1. Sự cần thiết:
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển với tốc độ vũ bão, đưa tới một sự đột biến trong tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia và đưa xã hội loài người bước vào một kỷ nguyên mới-kỷ nguyên của nền văn minh trí tuệ. Trong bối cảnh ấy, xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá là đòi hỏi tất yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không thể là một ngoại lệ.
Để hoà vào xu hướng hội nhập ấy, từ Đại Hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 9 đã đề ra phương châm “Việt Nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước”. Trên thực tế, trong thời gian qua chúng ta đã không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tích cực tham gia vào các diễn đàn kinh tế song phương, đa phương, các liên kết mậu dịch khu vực và liên khu vực.Đặc biệt là việc Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO càng tạo ra nhiều lợi thế và thách thức cho Việt Nam trong xuất khẩu sang các nước khác, đặc biệt là các thị trường lớn và đầy tiềm năng. Toàn bộ nền kinh tế nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Đặc biệt là, chúng ta đã tạo được một số nhóm hàng có tiềm năng, có chỗ đứng trên thị trường nước ngoài-đó chính là những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Để vượt qua những thách thức, cạnh tranh có hiệu quả trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu thì Việt Nam cần phải phát huy được những lợi thế cạnh tranh của mình. Tuy nhiên cần lưu ý là năng lực sản xuất của Việt Nam là có hạn nên ta không thể “dàn trải” các lợi thế cạnh tranh trên tất cả các thị trường mà chỉ nên chọn một vài thị trường trọng điểm và giàu tiềm năng.
Vì những lý do trên đây, người viết đã chọn đề tài “ Lợi thế cạnh tranh và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khi xuất khẩu sang hai thị trường Mỹ ”.
2.Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về lợi thế cạnh tranh và thực tiễn tình hình xuất khẩu một số mặt hàng sang thị trường Mỹ trong các năm gần đây, bài chuyên đề có mục đích tìm ra nghiên cứu lợi thế cạnh tranh tổng thể của Việt Nam chú trọng vào lĩnh vực xuất khẩu mà điển hình là một số mặt hàng có thể trở thành lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường Mỹ, đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm phát huy được lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là lý luận chung về lợi thế cạnh tranh, thị trường xuất khẩu và một số lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ.
Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề giới hạn ở việc nghiên cứu hai lợi thế cạnh tranh chủ yếu đó là lợi thế cạnh tranh tổng thể và lợi thế cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam trên hai thị trường Mỹ mà không mở rộng phạm vi sang các thị trường khác.Trước hết chọn thị trường Mỹ là vì :
Mặc dù trải qua cuộc khủng hoảng tài chính nhưng Mỹ vẫn là thị trường lớn và đầy tiềm năng, hơn nữa Mỹ vẫn là một nền Kinh tế đầu tàu của thế giới.Việc Mỹ rơi vào khủng hoảng làm người dân Mỹ trước kia họ sử dụng những mặt hàng cao cấp, thì giờ đây trước khủng hoảng, họ sẽ chuyển sang sử dụng những mặt hàng rẻ hơn, những mặt hàng thuần túy.Những mặt hàng này Việt Nam có khả năng sản xuất và có lợi thế lớn.Và quan trọng hơn khi Việt Nam đã gia nhập WTO, cũng như ký các hiệp định thương mại song phương đa phương với Mỹ tạo cơ hội lớn cho Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ
4. Phương pháp nghiên cứu:
Bài chuyên đề chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, đánh giá dựa trên các nguồn tài liệu sưu tầm được kết hợp với những suy luận của cá nhân để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài.
5. Kết quả dự kiến:
Khắc phục từng bước những điểm yếu, không thể trông chờ, ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước.
Rút ra được những bài học chung để áp dụng vào những thị trương tương tự.
