chân không, trong vật lý thuyết cổ điện, là không gian
không chứa vật chất. Như vậy chân không có thể tích khác
không và khối lượng (và do đó năng lượng) bằng không. Do
không có vật chất bên trong, chân không là nơi không có áp
suất.
Một số lý thuyết lượng tử cho biết khái niệm chân không
theo nghĩa cổ điển không tồn tại, do vi phạm nguyên lý bất
định. Chân không, theo các lý thuyết này, luôn có sự dao động
khối lượng (và do đó năng lượng) nhỏ. Điều này nghĩa là, ở
một thời điểm nào đó, luôn có thể xuất hiện một cách ngẫu nhiên các hạt có năng lượng
dương và một thời điểm khác hạt này biến mất. Các hạt ngẫu nhiên xuất hiện trong chân
không tạo ra một áp suấtgọi là áp suất lượng tử chân không. Các thí nghiệm đo đạc áp suất
này sẽ giúp khẳng định độ chính xác của các lý thuyết lượng tử về chân không.
30 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4916 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kỹ thuật chân không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo chuyên đề GVHD: Nguyễn Minh Nhựt
CHƯƠNG I. CHÂN KHÔNG
I. KHÁI NIỆM
chân không, trong vật lý thuyết cổ điện, là không gian
không chứa vật chất. Như vậy chân không có thể tích khác
không và khối lượng (và do đó năng lượng) bằng không. Do
không có vật chất bên trong, chân không là nơi không có áp
suất.
Một số lý thuyết lượng tử cho biết khái niệm chân không
theo nghĩa cổ điển không tồn tại, do vi phạm nguyên lý bất
định. Chân không, theo các lý thuyết này, luôn có sự dao động
khối lượng (và do đó năng lượng) nhỏ. Điều này nghĩa là, ở
một thời điểm nào đó, luôn có thể xuất hiện một cách ngẫu nhiên các hạt có năng lượng
dương và một thời điểm khác hạt này biến mất. Các hạt ngẫu nhiên xuất hiện trong chân
không tạo ra một áp suất gọi là áp suất lượng tử chân không. Các thí nghiệm đo đạc áp suất
này sẽ giúp khẳng định độ chính xác của các lý thuyết lượng tử về chân không.
Trong thực tế, không có nơi nào trong vũ trụ quan sát được tồn tại chân không hoàn hảo
như lý thuyết. Các thí nghiệm và các ứng dụng thực tế có thể tạo ra các không gian chứa ít vật
chất và có áp suất thấp. Những không gian này cũng hay được gọi là "chân không" trong kỹ
thuật, như khi nói về máy bơm chân không, tùy theo quy ước về giới hạn áp suất thấp. Như
vậy, chân không được hiểu là khoảng không-thời gian cụ thể có mật độ vật chất thấp và/hoặc
rất thấp. Lưu ý, khái niệm thấp và rất thấp ở đây được hiểu một cách tương đối...
Trang thái chân không, do đó, hiểu là trạng thái có áp suất nhỏ hơn áp suất khí quyển
trung bình chuẩn, và được chia thành:
1. Chân không thấp (p>100Pa)
2. Chân không trung bình (100Pa>p>0.1Pa)
3. Chân không cao (0.1Pa>p>10-5Pa)
4. Chân không siêu cao (p<10-5Pa)
Nói chung, nơi có điều kiện gần với chân không nhất là khoảng không giữa các thiên thể,
1
Báo cáo chuyên đề GVHD: Nguyễn Minh Nhựt
hoặc khoảng không ở ngoài rìa vũ trụ (cách trung tâm Vụ Nổ Lớn hơn 15 tỷ năm ánh sáng).
Hạt photon của ánh sáng và bức xạ điện từ được cho là di chuyển trong chân không, đúng
hơn là trong không gian không có vật chất nào ngoài hạt này, với tốc độ không đổi và không
phụ thuộc vào hệ quy chiếu, thường được gọi là tốc độ ánh sáng.
II. Lịch sử
Hơn 25 thế kỉ qua, chân không đã được con người gán cho nhiều khái niệm khác nhau.
