Chuyên đề Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu dứa của tổng công ty rau quả Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

Theo văn kiện đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam thì “tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm (kể từ đại hội VIII) đạt trên 51,6 tỷ, tăng bình quân hàng năm trên 21%, gấp 3 lần mức tăng GDP”, cho thấy hoạt động xuất khẩu đóng vài trò quan trọng trong nền kinh tế nước nhà. Hoạt động xuất khẩu ngày càng được đẩy mạnh nhằm mục đích thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài để làm giàu cho đất nước. Tất cả các ngành đang chuyển từ xuất khẩu sản phẩm thô sơ sang sản phẩm đã được chế biến một trong những ngành đó là sản xuất và chế biến Rau quả xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu đạt năm 2002 là 25,8 triệu USD (của riêng Tổng công ty rau quả Việt Nam). Mặt khác, cùng với sự kiện tháng 7/2002, Việt Nam và Hoa Kỳ đã được ký kết hiệp định thương mại song phương thúc đẩy việc trao đổi hàng hoá lưu thông tự do giữa 2 nước. Đây là cơ hội cho các Tổng công ty và doanh nghiệp trong nước tiếp cận được với thị trường Hoa Kỳ rộng lớn. Đồng thời cũng là thách thức lớn đối với việc hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam mà phương châm là hội nhập chứ không hoà tan. Việc xâm nhập vào thị trường khó tính như thị trường Hoa Kỳ cần phải được xem xét kỹ càng và có chiến lược đúng đắn để có thể cạnh tranh với các nước trên thế giới cũng như các doanh nghiệp trong nước của Mỹ. Tổng công ty Rau quả Việt Nam cũng nhận định rằng thị trường Hoa Kỳ là một thị trường tiềm năng nhất là đối với sản phẩm dứa. Năm 2000 xuất khẩu dứa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ là 307 tấn, quý I năm 2002 là 1.380 tấn cho thấy nhu cầu về dứa của Hoa Kỳ ngày càng tăng. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp một số khó khăn do các chính sách phi thuế quan của Hoa Kỳ cũng như do phong cách làm việc của Tổng công ty chưa phù hợp. Với những vấn đề mang tính bức xúc và cấp thiết trên tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu dứa của Tổng công ty Rau quả Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ”, nhằm mục đích góp phần sức nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện hoạt động xuất khẩu và nâng cao sản lượng dứa xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Kết cấu của chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 chương: Chương I: Một số vấn đề cơ bản về xuất khẩu. Chương II: Thực trạng và triển vọng xuất khẩu dứa vào thị trường Hoa Kỳ của Tổng công ty Rau quả Việt Nam. Chương III: Biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu dứa của Tổng công ty Rau quả Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.

doc77 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2169 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu dứa của tổng công ty rau quả Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.LỜI MỞ ĐẦU Theo văn kiện đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam thì “tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm (kể từ đại hội VIII) đạt trên 51,6 tỷ, tăng bình quân hàng năm trên 21%, gấp 3 lần mức tăng GDP”, cho thấy hoạt động xuất khẩu đóng vài trò quan trọng trong nền kinh tế nước nhà. Hoạt động xuất khẩu ngày càng được đẩy mạnh nhằm mục đích thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài để làm giàu cho đất nước. Tất cả các ngành đang chuyển từ xuất khẩu sản phẩm thô sơ sang sản phẩm đã được chế biến một trong những ngành đó là sản xuất và chế biến Rau quả xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu đạt năm 2002 là 25,8 triệu USD (của riêng Tổng công ty rau quả Việt Nam). Mặt khác, cùng với sự kiện tháng 7/2002, Việt Nam và Hoa Kỳ đã được ký kết hiệp định thương mại song phương