Chuyên đề môn học có là môn học hệ thống lại những kiến thức đã tích lũy, hệ thống lại môn học bản thân yêu thích, đồng thời giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về lý thuyết cũng như tình hình thực tế hiện nay. Việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới là bước ngoặt mở ra cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia đồng thời định vị được vị trí trên thị trường. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng luôn luôn tìm ra nững chiến lược để nâng cao và phát triển thương hiệu cho một sản phẩm. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của mỗi doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả nhất với mục tiêu thương hiệu vững chắc và đưa thương hiệu in sâu trong tâm trí người tiêu dùng. Với yêu cầu đó tôi đã xây dựng một hệ thống thiết kê, nhận diện thương hiệu nhằm hệ thống lại và xây dựng nên một thương hiệu vững chắc trên thị trường cho một sản phẩm.
19 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5135 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Môn học: Quản trị thương hiệu - Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
¯
LỜI MỞ ĐẦU
Chuyên đề môn học có là môn học hệ thống lại những kiến thức đã tích lũy, hệ thống lại môn học bản thân yêu thích, đồng thời giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về lý thuyết cũng như tình hình thực tế hiện nay. Việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới là bước ngoặt mở ra cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia đồng thời định vị được vị trí trên thị trường. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng luôn luôn tìm ra nững chiến lược để nâng cao và phát triển thương hiệu cho một sản phẩm. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của mỗi doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả nhất với mục tiêu thương hiệu vững chắc và đưa thương hiệu in sâu trong tâm trí người tiêu dùng. Với yêu cầu đó tôi đã xây dựng một hệ thống thiết kê, nhận diện thương hiệu nhằm hệ thống lại và xây dựng nên một thương hiệu vững chắc trên thị trường cho một sản phẩm.
Mục tiêu nghiên cứu
Chuyên đề được nghiên cứu với mục tiêu giúp sinh viên hiểu rõ và nắm vững những kiến thức nền tảng và trọng tâm của môn học mà sinh viên lựa chọn để làm chuyên đề này.
Trong quá trình tìm tòi, học hỏi khi làm chuyên đề sẽ giúp bản thân sinh viên có những nhìn nhận sâu sắc hơn về môn học được lựa chọn làm bài. Đồng thời, bài làm chuyên đề cũng góp phần giúp cho sinh viên có những ứng dụng lý thuyết để đưa vào thực tế hiệu quả.
Chuyên đề môn học còn là một cách để cho mỗi sinh viên đưa ra những nhận xét về cách giảng dạy môn học làm đề tài, từ đó sẽ có những giải pháp để môn học đó được giảng dạy và học tập có hiệu quả hơn.
Đối tượng nghiên cứu
Các lý thuyết về môn học Quản trị thương hiệu và trọng tâm là “thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu”.
Các doanh nghiệp hiện đang hoạt động tại Việt Nam và thực tế về vấn đề thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề được nghiên cứu trên phạm vi trong nước vào thời gian từ năm 2009 đến năm 2011.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp hỏi ý kiến các chuyên gia,thu thập thông tin từ giáo trình, sách báo và các phương tiện truyền thông tiên tiến,thu thập ý kiến, thông tin trực tiếp từ phía người tiêu dùng, cùng với phương pháp suy luận.
Kết cấu chuyên đề
Chuyên đề được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1 – Tổng quan về môn học
Chương 2 – Phân tích thực trạng
Chương 3 – Nhận xét và đánh giá môn học.
Chương 1 – Tổng quan về quản trị thương hiệu
Khái niệm về thương hiệu
Thương hiệu là dấu hiệu để phân biệt và nhận biết sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, là phần hồn của doanh nghiệp, là uy tín, là hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng và là niềm tin mà khách hàng dành cho doanh nghiệp.
Theo quan điểm truyền thống: Thương hiệu là “một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng, hình vẽ thiết kế,…hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một người hoặc một nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”. (Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ)
Thành phần của thương hiệu
Thương hiệu được cấu thành từ hai thành phần chính:
Thành phần chức năng: gồm các thuộc tính, chất lượng sản phẩm, công dụng sản phẩm.
