Xây dựng cơ bản là một rtong những ngành sản xuất mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, chiếm vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta. Cùng với tiến trình phát sinh chung của đất nước, ngành xây dựng cơ bản đã và đang không ngừng khẳng định vị thế của mình ngày một lớn mạnh, làm cho bộ mặt đất nước thay đổi từng ngày.
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, chính sách mở cửa đã tạo ra những cơ hội mới cũng như những khó khăn mới cho các doanh nghiệp xây lắp trong nước khi vừa phải cạnh tranh với nhau lại vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp xây lắp nước ngoài có tiềm năng tài chính to lớn, trang thiết bị hiện đại và bề dày kinh nghiệm trong đấu thầu quốc tế. Các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường thì hoạt động sản xuất kinh doanh phải có lãi, phải mang lại lợi nhuận. Chính vì vậy hiệu quả kinh tế trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Mà hiệu quả kinh tế được biểu hiện tập trung ở một trong những đòn bẩy kinh tế có hiệu lực nhất kích thích mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, lợi nhuận còn là nguồn tài chính quan trọng dùng để tái sản xuất mở rộng kinh doanh và nâng cao đời sống người lao động trong doanh nghiệp .
Xuất phát từ vai trò to lớn của lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong thực tế hiện nay, thì việc đi sâu tìm hiểu về lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận để từ đó có biện pháp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp là một việc làm rất thiết thực và hết sức cần thiết. Qua quá trình học tập, nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 118, được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Bạch Đức Hiển, tập thể anh chị phòng Tài chính kế toán của Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 118.
Em đã tập trung nghiên cứu đề tài:
Lợi nhuận và một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận ở Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 118.
Nội dung chuyên đề gồm 3 chương:
Chương1: Lợi nhuận và tầm quan trọng phải phấn đấu tăng lợi nhuận của dn trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2: Tình hình hoạt động kinh doanh và thực hiện lợi nhuận của Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 118.
Chương3: Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao lợi nhuận ở Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 118.
74 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2464 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lợi nhuận và một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận ở công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 118, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng cơ bản là một rtong những ngành sản xuất mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, chiếm vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta. Cùng với tiến trình phát sinh chung của đất nước, ngành xây dựng cơ bản đã và đang không ngừng khẳng định vị thế của mình ngày một lớn mạnh, làm cho bộ mặt đất nước thay đổi từng ngày.
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, chính sách mở cửa đã tạo ra những cơ hội mới cũng như những khó khăn mới cho các doanh nghiệp xây lắp trong nước khi vừa phải cạnh tranh với nhau lại vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp xây lắp nước ngoài có tiềm năng tài chính to lớn, trang thiết bị hiện đại và bề dày kinh nghiệm trong đấu thầu quốc tế. Các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường thì hoạt động sản xuất kinh doanh phải có lãi, phải mang lại lợi nhuận. Chính vì vậy hiệu quả kinh tế trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Mà hiệu quả kinh tế được biểu hiện tập trung ở một trong những đòn bẩy kinh tế có hiệu lực nhất kích thích mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, lợi nhuận còn là nguồn tài chính quan trọng dùng để tái sản xuất mở rộng kinh doanh và nâng cao đời sống người lao động trong doanh nghiệp .
Xuất phát từ vai trò to lớn của lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong thực tế hiện nay, thì việc đi sâu tìm hiểu về lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận để từ đó có biện pháp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp là một việc làm rất thiết thực và hết sức cần thiết. Qua quá trình học tập, nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 118, được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Bạch Đức Hiển, tập thể anh chị phòng Tài chính kế toán của Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 118.
Em đã tập trung nghiên cứu đề tài:
Lợi nhuận và một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận ở Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 118.
Nội dung chuyên đề gồm 3 chương:
Chương1: Lợi nhuận và tầm quan trọng phải phấn đấu tăng lợi nhuận của dn trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2: Tình hình hoạt động kinh doanh và thực hiện lợi nhuận của Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 118.
Chương3: Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao lợi nhuận ở Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 118.