thúc đẩy việc trao đổi hàng hoá lưu thông tự do giữa 2 nước. Đây là cơ hội cho các Tổng công ty và doanh nghiệp trong nước tiếp cận được với thị trường Hoa Kỳ rộng lớn. Đồng thời cũng là thách thức lớn đối với việc hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam mà phương châm là hội nhập chứ không hoà tan. Việc xâm nhập vào thị trường khó tính như thị trường Hoa Kỳ cần phải được xem xét kỹ càng và có chiến lược đúng đắn để có thể cạnh tranh với các nước trên thế giới cũng như các doanh nghiệp trong nước của Mỹ. Tổng công ty Rau quả Việt Nam cũng nhận định rằng thị trường Hoa Kỳ là một thị trường tiềm năng nhất là đối với sản phẩm dứa. Năm 2000 xuất khẩu dứa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ là 307 tấn, quý I năm 2002 là 1.380 tấn cho thấy nhu cầu về dứa của Hoa Kỳ ngày càng tăng. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp một số khó khăn do các chính sách phi thuế quan của Hoa Kỳ cũng như do phong cách làm việc của Tổng công ty chưa phù hợp. Với những vấn đề mang tính bức xúc và cấp thiết trên tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu dứa của Tổng công ty Rau quả Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ”, nhằm mục đích góp phần sức nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện hoạt động xuất khẩu và nâng cao sản lượng dứa xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Kết cấu của chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 chương: Chương I: Một số vấn đề cơ bản về xuất khẩu. Chương II: Thực trạng và triển vọng xuất khẩu dứa vào thị trường Hoa Kỳ của Tổng công ty Rau quả Việt Nam. Chương III: Biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu dứa của Tổng công ty Rau quả Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên chuyên đề không tránh được sai sót. Nên tôi rất mong có được những đóng góp của cô giáo và các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo Dương Thị Ngân và các cô chú phòng quản lý sản xuất thuộc Tổng công ty Rau quả Việt Nam đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề này với những điều kiện tốt nhất. B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU I.TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 1. Quan niệm về xuất khẩu 1.1. Khái niệm xuất khẩu Trong nền kinh tế thị trường một nền sản xuất xã hội muốn có hiệu quả cao thì phải tiến hành sản xuất nhiều với chất lượng cao và giá cả phải hợp lý. Muốn vậy nền sản xuất ấy phải có sự phân công lao động xã hội. Với phân công lao động xã hội một cách mạnh mẽ hay là chuyên môn hoá sản xuất một mặt hàng nhất định sẽ tạo ra sự dư thừa trong sản xuất. Và sự dư thừa đó sẽ thúc đẩy nhu cầu trao đổi hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và ngoài nước. Thương mại quốc tế ra đời mà nòng cốt của vấn đề này là hoạt động xuất nhập khẩu (XNK). Xuất khẩu là một hoạt động của thương mại quốc tế: được trình bày là một hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định và từng bước nâng cao đời sống kinh tế của nhân dân. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến nhưng có thể gây thiệt hại lớn vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà cả chủ thể trong nước tham gia xuất khẩu không dễ dàng khống chế được. Theo điều 52 NĐ52/1998 của Chính phủ: hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu hàng hoá. Như vậy, cả hai khái niệm trên đều cho rằng xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh nhưng phạm vi kinh doanh vượt khỏi biên giới quốc gia hay là hoạt động buôn bán với nước ngoài. Thông qua hoạt động xuất khẩu có thể đem lại những thuận lợi to lớn cho nền sản xuất trong nước. 1.2. Các hình thức xuất khẩu hàng hoá Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và xu hướng hội nhập diễn ra trên toàn cầu mà các hình thức kinh doanh XNK ngày càng được bổ sung, phát