Thành phần cảm xúc: gồm tính cách thương hiệu, biểu tượng, quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu, sự thể hiện địa vị xã hội của khách hàng, hình ảnh đại diện, văn hóa (vùng sản xuất), sự liên tưởng về công ty,…
Hệ thống nhận diện thương hiệu
Tên thương hiệu (brand name): là một phần của thương hiệu chúng ta có thể đọc được nó. Ví dụ: Kinh Đô, Trung Nguyên, giày Hồng Hạnh,…
Biểu tượng đặc trưng (logo): những yếu tố hình ảnh (hay đồ họa) đi kèm làm tăng khả năng nhận biết thương hiệu. Logo có thể được thể hiện bằng những kiểu chữ khác biệt và được cách điệu, nó cũng có thể là hình ảnh biểu trưng trừu tượng, thậm chí chẳng có ý nghĩa liên hệ gì (ngoài sự liên tưởng đến sản phẩm, thương hiệu). Logo có thể chứa đựng và truyền tải những thông điệp và ý nghĩa nhất định làm tăng nhận thức của công chúng về hình ảnh của doanh nghiệp, và được xem là một công cụ hữu hiệu nhằm tăng cường nhận biết về thương hiệu và sự khác biệt hóa trong cạnh tranh.
Khẩu hiệu (slogan): là một đoạn văn ngắn chứa đựng và truyền tải những thông tin mang tính mô tả và thuyết phục về thương hiệu. Các khẩu hiệu thường được trình bày cùng với tên thương hiệu, biểu tượng, và thường được xuất hiện trên các mục quảng cáo, nó cũng đóng một vai trò quan trọng trên bao bì sản phẩm, và các công cụ marketing.
Nhạc hiệu (jingle): là một yếu tố cấu thành thương hiệu được thể hiện bằng âm thanh, âm nhạc. Nhạc hiệu thường có sức thu hút và lôi cuốn người nghe, làm cho tiết mục quảng cáo trở nên hấp dẫn, sinh động. Nhạc hiệu có thể là một đoạn nhạc, hoặc một vài câu hát, thậm chí chỉ là một tổ hợp âm thanh.
Bao bì sản phẩm (packing): bao bì ngày nay được xem là chữ “P” thứ 5 trong marketing mix (sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến bán hàng). Bao bì sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng giá trị thương hiệu. Với những điểm khác biệt về chức năng và tính thẩm mỹ, bao bì có thể tăng cường sự nhận biết và gợi nhớ đến thương hiệu.
Bên cạnh đó, do yêu cầu pháp lý đòi hỏi các doanh nghiệp phải công bố thông tin trên bao bì sản phẩm (những sản phẩm không sử dụng bao bì thì bắt buộc phải công bố thông tin đính kèm sản phẩm). Vì vậy, việc thiết kế bao bì ngày càng trở nên quan trọng và là một phần không thể thiếu của một chiến lược phát triển thương hiệu.
Tính cách thương hiệu: tính cách là hình thức thể hiện đặc biệt – một cách hình tượng hóa sống động về thương hiệu, nó chính là phần hồn của thương hiệu.
Nó có thể gắn liền với một phong cách sống, một triết lý, một quan điểm nhân văn. Khác với các yếu tố còn lại (mang tính chức năng), yếu tố này mang tính tổng thể, là sự thể hiện, là nội dung thông điệp (phi ngôn ngữ) mà doanh nghiệp muốn chuyển tải đến với khách hàng. Thuyết phục, thông báo, nhắc nhở người tiêu dùng về thương hiệu nhằm làm gia tăng sự nhận biết về thương hiệu thông qua: tạo sự khác biệt thông qua những yếu tố liên quan tới thương hiệu, kích thích nhận thức, cảm giác, hành vi về thương hiệu và tạo mối liên kết giữa thương hiệu với người tiêu dùng.
Tầm quan trọng của hệ thống nhận diện thương hiệu
Người tiêu dùng nhận biết được và nghĩ ngay đến sản phẩm và dịch vụ của công ty khi có nhu cầu:
Hệ thống nhận diện thương hiệu mang đến cho khách hàng những giá trị cảm nhận cả về lý tính lẫn cảm tính, gây ra cho khách hàng tâm lý mong muốn được sở hữu sản phẩm, được trải nghiệm dịch vụ mang thương hiệu của Doanh nghiệp đó.
