng. Cơ sở của mô hình là sự tương tác giữa hành vi của Chính phủ và hành vi của khu vực tư nhân dẫn đến một vài kết quả có thể xảy ra. Về nguyên tắc, nền kinh tế có thể chuyển từ trạng thái cân bằng không chịu sự công kích sang trạng thái chịu sự công kích khi có sự chuyển dịch bất ngờ về kỳ vọng của thị trường. Thường thì nguồn gốc vấn đề là mâu thuẫn cơ bản giữa nhiều mục tiêu của Chính phủ. Ví dụ, Chính phủ muốn giữ ổn định giá cả hoặc ra hiệu cho thị trường về dự định theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt trong tương lai. Chính phủ có thể đạt các mục tiêu này với mức giá cố định. Mặt khác, nó cũng có thể hạn chế các nghĩa vụ trả nợ, giảm tỷ lệ thất nghiệm hay bơm vốn cho hệ thống ngân hàng nếu nó từ bỏ tỷ giá cố định để theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng. Nguyên nhân của khủng hoảng ngân hàng là gì? Gần 20 năm trước, Flôd và Garber đã điều chỉnh mô hình dự báo trước được cuộc tấn công vào tỷ giá hối đoái với trường hợp phá sản ngân hàng ở các nước có nền kinh tế đóng. Hai nhà khoa học đã mô tả tình trạng các ngân hàng chuyển đổi các tài sản nợ danh nghĩa cố định. Các ngân hàng nhất trí trả lãi không kỳ hạn đối với một đơn vị tiền dự trữ tương ứng với một đơn vị đồng bản tệ gửi tại NHTW. Khi không có bảo hiểm tiền gửi, các ngân hàng có thể duy trì kế hoạch ổn định lãi suất chừng nào tài sản của họ đủ trang trải các khoản tiền gửi. Flood và Garber cũng chỉ ra rằng phá sản ngân hàng cũng có thể là kết quả nhìn thấy trước của các chính sách không nhất quán. Chính sách theo đuổi giảm phát của NHTW sẽ phá huỷ các cam kết hoàn trả các khoản tiền gửi của các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại phải mua tài sản mới để bù đắp cho những tổn thất gây ra chi phí nắm giữ các tài sản hiện tại vượt quá thu nhập mà nó đem lại. Như vậy, giảm phát làm giảm thu nhập và cuối cùng các NHTM không thể có lãi từ việc duy trì tài sản đảm bảo đầy đủ khả năng thanh khoản thì khủng hoảng ngân hàng xảy ra. Khi khủng hoảng ngân hàng xảy ra ở những nước có nền kinh tế đóng mà không có sự hỗ trợ của NHTW thì khủng hoảng sẽ không làm giảm tài sản quốc tế và trong nước của NHTW mà chỉ tạo ra sự chuyển đổi nguồn lực từ các ngân hàng sang các thành phần tư nhân. Như vậy, khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng tiền tệ giống nhau ở khía cạnh sau cùng cả hai đều làm giảm giá trị đồng tiền và xuất phát từ những chính sách không nhất quán. Tuy nhiên, khủng hoảng ngân hàng xuất phát từ chính sách của NHTW còn khủng hoảng tiền tệ bắt nguồn từ yếu tố chi tiêu Chính phủ. Chương II: Nguyên nhân và diễn tiến cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ Năm 1932, trong bài diễn văn nhậm chức đọc trước một nước Mỹ đang hoảng loạn vì cuộc Đại Suy Thoái, tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã nhận định: “Sự sợ hãi chính là điều duy nhất chúng ta phải sợ". Có lẽ đó là điều mà người Mỹ phải suy ngẫm khi "bóng đen" của cuộc khủng hoảng kinh tế đang lừ lừ tiến tới. Gần tám mươi năm sau những cải cách của chính phủ Franklin D. Roosevelt, nước Mỹ lại đang đứng trước nguy cơ của một cuộc khủng hoảng niềm tin trầm trọng. Các nhà đầu tư không chỉ lo ngại về môi trường đầu tư mà còn mất niềm tin vào khả năng giám sát thị trường của chính phủ. Thực tế, chính những nhà quản lý và chính khách gia hàng đầu của nước Mỹ cũng bị bất ngờ bởi quy mô và sự nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính. Đến tháng 2 năm 2008, sau sự sụp đổ của Bear Stearns và những cảnh báo liên tục về sự đổ vỡ của thị trường bất động sản, Ben Bernanke, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, vẫn tỏ ra tin tưởng vào sự phát triển ổn định của thị trường. Chỉ vài ngày trước khi chính phủ Mỹ buộc phải cứu Fannie Mae và Freddie Mac, Hank Paulson, Bộ trưởng Bộ Ngân khố Mỹ còn tuyên bố là hai công ty này có đủ vốn để chống chọi với khủng hoảng. Một nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng là những yêu cầu của pháp luật về sự minh bạch hóa và năng lực kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước đã không bắt kịp với những biến đổi sâu rộng của thị trường trong hơn hai mươi năm qua. Kể từ thập niên 1980, thị trường tài chính Mỹ và thế giới đã nhanh chóng phát triển các công cụ chứng khoán phái sinh và mở rộng hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ và đầu tư. Chứng khoán phái sinh và chứng khoán hóa, mặc dù giúp tăng nguồn tài chính và phân tán rủi ro, đã dẫn đến việc giá cả của trái phiếu và cổ phiếu ngày càng xa rời giá trị đích thực của tài sản bảo đảm. Không một cơ quan nhà nước, đơn vị kiểm toán hay phân tích tín dụng và tài chính có đủ thông tin và khả năng nhìn xuyên qua lớp lớp các thao tác chứng khoán để có thể đánh giá chính xác giá trị và độ rủi ro của các khoản đầu tư và tài sản nằm trên sổ sách của các công ty tài chính và ngân hàng. Thêm vào đó nhiều thao tác này lại được che đậy qua hoạt động đầu cơ của các quỹ đầu tư, một loại hình quỹ đầu tư nắm giữ tới gần 3000 tỉ đô la giá trị tài sản nhưng không hề phải cáo bạch tài sản với công chúng và gần như không chịu sự giám sát của bất kì một cơ quan nhà nước nào. Ngoài ra, những nới lỏng của pháp luật bắt đầu từ thập niên 1980, chẳng hạn như việc hủy bỏ đạo luật Glass-Steagal vốn tách biệt ngân hàng thương mại chuyên thực hiện những hoạt động cho vay an toàn với ngân hàng đầu tư chuyên thực hiện những nghiệp vụ đầu tư rủi ro cao, đã góp phần khuyến khích những hoạt động đầu cơ và tạo điều kiện cho xung đột lợi ích phát triển. Chính môi trường thiếu minh bạch và thiếu giám sát đã thổi bùng lên bong bóng đầu cơ bất động sản. Đó là những những nguyên nhân chính mà các nhà kinh tế đã đưa ra phân tích . Nhưng nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng nằm ở chính lòng tham của các ngân hàng, các nhà môi giới… : I. Tại các chủ ngân hàng: Điều mà nhà chức trách ở Mỹ hiện đang ráo riết thực hiện là tìm ra những ngân hàng đầu tư nào đã giới thiệu với các nhà đầu tư những quỹ đầu tư mạo hiểm khổng lồ, ngay cả khi biết rằng các quỹ này sắp sửa nổ tung. ác chủ ngân hàng tham lam đã chơi trò lừa đảo lớn. Họ cho rằng nếu có thể thuyết phục nhà đầu tư mua một thứ thực sự chẳng đáng giá gì, thì thứ đó sẽ lại trở nên đáng giá, và khiến nhà đầu tư thuyết phục nhiều người khác đổ tiền ra mua. Và khi sự thổi phồng này vỡ như bong bóng bị bơm quá căng, nhà đầu tư mất trắng, các chủ ngân hàng vẫn giữ được khoản hoa hồng béo bở và lãi suất cao. Tuy nhiên, điều các chủ nhà băng không tính đến chính là niềm tin cần thiết sau này để thuyết phục khách hàng tiếp tục đầu tư. Niềm tin chính là thứ hàng hoá quý giá nhất. Và nó đang hoen gỉ nhanh – đó là nguyên do gây ra cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay. II. Tại cá nhân ông Alan Greenspan: Theo William Fleckenstein, tác giả cuốn Greenspan’s Bubbles: The Age of Ignorance at the Federal Reserve (Bong bóng của Greenspan: Thời đại ngu xuẩn của cục Dự trữ liên bang), chính ông Alan Greenspan, khi còn là chủ tịch cục Dự trữ liên bang (FED), ngay từ đầu đã quyết định rằng những ngân hàng trung ương như FED không nên cố sức kìm hãm những dạng đầu cơ có thể dẫn đến tình trạng bong bóng, vì làm như thế là cản trở hoạt động kinh tế, là không thể chấp nhận được. Nhưng khi bong bóng đầu cơ vỡ tan tành, sau khi giá của các công ty không còn thể hiện chút gì tương đương với giá trị cơ bản của nó, Alan Greenspan lại giải cứu cho hệ thống tài chính. Từ năm 2000 trở đi, những gì ban đầu là những biện pháp cứu vớt nhỏ đã trở thành khổng lồ. Lãi suất đã bị đẩy xuống mức thấp 1% và giữ ở mức đó quá lâu. Điều này tạo ra bong bóng địa ốc, vốn được nuôi dưỡng nhờ hệ thống ngân hàng không hề có định chuẩn trong việc cho vay. Kiểu đầu tư bằng nguồn tiền từ chính giá trị tài sản thế chấp là do Alan Greenspan phát động và bảo vệ. Giải pháp cho bất kỳ hiện tượng mất cân đối tài chính nào lẽ ra phải là việc bãi bỏ các quy định, để cho thị trường tìm ra những cơ sở yếu kém và trừng phạt những quyết định tồi trước khi toàn bộ hệ thống thối ruỗng. Điều đáng buồn