Theo quan niệm của các nhà khoa học thời cổ đại ở thế kỉ XV, mà tiêu biểu là Democrite-
cha đẻ của thuyết nguyên tử, cho rằng chân không là không gian không chứa vật chất, trống
rỗng, hoàn toàn không có gì. Qua đó, có nghĩa là với thể tích khác không, nhưng khối lượng
bằng không dẫn đến năng lượng bằng không thì áp suát bằng không. Một thế kỉ sau, Aristote
lại phủ nhận chân không và ca ngợi thiên nhiên. Thiên nhiên có mặt ở khắp mọi nơi, cho rằng
không gian chứa đầy “ete vũ trụ”-chất “tinh túy tuyệt vời”, nó có mặt ở mọi nơi, mọi chốn.
Vậy, chân không không thể tồn tại, vì nếu có thì chuyển động của một vật sẽ phải “tức thời”
hay “bất tận”. Những tư duy ý niệm có tính triết học về chân không. “trống rỗng”, “hư vô”
thống trị tư duy của thế giới Ả Rập, La Mã, Hy Lạp đó chỉ bị đánh đổ khi có sự ra đời khoa
học thực ngiệm của Gallile(1564-1642),Pascal(1623-1662), Torricelli(1608-1647) ở TK
XVII. Dù bản chất của chân không chưa được sáng tỏ nhưng kể từ đó, chân không mới đi dần
vào hiện thực cuộc sống.
Nhưng đến năm 1654, sau thí nghiệm của “Quả cầu Magdeburg” Otto Von Guericke tiến
hành tại bang Magdeburg, nước Đức,quê hương ông, chân không mới thực sự được hiểu đúng
và bắt đầu phục vụ sản xuất. Có thể nói, ông là người đặt nền tảng, là cha đẻ của chân không.
Nói về thí nghiệm “Quả cầu Magdeburg”. Mỗi học sinh đều được học ở trung học, trong thí
nghiệm này, có 16 con ngựa- mỗi bên 8 con kéo một bán cầu kim loại đã mài nhẵn, áp sát vào
nhau và được rút hết không khí bên trong bằng chiếc máy hút chân không cũng do Otto chế
tạo vào năm 1650. Qua thí nghiệm này, con người mới thấy được sức ép to lớn của khí quyển
lên mặt đất như thế nào.
Ngày nay, lý thuyết lượng tử đã khẳng định Rằng: Do sự đúng đắn của “Nguyên lý bất
định”mà luôn có sự “dao động” khối lượng và năng lượng (dù rất nhỏ) trong lòng chân
không. Nghĩa là, những hạt mang năng lượng vẫn tồn tại trong chân không. Chúng tạo ra áp
suất trong lòng chân không, gọi là “áp suất lượng tử chân không”.
Và, thực tế đã chứng minh Không tồn tại môi trường chân không hoàn hảo như lý thuyết.
2
Báo cáo chuyên đề GVHD: Nguyễn Minh Nhựt
Chân không được tạo ra thực tế có ít vật chất, áp suất thấp, được gọi là chân không kĩ thuật.
CHƯƠNG II. KỸ THUẬT CHÂN KHÔNG
I. Bơm chân không (máy hút chân không)
Về nguyên tắc máy hút chân không làm việc không khác gì máy nén khí, chỉ khác ở
phạm vi áp suất làm việc và độ nén. Các bơm chân không hút khí ở áp suất thấp hơn áp suất
khí quyển và đẩy khí ra ở áp suất lớn hơn áp suất khí quyển một ít. Bơm chân không thường
tạo ra được độ chân không bằng 90% ( ứng với áp suất tuyệt đối bằng 0.1 at) và nén khí tới
1.1 at, thì độ nén tính được: 111,0
1,1
2
1
==
P
P
Do độ nén lớn nên tác dụng của khoảng hại (với bơm pittông) cũng lớn, dẫn đến làm
giảm hiệu suất thể tích cũng như năng suất của bơm chân không. Ví dụ, khi hệ số khoang hại
từ 3 đến 5% thì hiệu suất thể tích giảm xuống còn 0.4 đến 0.6. Vì thế đối với bơm chân
không, để tăng hiệu suất thể tích, điều quan trọng nhất là bằng mọi cách giảm khoảng hại
xuống. Dùng phương pháp cân bằng áp suất nhờ các rảnh nhỏ ở đầu xilanh có thể tăng hiệu
suất thể tích lên tới 0.8 đến 0.9.