triển. Theo quy định của Nhà nước ta thì lĩnh vực kinh doanh XNK bao gồm những lĩnh vực sau: - Một là xuất khẩu hàng hoá (kể cả thiết bị toàn bộ và dịch vụ) với nước ngoài và khu chế xuất, thông qua thương mại, hợp tác kinh tế – khoa học – kỹ thuật, đầu tư (theo luật đầu tư) và viện trợ. Như vậy, hoạt động kinh doanh xuất khẩu bao gồm cả việc xuất bán hàng hoá cho khu chế xuất đặt trên lãnh thổ Việt Nam. - Hai là tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh. Trong đó, tạm nhập – tái xuất được hiểu là việc mua hàng của một nước để bán cho nước khác trên thế giới theo cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam rồi làm thủ tục xuất khẩu thông qua gia công, chế biến. Còn chuyển khẩu là việc mua hàng của nước này bán cho nước khác nhưng không làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam và xuất khẩu hàng hoá khỏi Việt Nam. Ba là, các hoạt động gia công chế biến hàng hoá và bán thành phẩm cho người nước ngoài. Theo luật Thương mại Việt Nam 1997 thì đây là hành vi mà thương nhân Việt Nam (gọi là bên nhận gia công) thực hiện việc gia công hàng hoá theo yêu cầu và nguyên vật liệu còn bên đặt gia công (là thương nhân có trụ sở chính ở nước ngoài) để hưởng tiền gia công. Bên đặt gia công nhận hàng hoá đã gia công và phải trả tiền gia công cho bên nhận gia công. - Bốn là, nhận uỷ thác xuất khẩu. Đây là hành vi mà bên được uỷ thác (một thương nhân có trụ sở chính ở Việt Nam) thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác (là doanh nghiệp kinh doanh có trụ sở chính ở nước ngoài) và được nhận phí uỷ thác. - Năm là, nhận làm đại lý mua hàng cho doanh nghiệp nước ngoài. Theo đó, bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh mình mua cho bên giao cho bên giao đại lý để hưởng thù lao. Trong đó, bên đại lý là doanh nghiệp có trụ sở chính ở Việt Nam còn bên giao đại lý là doanh nghiệp có trụ sở ở nước ngoài. Việc nhận đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài là do Chính phủ quy định. 1.3. Nội dung của hoạt động xuất khẩu Nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường, lựa chọn đối tác: Nghiên cứu thị trường trong kinh doanh XNK là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm giúp các nhà kinh doanh có đầy đủ thông tin cần thiết để từ đó đưa ra quyết định để đạt được mục đích kinh doanh. Việc nghiên cứu thị trường giúp cho nhà kinh doanh nắm vững xu hướng biến động của thị trường để giải quyết được những vấn đề thực tiễn cũng như khả năng tiêu thụ và cạnh tranh của hàng hoá. Nghiên cứu thị trường phải bao gồm cả việc nghiên cứu toàn bộ quá trình sản xuất của một ngành sản xuất, tức là việc nghiên cứu không chỉ giới hạn ở lĩnh vực lưu thông mà cả lĩnh vực sản xuất. Cụ thể là phải biết được sản phẩm xuất khẩu có phù hợp với thị trường thế giới và phù hợp với năng lực sản xuất hay không. Hay nói cách khác, doanh nghiệp phải xác định được những vấn đề sau: - Mặt hàng nào thị trường cần? Quy cách, mẫu mã, chủng loại như như thế nào? - Tập quán, thị hiếu của người tiêu dùng. - Mặt hàng đang ở thời kỳ nào trong chu kỳ sống của sản phẩm. - Nguồn hàng của doanh nghiệp. - Nghiên cứu tỷ suất ngoại tệ để lựa chọn mặt hàng kinh doanh (tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu biểu thị lượng nội tệ chi để thu về một đơn vị ngoại tệ, nếu tỷ suất ngoại tệ thấp hơn tỷ giá hối đoái thì doanh nghiệp xuất khẩu có hiệu quả). Trong quá trình nghiên cứu thị trường, cần xác định nhu cầu thật của khách hàng, kể cả nhu cầu dự trữ, xu hướng biến động nhu cầu từng thời điểm của các vùng, các khu vực có nhu cầu lớn và đặc biệt của nhu cầu cho từng khu vực, từng lĩnh vực tiêu dùng. Đồng thời, phải nắm bắt khả năng cung cấp của thị trường bao gồm việc xem xét đặc điểm, tính chất, khả năng sản xuất hàng hoá thay thế, khả năng lựa chọn mua bán, các đối thủ cạnh