Chuyên đề Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hòa Lạc

Công cuộc đổi mới do Đảng và nhà nước Việt Nam khởi xướng trong những năm qua đã và đang gặt hái được những thành tựu to lớn. Cùng với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nền kinh tế nước ta đang chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước, một nền kinh tế mở. Trong sự nghiệp vĩ đại này Ngân hàng có một vị trí ,‎‎ ý nghĩa vô cùng quan trọng, là một trong những ngành chủ đạo của nền kinh tế. Ngân hàng chính là cầu nối giúp các chủ thể kinh tế liên kết với nhau, chính là công cụ chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn, tiết kiệm vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác ngân hàng đang ngày càng phát triển đa dạng về hình thức, phong phú về nghiệp vụ và nâng cao chất lượng. Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ và là một lực lượng chủ yếu trong nền kinh tế của Việt Nam hiện nay. Vì vậy việc mở rộng cho vay hộ sản xuất đối với bất cứ ngân hàng thương mại nào là vấn đề hết sức quan trọng. Trong chuyên đề này chúng ta sẽ tìm hiểu về đề tài : “Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam – chi nhánh Hòa Lạc” Chuyên đề chia làm ba chương: Chương 1. Cơ sở lí luận về cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng thương mại Chương 2. Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc Chương 3. Giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc

doc55 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4010 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hòa Lạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 CÁC TỪ DANH MỤC VIẾT TẮT 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU 4 LỜI CẢM ƠN 5 LỜI NÓI ĐẦU 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7 1.1. Tổng quan về cho vay của ngân hàng thương mại 7 1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 7 1.1.1.1.Khái niệm ngân hàng thương mại 7 1.1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 7 1.1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 10 1.1.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay trong ngân hàng thương mại 10 1.1.2.2. Phân loại hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 11 1.2. Hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng thương mại 13 1.2.1. Hộ sản xuất và vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế 13 1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hộ sản xuất 13 1.2.1.2.Vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế 14 1.2.2. Hoạt động cho vay hộ sản xuất của ngân hàng thương mại 15 1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của cho vay hộ sản xuất của ngân hàng thương mại 15 1.2.2.2.Phân loại cho vay hộ sản xuất của ngân hàng thương mại 16 1.2.3. Mở rộng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng thương mại 17 1.2.3.1. Khái niệm mở rộng cho vay hộ sản xuất của NHTM 17 1.2.3.2. Chỉ tiêu mở rộng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng thương mại 17 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay hộ sản xuất của ngân hàng thương mại 18 1.3.1. Nhân tố chủ quan 18 1.3.1.1. Con người 18 1.3.1.2. Quy trình cho vay 19 1.3.1.3. Chính sách cho vay 19 1.3.1.4. Chất lượng cho vay hộ sản xuất 20 1.3.2. Nhân tố khách quan 20 1.3.2.1. Nhân tố mang tính bất khả kháng 20 1.3.2.2. Hộ sản xuất 21 1.3.2.3. Môi trường kinh tế 22 1.3.2.4. Môi trường pháp lí 22 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI No&PTNT CHI NHÁNH HÒA LẠC 23 2.1. Giới thiệu về ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 23 2.1.1.Quá trình hình thành 23 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 25 2.1.2.1.Ban giám đốc 25 2.1.2.2..Phòng tín dụng 25 2.1.2.3.Phòng kế toán – ngân quỹ 26 2.1.2.4.Phòng hành chính – nhân sự 27 2.1.2.5.Phòng Giao dịch 27 2.1.3. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 28 2.1.3.1. Huy động vốn 28 2.1.3.2. Cho vay 29 2.1.3.3. Các hoạt động kinh doanh khác 30 2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 30 2.2. Thực trạng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 31 2.2.1. Thực trạng cho vay của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa lạc 31 2.2.2. Thực trạng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa lạc 32 2.2.2.1. Khái quát về các hộ sản xuất trên địa bàn 32 2.2.2.2. Thực trạng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 33 2.3. Đánh giá thực trạng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 36 2.3.1. Kết quả 36 Nội dung cơ cấu 36 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 41 2.3.2.1. Hạn chế 41 2.3.2.2. Nguyên nhân 41 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG No&PTNT CHI NHÁNH HÒA LẠC 44 3.1. Định hướng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 44 3.1.1. Định hướng phát triển của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 44 3.1.2. Định hướng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 45 3.2. Giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 46 3.3. Kiến nghị 49 3.3.1. Kiến nghị với nhà nước và các cấp chính quyền 49 3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 51 3.3.3. Kiến Nghị với ngân hàng No&PTNT cấp trên 52 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 CÁC TỪ DANH MỤC VIẾT TẮT No&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHNo&PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng nhà nước DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Hòa Lạc 28 Bảng 2.2. Kết quả thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc năm 2007-2008-2009………………………………..