Qua đó nâng cao được lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong bảng xếp hạng của thế giới(WEF)
6. Bố cục của đề án:
Bố cục của bài khoá luận như sau:
Mục lục
Lời nói đầu
Chương I - Lý luận chung về lợi thế cạnh tranh và thị trường xuất khẩu
Chương II - Mỹ -Thị trường để Việt Nam có thể phát huy được lợi thế cạnh tranh.
Chương III - Một số giải pháp nhằm nâng cao Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ
Kết luận
Danh mục tham khảo
137 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5181 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lợi thế cạnh tranh và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong bối cảnh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
khoa kÕ ho¹ch ph¸t triÓn
( ( (
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
§Ò tµi:
Lîi thÕ c¹nh tranh vµ mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao lîi
thÕ c¹nh tranh cña ViÖt Nam khi xuÊt khÈu sang thÞ trêng
Mü trong bối cảnh hiÖn nay
Sinh viªn thùc hiÖn : lª ngäc th¾ng
Líp : ktpt 47a
Gi¸o viªn híng dÉn : ths. ®Æng thÞ lÖ xu©n
Hà Nội - 2009
Giới thiệu chung
1. Sự cần thiết:
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển với tốc độ vũ bão, đưa tới một sự đột biến trong tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia và đưa xã hội loài người bước vào một kỷ nguyên mới-kỷ nguyên của nền văn minh trí tuệ. Trong bối cảnh ấy, xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá là đòi hỏi tất yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không thể là một ngoại lệ.
Để hoà vào xu hướng hội nhập ấy, từ Đại Hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 9 đã đề ra phương châm “Việt Nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước”. Trên thực tế, trong thời gian qua chúng ta đã không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tích cực tham gia vào các diễn đàn kinh tế song phương, đa phương, các liên kết mậu dịch khu vực và liên khu vực.Đặc biệt là việc Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO càng tạo ra nhiều lợi thế và thách thức cho Việt Nam trong xuất khẩu sang các nước khác, đặc biệt là các thị trường lớn và đầy tiềm năng. Toàn bộ nền kinh tế nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Đặc biệt là, chúng ta đã tạo được một số nhóm hàng có tiềm năng, có chỗ đứng trên thị trường nước ngoài-đó chính là những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Để vượt qua những thách thức, cạnh tranh có hiệu quả trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu thì Việt Nam cần phải phát huy được những lợi thế cạnh tranh của mình. Tuy nhiên cần lưu ý là năng lực sản xuất của Việt Nam là có hạn nên ta không thể “dàn trải” các lợi thế cạnh tranh trên tất cả các thị trường mà chỉ nên chọn một vài thị trường trọng điểm và giàu tiềm năng.
Vì những lý do trên đây, người viết đã chọn đề tài “ Lợi thế cạnh tranh và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khi xuất khẩu sang hai thị trường Mỹ ”.
2.Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về lợi thế cạnh tranh và thực tiễn tình hình xuất khẩu một số mặt hàng sang thị trường Mỹ trong các năm gần đây, bài chuyên đề có mục đích tìm ra nghiên cứu lợi thế cạnh tranh tổng thể của Việt Nam chú trọng vào lĩnh vực xuất khẩu mà điển hình là một số mặt hàng có thể trở thành lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường Mỹ, đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm phát huy được lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là lý luận chung về lợi thế cạnh tranh, thị trường xuất khẩu và một số lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ.
Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề giới hạn ở việc nghiên cứu hai lợi thế cạnh tranh chủ yếu đó là lợi thế cạnh tranh tổng thể và lợi thế cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam trên hai thị trường Mỹ mà không mở rộng phạm vi sang các thị trường khác.Trước hết chọn thị trường Mỹ là vì :
Mặc dù trải qua cuộc khủng hoảng tài chính nhưng Mỹ vẫn là thị trường lớn và đầy tiềm năng, hơn nữa Mỹ vẫn là một nền Kinh tế đầu tàu của thế giới.Việc Mỹ rơi vào khủng hoảng làm người dân Mỹ trước kia họ sử dụng những mặt hàng cao cấp, thì giờ đây trước khủng hoảng, họ sẽ chuyển sang sử dụng những mặt hàng rẻ hơn, những mặt hàng thuần túy..Những mặt hàng này Việt Nam có khả năng sản xuất và có lợi thế lớn.Và quan trọng hơn khi Việt Nam đã gia nhập WTO, cũng như ký các hiệp định thương mại song phương đa phương với Mỹ tạo cơ hội lớn cho Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ
4. Phương pháp nghiên cứu:
Bài chuyên đề chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, đánh giá dựa trên các nguồn tài liệu sưu tầm được kết hợp với những suy luận của cá nhân để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài.
5. Kết quả dự kiến:
Khắc phục từng bước những điểm yếu, không thể trông chờ, ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước.
Rút ra được những bài học chung để áp dụng vào những thị trương tương tự.
Qua đó nâng cao được lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong bảng xếp hạng của thế giới(WEF)
6. Bố cục của đề án:
Bố cục của bài khoá luận như sau:
Mục lục
Lời nói đầu
Chương I - Lý luận chung về lợi thế cạnh tranh và thị trường xuất khẩu
Chương II - Mỹ -Thị trường để Việt Nam có thể phát huy được lợi thế cạnh tranh.
Chương III - Một số giải pháp nhằm nâng cao Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ
Kết luận
Danh mục tham khảo
Chương I - Lý luận chung về lợi thế cạnh tranh và thị trường xuất khẩu
I. Lợi thế cạnh tranh
1.Tìm hiểu và phân biệt các khái niệm về lợi thế cạnh tranh:
Để hiểu về lợi thế cạnh tranh, trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là cạnh tranh.
Cạnh tranh là một khái niệm thường được dùng trong khoa học kinh tế và được hiểu là sự ganh đua giữa các đối thủ để giành một nhân tố sản xuất hoặc thị phần nhằm nâng cao vị thế của mình trên thương trường.
Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm hay được nói đến trên báo chí cũng như các phương tiện thông tin đại chúng khác trong mấy năm gần đây, nhưng trên thực tế đây là một vấn đề còn tương đối mới lạ về mặt lý thuyết.Hơn nữa, chính vì khái niệm này khá rộng nên bài chuyên đề chỉ xin nêu ra một số các khái niệm cơ bản về lợi thế cạnh tranh
Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) định nghĩa lợi thế cạnh tranh đối với một quốc gia là “Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng sự thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người theo thời gian”.
Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Mỹ lại sử dụng định nghĩa lợi thế cạnh tranh đối với một quốc gia như sau: “Lợi thế cạnh tranh đối với một quốc gia là lợi thế mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, quốc gia đó có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của các thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của người dân nước mình”.
Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng đã đưa ra một định nghĩa về lợi thế cạnh tranh quốc gia riêng, đó là: “Khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
Còn theo Báo cáo trong hội nghị của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tổ chức tại Học viện phát triển quản lý quốc tế ở Lausanne thì năng lực cạnh tranh của một quốc gia (ở đây thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” được dùng với ý nghĩa tương tự như thuật ngữ “lợi thế cạnh tranh của một quốc gia”) được định nghĩa là khả năng thiết kế, sản xuất và tung ra thị trường những hàng hoá và dịch vụ có đặc tính giá cả và phi giá cả để hình thành một sự kết hợp có đặc tính hấp dẫn hơn so với các đối thủ khác.