tranh… đặc biệt là điều kiện chính trị, luật pháp, tập quán, chính sách thương mại, điều kiện về tiền tệ và tín dụng của từng quốc gia, từng khu vực để có thể hoà nhập thị trường nhanh và có hiệu quả. Sau khi nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể lựa chọn thị trường truyền thống hoặc thị trường mới. Đối với thị trường truyền thống, điều thuận lợi đối với doanh nghiệp là đã quen nhưng muốn duy trì thì doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến chất lượng, mẫu mã để nâng cao uy tín và tìm cách đưa hàng hoá mới xâm nhập thị trường mới. Trong kinh doanh XNK, các đối tác kinh doanh có thể là một hay nhiều khách hàng và các đối tác này có ảnh hưởn trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình lựa chọn đối tác, không nên căn cứ vài lời quảng cáo, khuyếch trương, tự giới thiêu mà cần phải tìm hiểu, lựa chọn đối tác kinh doanh có các điều kiện sau: - Có lý lịch, địa chỉ rõ ràng, có uy tín trong kinh doanh. - Có thực lực về tài chính. - Có thiện chí trong quan hệ mua bán, không có biểu hiện hành vi lừa đảo. - Đối tác làm ăn phát triển ổn định. - Ngoài ra còn căn cứ vào tình hình kinh tế, chính trị của đất nước. Lựa chọn đối tác giao dịch để xuất khẩu tốt nhất nên chọn những người nhập khẩu trực tiếp, hạn chế các trung gian (các trung gian chỉ thích hợp trong trường hợp doanh nghiệp muốn xâm nhập vào thị trường mới). Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường. Nghiên cứu giá cả bao gồm việc nghiên cứu mức giá từng mặt hàng tại từng thời điểm trên thị trường, xu hướng biến động giá cả trên thị trường và nhân tố ảnh hưởng đến giá cả. Trong mua bán quốc tế, việc mua bán diễn ra ở các khu vực khác nhau, hàng hoá phải vận chuyển qua nhiều nước khác nhau nên giá cả thị trường càng trỏ nên phức tạp. Để thích hợp với sự biến động của thị trường, các nhà kinh doanh xuất khẩu phải thực hiện việcđịnh giá linh hoạt, phù hợp với mục đích cơ bản của doanh nghiệp. Việc xác định giá bán phải dựa vào các căn cứ: - Căn cứ vào giá thành sản xuất và các chi phí khác. - Căn cứ vào giá mua hàng hoá cạnh tranh. - Căn cứ vào nhu cầu và sức mua của người tiêu dùng. Nghiên cứu giá cả là vấn đề chiến lược quan trọng hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu giá cả là khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải xem xét trên nhiều khía cạnh. Việc xác định giá cả hợp lý sẽ đảm bảo cho kinh doanh tránh được rủi ro và thua lỗ. Lập phương án kinh doanh Các doanh nghiệp tiến hành lập phương án kinh doanh căn cứ vào kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu thị trường nhằm đạt được mục tiêu xác định. Việc lập phương án kinh doanh bao gồm: - Đánh giá tình hình thị trường, phác hoạ bức tranh tổng thể về hoạt động kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn. - Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh. - Đề ra mục tiêu cụ thể như: bán hàng cho ai, giá cả, khối lượng bao nhiêu… để có thể đạt lợi nhuận cao nhất. - Đề ra biện pháp thực hiện biện pháp để đạt được mục tiêu bao gồm: đầu tư và sản xuất, cải tiến bao bì, quảng cáo… - Đánh giá hiệu quả kinhtế của phương án thông qua các chỉ tiêu tỷ suất ngoạitệ, tỷ suất doanh lợi, thời điểm hoà vốn, thời gian hoà vốn,… Nghiên cứu về nguồn hàng xuất khẩu Muốn khai thác và phát triển nguồn hàng, các đơn vị xuất khẩu phải nghiên cứu nguồn hàng, qua đó ta có thể nắm bắt được khả năng cung cấp hàng của các nhà cung cấp để khai thác và huy động cho xuất khẩu. Nghiên cứu nguồn hàng nhằm xác định mặt hàng dự kiến kinh doanh xuất khẩu có phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của thị trường nước ngoài hay không? Có thuộc hạn ngạch xuất khẩu hay không? Có được nước ngoài khuyến khích xuất khẩu không? Có hai phương pháp nghiên cứu nguồn hàng: - Lấy mặt hàng làm đơn vị nghiên cứu: theo phương