Do thời gian đi sâu tìm hiểu chưa nhiều, với trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu và không thể tránh khỏi những hạn chế, sai sót khi làm bài. Em rất mong nhận được góp ý của thầy giao, và các bạn để em tiếp tục hoàn thiện đề tài này./.
CHƯƠNG 1
LỢI NHUẬN VÀ TẦM QUAN TRỌNG PHẢI PHẤN ĐẤU
TĂNG LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.1.1. Khái niệm về lợi nhuận
Trong kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn thu được nhiều lợi nhất. Để đạt được, một doanh nghiệp phải nhìn thấy những cơ hội mà người khác bỏ qua. Cơ hội khi phát hiện ra sản phẩm mới có giá trị sử dụng tốt hơn, chi phí thấp hơn phải liều lĩnh hơn mức bình thường. thực tế thì lợi nhuận được xem như phần thưởng đối với những doanh nghiệp sẵn sàng tiến hành các hoạt động sáng tạo đổi mới và mạo hiểm để tổ chức kinh doanh, những thứ mà xã hội mong muốn và mọi doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đều mong muốn giành được phần thưởng cao quý đó. Vậy lợi nhuận doanh nghiệp được hiểu như thế nào?
Lợi nhuận của doanh nghiệp về nguồn gốc chính là hình thức biểu hiện của giá trị thẳng dư do lao đọng của doanh nghiệp tạo ra bằng cách sử dụng hợp lý các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh. Tận dụng các điều kiện của môi trường kinh doanh. Về mặt lượng, lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để có được doanh thu đó.
Lợi nhuận phản ánh toàn bộ hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kể từ lúc bắt đầu tìm kiếm nhu cầu thị trường, chuẩn bị sản xuất kinh doanh, tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức cung cấp hàng hoá dịch vụ. Trong một kỳ hoạch toán ( thường là một năm ) lợi nhuận được xác định như sau:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
1.1.2. Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, mỗi một doanh nghiệp không chỉ đơn thuần thực hiện duy nhất hoạt động sản xuất- kinh doanh mà mở rộng ra thêm nhiều hoạt động khác. để phục vụ cho quá trình quản lý doanh nghiệp, người ta thường chia lợi nhuận thành 3 bộ phần đó là Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận của hoạt động tài chính và Lợi nhuận khác.
* Lợi nhuận hoạt động sản xuất- kinh doanh: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của hoạt động kinh doanh.
LN hoạt động = Doanh - Giá vốn - Chi phí - Chi phí quản lý
SXKD thu thuần hàng bán bán hàng doanh nghiệp
Trong đó :
- Doanh thu = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm - Các khoản giảm
Thuần hàng hoá trừ
- Các khoản giảm trừ bao gồm các khoản chiết khấu thương mại giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
- Giá vốn hàng bán chính là giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ.
Giá vốn + Chi phí + Chi phí quản lý = Giá thành toàn bộ
hàng bán bán hàng doanh nghiệp sản phẩm tiêu thụ
* Lợi nhuận của hoạt động tài chính: phản ánh chênh lệch giữa số thu và số chi của các nghiệp vụ tài chính như cho thuê tài sản, mua bán chứng khoán, ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, hoạt động liên doanh.
* Lợi nhuận khác: là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác, bao gồm các khoản phải trả không xác định được chủ, khoản thu hồi lại các khoản nợ khó đòi đã được phê duyệt bỏ, các khoản vật tư thừa sau khi đã bù trừ hao hụt mất mát, chênh lệch thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
Vậy lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác. Tổng các bộ phận lợi nhuận này gọi là tổng lợi nhuận trước thuế. Phần còn lại cuối cùng sau khi lấy tổng lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp chính là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
+ Để đánh giá quá trình của doanh nghiệp, ta không thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất – kinh doanh và cũng không thể chỉ dùng nó để so sánh chất lượng hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau bởi vì:
- Lợi nhuận là kết quả cuối cùng, nó chịu ảnh hưởng bởi nhân tố khách quan và chủ quan, chúng đã bị bù trừ lẫn nhau.
- Do điều kiện sản xuất kinh doanh, điều kiện vận chuyển, thị trường tiêu thụ, Nhưng cụ thể không thể tính được bằng tiền cũng làm cho lợi nhuận giữa các đơn vị cùng ngành, cùng quy mô cũng không giống nhau.