- Thuận lợi cho việc bán hàng, gia tăng doanh số:
Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp sẽ tự tin trước khách hàng với sự xuất hiện của họ trong một hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn hảo. Đồng thời gia tăng niềm tin của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm mà ở đâu họ cũng có thể thấy được thương hiệu đó.
- Gia tăng giá trị của Doanh nghiệp:
Tạo thế mạnh cho doanh nghiệp nâng cao và duy trì vị thế và uy tín với cổ đông, đối tác, nhà đầu tư. Nhất là khi kêu gọi vốn đầu tư, doanh nghiệp sẽ tạo ra ấn tượng và niềm tin với các chủ đầu tư, đối tác với hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp.
- Tạo niềm tự hào cho nhân viên:
Giá trị tinh thần, niềm tự hào khi được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, mang đến cho khách hàng thương hiệu nổi tiếng mà ai cũng mong muốn sở hữu nó. Góp phần tạo động lực, niềm say mê và nhiệt huyết của nhân viên trong công việc, gia tăng sự gắn bó và lòng trung thành của nhân viên.
* Lợi thế cạnh tranh:
Hồ sơ dự thầu của doanh nghiệp với đầy đủ các yếu tố nhận diện thương hiệu sẽ dễ dàng đánh bại các đối thủ cạnh tranh trong đấu thầu, và là cơ sở để dễ dàng thành công trong thương lượng.
* Góp phần quảng bá thương hiệu và tồn tại lâu hơn những quảng cáo trên báo, đài…
* Thể hiện tầm nhìn của doanh nghiệp và sức mạnh của thương hiệu.
Nếu không xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu:
* Khách hàng khó nhớ đến thương hiệu của doanh nghiệp khi có nhu cầu vì hình ảnh của thương hiệu đó chỉ chiếm một phần nhỏ, thậm chí là không có trong tâm trí khách hàng.
* Đánh mất cơ hội khi cạnh tranh với các doanh nghiệp mang hệ thống nhận diện hoàn hảo hơn mình.
* Nhân viên của bạn cũng sẽ trở nên mơ hồ khi bị khách hàng hỏi về thương hiệu, về các đặc điểm nhận dạng thương hiệu nếu doanh nghiệp không hình thành và xây dựng nên hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh.
* Sự lủng củng, không thống nhất trong việc nhận diện thương hiệu sẽ làm doanh nghiệp mất đi khách hàng tiềm năng, khả năng kêu gọi đầu tư, hợp tác sẽ rất thấp.
Và còn rất nhiều lý do khác để doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu. Nếu bạn đã nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu hãy bắt tay và việc xác lập hình ảnh thương hiệu ngay hôm nay. Nếu bạn còn mơ hồ về giá trị của hệ thống nhận diện thương hiệu, hãy để các chuyên gia của chúng tôi tư vấn giúp bạn.
Nếu không xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu:
• Khách hàng khó nhớ đến thương hiệu của doanh nghiệp khi có nhu cầu vì hình ảnh của thương hiệu đó chỉ chiếm một phần nhỏ, thậm chí là không có trong tâm trí khách hàng.
• Đánh mất cơ hội khi cạnh tranh với các doanh nghiệp mang hệ thống nhận diện hoàn hảo hơn mình.
• Nhân viên của bạn cũng sẽ trở nên mơ hồ khi bị khách hàng hỏi về thương hiệu, về các đặc điểm nhận dạng thương hiệu nếu doanh nghiệp không hình thành và xây dựng nên hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh.
• Sự lủng củng, không thống nhất trong việc nhận diện thương hiệu sẽ làm doanh nghiệp mất đi khách hàng tiềm năng, khả năng kêu gọi đầu tư, hợp tác sẽ rất thấpChương 2 – Thực trạng và giải pháp việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu của ngành may mặc Việt Nam
2.1. Thực trạng xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng hơn trong thời hội nhập, và sự xuất hiện của ngày càng nhiều các doanh nghiệp mới. Chính vì vậy, mà ngày càng có nhiều thương hiệu lớn, có uy tín đã bị nhái sản phẩm của mình trong thời gian dài, đem lại nhiều tổn thất cho doanh nghiệp cả về uy tín lẫn chất lượng.