Năng suất của bơm chân không thay đổi, giảm dần cùng với sự giảm của áp suất hút
(tăng độ chân không). Vì thế khi chọn bơm phải căn cứ đông thời cả vào năng suất độ chân
không tối đa mà bơm tạo ra được.
II. Bơm tạo chân không thấp:
II.1 Bơm chân không kiểu pittông
Cấu tạo của bơm chân không kiểu pittông gần giống như máy nén pittông. Giới hạn áp
suất phụ thuộc chủ yếu vào độ khít giữa pittông và xilanh và hệ số khoảng hại. Bơm chân
không kiểu pittông thường được dùng trong công nghệ hóa chất và thực phẩm. Nó có năng
suất tương đối cao khoảng từ 45 đến 3500 m3/h (qui về điều kiện áp suất và nhiệt độ trước khi
vào ống hút). Bơm chân không kiểu pittông chia làm 2 loại: khô và ướt. Về cấu tạo 2 loại
không có gì khác nhau. Loại ướt hút cả hỗn hợp khí và lỏng, còn loại khô chỉ hút khí. Vì vận
tốc chất lỏng trong bơm loại ướt nhỏ hơn vận tốc khí, nên kích tước các van hút và đẩy phải
lớn hơn loại khô và khoảng hại cũng lớn hơn. Do đó độ chân không do bơm ướt tạo ra bằng
khoảng 80 đến 85% và loại khô khoảng 96 đến 99.9%
3
Báo cáo chuyên đề GVHD: Nguyễn Minh Nhựt
Giống như bơm pittông, bơm chân không kiểu pittông cũng được chia thành loại nằm
ngang và loại thẳng đứng, theo vị trí của pittông. Lọa nằm ngang một cấp tác dụng kép có số
vòng quay từ 160 đến 200 vòng/phút, tạo nên độ chân không khoảng 700 mmHg. Loại thẳng
đứng hiện đại hơn vì có số vòng quay lớn hơn.
Căn cứ vào cấu tạo và hoạt động của bơm pittông chúng ta có thể chia chúng thành các
loại: bơm pittông tác dụng đơn và bơm pittông tác dụng kép, bơm sai động, bơm pittông quay
... Trong đó nếu căn cứ vào cấu tạo của pittông lại có thể phân hai loại là pittông thường
(Hình 1,a) và pittông trụ (Hình 1,b). Bơm pittông bơm được lưu lượng nhỏ (từ 0,01 ...250
m3/h) nhưng cột nước cao (từ 0,25 ...250 at).
Hình 1. Sơ đồ máy bơm pittông tác dụng đơn.
a) Bơm pittông thường: 1- xi lanh; 2- pittông; 3- cán pittông.
b) Bơm pittông trụ: 1- buồng công tác; 2- pittông trụ.
Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của loại bơm này thể hiện ở Hình (1,a): Pittông 2 tịnh
tiến qua lại trong xi lanh 1 nhờ cơ cấu động gồm trục O, biên 5 và thanh truyền 4, con trượt.
Dung tích xi lanh nằm giữa hai điểm chết của pittông bằng dung tích chất lỏng trong mỗi lần
hoạt động của pittông ở điều kiện lý thuyết ( không có tổn thất dung tích ) Khi pittông chuyển
động sang phải thì van 8 đóng, van 7 mở, chất lỏng từ bể hút 11 hút lên lòng xi lanh. Khi
pittông đến điểm chết bên phải thì hoàn thành quán trình hút. Sau đó pittông chuyển động
ngược lại thì van 7 đóng, van 8 mở, chất lỏng được đẩy lên bể 10. Pittông đến điểm chết trái
thì quá trình đẩy hoàn thành. Như vậy cứ mỗi vòng quay của trục O thì bơm thực hiện được
4
Báo cáo chuyên đề GVHD: Nguyễn Minh Nhựt
một chu trình hút và đẩy. Khi trục O quay một góc ϕ
III. Bơm tạo chân không trung bình và cao
III.1 Bơm chân không kiểu rôto
Bơm chân không kiểu rôto cũng được dùng rộng rãi trong công nghiệp hóa chất, thực
phẩm. Ưu điểm của loại bơm này so với bơm pittông hoàn toàn giống như máy nén và máy
thổi khí loại rôto, so với loại pittông là hút khí đều đặn, cấu tạo gọn gàng, không có van phức
tạp, giá thành chế tạo rẻ và chi phí vận hành nhỏ.