- Các doanh nghiệp cùng loại nếu quy mô khác nhau thì lợi nhuận thu được cũng khác nhau, ở những doanh nghiệp lớn nếu công tác quản lý kém, nhưng số lợi nhuận thu được vẫn có thể lớn hơn những doanh nghệip có quy mô nhỏ nhưng công tác quản lý tốt hơn. cho nên để đánh giá đúng chất lượng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, ngoài chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối còn phải dùng chỉ tiêu tương đối là tỷ suất lợi nhuận (mức doanh lợi).
1.1.3. Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu tương đối dùng để so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanhgiữa các kỳ khác nhau trong một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau. Mức tỷ suất lợi nhuận càng cao thì chứng tỏ việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng có hiệu quả.
Do đó có nhiều cách xác định tỷ suất lợi nhuận, mỗi cách có nội dung kinh tế khác nhau, tuỳ theo yêu cầu của người phân tích. Sau đây là một cách tính tỷ suất lợi nhuận.
1.1.3.1. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh (doanh lợi vốn)
Là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận trước hoặc sau thuế đạt được với số vốn sử dụng bình quân trong kỳ (cả vốn cố định, vốn lưu động hay vốn chủ sở hữu).
Công thức xác định :
P
Tsv = x 100%
Vbq
Trong đó : Tsv : Tỷ suất lợi nhuận vốn
P : Lợi nhuận trước (sau thuế) đạt được trong kỳ
Vbq : Tổng số vốn sử dụng bình quan trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận vốn phản ánh cứ một đồng vốn sản xuất bỏ ra trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời nói lên trình độ sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn của doanh nghiệp, qua đó kích thích doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả hơn.
* Tỷ suất lợi nhuận giá thành: Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ với giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ.
Công thức xác định :
P
Tsg = x 100%
Zt
Trong đó :
Tsg: Tỷ suất lợi nhuận giá thành
P : Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm trước (hoặc sau thuế)
Zt : Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận giá thành cho biết cứ bỏ ra một đồng chi phí vào sản xuất sản phẩm trong kỳ thì thu được bao nhiêu động lợi nhuận.
Thông qua chỉ tiêu nay, có thể thấy rõ hiệu quả của chi phí bỏ vao sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. NHờ đó doanh nghiệp có thể thấy được những mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý giá thành để tìm ra những biện pháp khắc phục những hạn chế, nhằm đạt được hiệu quả tốt hơn trong kỳ sau.
* Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng: Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ với doanh thu bán hàng trong kỳ.
Công thức xác định :
P
Tst = x 100%
Vbq
Trong đó :
Tst : Tỷ suất lợi nhuận doanh thu tiêu thụ
P : Lợi nuận trước hoặc sau thuế sản phẩm tiêu thụ trong kỳ
Vbq : Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Đay là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết cứ một động doanh thu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Nếu ta đem so sánh tỷ suất này với tỷ suất chung của toàn ngành mà kết quả thấp hơn, chứng tỏ doanh nghiệp đã bán hàng với giá thấp hơn hoặc giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Qua đó doanh nghiệp cần có biện pháp điều chỉnh giá một cách hợp lý để nâng cao hơn nữa mức lợi nhuận thu được trong doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
* Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng với vốn chủ sở hữu (vốn tự có) của doanh nghiệp.
Công thức xác định :
Pr
Tsvc= x 100%
Vsh
Trong đó :
Tsvc : Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
Pr : Lợi nhuận ròng.
Vsh : Vốn chủ sở hữu bình quan trong kỳ.