Theo khảo sát của công ty Nghiên cứu thị trường Neilsen, năm 2009 tại Hà Nội, hàng giả hàng nhái chiếm 45% doanh số của các điểm bán lẻ, ở TP Hồ Chí Minh con số này là 35%. Trong 6 tháng đầu năm 2009, Cục Quản lý thị trường đã xử lý hơn 12.000 vụ buôn bán hàng nhái ở hầu hết các lĩnh vực: may mặc, vật liệu xây dựng, điện lạnh, đồ uống, dược phẩm và mỹ phẩm...
Những thống kê trên đã cho thấy tính chất nghiêm trọng và những khó khăn mà các doanh nghiệp chân chính đang phải đối mặt trong cuộc chiến chống lại hàng nhái, hàng giả để bảo vệ uy tín thương hiệu của mình.
Nguyên nhân chủ yếu của nạn hàng giả hàng nhái là lợi nhuận vì một sản phẩm nhái đem lại lợi nhuận gấp 5, thậm chí gấp 10 lần hàng thật. Tâm lý thích mua hàng rẻ, thiếu thông tin hoặc chấp nhận sử dụng hàng nhái do sính đồ hiệu của người tiêu dùng cũng là nguyên nhân khiến hàng nhái giá rẻ được tiêu thụ mạnh. Nhiều doanh nghiệp cũng chưa quan tâm đúng mức tới việc bảo hộ nhãn hiệu và sản phẩm, các hình thức xử phạt được pháp luật quy định còn chưa đủ mạnh cũng khiến việc sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái ngày càng khó kiểm soát
Đối với ngành may mặc, nước ta hiện đã có một số thương hiệu đã có được những vị trí nhất định trong tâm trí của người tiêu dùng như: Việt Tiến, An Phước, Thành Công, May 10, Nhà Bè, Sanding,...
Trong đó, có thương hiệu Việt Tiến đã xây dựng cho mình một hệ thống nhận diện thương hiệu toàn diện và đặc trưng khá thành công. Như:
Việt là Việt Nam, Tiến là tiến lên – công ty may Việt Tiến sẽ cùng đất nước Việt Nam tiến lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
Ý nghĩa Logo May10
Logo May10 được thiết kế với ý tưởng cách điệu từ chữ M10 với bố cục chặt chẽ những nét uốn lượn như những dải lụa thể hiện sự phát triển của Doanh nghiệp luôn có hướng vươn lên một cách bền vững. Màu xanh của Logo nói lên sự hoà bình, tinh thần đoàn kết nhất trí cao trong doanh nghiệp cũng như tinh thần hợp tác chặt chẽ tạo niềm tin với đối tác và khách hàng.
Logo: Các sản phẩm của SANDING đều có logo riêng cho từng nhãn hiệu chuyên biệt.
Trong đó, logo được sử dụng cho thương hiệu SANDING là chữ “SANDING” tên viết tắt của SAIGON 2 FASHION TRADING CENTER (Trung tâm kinh doanh thời trang Sài Gòn 2), được viết in hoa với chữ kiểu màu hồng sen. Logo này được in trên túi đựng sản phẩm, được dùng để đặt tên cho các cửa hàng của hãng. Màu sắc được chọn dựa vào tính thẩm mỹ, ngoài ra không có một ý nghĩa nào khác. Chữ “S” được viết nghệ thuật với màu trắng, đã chia biểu tượng thành hai phần với phía bên phải là màu hồng sen, phía bên trái là màu nâu đất. Dọc theo sườn chữ “S” là dòng chữ “SANDING” được viết in hoa màu hồng sen.
Slogan: “Làm tôi thay đổi” dịch sang tiếng anh là “Change my life”(4).
Được thể hiện bằng dòng chữ màu trắng. Khẩu hiệu này thể hiện được sự nhạy bén trong lĩnh vực thời trang. Đó chính là mọi thứ không bao giờ là bất biến mà nó luôn có sự chuyển đổi, có sự “thay đổi” cho phù hợp với thời đại, với phong cách và đặc điểm của từng người.