pháp này, người ta nghiên cứu tình hình khả năng sản xuất và tiêu thụ của từng mặt hàng và thường làm phiếu theo dõi đối với từng mặt hàng. Dùng phương pháp này, ta có thể biết được tình hình chung về khả năng sản xuất và nhu cầu xuất khẩu của từng mặt hàng. - Lấy cơ sở sản xuất làm đơn vị nghiên cứu: theo phương pháp này người ta theo dõi năng lực sản xuất vầ khả năng đáp ứng sản phẩm của từng cơ sở sản xuất qua các chỉ tiêu: số lượng, chất lượng hàng cung cấp, giá thành. Sau khi nghiên cứu nguồn hàng, các doanh nghiệp tổ chức quá trình thu mua hàng hoá, có thể mua trực tiếp hoặc uỷ thác qua hệ thống đại lý. Nghiên cứu về giao dịch và ký kết hợp đồng kinh tế Nghiên cứu về giao dịch: Để tiến tới ký hợp đồng mua bán với nhau, người xuất khẩu và người nhập khẩu thường phải qua quá trình giao dịch, thương lượng với nhau về các điều kiện giao dịch. Trong buôn bán quốc tế, giao dịch được tiến hành qua những bước sau: hỏi giá, phát giá, (chào hàng), đặt hàng, hoàn giá, chấp nhận. Trong đó, chào hàng và đặt hàng được quan tâm hơn vì đó là cơ sở để dẫn đến hợp đồng Điều quan trọng trong công tác giao dịch là cần phải tạo ra được mối quan hệ tốt giữa người xuất khẩu với khách hàng. Mặc dù công việc làm ăn chịu ảnh hưởng của hàng loạt những quy định, nhưng co đươc mối quan hệ và liên lạc mật thiết với bạn hàng vẫn là điều quan trọng và luôn là yếu tố quyết định Ký kết hợp đồng kinh tế Việc giao dịch, đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới viêc ký kết hợp đồng xuât khẩu. Quyền hạn và nghĩa vụ của từng bên phải được thể hiện trong hợp đông Ở Việt Nam, hợp đồng kinh tế phải bắt buộc thể hiện bằng hình thức văn bản, đay là hình thức tốt nhất để bảo vệquyền lợi cho cả hai bên. Khi ký kết hợp đồng cần chú ý những điểm sau: - Hợp đồng cần trình bày rõ ràng, sáng sủa, phản ánh đúng nội dung đã thoả thuận, không mập mờ. - Hợp đồng cần đề cập mọi vấn đề để tránh việc phải áp dụng tập quán để giải quyết những vấn đề với bên kia không đề cập đến. Trong họp đồng không được có những điều khoản trái với luật lệ hiện hành ở nước người bán và người mua. - Người ký kết phải thực sự có thẩm quyền ký kết - Ngôn ngữ dùng trong hợp đồng phải là thứ ngôn ngữ có hai bên đều dùng hoặc có thể thoả thuận Nghiên cứu về công tác nghiệp vụ tổ chức thực hiện hợp đồng: Sau khi ký kết hợp đồng xuất khẩu đã ký kết, đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải thực hiện hợp đồng mình đã ký. Việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Xin giấy phép xuất khẩu Bước 2: Tiến hành kiểm tra nội dung Bước 3: Chuẩn bị hàng hoá để giao. Bên xuất khẩu phải chuẩn bị hàng hoá căn cứ theo đúng hợp đồng về số lượng, quy cách, ký mã hiệu. Bao bì phải phù hợp với hàng hoá đảm bảo chuyên chở tới đích. Bước 4: Kiểm tra hàng hoá Bước 5: Nếu doanh nghiệp xuất khẩu bán theo điều kiện thì phải tiến hành thuê tầu và mua bảo hiểm cho hàng hoá Bước 6: Làm thủ tục hải quan Bước 7: Giao hàng lên tầu Bước 8: Làm thủ tục thanh toán Bước9: Giải quyết khiếu nại nếu có Thanh toán trong kinh doanh xuất khẩu: Thanh toán là một khâu quan trọng trong kinh doanh xuất khẩu hàng hoá. Thanh toán là một bước đảm bảo cho người xuất khẩu thu được tiền về và người nhập khẩu nhân được hàng hoá. Có thể hiểu thanh toán trong kinh doanh thương mại quốc tế là việc chi trả những khoản tiền tệ có liên quan đến nhập khẩu hàng hoá đã được thoả thuận trong hợp đồng kinh tế Trong quá trình thanh toán phải xem xét những vấn đề sau: Tỷ giá hối đoái Dòng tiền thanh toán Phương thức thanh toán Địa điểm thanh toán Thời hạn thanh toán Nghiên cứu phương pháp tổ chức và quản lý xuất khẩu: Các nước trên thế giới đều coi trọng việc xuất khẩu. Các chính phủ đã có nhiều biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu. Xuất khẩu là một công việc phức tạp gặp nhiều khó khăn trong