Trên cơ sở phân tích, WEF đã đưa ra bảng xếp hạng lợi thế cạnh tranh của các nước trong đó có Việt Nam
Năm
2006
2007
2008
Việt Nam
77
68
70
Nguồn: Bảng khảo sát, công bố ngày 8-10-2008 tại Geneva xếp hạng tính cạnh tranh của 134 nền kinh tế toàn cầu dựa trên phân tích những dữ liệu có sẵn và bảng khảo sát ý kiến hơn 12.000 nhà lãnh đạo doanh nghiệp. VN có 23 chỉ tiêu lợi thế và 90 chỉ tiêu bất lợi. Ưu điểm cạnh tranh của VN tập trung ở tính hiệu quả của thị trường lao động (xếp hạng 47) nhờ có lợi thế về nhân công giá rẻ. Trong khi đó, những yếu tố bất lợi làm giảm tính cạnh tranh của VN là lạm phát, cơ sở hạ tầng không đồng bộ, trình độ lực lượng lao động không đồng đều, tham nhũng và các chính sách thiếu ổn định.
Theo một cách hiểu khác thì lợi thế cạnh tranh của một quốc gia là nói đến so sánh bản thân mình với đối thủ cạnh tranh để khai thác triệt để lợi thế (này ở phần trích dẫn tài liệu tham khảo) mà mình có sẵn, nhằm đạt những mục tiêu chủ yếu và thứ yếu đã đặt ra. Thông thường, đối với một nước thì mục tiêu chủ yếu là "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" như Đảng ta đã đề ra.
Một thuật ngữ khác cũng hay được nhắc tới là chiến lược cạnh tranh. Chiến lược cạnh tranh là chiến lược của một doanh nghiệp hoặc của một quốc gia nhằm tăng khả năng của mình trên thị trường trong nước hay quốc tế để đạt một số mục tiêu như: tăng thị phần, tăng lợi nhuận .
Còn chính sách cạnh tranh được hiểu là các biện pháp của Nhà nước nhằm khuyến khích cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và giám sát (hoặc chống lại) độc quyền. Các khía cạnh của chính sách cạnh tranh bao gồm:
+Kiểm soát các hành vi lạm dụng vị thế để lũng đoạn thị trường của những hãng có vị thế khống chế thị trường.
+Kiểm soát sự sáp nhập để ngăn ngừa quá trình độc quyền hóa.
+Kiểm soát và ngăn chặn sự thỏa thuận giữa các hãng nhằm hạn chế cạnh tranh.
+Kiểm soát các hành vi phản cạnh tranh.
Về năng lực cạnh tranh (sức cạnh tranh), có một số cách hiểu khác nhau. Nhưng thường các cách hiểu đều thống nhất ở một điểm, năng lực cạnh tranh thường có một ý nghĩa tương đối hẹp, được thể hiện qua một số các chỉ số nhất định được xây dựng để đánh giá sức cạnh tranh. Khái niệm về “năng lực cạnh tranh” thường phù hợp với cấp độ doanh nghiệp, nội dung cụ thể của khái niệm này là nếu một doanh nghiệp có tổng chi phí cao hơn tổng chi phí của đối thủ cạnh tranh thì sản phẩm làm ra sẽ có năng lực cạnh tranh yếu, dẫn đến việc doanh nghiệp đó sẽ phải từ bỏ hoạt động kinh doanh hoặc thậm chí phá sản.
Như vậy sự khác nhau cơ bản nhất giữa lợi thế cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh là ở chỗ: lợi thế cạnh tranh là ưu thế mà một quốc gia đã có để có thể giành được thắng lợi khi tham gia vào cạnh tranh quốc tế, còn chiến lược cạnh tranh là định hướng chung của quốc gia đó để biến lợi thế cạnh tranh vốn có trở thành hiện thực.