Hiện nay, trên thị trường thời trang, có rất nhiều cửa hàng bán các sản phẩm quần áo may sẵn. Trong đó, có nhiều cửa hàng không phải là đại lý của Việt Tiến, có những biểu hiện kinh doanh không lành mạnh, lợi dụng thương hiệu có uy tín này để bán các sản phẩm là hàng nhái, hàng giả. Với đội ngũ CBCNV có trình độ chuyên môn cao, sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền, máy móc hiện đại, May Việt Tiến luôn đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Khi khách hàng mua các sản phẩm của Việt Tiến nên lưu ý các điểm sau: trên nhãn chính, nhãn treo, nhãn hướng dẫn sử dụng và bao bì đều sử dụng duy nhất tên “Việt Tiến”; nút nhựa sản phẩm có khắc chữ chìm “VIETTIEN-VTEC” (riêng hàng cao cấp, có nhãn khóa nhựa “Origin”) Manchette có thêu chữ Việt Tiến (đối với áo tay dài), góc túi áo có thêu chữ “V” và giá bán in trên nhãn treo được thống nhất trên toàn quốc. Hiện nay, trên thị trường thời trang, các sản phẩm mang thương hiệu Việt Tiến, Vee Sendy (sản phẩm dành cho giới trẻ), Vie Laross (sản phẩm đồng phục) được bán trên thị trường, đã được đăng ký độc quyền
Nhiều thương hiệu đã có các cửa hàng riêng, tuy nhiên nhân viên bán hàng vẫn còn kém hiểu biết về ý nghĩa của các yếu tố nhận biết thương hiệu của sản phẩm.
Các doanh nghiệp cũng đã xây dựng webside cho riêng mình, tuy nhiên nội dung vẫn còn quá ít, không được cập nhật thường xuyên.
2.2. Nhận xét
2.2.1. Thuận lợi
Tuy vấn đề xây dựng thương hiệu được các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận chưa lâu, trong đó hệ thống nhận diện thương hiệu vẫn còn quá mới mẻ. Tuy nhiên, trong các lĩnh vực ngành hàng cũng đã có nhiều doanh nghiệp đã khẳng định được thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng thông qua hệ thống nhận diện thương hiệu của mình.
2.2.2. Khó khăn
Các doanh nghiệp may mặc chỉ mới chú trọng đến vấn đề thương hiệu, xây dựng thương hiệu mạnh, nhưng vẫn chưa có những đầu tư vào nghiên cứu và phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu của mình.
Đa số các doanh nghiệp chỉ mới tạo được các yếu tố nhận diện cơ bản như logo và tên thương hiệu, mà chưa thể hiện rõ giá trị biểu tượng logo cho khách hàng nhận biết, và số lượng doanh nghiệp có slogan và các yếu tố nhận biết khác còn rất ít.
Vấn đề bảo vệ và nhận diện thương hiệu chưa được sự quản lý chặt chẽ, nên đã có nhiều hàng giả, hàng kém chất lượng dễ dàng làm nhái sản phẩm chất lượng cao, đem đến thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về uy tín lẫn tài chính.
Nhận biết được tầm quan trọng của việc đem hình ảnh đặc trưng của thương hiệu vào từng sản phẩm, đến với từng khách hàng. Tuy nhiên, vẫn chưa thấy được có doanh nghiệp may mặc nào thực hiện triệt để vấn đề này trong công tác sản xuất, kinh doanh và bán hàng của mình.
Trong sự phát triển của công nghệ thông tin, tuy đã xây dựng được trang web cho thương hiệu doanh nghiệp, nhưng vẫn chưa đáp ứng được sự đặc trưng, rõ ràng trong việc làm nổi bật thương hiệu của mình.
Các yếu tố nhận biết thương hiệu vẫn chưa thể hiện được sự sâu sắc, tính chuyên biệt của thương hiệu, làm cho khách hàng khó phân biệt được hàng chính hãng hay hàng nhái.
2.3. Giải pháp
Vấn đề thiết kế các yếu tố nhận diện thương hiệu vẫn còn quá mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong ngành may mặc. Tuy nhiên, để có thể phát triển mạnh mẽ trong thị trường hiện nay, thì yếu tố đặc trưng phải được đặt lên hàng đâu, phải làm cho người tiêu dùng nhận diện được thương hiệu của doanh nghiệp mình một cách dễ dàng và tin tưởng, thì đó vẫn là một vấn đề rất cần thiết để tồn tại và phát triển trong thời hội nhập. Do đó, để giải quyết cho các khó khăn trên, thì cần đưa ra những giải pháp thiết thực tương xứng:
Cần phải hiểu rõ qui mô và tầm quan trọng của hệ thống nhận diện thương hiệu trong lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động.