các lĩnh vực tài chính, giấy phép, kiểm soát ngoại tệ và chính sách của chính phủ. Người làm công tác xuất khẩu phải thông thạo về các thủ tục giấy tờ, nghiệp vụ, chính sách của các chính phủ, các hợp đồng mua bán, tập quán quốc tế, chính sách hải quan Tuy nhiên không phải lúc nào nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu. Nhà nước quản lý xuất khẩu thông qua các công cụ chính sách: Giấy phép xuất khẩu, thủ tục hải quan, hạn ngạch xuất khẩu, quản lý ngoại tệ. Vì vậy, khi tham gia xuất khẩu, người xuất khẩu phải tìm hiểu kỹ các vấn đề như: thị trường xuất khẩu, tín dụng, các biện pháp quản lý xuất khẩu của nhà nước… 1.Vai trò của xuất khẩu Vai trò quan trọng của xuất khẩu trong sự phát triển nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những mặt sau đây: - Xuất khẩu là tiến trình tiêu thụ một bộ phận của tổng sản phẩm xã hội ở thị trường nước ngoài để thu ngoại tệ, nó tạo nên sức mạnh vật chất của nền ngoại thương một nước, nếu không có sức mạnh đó chúng ta không thể có thế đứng vững chắc trên thị trường quốc tế. - Xuất khẩu tạo điều kiện để nền kinh tế quốc dân có thể sản xuất với quy mô lớn hơn và đạt tới quy mô tối ưu trên cơ sở chuyên môn hoá và hợp tác quốc tế, tạo thêm công ăn việc làm, tạo giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài. Nhờ sản xuất với quy mô lớn nên có thể tạo thuận lợi cho đầu tư, cho việc hiện đại hoá kỹ thuật và công nghệ, cho việc hợp lý hoá sản xuất, qua đó tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. - Xuất khẩu thực chất là đưa chất lượng và trình độ kỹ thuật của sản phẩm trong nước ta đọ sức với thị trường quốc tế, ở đây mọi sản phẩm đều gặp phải một sự canh tranh của các công ty thuộc nhiều nước khác nhau. Thông qua xuất khẩu có thể tự khẳng định mình và học hỏi được nhiều kinh nghiệm và trình độ quốc tế, đặc biệt là trình độ kỹ thuật và công nghệ của các nước phát triển. Đồng thời đòi hỏi phải phấn đấu hạ giá thành các sản phẩm để có thể cạnh tranh được với giá cả quốc tế. - Xuất khẩu tạo điều kiện vật chất không những cho hoạt động ngoại thương mà còn cho việc tạo lập các mặt cân đối khác của nền kinh tế quốc dân như thanh toán trả nợ, ổn định sức mua của đồng tiền trong nước,… Đồng thời thông qua xuất khẩu có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện một chính sách ngoại giao chủ động và tích cực. Nói tóm lại, xuất khẩu không chỉ là hình thức trao đổi hàng hoá tiền tệ mà còn tác động đến nền kinh tế quốc dân và sự hội nhập của đất nước vào thị trường quốc tế. Do đó chúng ta cần phải có chiến lược rõ ràng về xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng cho việc bảo đảm sức chủ động trong hoạt động ngoại thương của nước ta, đặc biệt trong giai đoạn thực hiện chính sách mở cửa, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước. Những phân tích sâu về vai trò của xuất khẩu sẽ cho ta thấy rõ hơn về tác động của xuất khẩu tới nền kinh tế quốc dân Việt Nam. Đối với việc phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Để có thể xuất khẩu, điều đầu tiên là phải lựa chọn mặt hàng, tổ chức lại sản xuất, áp dụng công nghệ thích hợp, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, đưa nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao. Kể từ sau năm 1985, nước ta thực hiện chính sách mở cửa theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 7, quy mô xuất khẩu tăng trung bình 20%/năm. chính điều này đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước ngày càng cao. Trong 5 năm 1991-1995, đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 8,2%/năm. Nhờ có việc mở rộng xuất khẩu mà nhiều ngành nghề truyền thống được phục hồi và phát triển lên một bước cao hơn, một số ngành và sản phẩm mới hình thành và mở rộng quy mô, ví dụ như ngành dệt may, gốm sứ, lắp ráp điện tử, môi trường thuỷ sản