Lợi thế cạnh tranh, chính sách cạnh tranh và năng lực cạnh tranh còn khác nhau ở phạm vi được nói đến. Lợi thế cạnh tranh “thường” được hiểu dưới góc độ của một quốc gia ( tuy cũng có khi lợi thế cạnh tranh được hiểu dưới góc độ của một doanh nghiệp hoặc của một sản phẩm ). Chính sách cạnh tranh lại chỉ được hiểu một cách bó hẹp trong phạm vi của một nước, thể hiện những chính sách của một quốc gia để duy trì hoạt động cạnh tranh lành mạnh trong nước mình. Còn năng lực cạnh tranh thường chỉ có ý nghĩa hạn hẹp trong một doanh nghiệp, đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Tìm lợi thế cạnh tranh chính là cách tiếp cận lợi thế cạnh tranh . Thông thường có 3 cách tiếp cận sau : thứ nhất, cách tiếp cận dựa trên vị thế chiến lược; thứ hai, cách tiếp cận dựa trên quá trình chiến lược; thứ ba, cách tiếp cận dựa trên quan hệ chiến lược. Sau đây, chúng ta lần lượt xem xét 3 cách tiếp cận trên:
* Nội dung cơ bản của cách thứ nhất là xác định được vị thế của ta, vị thế của đối thủ một cách chính xác và khách quan, so sánh tương quan lực lượng giữa ta và đối thủ cạnh tranh, từ đó định ra lợi thế cạnh tranh, xây dựng chiến lược cạnh tranh nhằm khuyếch trương những điểm mạnh của mình, che chắn những điểm yếu; đồng thời tận dụng những sơ hở, điểm yếu của đối phương để phát huy tiềm năng và sức mạnh sẵn có. Trong một số tình huống thuận lợi, có thể áp dụng ngay một số sáng kiến mới lạ, độc đáo để lật ngược tình thế và thay đổi luật chơi.
Các chiến lược cụ thể có thể lựa chọn theo cách thứ nhất là chiến lược tấn công, chiến lược phòng thủ, chiến lược bắt chước y nguyên chiến lược của đối thủ, chờ khi có cơ hội sẽ cải tiến, sáng tạo theo cách riêng và vượt lên đối thủ (các nhà sản xuất hàng điện tử, điện máy gia dụng của Trung Quốc có vẻ như đang áp dụng chiến lược này trên thị trường Việt Nam khi sản xuất các mặt hàng có mẫu mã giống hệt hàng hóa cùng loại của Nhật Bản và dần dần “lấn sân” người Nhật); chiến lược rút lui về các vị trí thích hợp khi nhận thấy tình thế không thuận lợi (lùi một bước nhưng tiến hai bước).
* Nội dung của cách tiếp cận thứ hai lại xoay quanh mục tiêu đã đặt ra. Mục tiêu chúng ta đã đặt ra là gì ? Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta cần phát huy những lợi thế cạnh tranh nào? Và làm thế nào để xây dựng được lợi thế đó. Đi theo cách tiếp cận này, chúng ta phải ý thức trước được rằng, không thể muốn gì được nấy, nghĩa là nếu cái muốn là 100% thì thực hiện được khoảng 50% là đã thành công.
Cách tiếp cận thứ hai có thể đi theo một hướng khác gần thực tế hơn. Quan điểm này được trình bày trong cuốn sách "Cạnh tranh cho tương lai": tìm lợi thế cạnh tranh từ những cơ hội chưa được đối thủ cạnh tranh khai thác, thay đổi các luật chơi trong môi trường cạnh tranh, tìm ra con đường riêng của chính mình, từ đó hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra trong tương lai. Cách này đã được các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản áp dụng rất thành công khi thâm nhập vào và chiếm lĩnh thị trường ô tô dân dụng của Mỹ "ngay trước mũi" các "ông lớn" của nền công nghiệp ô tô Mỹ như General Motor và Ford Motor.
Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là không phải là lúc nào cũng có sẵn những "khoảng trống" trên thị trường trong bối cảnh "vạn người bán trăm người mua" như hiện nay, đồng thời việc phát hiện ra những cơ hội tiềm tàng (nếu có) cũng rất khó khăn và tốn kém, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Do vậy, cách tiếp cận thứ hai đòi hỏi phải vận dụng thành thục phương pháp tư duy năng động sáng tạo và đột biến sáng tạo nếu muốn đạt được thành công.