Phải vạch ra được mục tiêu và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp để có được những slogan, và hoạt động quảng bá hình ảnh thương hiệu cho phù hợp.
Hệ thống nhận diện thương hiệu là sự tổng hợp và bổ trợ hài hòa giữa các yếu tố, vì vậy doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ để lựa chọn những yếu tố nhận diện cần thiết cho công ty mình.
Cần phải quan tâm và đầu tư thích đáng vào sức mạnh của các yếu tố nhận diện thương hiệu mình mà có những điều chỉnh kịp thời với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Các cửa hàng cần trang trí theo chủ đề của thương hiệu, từ màu sắc đến hình ảnh, âm thanh.
Phong cách và hiểu biết của nhân viên bán hàng cũng cần có sự huấn luyện để nắm rõ sứ mạng của thương hiệu, ý nghĩa của từng biểu tượng thương hiệu sản phẩm.
Các trang web cần có sự đầu tư và thiết kế hoàn chỉnh và dễ dàng theo dõi, tìm hiểu hơn. Nội dung cần được cập nhật và sự liên kết cần được mở rộng.
Tổ chức nhiều cuộc thi, giải thưởng về sự nhận biết thương hiệu đối với các nhân viên công ty, các khách hàng mục tiêu.
Chương 3 – Nhận xét và đánh giá môn học
3.1. Phương pháp giảng dạy
3.1.1. Giáo trình, tài liệu học tập và giảng viên
Giáo trình, tài liệu học tập:
môn học quản trị thương hiệu không sử dụng giáo trình vì hiện nay đây là môn học mới, chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu. Những kiến thức có được từ môn học này chủ yếu là sự tổng hợp từ thực tế, học theo slide bài giảng mà giảng viên tóm gọn những ý chính cốt lõi nhất. Ngoài ra giảng viên còn gợi ý cho sinh viên những trang web hữu ích về môn học. Riêng phần thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu, vẫn còn chung chung, chưa đưa ra được ý nghĩa thực tế mà kiến thức này đem lại cho sinh viên.
Nhìn chung, môn học quản trị thương hiệu trong đó phần thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu có nguồn tài liệu không phong phú, thêm vào đó kiến thức từ trên thực tế và các webside, thường có độ tin cậy không cao. Mặt khác, những thông tin, kiến thức ở đó còn mang tính tổng hợp, chung chung, không rõ ràng và không có sự nhất quán của kiến thức cần nghiên cứu, làm cho sinh viên bị lúng túng và khó khăn cho việc học tập, nghiên cứu, chọn lọc thông tin hiệu quả, làm mất nhiều thời gian cho những lý thuyết của môn học.
Giảng viên:
Giảng viên có thái độ giảng dạy nhiệt tình, có sự hóm hỉnh, vui nhộn trong từng bài giảng, đem đến cho sinh viên sự thoải mái dễ tiếp thu kiến thức môn học. Trong vấn đề hỏi đáp, giảng viên rất ân cần hướng dẫn, đồng thời có sự liên lạc để giải đáp các thắc mắc của sinh viên ngoài giờ trên lớp, thông qua các hình thức như gọi điện và thư điện tử.
Trong giờ học, giảng viên thường đưa ra những tình huống, ví dụ thực tiễn để sinh viên giải quyết và suy nghĩ, đồng thời điều đó giúp sinh viên mở rộng tư duy và biết nhìn nhận vấn đề khi đưa lý thuyết vào thực tế.
Việc phân nhóm để hợp tác làm việc đã giúp mỗi sinh viên phát huy được kỹ năng làm việc nhóm, tư duy, năng động và sáng tạo hơn. Mỗi nhóm được thuyết trình trước lớp về đề tài của mình, trả lời những thắc mắc của các thành viên trong lớp, làm cho lớp học sinh động hơn, kiến thức môn học được mở rộng hơn, và các sinh viên trở nên gắn bó và nâng cao kỹ năng thuyết trình của sinh viên.
3.1.2. Cơ sở vật chất
Phòng học có đầy đủ tiện