……..30 Bảng 2.3.Tình hình cho vay của NHNo&PTNT Hòa Lạc 31 Bảng 2.5. Kết cấu dư nợ theo thành phần kinh tế 36 Bảng 2.6.Chất lượng cho vay hộ sản xuất vay trên địa bàn năm 2008-2009 38 Bảng 2.7.Kết quả cho vay hộ sản xuất vay trên địa bàn năm 2008-2009 39 Bảng 2.8. Dư nợ cho vay hộ sản xuất tại các địa phương năm 2009 406 LỜI CẢM ƠN Con xin cảm ơn bố mẹ của con, người đã sinh ra và nuôi dạy con, cho con có một cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay. Bố mẹ là đòn bẩy thúc đẩy đưa con vào trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, mở cho con cánh cửa sự nghiệp của mình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo.PGS.TS. Lưu Thị Hương, người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Cô giáo đã hướng dẫn , chỉ bảo cho em đến từng câu chữ trong chuyên đề. Em xin cảm ơn cô! Mình xin cảm ơn tất cả các bạn cùng lớp và cùng nhóm đã giúp đỡ mình rất nhiều trong quá trình làm chuyên đề này. Cuối cùng, cháu xin cảm ơn các bác, các cô, các anh, các chị tại ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc đã tận tình giúp đỡ cháu trong suốt quá trình thực tập và có được những số liệu cần thiết cho chuyên đề. Cháu xin chân thành cảm ơn! LỜI NÓI ĐẦU Công cuộc đổi mới do Đảng và nhà nước Việt Nam khởi xướng trong những năm qua đã và đang gặt hái được những thành tựu to lớn. Cùng với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nền kinh tế nước ta đang chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước, một nền kinh tế mở. Trong sự nghiệp vĩ đại này Ngân hàng có một vị trí ,‎‎ ý nghĩa vô cùng quan trọng, là một trong những ngành chủ đạo của nền kinh tế. Ngân hàng chính là cầu nối giúp các chủ thể kinh tế liên kết với nhau, chính là công cụ chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn, tiết kiệm vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác ngân hàng đang ngày càng phát triển đa dạng về hình thức, phong phú về nghiệp vụ và nâng cao chất lượng. Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ và là một lực lượng chủ yếu trong nền kinh tế của Việt Nam hiện nay. Vì vậy việc mở rộng cho vay hộ sản xuất đối với bất cứ ngân hàng thương mại nào là vấn đề hết sức quan trọng. Trong chuyên đề này chúng ta sẽ tìm hiểu về đề tài : “Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam – chi nhánh Hòa Lạc” Chuyên đề chia làm ba chương: Chương 1. Cơ sở lí luận về cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng thương mại Chương 2. Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc Chương 3. Giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về cho vay của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 1.1.1.1.Khái niệm ngân hàng thương mại NHTM là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay thực hiện tốt nghiệp vụ chiết khấu và phương tiện thanh toán. NHTM ra đời cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, các quan điểm trước đây thường cho rằng NHTM như một cơ quan thực hiện phân phối vốn một cách thuần túy, từ đó cách nhìn nhận về NHTM càng trở nên nặng nề. Việc thừa, thiếu vốn trong tạm thời thường xuyên xảy ra đối với các đơn vị kinh tế, đến một thời điểm thì cả người thừa vốn và người thiếu vốn cùng xuất hiện nhưng họ lại không tìm được với nhau. NHTM chính là cầu nối giúp người thừa vốn chuyển vốn sang cho người thiếu vốn. NHTM đã và đang phát triển đặt vị trí tiên phong chủ chốt trong nền kinh tế. NHTM là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Hàng triệu cá nhân, hộ sản xuất và các doanh nghiệp , các tổ chức kinh tế - xã hội đều gửi tiền tại NHTM. NHTM đóng vai trò người thủ quỹ trong toàn xã hội. Theo luật các tổ chức tín dụng quy định “ Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng để cho vay thực hiện tốt nghiệp vụ chiết khấu và phương tiện thanh toán ”. 1.1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại * Huy động vốn: Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động được tiền. Một trong những nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi (thanh toán và tiết kiệm của khách hàng ). Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn. Trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành được các khoản tiền gửi , các ngân hàng đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hi sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh. * Cho vay : Cho vay là hoạt động chủ yếu và đem lại nguồn thu lớn nhất đối với NHTM. Chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn hoạt động cho vay ở phần sau. * Các hoạt động trung gian khác - Mua bán ngoại tệ : Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi (mua bán) ngoại tệ - một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Trong thị trường tài chính ngày nay , mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn nhất thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao. - Bảo quản vật có giá : Các ngân hàng thương mại thực hiện lưu trữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Ngân hàng giữ vàng và giao cho khách tờ biên nhận (giấy chứng nhận do ngân hàng phát hành). Do khả năng chi trả bất cứ lúc nào cho giấy chứng nhận , nên giấy chứng nhận đã được sử dụng như tiền – dung để thanh toán các khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng phát hành. Lợi ích của việc sử dụng thanh toán bằng giấy thay cho bằng kim loại đã khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để đổi lấy giấy chứng nhận của ngân hàng. Đó là hình thức đầu tiên của giấy bạc ngân hàng. Ngày nay, vật có giá được tách khỏi tiền gửi và khách hàng phải trả phí bảo quản. - Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán : Khi các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng, họ nhận thấy ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ. Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không cần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách (còn được gọi là sec), khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận được tiền. Các lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt (an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho các doanh nhân. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thể thức thanh toán đã được phát triển như Ủy nhiệm chi, nhờ thu, L/C, thanh toán bằng điện, thẻ….. - Quản lí ngân quỹ : Các ngân hàng thương mại mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và nhiều cá nhân. Nhờ đó, ngân hàng thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng. Do có kinh nghiệm trong quản lí ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lí ngân quỹ, trong đó ngân hàng sẽ quản lí việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn đến khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. - Tài trợ các hoạt động của Chính Phủ : Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn ngân hàng đã trở thành trọng tâm trong các chính sách‎ của Chính phủ. Do nhu cầu chi tiêu lớn và thường cấp bách trong khi thu không đủ, Chính phủ các nước đều muốn tiếp cận với các khoản vay của ngân hàng. Ngày nay, Chính phủ giành quyền cấp phép hoạt động và kiểm soát các ngân hàng. Các ngân hàng được cấp phép thành lập với điều kiện là họ phải cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính sách của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ. - Bảo lãnh : Do khả năng thanh toán của các ngân hàng cho một khách hàng rất lớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của các khách hàng, nên ngân hàng có uy tín trong bảo lãnh cho khách hàng. Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh. Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hóa và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ tín dụng khách….. - Cho thuê thiết bị trung và dài hạn : Nhằm để bán được các thiết bị, đặc biệt là các thiết bị có giá trị lớn, các hang sản xuất và thương mại đã thuê 9 thay vì bán) các thiết bị. Cuối hợp đồng thuê, khách hàng có thể mua (do vậy còn gọi là hợp dồng thuê mua). Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn thuê các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê. - Cung cấp ủy thác và tư vấn : Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính các ngân hàng có rất nhiều chuyên gia về quản lí tài chính. Vì vậy , nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lí tài sản và quản lí hoạt động tài chính hộ. - Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chúng khoán : Nhiều ngân hàng dang phấn đấu cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thỏa mãn mọi nhu cầu. Đây là một trong những lí do khiến các ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà không phải nhờ đến người kinh doanh chứng khoán. - Cung cấp dịch vụ bảo hiểm : Từ nhiều năm nay các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng, điều đó đảm bảo việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng bị chết, bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán. - Cung cấp dịch vụ đại lí : Nhiều ngân hàng (Thường là các ngân hàng lớn) cung cấp các dịch vụ ngân hàng đại lí cho các ngân hàng khác thanh toán hộ , phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ. 