*Cách tiếp cận thứ 3 dựa trên quan hệ chiến lược có thể được thể hiện tóm tắt dựa trên sơ đồ dưới đây:
Lợi thế cạnh tranh trong cách tiếp cận này được hình thành bằng cách xây dựng các nguồn lực cả bên trong lẫn bên ngoài để phản ứng linh hoạt hơn, nhanh hơn, từ đó xử lý tốt các tình huống có thể xảy ra. Đa dạng hóa các tư liệu sản xuất để phát triển các nguồn lực bên ngoài, đồng thời phát huy tư duy sáng tạo và sáng tạo để tạo đòn bẩy cho nguồn lực bên trong và từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Để tiếp cận lợi thế cạnh tranh thành công bằng phương pháp này đòi hỏi các nguồn lực phải dễ dàng chuyển đổi, sắp xếp lại để dễ tạo ra sự kết hợp mới và tính sáng tạo rất cao.
2. Phân loại lợi thế cạnh tranh:
Để hiểu được lợi thế cạnh tranh một cách sâu sắc hơn, dưới những góc độ khác nhau, với những đặc điểm khác nhau, ta cần phân loại lợi thế cạnh tranh.
Vậy lợi thế cạnh tranh cần được phân loại như thế nào? Một trong những khó khăn là không có một sự thống nhất rộng rãi về việc phân loại khái niệm này. Lý do là thuật ngữ lợi thế cạnh tranh được sử dụng để đánh giá cho tất cả các khu vực liên quốc gia, các quốc gia (là quan điểm của bài khoá luận này) và cả các doanh nghiệp, các ngành, và thậm chí còn được sử dụng để đánh giá một sản phẩm. Ở đây, người viết đưa ra 2 tiêu chí phân loại lợi thế cạnh tranh: theo cấp độ và theo tính chất.
2.1. Phân loại lợi thế cạnh tranh theo cấp độ:
Nếu phân loại theo cấp độ, lợi thế cạnh tranh gồm 3 loại: lợi thế cạnh tranh của một sản phẩm, lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp và lợi thế cạnh tranh của một quốc gia.
*Lợi thế cạnh tranh của một sản phẩm:
Lợi thế cạnh tranh của một sản phẩm có thể được hiểu như là năng lực cạnh tranh của sản phẩm , tức là khả năng của sản phẩm đó có thể được tiêu thụ mạnh hơn các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường do những ưu thế về giá cả, chất lượng sản phẩm, lao động bỏ ra để làm sản phẩm đó, uy tín sản phẩm, chất lượng của dịch vụ sau bán hàng …
*Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp:
Trên thực tế thì khái niệm lợi thế cạnh tranh đầu tiên được dùng hạn chế trong phạm vi 1 doanh nghiệp trong lý thuyết tổ chức công nghiệp. Một doanh nghiệp được coi là có lợi thế cạnh tranh và được coi là có thể đứng vững trên thương trường cùng với các nhà sản xuất khác, thông qua việc nó có thể cung cấp các sản phẩm thay thế, hoặc đưa ra các sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn sản phẩm cùng loại, hoặc các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng hay dịch vụ cao hơn ( hay chí ít là ngang bằng ).
Một điều cần chú ý là khi xác định lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp hay một ngành công nghiệp cần xem xét đến khả năng của doanh nghiệp hay ngành công nghiệp đó trong việc sản xuất một hàng hoá hay dịch vụ ở một mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến nhất mà không cần thiết phải có trợ cấp, trợ giá từ phía chính phủ.
*Lợi thế cạnh tranh của một quốc gia:
Thương mại quốc tế ra đời cách đây hàng ngàn năm, nhưng phải đến thế kỷ 15 thì mới xuất hiện những nỗ lực nhằm giải thích nguồn gốc và lợi ích của thương mại quốc tế. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của một quốc gia là lý thuyết mới để giải thích về lợi ích của thương mại quốc tế xuất hiện trong thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Biểu dưới đây sẽ chỉ ra những thời điểm ra đời chủ yếu của các lý thuyết chủ yếu của thương mại quốc tế, trong đó có lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của một quốc gia.