Để làm bơm chân không, bình thường người ta có thể dùng tất cả các loại máy nén và
máy thổi khí kiểu rôto, như loại có tấm trượt, loại hai guồng quay. Ngoài ra người ta dùng rất
phổ biến bơm chân không loại vòng chất lỏng.
Bơm chân không loại tấm trượt có năng suất trong khoảng 200 đến 6000 m3/h và áp suất
đạt dến 0.1:0.3 mmHg. Nhờ số vòng quay lớn nên có thể đạt được vận tốc hút 100 l/s (ở áp
suất khí quyển)
Bơm chân không loại hai guồng có số vòng quay lớn từ 1000 đến 2000 vòng/phút và tạo
được độ chân không cao. Áp suất tuyệt đối đến 1:1.10(-3) mmHg. Nếu lắp thêm một bơm chân
không kiểu phun tia để bổ sung thì bơm 2 guồng có thể tạo được áp suất tới 5.10(-3) đến 5.10-4
mmHg. Nếu có hai cấp thì áp suất đạt đến giới hạn nhỏ hơn 10(-5) mmHg.
III.1.1 Bơm vòng nước
Hình 2 .Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc bơm vòng nước.
Bơm vòng nước thuộc loại bơm thể tích. Nó thường dùng để tích nước trước khi khởi
5
Báo cáo chuyên đề GVHD: Nguyễn Minh Nhựt
động máy bơm li tâm có hiệu suất dương, hoặc để hút khí duy trì một độ chân không nào đó
trong thiết bị. Độ chân không nó tạo được từ - 0,8 ... - 0,9 át. Rôtocủa máy bơm này đặt lệch
tâm với tâm vỏ trụ. Nguyên tắc hoạt động của nó như sau: Đầu tiên đổ nước vào trong trụ
(khoảng chừng một nửa). Khi bánh xe quay, nước sẽ bắn ra chu vi vỏ trụ tạo thành một vòng
nước 7. Vòng nước này phần trên tiếp xúc với đỉnh ống lót C của BXCT, phần dưới của ống
lót tạo thành các ngăn không khí 1, 2, 3, 4, 5, 6. Các ngăn 1, 2, 3 là ngăn hút; các ngăn 4, 5, 6
là ngăn đẩy. Khi Rôto quay theo chiều kim đồng hồ thì thể tích các ngăn tăng dần, trong nó
chân không được tạo thành, hút không khí từ ống hút qua khe cửa lưỡi liềm A vào khoang.
Đồng thời thể tích các ngăn 4, 5, 6 giảm dần, không khí từ chúng bị đẩy qua cửa ra dạng lưỡi
liềm B vào ống đẩy. Khi Rôto quay, một phần nước bị đẩy vào ống đẩy , do vậy để duy trì
vòng nước cần cần liên tục bổ sung đủ nước cho bơm, đồng thời cũng cần tản nhiệt cho bơm
khi nó hoạt động.
Bơm chân không loại vòng chất lỏng
không cần dầu bôi trơn nên rất thuận tiện
trong công nghiệp hóa học và được dùng
rộng rãi. Bơm loại ướt có thể hút hỗn hợp
không khí với hơi nước. (Hình 3.) biểu diễn
cấu tạo của bơm, gồm vỏ trong đó đặt lệch
tâm rôto có cánh hình sao. Trước khi mở
bơm cần cho nước vào gần đầy thân để khi
rôto quay sẽ văng ra thành tạo nên một vòng chất lỏng. Nhờ rôto đặt lệch tâm, nên khoảng
cách còn lại được các cánh chia thành những khoảng có thể tích không đều. Khí được hút qua
cửa vào những khoang có thể tích lớn dầnkhi rôto quay, rồi được nén lại trong những khoang
có thể tích giảm và dần được đẩy ra qua cửa.