Phản ánh cứ đầu tư một đồng vốn chủ sở hữu vào sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Chỉ tiêu này thể hiện phần nào tình hình tài chính của doanh nghiệp và được gọi là thước đo hệ số sinh lời của doanh nghiệp.Bởi lẽ doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất kinh doanh mà chỉ dựa vào vốn tự cócủa mình mà phải huy động thêm một lượng vốn vay khá lớn. Đặc biệt đối với doanh nghiệp xây lắp thì khoản tiền này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số vốn hoạt động. Chính vì vậy, chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bốn chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nêu trên được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong công tác quản lý, người ta còn sử dụng các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận giá trị tổng sản lượng, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư… để đánh giá một cách chính xác chất lượng thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
Như vậy, lợi nhuận không chỉ đơn thuần là kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà hơn hết là vấn đề sống còncủa mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Cơ chế thị trường đã và đang tác động mạnh mẽ đến từng doanh nghiệp, từng đơn vị sản xuất kinh doanh và nó đã tạo ra nhiều cơ hội mới, nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp. Song trên một phương diện khác, cơ chế thị trường cũng là mảnh đất màu mỡ cho các quy luật cạnh tranh, quy luật đào thải… phát triển mạnh mẽ, trở thành mối đe doạ đối với tất cả các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế. Do vậy, vẫn đề đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là muốn tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thị trường phải đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có hiệu quả cao. Hay nói cách khác, lợi nhuận là mục tiêu tiên quyết và việc phấn đấu tăng lợi nhuận của doanh nghiệp là thực sự cần thiết.
1.2. Ý nghĩa về lợi nhuận của doanh nghiệp
Vì lợi nhận là biểu hiện của giá trị thặng dư do lao động tạo ra sau một thời kỳ tổ chức hoạt đống sản xuất kinh doanh nên nó có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ với doanh nghiệp, người lao động mà còn có ý nghĩa quan trọng với nền sản xuất xã hội.
- Đối với nền sản xuất xã hội.
Lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để mở rộng tái sản xuất xã hội bởi sự tham gia của các doanh nghiệo vào ngân sách nhà nước để quản lý và phát triển xã hội thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp. Đó cũng là cơ sở tăng thu nhập quốc dân, thu nhập quốc dân càng tăng thì khả năng tái sản xuất và phát triển kinh tế xã hội càng nhiều. Hơn nữa lợi nhuận còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động từ thiện, nhân đạo.
- Đối với người lao động
Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế sẽ được trích lập các quỹ trong đó có quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, phúc lợi. Lợi nhuận sau thuế càng nhiều, các quỹ này càng lớn, điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tạo ra điều kiện sống về vật chất và từ đó kích thích tinh thần hăng say lao động và tạo được môi trường làm việc ổn định cho người lao động.
- Đối với doanh nghiệp
* Lợi nhuận có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc kinh doanh của doanh nghiệp đem lại lợi nhuận cũng có nghĩa là dự án đầu tư đã chọn phù hợp với nhu cầu thị trường, chứng tỏ doanh nghiệp đã biết được thời cơ. Hơn nữa, điều đó cũng cho doanh nghiệp nhận thấy hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Như vậy doanh nghiệp có ddieeuf kiện mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua việc trích lập các quỹ làm tăng nguồn vốn kinh doanh quỹ đầu tư phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu tài sản tăng thêm ở những kỳ sau. Đặc biệt doanh nghiệp có thể cải tiến trang bị thêm tài sản cố định để nâng cao năng lực sản xuất góp phần thúc đẩy giá thành sản phẩm, từ đó tạo ra điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Ngược lại, khi doanh nghiệp bị thoa lỗ, việc trả lời những câu hỏi sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? và sản xuất như thế nào? của doanh nghiệp đã không còn chính xác nữa. Điều đó không những làm cho giá trị của bàn thân doanh nghiệp giảm sút mà còn làm cho các chủ sở hữu bị mất vốn của mình. Các nhà đầu tư nhà cung ứng vì đó cũng giảm bớt lòng tin với doanh nghiệp.
Trong hoạt động kinh doanh lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. việc thực hiện đựoc chỉ tiêu lợi hnuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc. Bởi vì, lợi nhuận trước hết là một nguồn vốn được huy động đầu tư cho các loại tài sản trong tương lai. Nguồn vốn này càng nhiều, doanh nghiệp sẽ giảm bớt khối lượng huy động từ bên ngoài, nhất là vốn vay do đó làm tăng hệ số vốn chủ sở hữu và đồng nghĩa với việc giảm hệ số nơ của doanh nghệp. Với nguồn vốn này, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động sử dụng kể cả đầu tư vào những dư án kinh doanh mạo hiểm nhất. Thời thế xưa, việc mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp góp phần nâng cao uy tín, lợi thế của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung ứng, nhà đầu tư trong các hoạt động liên doanh, liên kết. Ngoại ra, lợi nhuận còn mang lại sự an toàn cho tình hình tài chính cho doanh nghiệp thông qua việc trích lập quỹ dự phòng tài chính.