1.1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay trong ngân hàng thương mại Ngân hàng là tổ chức đi vay để cho vay, có thể nói hoạt động cho vay của NHTM là hoạt động cơ bản và tạo nguồn thu lớn nhất đối với NHTM. Hoạt động cho vay của NHTM là việc NHTM dùng số vốn huy động được đầu tư cho các doanh nhiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ sản xuất và các tổ chức khác trong một khoảng thời gian nhất định để lấy lãi. NHTM chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn chính là qua hoạt động cho vay. NHTM huy động vốn từ những tổ chức, cá nhân đang có vốn mà không có nhu cầu sử dụng số vốn đó rồi cho những tổ chức, cá nhân đang có nhu cầu sử dụng vốn vay. Có thể thấy hoạt động cho vay của ngân hàng tận dụng được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có những phương thức cho vay khác nhau và tùy thuộc vào tính chất của các nguồn huy động và họ sẽ tập trung cho vay theo một hình thức nào đó làm thế mạnh của mình. 1.1.2.2. Phân loại hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại a. Phân loại theo mục đích khoản vay Theo mục đích khoản vay thì hoạt động cho vay của NHTM được chia thành 3 loại: - Cho vay thương mại: Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán (người bán chuyển các khoản phải thu cho ngân hàng để lấy tiền trước). Sau đó là bước chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng (là người mua), giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. - Cho vay tiêu dùng: Trong giai đoạn đầu hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng rủi ro vỡ nợ tương đối cao. Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như một khách hàng tiềm năng. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng tăng trưởng nhanh nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển. - Tài trợ cho dự án: Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho xây dựng nhà máy mới đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao. Do rủi ro trong loại hình tín dụng này nói chung là cao song lãi lại lớn. Một số ngân hàng còn cho vay để đầu tư đất. b. Phân loại theo thời gian Phân loại theo thời gian thì hoạt động cho vay của NHTM được chia thành 3 loại: - Cho vay ngắn hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn từ 1 năm trở xuống. - Cho vay trung hạn: Là các khoản cho vay từ 1 năm đến 5 năm - Cho vay dài hạn : Là các khoản cho vay trên 5 năm Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng thu hồi vốn của từng dự án mà có thể xác định cho vay ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. c. Phân loại theo hình thức cho vay - Thấu chi: Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội (Vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian nhất định. - Cho vay trực tiếp từng lần: Là hình thức cho vay tương đối phổ biến của các NHTM đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để cấp hạn mức thấu chi. - Cho vay theo hạn mức: Đây là hình thức cho vay theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức cho vay. Hạn mức cho vay có thể tính cho cả kì và cuối kì. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. - Cho vay luân chuyển: Là hình thức cho vay dựa trên luân chuyển hàng hóa của khách hàng. Khách hàng khi đã mua hàng có thể thiếu vốn , ngân hàng có thể cho vay để khách hàng mua hàng và sẽ thu nợ khi khách hàng bán hàng. - Cho vay trả góp: Là hình thức cho vay mà theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời gian cho vay đã thỏa thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ tài sản cố định hoặc hàng lâu bền. - Cho vay gián tiếp: Phần lớn cho vay của NHTM là cho vay gián tiếp. Bên cạnh đó ngân hàng cũng phát triển các hình thức cho vay gián tiếp như thông qua các tổ , nhóm, hội trung gian… 1.2. Hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng thương mại 1.2.1. Hộ sản xuất và vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế 1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hộ sản xuất Hộ sản xuất được xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, được nhà nước giao đất quản lí và sử dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định do Nhà nước quy định. Trong quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự , những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung có hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định , là chủ đề trong các quan hệ đó. Những hộ gia đình mà đất đã được giao cho hộ cũng là chủ thể trong các quan hệ dân sự liên quan đến đất đã được cấp đó. - Đại diện của hộ sản xuất : Chủ hộ là đại diện của hộ sản xuất trong các giao dịch dân sự về lợi ích chung của hộ. Cha mẹ hoặc các thành viên khác đã có năng lực trách nhiệm hành vi dân sự (đã dủ 18 tuổi) đều có thể làm chủ hộ. Chủ hộ có thể ủy quyền cho thành viên khác (đã đủ 18 tuổi) làm đại diện của hộ trong các quan hệ dân sự. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ sản xuất xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ của hộ sản xuất. - Tài sản chung của hộ sản xuất: Tài sản chung của hộ sản xuất gồm tài sản do các thành viên cùng nhau tạo lập nên hoặc được cho tặng và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ. Quyền sử dụng đất hợp pháp của hộ cũng là tài sản chung của hộ sản xuất. - Trách nhiệm dân sự của hộ sản xuất: Hộ sản xuất phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của hộ do người đại diện xác lập trong các giao dịch dân sự. Hộ chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ. Nếu tài sản chung của hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình. - Hộ sản xuất có quy mô sản xuất nhỏ, nguồn lao động thì chủ yếu là các thành viên trong hộ. Hộ sản xuất có các điều kiện về đất đ
Luận văn liên quan