Về cấu tạo và nguyên lý làm việc thì bơm vòng chất lỏng đơn giản hơn bơm pittông và
bơm tấm trượt. Ở bơm vòng nước, giữa guồng quay và vỏ có sự quay tương đối của không
khí nên không bị bẩn tắc. Do đó có thể dùng để hút các khí có bẩn bụi. Bơm có thể lắp trực
tiếp với động cơ điện vì có số vòng quay từ 600 đến 1450 vòng/phút. Giới hạn áp suất do bơm
tạo ra phụ thuộc vào nhiệt độ vòng nước, bằng khoảng 15 đến 110 mmHg, năng suất dao đông
trong khoảng 0.25 đến 465 m3/ph. Nhược điểm của bơm này là tiêu tốn năng lượng tương đối
vì phải vận chuyển cả lượng nước trong bơm và càng tăng khi độ chân không tăng. Hiệu suất
cực đại của bơm bằng 48 – 52%
6
Hình 3. Cấu tạo bơm roto vòng nước
Báo cáo chuyên đề GVHD: Nguyễn Minh Nhựt
Hình 4 biểu diễn sơ đồ hệ thống thiết
bị bơm chân không loại vòng nước. Khí
được hút qua ống 2, nén lại và đẩy ra ống
3. Khi có mang theo các giọt nước đi vào
thùng 5 rồi được xả ra qua ống 4, còn
nước hoặc quay trở lại bơm hoặc tháo ra
ngoài. Nước bổ sung vào bơm qua ống 7
và van 6.
III.2 Bơm chân không kiểu phun tia.
III.3 Phân loại:
Loại bơm này rất gọn và cấu tạo đơn giản, không cần nền móng, giá đỡ phức tạp. Bơm
được chia thành ba loại: Bơm tia bằng nước có áp suất giới hạn khoảng 10mmHg; bơm tia
bằng hơi có áp suất giới hạn khoảng 0.3 mmHg và bơm loại khuếch tán có áp suất giới hạn
khoảng 10(-7) :10(-8) mmHg.
III.4 Bơm tia có một số nhược điểm như:
− Hiệu suất thấp (theo quá trình đoạn nhiệt thì hiệu suất 5.7%, nhưng trong điều kiện có
thể sử duung5 nhiệt hơi sau bơm để đun nóng thì cũng nâng hiệu suất lên đến 90 - 95%)
− Tiêu thụ lượng hơi lớn, khởi động chậm;
− Khí hút ra bị trộn lẫn với hơi.
Tuy nhiên do một số ưu điểm đã nêu, đặc biệt là tạo được độ chân không cao, có cấu tạo
đơn giản, vận chuyển được các chất lỏng có độ ăn mòn cao mà bơm tia vẫn được dùng rộng
rãi trong công nghiệp hóa chất.
Để tạo được độ chân không cao người ta thường lắp nối tiếp một vài bơm tia lại thành
bơm nhiều cấp. Cấu tạo gồm một số bơm tia 1 lắp nối tiếp nhau, giữa chúng có thiết bị ngưng
tụ 2. Sau mỗi cấp hơi ngưng tụ trực tiếp với nước lạnh, nên đỡ tốn năng lượng để nén hơi làm
iệc ở cấp trước trong cấp sau. Độ nén trong mỗi bậc khoảng 3. Do đó số bậc phụ thuộc vào độ
chân không cần tạo ra.
Bơm chân không kiểu phun tia làm việc nhờ tia hơi hay nước, mà không cần một cơ cấu
chuyển động nào khác. Nguyên tắc làm việc là nhờ lực ma sát bề mặt của tia hơi hay nước
7
Hình 4. Nguyên tắc hoạt động
Báo cáo chuyên đề GVHD: Nguyễn Minh Nhựt
chuyển dông với vận tốc lớn keo theo không khí hay khí cần hút, truyền cho nó một phần
đông năng để sau đó phần động năng này biến đổi thành thế năng ( áp suất).