Hơn nữa, lợi nhuận còn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Thông qua các chỉ tiêu lợi nhuận các năm, giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh về chất lượng quá trình sản xuất từ khâu cung ứng nguyên vật liệu, sản phẩm sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Nếu doanh nghiệp biết cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho hạ thì lợi nhuận của doanh nghiệp cao và ngược lại. Thông qua việc chỉ tiêu này sẽ giúp cho doanh nghiệp trong quản lý và đưa ra các quyết định hợp lý.
Với ý nghĩa sau sắc đó, mọi doanh nghiệp luôn mong muốn tăng lợi nhuận càng nhiều càng tốt, thông thường với các cơ bản sau.
1.3. Một số phương hướng và biện pháp cơ bản để nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chúng ta đã biết, lợi nhuận của doanh nghiệp có thể thu được từ nhiều hoạt động khác nhau (hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác). Tuy nhiên, trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ yếu, quyết định đến sự tồn tại và tăng trưởng của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết.
1.3.1.1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá được xác định bằng công thức :
T = Sli x gi
Trong đó : DT : Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Sli : Sản lượng tiêu thụ của sản phẩm i
gi : Giá bán sản phẩm loại i
Như vậy, doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng hay giảm phụ thuộc vào rất nhiều nhân tốkhác nhau, các nhân tố chủ yếu là:
- Nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ: đây là nhân tố ảnh hưởng chủ quan. Trong trường hợp giá bán, giá thành , chất lượng , thuế suất, thuế gián thu không đổi thì lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ sẽ tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ phản ánh mặt cố gắng chủ quan của doanh nghiệp trong công tác quản lý kinh doanh nói chung và quản lý tài chính nói riêng.
- Nhân tố chất lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ: chất lượng sản xuất kinh doanh nói chung và chất lượng sản phẩm nói riêng là vấn đề quan trọng của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện này. chất lượng sản phẩm càng cao thì sản phẩm càng có uy tín, tạo ra sức cạnh tranh lớn để doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường , sản phẩm tiêu thụ sẽ được nhiều hơn. Mặt khác, trong điều kiện các yếu tố sản xuất không đổi thì việc đảm bảo và tăng chất lượng sản phẩm là điều cơ bản để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận.
- Nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ: trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp thường đa dạng hoá mặt hàng tiêu thụ. Trong khối lượng sản phẩm đưa đi tiêu thụ của doanh nghiệp không chỉ chỉ có một mặt hàng mà có rất nhiều loại khác nhau với những mức giá cũng khác nhau. Vì vậy, nếu doanh nghiệp tăng tỷ trọng những loại sản phẩm có giá bán cao, chi phí thấp và giảm tỷ trọng những mặt hàng có giá bán thấp, chi phí cao thì mặc dù tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ không đổi nhưng doanh thu sẽ tăng lên và ngược lại. Như vậy, kết cấu sản phẩm cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến doanh thu tiêu thụ, đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải giám sát thị trường để định ra cho mình một kết cấu sản phẩm hợp lý, nhằm nâng cao hơn nữa doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ.
- Nhân tố giá bán sản phẩm: trong điều kiện bình thường đối vơí các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giá bán sản phẩm chủ yếu là doanh nghiệp tự xácđịnh. Khi số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, giá thành toàn bộ, thuế của sản phẩm tiêu thụ là không đổi, nếu giá sản phẩm tăng lên sẽ làm cho tổng lợi nhuận tăng lên và ngược lại. Nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, giá bán các mặt hàng thường được hình thành một cách khách quan do quan hệ cung- cầu trên thị trường quyết định. Do đó doanh nghiệp khó có thể tự tăng giá bán cao hơn các mặt hàng khác cùng loại trên thị trường mà vẫn thu được lợi nhuận.