là một tai hoạ quy mô cỡ này hoàn toàn có thể tiên đoán trước, ngay cả khi thị trường địa ốc đang phát triển mạnh nhất. III. Tại các nhà môi giới bất động sản: Theo Norma Garcia, luật sư trưởng của Liên minh người tiêu dùng Mỹ: Việc mua nhà trả góp cần phải có những người môi giới uy tín. Các nhà môi giới bất động sản lẽ ra phải cho khách hàng những lời tư vấn đúng đắn. Nhưng có quá nhiều người môi giới sốt sắng với việc đẩy khách hàng tiềm năng vào các căn nhà để kiếm hoa hồng, đến mức họ chỉ quan tâm đến việc hoàn tất hợp đồng hơn là bảo đảm rằng khách hàng có khả năng thanh toán. Hệ quả của sự cẩu thả này là hàng triệu người mua nhà theo giới thiệu của người môi giới lâm vào cảnh mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng dây chuyền và nghiệm trọng đến hệ thống ngân hàng. Cơn khủng hoảng hiện nay là bài học cảnh tỉnh cho những ai mua nhà trả góp. Ngân hàng Credit Suisse đã dự đoán khoảng 6,5 triệu căn nhà sẽ bị tịch biên trong vòng năm năm tới. Theo cựu bộ trưởng Lao động Mỹ, giáo sư Robert Reich của đại học Berkley (bang California): Một chút lòng tham là điều cần thiết để giữ cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Nhưng lòng tham quá mức sẽ hạ gục chính thể này. IV. Phân tích nguyên nhân: Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ mà giá nhà tăng trong thời gian dài và đến mức cao như vậy. Trong thời gian dài, giá nhà tăng mạnh cũng vì các thủ thuật tài chính của toàn bộ khu vực tài chính nhằm khuyếch tán ảo tưởng giá nhà lên không có chỗ ngừng, vượt cả khả năng chi trả của rất nhiều người đầu tư vào địa ốc. Nhưng nếu giá cứ lên thì có gì phải lo, đó là tâm lý đại chúng cho đến thời gian vừa qua. Thủ thuật tài chính này là sự ra đời của CDO và phát tán rộng rãi trong thị trường địa ốc. Vậy CDO là gì? CDO (collaterized debt obligation) có thể dịch tạm là trái phiếu hay nghĩa vụ nợ có thế chấp. Thế chấp có' thể là trái phiếu (bonds) hay các khoản nợ cho vay mua nhà (mortgage). Trường hợp sau được gọi là CMO (collaterized mortgage obligation hay security) có thể tạm dịch là trái phiếu hay chứng khoán thế chấp bằng nợ cho vay mua nhà, nói chung là địa ốc. Cách làm khá đơn giản. Thí dụ ngân hàng A cho nhiều người vay mua địa ốc với tổng số tiền là 100 tỷ. Để có số tiền này, ngân hàng phải thu hút tiền ký gửi ít nhất 100 tỷ. Đây là cách làm rất thông thường. Ngân hàng thu hút tiền gửi ngắn hoặc trung hạn và cho vay dài hạn. Ngân hàng có thể chịu rủi ro nếu như người ký gửi rút tiền ra mà ngân hàng không có để trả. Do đó để giảm rủi ro, họ cần đa dạng hoá người vay và đa dạng hoá vùng hoạt động của người vay. Tất nhiên nếu cho vay nhiều người, không chỉ để mua nhà mà để tài trợ nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, thì độ rủi ro giảm. Khách hàng có người gặp khó khăn, nhưng hầu hết là không. Một vài hoạt động kinh tế có thể có rủi ro cao nhưng hầu hết các hoạt động kinh tế khác thì không. Người Mỹ luôn luôn tìm tòi cách làm mới để sinh lợi. Một cách làm khác, được coi là khám phá thần kỳ, là ngân hàng có thể tập hợp nhiều giấy nợ đó lại thành một gói, thí dụ ở đây là 100 tỷ, rồi dùng chúng làm thế chấp, chia ra nhiều giấy nợ nhỏ tức là chứng khoán (cổ phiếu cũng là một loại chứng khoán, security) đem bán đại trà cho người đầu tư nhỏ. Làm như vậy ngân hàng thu lại 100 tỷ và biến người mua chứng khoán thành người cho vay. Ngân hàng ăn phí nhiều chặng (phí tính trên người đi vay mua nhà, phí tính vào việc tổ chức đóng gói nợ tức là tính vào người đầu tư nhỏ, và phí tính vào việc thu nợ từ người đi vay và chia lại số thu này cho người đầu tư chứng khoán. Ngân hàng đẩy toàn bộ rủi ro sang cho người đầu tư chứng khoán. Người ta mua chứng khoán vì lãi suất cao hơn, có thể dễ dàng bán ra và tin là nó có độ rủi ro thấp. Các chứng khoán này thường có thời gian chuộc lại từ 5 đến 30 năm, ngân hàng hoặc công ty dịch vụ tài chính nào đó sẽ làm việc thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhung_hoang_tai_chinh_My_0708.doc
  • pdfKhung_hoang_tai_chinh_My_0708.pdf