Hình 5 trình bày nguyên tắc cấu tạo và làm việc của bơm tia. Nguồn chất lỏng công tác
được lấy ở trên cao, dẫn theo ống 2 qua vòi phun 5 đưa vào buồng hỗn hợp 7, cung cấp năng
lượng để hút nước cần bơm từ bể hút 4 qua ống hút 1, đẩy nước lên bể tháo 3. Trong vòi 5,
tốc độ chất lỏng công tác và động năng tăng, còn thế năng và áp năng bị giảm. Khi tốc độ đạt
tới trị số xác định thì áp suất trong buồng hút 6 giảm nhỏ hơn áp suất không khí và xuất hiện
chân không. Dưới tác dụng của chân không nước sẽ được hút lên từ bể 4 theo ống 1 vào
buồng hút 6 rồi buồng hỗn hợp 7. Ở trong buồng hỗn hợp, dòng chất lỏng công tác và dòng
chất lỏng cần bơm trộn vào nhau, khi đó chất lỏng công tác truyền một phần năng lượng của
mình cho chất lỏng cần bơm . Sau đó dòng chất lỏng hỗn hợp chuyển vào đoạn khuếch tán 8,
tại đây vận tốc dòng chảy giảm dần và cột nước tĩnh tăng, dòng chất lỏng được đưa lên bể 3.
Nếu dùng bơm tia để đẩy chất lỏng thì gọi là “injecto”, còn đề hút chất lỏng gọi là ejecto”.
CHƯƠNG III. ĐO ÁP SUẤT VÀ CHÂN KHÔNG
I. Áp suất
Áp suất được định nghĩa là lực do lưu chất tác dụng vuông góc lên một đơn vị bề mặt. Có
3 tính chất:
- Áp suất luôn luôn tác động vuông góc với thành bình tiếp xúc với lưu chất.
- Tại một điểm bên trong lưu chất tĩnh, áp suất theo mọi phương đều như nhau
- Định luật Pascal: trong bình kín, độ gia tăng áp suất được truyền đi khắp mọi điểm
trong lưu chất. Đơn vị đo áp suất
8
Hình 5. Nguyên tắc cấu tạo và làm việc của bơm tia
Báo cáo chuyên đề GVHD: Nguyễn Minh Nhựt
II. Áp suất tuyệt đối và áp suất dư
Có 2 phương pháp để xác định áp suất.
Phương pháp đo áp dựa vào chân không tuyệt đối là áp suất tuyệt đối
Phương pháp đo áp dựa vào áp suất khí quyển là áp suất dư
Mối quan hệ áp suất tuyệt đối và áp suất dư như sau:
áp suất dư = áp suất tuyệt đối - áp suất khí quyển
Pd = Ptd - Pb
Áp suất chân không là hiệu số giữa khí áp và áp suất tuyệt đối.
Pck = Pb - Ptd
Chân không tuyệt đối không thể nào tạo ra được.
III. Đo chân không trong phòng thí nghiệm
III.1 Chân không kế Mcleod:
Đối với môi trường có độ chân không cao, áp suất tuyệt đối nhỏ người ta có thể chế tạo
dụng cụ đo áp suất tuyệt đối dựa trên định luật nén ép đoạn nhiệt của khí lý tưởng.
9
Báo cáo chuyên đề GVHD: Nguyễn Minh Nhựt
Nguyên lý : Khi nhiệt độ không đổi thì áp suất và thể tích tỷ lệ nghịch với nhau.
P1 V1 = P2 . V2 Loại này dùng ta để đo chân không.