Nguồn: Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế- Bộ môn Kinh doanh quốc tế, Chủ biên:T.S Nguyễn Thị Hường, "Giáo trình Kinh doanh quốc tế", tập I, NXB Thống Kê, Hà Nội, trang 205
Lý thuyết lợi thế cạnh tranh của một quốc gia được Michael Porter đưa ra vào những năm 90 để giải thích tại sao một số nước lại có được vị trí hàng đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm nhất định. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia cho rằng, khả năng cạnh tranh của một ngành sản xuất của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó. Công trình của Michael Porter có sự kết hợp những kiến thức nhất định của các lý thuyết thương mại quốc tế khác, đồng thời chứa đựng một số khám phá quan trọng.
Một trong những khám phá đó là, Michael Porter nhận thức được những giá trị của các nguồn lực được đề cập đến trong lý thuyết tỷ lệ các yếu tố như nguồn lao động, nguồn tài nguyên thiên nhiên, khí hậu … và các yếu tố quan trọng khác đối với những sản phẩm mà quốc gia sẽ sản xuất và xuất khẩu và ông gọi tên những nguồn lực này là các nguồn lực cơ bản, nhưng ông lại bổ sung thêm cái mà ông gọi là các yếu tố tiên tiến.
Theo ông, các yếu tố tiên tiến là những yếu tố như trình độ kỹ năng của các nhóm lao động khác nhau và chất lượng của hạ tầng công nghệ của một quốc gia. Các yếu tố tiên tiến chính là kết quả của “tầm nhìn xa” và sự đầu tư dài hạn vào việc nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và phát triển công nghệ. Trong khi các yếu tố cơ bản có thể tạo cơ sở ban đầu cho việc sản xuất một mặt hàng bất kỳ, đặc biệt là những mặt hàng sơ chế và những mặt hàng có hàm lượng nguyên liệu cao, thì các yếu tố tiên tiến là cần thiết để duy trì lợi thế cạnh tranh của quốc gia trong việc sản xuất mặt hàng đó.
Ta có thể lấy ví dụ về Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản là một nước có lợi thế cạnh tranh về mặt hàng ô tô và thép. Ô tô và thép Nhật tràn ngập trên thị trường thế giới và đánh bại các đối thủ khác. Nhưng Nhật giành được lợi thế cạnh tranh rõ ràng không phải vì các yếu tố cơ bản, vì nước này không có nguồn quặng sắt và phải nhập khẩu phần lớn mặt hàng này. Nhật có được lợi thế cạnh tranh nhờ gia tăng được năng suất và phát huy được lợi thế của mình trong việc sản xuất các mặt hàng đó thông qua những nỗ lực như đào tạo và phát triển nhân lực, cải tiến công nghệ và áp dụng phương pháp quản lý tiên tiến vào quy trình sản xuất.
2.2 Phân loại lợi thế cạnh tranh theo tính chất:
*Lợi thế cạnh tranh dạng tĩnh.
Lợi thế cạnh tranh trước hết tồn tại dưới dạng tĩnh, tức là lợi thế đang có. Lợi thế dạng này có ưu điểm là đã có sẵn để khai thác, không cần tốn thêm chi phí nghiên cứu và phát triển.
Lợi thế này thường tồn tại dưới dạng tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động thủ công với giá nhân công rẻ …Tuy nhiên, hạn chế của lợi thế cạnh tranh loại này là ở chỗ nó là lợi thế của quá nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, nên dễ dẫn đến sự trùng hợp về cơ cấu hàng xuất khẩu, từ đó gây tác động ngược trở lại làm triệt tiêu lợi thế cạnh tranh.
*Lợi thế cạnh tranh dạng động.
Lợi thế cạnh t