Đầu tiên giữ bình Hg sao cho mức Hg ở ngay nhánh ngã 3. Nối P1 (áp suất cần đo) vào
rồi nâng bình lên đến khi được độ lệch áp là h => trong nhánh kín có áp suất P2 và thể tích V2
. h.g.V
P2 = P1 + γ h V2 ( P1 + γ h) = P1 .V1 P1 = V1 −V2 ⇒ ⇒ ⇒
• Nếu V2 << V1 V1 thì ta bỏ qua V2 ở mẫu P1 = h.g.V2⇒
• Nếu giữ V2 là hằng số thì dụng cụ sẽ có thang chia độ đều
• Khoảng đo đến 10-5 mm Hg.
Người ta thường dùng với V1max = 500 cm3 , đường kính ống d = 1 ÷ 2,5 mm
III.2 Loại dùng trong công nghiệp
Trong công nghiệp người ta thường dùng để đo hiệu áp suất gọi là hiệu áp kế
10
Hình 5. Nguyên tắc cấu tạo và làm việc của chân không kế
Mcleod
Báo cáo chuyên đề GVHD: Nguyễn Minh Nhựt
III.2.1 Áp kế và hiệu áp kế đàn hồi.
Bộ phận
nhạy cảm các
loại áp kế này
thường là ống
đàn hồi hay
hộp có màng
đàn hồi, khoảng đo từ 0 ÷ 10 000 kG/ cm2 và đo chân không từ 0,01 ÷ 760 mm Hg.
Đặc điểm của loại này là kết cấu đơn giản, có thể chuyển tín hiệu bằng cơ khí, có thể sử
dụng trong
phòng thí nghiệm hay trong công nghiệp, sử dụng thuận tiện và rẻ tiền.
+ Nguyên lý làm việc: Dựa trên sự phụ thuộc độ biến dạng của bộ phận nhạy cảm hoặc
lực do nó sinh ra và áp suất cần đo, từ độ biến dạng này qua cơ cấu khuếch đại và làm chuyển
dịch kim chỉ (kiểu cơ khí).
+ Các loại bộ phận nhạy cảm:
+ Cấu tạo và phạm vi ứng dụng:
* Màng phẳng :
11
Báo cáo chuyên đề GVHD: Nguyễn Minh Nhựt
- Nếu làm bằng kim loại thì dùng để đo áp suất cao.
- Nếu làm bằng cao su vải tổng hợp, tấm nhựa thì đo áp suất nhỏ hơn (loại này thường
có hai miếng kim loại ép ở giữa).
- Còn loại có nếp nhăn nhằm tăng độ chuyển dịch nên phạm vi đo tăng.
- Có thể có lò xo đàn hồi ở phía sau màng.
* Hộp đèn xếp : có 2 loại
- Loại có lò xo phản tác dụng, loại này màng đóng vai trò cách ly với môi trường.
Muốn tăng độ xê dịch ta tăng số nếp gấp thường dùng đo áp suất nhỏ và đo chân không.
- Loại không có lò xo phản tác dụng.
* Ống buốc đông: Là loại ống có tiết diện là elíp hay ô van uốn thành cung tròn ống
thường làm bằng đồng hoặc thép, nếu bằng đồng chịu áp lực < 100 kG/cm2 khi làm bằng thép
(2000 ÷ 5000 kG/cm2 ). Và loại này có thể đo chân không đến 760 mm Hg.
Các áp kế truyền thống hoạt động theo nguyên lý cơ học với một ống Bourdon được uốn
cong, kín, có xu hướng duỗi thẳng khi áp suất bên trong tăng.
. Khi chọn ta thường chọn đồng hồ sao cho áp suất làm việc nằm khoảng 2/3 số đo của
đồng hồ.
. Nếu áp lực ít thay đổi thì có khi chọn 3/4 thang đo.
12
Báo cáo chuyên đề GVHD: Nguyễn Minh Nhựt
Chú ý: - Khi lắp đồng hồ cần có ống xi phông để cản lực tác dụng lên đồng hồ và phải có
van ba ngã để kiểm tra đồng hồ.
- Khi đo áp suất
bình chất lỏng cần chú
ý đến áp suất thủy tĩnh.
- Khi đo áp suất
các môi trường có tác
dụng hóa học cần phải
có hộp màng ngăn.
- Khi đo áp suất
môi trường có nhiệt độ
cao thì ống phải dài 3